Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về nhà nước dân chủ vào xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên trường đại học bách khoa – đhqg hcm

30 0 0
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về nhà nước dân chủ vào xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên trường đại học bách khoa – đhqg  hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý do chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một trong những di sản tư tưởng bao trùm và xuyên suốt cuộc đời hoạt động

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

_

CHỦ ĐỀ 4: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ VÀO XÂY DỰNG Ý THỨC DÂN CHỦ CHO SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Bố cục tổng quát của đề tài 6

CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ 7

1.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước 8

1.2 Nhà nước của Nhân dân 10

1.3 Nhà nước do nhân dân 11

1.4 Nhà nước vì nhân dân 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG Ý THỨC DÂN CHỦ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG HCM 14

2.1 Mặt tích cực 14

2.2 Mặt hạn chế 15

2.3 Nguyên nhân 16

2.3.1 Nguyên nhân của mặt tích cực 16

2.3.2 Nguyên nhân của mặt hạn chế 17

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG Ý THỨC DÂN CHỦ CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG HCM THEO TINH THẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 19

3.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ 19

3.2 Một số giải pháp xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh 22

3.2.1 Giải pháp tăng cường ý thức dân chủ trong ký túc xá 23

3.2.2 Giải pháp tăng cường ý thức dân chủ trong trường đại học 24

PHẦN KẾT LUẬN 26

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là một trong những di sản tư tưởng bao trùm và xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân Nó được hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Đồng thời, nó phản ánh mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và nhân dân trong chế độ chính trị - xã hội nhất định Chính vì thế ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định xây dựng một Nhà nước Việt Nam kiểu mới, đó là nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” Bác tuyên bố: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ”1 Và thật vậy, qua biết bao năm tháng thăng trầm đấu tranh của dân tộc, lịch sử đã chứng minh nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ khi ra đời đã là nhà nước của dân – do dân – vì dân

Nhà nước của dân là nhà nước mà ở đó tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước Nhà nước do dân là nhà nước do nhân dân bầu chọn các đại biểu của mình, thay mặt nhân dân điều hành các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thông qua chế độ tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu Bác nhiều lần nhắc nhở: “Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”, nhà nước phải ý thức luôn đề cao trách nhiệm chính trị trước nhân dân

Theo Bác nhà nước và nhân dân luôn có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau Một mặt, nhân dân cần nhả nước để tổ chức lực lượng lãnh đạo xây dựng và phát

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t 13, tr 83

Trang 5

triển đất nước, mặt khác nhà nước phải dựa vào mọi nguồn lực của nhân dân để phục vụ nhân dân Đó là mối quan hệ tự nhiên, rất mực khăng khít mà không thể tách rời

Với tình hình thế giới, khu vực và đất nước Việt Nam hiện nay, khi chiến tranh giờ không chỉ còn ở trên chiến trường mà còn lan sang các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Khi các nước lớn ra sức lan truyền ảnh hưởng của mình đến các nước nhỏ, họ trói buộc các nước nhỏ bằng xiềng xích về kinh tế, chính trị Các hoạt động gia tăng ngân sách quốc phòng, hiện đại hóa quốc phòng, chế tạo, mua sắm vũ khí, trang thiết bị khiến châu Á trở thành “thị trường sôi động” của thế giới Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn và những bất đồng, tranh chấp lẫn sự gia tăng sức mạnh quân sự của các 3 quốc gia khu vực đang đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh ở khu vực

Thế kỷ 21 là thời đại của công nghệ thông tin, các thế lực thù địch quy mô và nguy hiểm nhất trong và ngoài nước điên cuồng quấy phá, tìm mọi cách tuyên truyền bằng những thủ đoạn tinh vi hòng xuyên tạc về các quyền dân chủ và mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân ta Như kinh nghiệm lịch sử đấu tranh đã chỉ rõ, cái mà kẻ thù luôn tìm cách lợi dụng là sự bất bình của nhân dân đối với chế độ Nếu sự bất bình này đã có thì chúng sẽ khoét sâu thêm Nếu chưa có thì chúng sẽ tạo ra nhất là các vấn đề về dân chủ và dân quyền luôn là mục tiêu trọng yếu Trong tình thế đó, ta mới thấy được ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do nhân dân, vì nhân dân

Chính vì thế, nhóm tác giả lựa chọn chủ đề 4 về “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ và Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước dân chủ vào xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM trong giai đoạn hiện nay” để nắm vững quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân, mối quan hệ giữa nhân dân và nhà nước, giúp cho sinh viên ý thức và phát huy được quyền dân chủ của sinh viên trong môi trường đại học cũng như xây dựng tinh thần yêu nước, lòng tin với sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng hiện

Trang 6

nay… Từ đó, đề xuất các giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng ý thức dân chủ trong Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn thầy TS Phan Duy Anh – giảng viên Tư

tưởng Hồ Chí Minh, Bộ môn Lý luận chính trị Trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn , đồng hành với nhóm để có thể hoàn thành đề tài này một cách trọn vẹn

2 Bố cục tổng quát của đề tài

Đề tài gồm 3 chương:

CHƯƠNG I Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước dân chủ

CHƯƠNG II Thực trạng ý thức dân chủ của sinh viên Trường Đại học Bách

khoa – ĐHQG HCM

CHƯƠNG III Giải pháp xây dựng ý thức dân chủ cho sinh viên Trường Đại

học Bách khoa – ĐHQG HCM theo tinh thần tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 7

CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC DÂN CHỦ

Dân chủ thể hiện ở việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Trong đó dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của nhà nước, bởi quyền lực của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của nhà nước với tư cách nhân dân là quyền lực tối cao Hồ Chí Minh khẳng định cả trên quan điểm lẫn trên thực tế việc khi có nhà nước mới – nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – nhân dân cử ra, tổ chức nên bộ máy nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị

Quan niệm dân chủ, theo Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở phương thức xã hội Khẳng định một chế độ dân chủ ở nước ta là “bao nhiêu lợi ích cũng vì nhân dân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, động thời Người cũng chỉ ra phương thức tổ chức, hoạt động của xã hội nước ta muốn khẳng định là một nước dân chủ thì phải có cấu tạo quyền lực xã hội mà ở đó người dân, cả trực tiếp, cả gián tiếp qua dân chủ đại diện, một hệ thống chính trị do “dân cử ra” và “do dân tổ chức nên”

Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ nói chung và về quyền làm chủ của nhân dân nói riêng là kết quả của sụ nhân thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tư tưởng thân dân truyền thống ở phương Đông và quan điểm cách mạng là sự nghiệp của quần chúng trong học thuyết Mác-Lênin Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý luận và thực tiễn – Hồ Chí Minh đã nâng tư tưởng dân chủ lên một tầm cao mới vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nhân văn sâu sắc

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội, từ những chuyện nhỏ

Có liên quan đến lợi ích của mỗi cá nhân đến những chuyện lơn như lựa chọn thể chế, lựa chọn người đứng đầu Nhà nước Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ thân thể, được tự do đi lại, tự do hành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập… trong khuôn khổ pháp luật cho phép Người dân có quyền làm

Trang 8

chủ tập thể, làm chủ địa phương, làm chủ cơ quan nơi mình sống và làm việc Người dân có quyền làm chủ các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội thông qua bầu cử và bãi nhiệm Đúng như Hồ Chí Minh nói: “Mọi quyền hạn đều của dân” Cán bộ từ trung ương đến địa phương các cấp các ngành đều là “đày tớ” của nhân dân, do dân cử ra và do dân bãi nhiệm

Người giải thích: dân là gốc của nước Dân là người không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước Nước không có dân thì không thành nước Nước do dân xây dựng nên, đem xương máu ra bảo vệ, nên dân phải là chủ đất nươc

Nhân dân cung cấp cho Đảng những con người ưu tú nhất Lực lượng của Đảng có lớn mạnh không là do dân Nhân dân là người xây dựng, đồng thời là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng Dân như nước, cán bộ như cá Cá thì không thể sinh tồn và phát triển được nếu thiếu nước Nhân dân là lực lượng biến chủ trường, đường lối của Đảng thành hiện thực, do vậy nếu không có dân thì Đảng lãnh đạo ai Tương tự với các Chính phủ và tổ chức quần chúng

1.1 Bản chất giai cấp của Nhà nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ, nhưng nó không phải là nhà nước toàn dân, có thể hiểu đó là nhà nước phi giai cấp Nhà nước ở đâu và bao giờ cũng mang bản chất của một giai cấp nhất định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, là một nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam thể hiện trên các phương diện sau:

Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai trò cầm quyền Đảng cầm quyền bằng các phương thức:

(1) Bằng đường lối, quan điểm, chủ trường để Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, chính sách, kế hoạch;

(2) Bằng hoạt động của các tổ chức đảng và đảng viên của mình trong bộ máy, cơ quan nhà nước;

Trang 9

(3) Bằng công tác kiểm tra

Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước Việt Nam thể hiện ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước Đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu cách mạng nhất quán của Hồ Chí Minh

Ba là, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thể hiện ở nguyên tắc tổ chức và hoạt hoạt động của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ Hồ Chí Minh rất chú ý đến cả hai mặt dân chủ và tập trung trong tổ chức và hoạt động của tất cả bộ máy, cơ quan nhà nước Người nhấn mạnh đến sự cần thiết phải phát huy cao độ tập trung, Nhà nước phải tập trung thống nhất quyền lực để tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân Trong Nhà nước Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc Hồ Chí Minh là người giải quyết rất thành công mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp trong cách mạng Việt Nam Trong tư tưởng của Người về Nhà nước mới ở Việt Nam, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước thống nhất với tính nhân dân và tính dân tộc, thể hiện cụ thể như sau:

Một là, Nhà nước mới ở Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhiều thế hệ người Việt Nam, của toàn thể dân tộc Từ giữa thế kỷ XIX, khi đất nước bị ngoại xâm, các tầng lớp nhân dân Việt Nam, hết thế hệ này đến thế hệ khác đã không quản hy sinh, xương máu chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc Do vậy, Nhà nước Việt Nam mới không phải của riêng giai cấp, tầng lớp nào, mà là thuộc về nhân dân

Hai là, Nhà nước Việt Nam ngay từ khi ra đời đã xác định rõ và luôn kiên trì, nhất quán mục tiêu vì quyền lợi của nhân dân, lấy quyền lợi của dân tộc làm nền tảng Bản chất của vấn đề này là ở chỗ, Hồ Chí Minh khẳng định quyền lợi cơ bản của giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động và của toàn dân tộc Nhà nước Việt Nam mới là người đại diện, bảo vệ, đấu tranh không chỉ cho lợi ích của giai cấp công nhân, mà còn của nhân dân lao động và của toàn dân tộc

Trang 10

Ba là, Nhà nước mới ở Việt Nam đã đảm đương nhiệm vụ mà toàn thể dân tộc giao phó Con đường quá độ lên chủ nghĩa cộng sản là con đường mà Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định, cũng là sự nghiệp của chính Nhà nước

1.2 Nhà nước của Nhân dân

Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, nhà nước của nhân dân là nhà nước mà tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân Người khẳng định: “Trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân”2 Nhà nước của dân tức là “dân là chủ” Nguyên lý “dân là chủ” khẳng định địa vị chủ thể tối cao của mọi quyền lực là nhân dân Trong nhà nước dân chủ, nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp

Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ trong đó nhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh của quốc gia, dân tộc và quyền lợi của dân chúng Hồ Chí Minh luôn coi trọng hình thức dân chủ trực tiếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thược hành dân chủ trực tiếp, bởi đây chính là hình thức dân chủ hoàn bị nhất Cùng với dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện là hình thức dân chủ được sử dụng rộng rãi nhằm thực thi quyền lực của nhân dân Đó là hình thức dân chủ mà trong đó nhân dân thực thi quyền lực của mình thông qua các đại diện mà họ lựa chọn, bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong hình thức dân chủ gián tiếp:

Quyền lực nhà nước là thừa ủy quyền của nhân dân Tự bản thân nhà nước không có quyền lực Quyền lực của nhà nước là do nhân dân ủy thác Hồ Chí Minh đã xác định rõ vị thế và mối quan hệ giữa nhân dân với cán bộ nhà nước trên cơ sở nhân dân là chủ thể nắm giữ mọi quyền lực

Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình nhà nước, có quyền bãi miễm những đại biểu mà họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà

2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, Tập 8, tr.262, Nxb.Chính trị quốc gia-Sự thật

Trang 11

họ đã lập nên Đây là quan điểm rõ ràng, kiên quyết của Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo cho mọi quyền lực, trong đó có quyền lực nhà nước, luôn nằm trong tay dân chúng

Luật pháp dân chủ và là công cụ quyền lực của nhân dân Theo Hồ Chí Minh, sự khác biệt căn bản của luật pháp trong Nhà nước Việt Nam mới với luật pháp của nhà nước theo các chế độ tư sản, phong kiến là ở chỗ nó phản ánh được ý nguyện và bảo vệ quyền lợi của dân chúng Luât pháp đó là của nhân dân, là công cụ thưc thi quyền lực của nhân dân, là phương tiện để kiểm soát quyền lực nhà nước

1.3 Nhà nước do nhân dân

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước do nhân dân trước hết là nhà nước do nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sự lạnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Nhân dân đề cử và tổ chức nhà nước dựa trên nền tảng pháp lý của một chế độ dân chủ và theo các trình tự dân chủ với các quyền bầu cử, phúc quyết,…

Nhà nước do nhân dân còn có nghĩa là “dân làm chủ” Với cụm từ “ dân là chủ “ chỉ mới xác định vị thế của nhân dân đối với quyền lực nhà nước , còn “ dân làm chủ” mới nhấn mạnh được quyền lực và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách là người chủ Hồ Chí Mình đã khẳng định rất rõ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”3 Nhân dân làm chủ thì phải tuân theo pháp luật của Nhà nước, tuân theo kỷ luật lao động, giữ gìn trật tự chung, đóng góp để xây dựng lợi ích chung, hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc,…

Trong nhà nước do nhân dân làm chủ, nhà nước phải tạo mọi điều kiện để nhân dân được thực hiện những quyền mà Hiến pháp và pháp luật đã quy định, hưởng đầy đủ quyền lợi và làm tròn nghĩa vụ làm chủ của mình Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân Nhà nước do nhân dân

3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.258

Trang 12

cần coi trọng việc giáo dục nhân dân, đồng thời nhân dân cũng phải tự giác phấn đấu để có đủ năng lực thực hiện quyền dân chủ của mình Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ”4 Nhà nước do nhân dân không chỉ tuyên bố quyền làm chủ của nhân dân, cũng không chỉ đưa nhân dân tham gia công việc nhà nước, mà còn chuẩn bị và động viên nhân dân chuẩn bị tốt năng lực làm chủ, quan điểm đó thể hiện tư tưởng dân chủ triệt để của Hồ Chí Minh khi nói về nhà nước do nhân dân

1.4 Nhà nước vì nhân dân

Nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính Hồ Chí Minh là một vị Chủ tịch vì dân và Người yêu cầu các cơ quan nhà nước, các cán bộ nhà nước đều phải vì nhân dân phục vụ Người nói: “Các công việc của Chính phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người Cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy Việc gì có lợi cho dân thì làm Việc gì có hại cho dân thì phải tránh"5 Theo Hồ Chí Minh, thước đo một Nhà nước vì dân là phải được lòng dân Hồ Chí Minh đặt vấn đề với cán bộ Nhà nước phải "làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân yêu", đồng thời chỉ rõ: "muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư”6 Trong Nhà nước vì dân, cán bộ vừa là đày tớ, nhưng đồng thời phải vừa là người lãnh đạo nhân dân Hai đòi hỏi này tưởng chừng như mâu thuẫn, nhưng đó là những phẩm chất cần có ở người cán bộ nhà nước vì dân Là người đày tớ thì phải trung thành, tận tụy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ Là người lãnh đạo thì phải có trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài Như vậy, để làm người thay mặt nhân dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh Phải như thế thì mới có thể “chẳng những

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.527

5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.21

6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.52

Trang 13

làm những việc trực tiếp lợi cho dân, mà cũng có khi làm những việc mới xem qua như là hại đến dân”7, nhưng thực chất là vì lợi ích toàn cục, vì lợi ích lâu dài của nhân dân

7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.285

Trang 14

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG Ý THỨC DÂN CHỦ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG HCM

2.1 Mặt tích cực

Mặt tích cực của tình trạng ý thức dân chủ của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh là sự tăng cường hoạt động giáo dục và rèn luyện ý thức dân chủ cho sinh viên Trường đã và đang triển khai nhiều chương trình, hoạt động, sự kiện nhằm giúp sinh viên nâng cao kiến thức và ý thức dân chủ, tạo ra môi trường thuận lợi để sinh viên có thể thể hiện quan điểm và đóng góp ý kiến vào quyết định của trường Tạo các biểu mẫu từng môn học để sinh viên đánh giá khách quan và thực tế về cơ sở vật chất hay chất lượng dạy và học

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, sinh viên Bách Khoa đã có nhiều đóng góp đáng kể cho cộng đồng và xã hội, qua các hoạt động tình nguyện, các dự án khoa học và kỹ thuật, và các sáng kiến xã hội Điều này cho thấy sinh viên Bách Khoa đã có nhận thức về trách nhiệm của mình đối với xã hội và đang hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho cả trường và xã hội

Phát triển các chương trình học bổng, các khoản hỗ trợ tài chính, giúp các sinh viên khó khăn có cơ hội tiếp cận với giáo dục và phát triển bản thân Điều này cũng góp phần nâng cao ý thức dân chủ của sinh viên bởi vì nó cho thấy trường quan tâm đến các sinh viên của mình, giúp họ có thể phát triển tối đa tiềm năng của mình

Sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, từ thiện, góp phần xây dựng cộng đồng Các hoạt động này không chỉ giúp sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của sự giúp đỡ, sẻ chia và trách nhiệm với xã hội mà còn giúp trường tạo ra một môi trường học tập và làm việc tích cực, khuyến khích các hành động đóng góp xã hội và sự nghiệp cộng đồng

Dưới đây là một số dẫn chứng của mặt tích cực của ý thức dân chủ của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh:

Trang 15

Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường ý thức dân chủ cho sinh viên, chẳng hạn như chương trình giáo dục về pháp luật, Hội thi Pháp luật Việt Nam, Hội nghị các nhà khoa học trẻ 2022, và các sự kiện khác 8

Sinh viên Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, chẳng hạn như giải thưởng Liên hoan tuổi trẻ sáng tạo TP HCM, Công nghệ trí tuệ Student Chie-Tech và nhiều giải thưởng khác.9

Sinh viên Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia nhiều hoạt động tình nguyện và đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội, chẳng hạn như chương trình "Ngày hội tình nguyện" của trường, chương trình " “Mật Ngọt” – Thư viện cho trẻ em vùng cao ", và nhiều hoạt động tình nguyện khác.10

2.2 Mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực, ý thức dân chủ của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh cũng còn một số mặt hạn chế như sau:

Tỷ lệ tham gia các hoạt động đòi hỏi ý thức dân chủ chưa cao Mặc dù trường đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm tăng cường ý thức dân chủ cho sinh viên, tuy nhiên, tỷ lệ tham gia của sinh viên vẫn chưa cao Một số sinh viên vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng của ý thức dân chủ và không tham gia tích cực vào các hoạt động của trường

Sự thiếu đa dạng quan điểm trong các hoạt động đòi hỏi ý thức dân chủ, khiến cho các ý kiến chỉ xoay quanh một số vấn đề cơ bản và thiếu sự sáng tạo trong giải

Ngày đăng: 29/03/2024, 11:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan