Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên trường đại học bách khoa

53 1 0
Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên trường đại học bách khoa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

16 Chương 3: Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM .... Một số giải

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

_

ĐỀ TÀI BÀI TẬP LỚN

Chủ đề 1: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀO GIÁO DỤC TINH THẦN YÊU NƯỚC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG TP.HCM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 5

1.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con 5

1.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường bạo lực cách mạng 14

CHƯƠNG 2: Thực trạng tinh thần yêu nước và giáo dục tinh thần yêu nước của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM 16

2.1 Về tinh thần yêu nước của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM 16

Chương 3: Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM 27

3.1 Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 27

3.1.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản 27

3.1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc, trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo 29

3.1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng 30

3.1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo, có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc 31

3.1.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng 32 3.2 Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG Tp HCM 34

Trang 5

3.2.1 Vai trò của Đảng trong giáo dục tinh thần yêu nước của sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá trong kho tàng lịch sử Việt Nam Đó là tư tưởng của “người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người thầy vĩ đại, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là người học trò xuất sắc của C Mác, Ph Ăngghen và V.I Lênin Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện lịch sử Việt Nam, giải quyết những yêu cầu lý luận và thực tiễn, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là một trong những sự vận dụng và phát triển sáng tạo đó

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc là một hệ thống những quan điểm của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam, từ xác định mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa, con đường giải phóng dân tộc, lực lượng lãnh đạo cách mạng tới lực lượng tiến hành, phương pháp, phương thức tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam là kết quả của quá trình phân tích, luận giải sự thành công, thất bại của các con đường cứu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Việt Nam; kết quả của quá trình tiếp thu, vận dụng một cách sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc vào thực tiễn cách mạng Việt

Trang 7

Nam của Hồ Chí Minh.1

Là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, thanh niên Việt Nam là nhân tố quan trọng, quyết định tương lai và vận mệnh của đất nước Vì vậy, bồi dưỡng tư tưởng chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên là hết sức cần thiết

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa yêu nước được hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam Đó là sản phẩm tinh thần cao đẹp, tạo nên nguồn cổ vũ mạnh mẽ, đoàn kết nhân dân, đấu tranh giải phóng dân tộc Là lực lượng nòng cốt của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, thanh niên Việt Nam là nhân tố quan trọng, quyết định tương lai và vận mệnh của đất nước Vì vậy, bồi dưỡng tư tưởng chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cho thanh niên là hết sức cần thiết Khi hiểu rõ và thấm nhuần được tinh thần chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh, lực lượng thanh niên sẽ rèn luyện, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay

Vậy nên, nhóm quyết định chọn chủ đề 1 nghiên cứu về: “Vận dụng tư tưởng Hồ

Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM trong giai đoạn hiện nay” Đề tài

nghiên cứu bao gồm 3 chương:

Chương 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Chương 2 Thực trạng tinh thần yêu nước và giáo dục tinh thần yêu nước của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG Tp HCM

Chương 3 Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc vào giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa– ĐHQG Tp HCM

1 Nguyễn Việt Hùng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr 9

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

1.1 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản

Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp Các phong trào yêu nước diễn ra theo nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, nhưng đều bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại Tình hình cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ rơi vào bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước Có thể thấy, các phong trào yêu nước trước đó đều thất bại do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một đường lối cứu nước đúng đắn, khoa học Các phong trào đều mang tính tự phát, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, có hệ thống lý luận cách mạng Trên hành trình tìm đường cứu nước, vấn đề lớn mà Nguyễn Ái Quốc luôn quan tâm và trăn trở chính là vấn đề con đường giải phóng dân tộc cho Việt Nam Người luôn đặt câu hỏi: cách mạng ở Việt Nam sẽ phải đi theo con đường nào, làm thế nào để giành lại độc lập cho dân tộc?

Trong bối cảnh đất nước đang chìm trong cảnh nô lệ lầm than dưới ách thống trị của thực dân Pháp, cách mạng Việt Nam đang ở thời kỳ vô cùng khó khăn Cụ thể, Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nơi đào tạo những người yêu nước, cách mạng, bị thực dân Pháp đóng cửa Cuộc biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ bị thực dân Pháp đàn áp dã man, hàng trăm người yêu nước bị bắt, tù đày, giết hại Căn cứ nghĩa quân Yên Thế, một trong những căn cứ kháng chiến lớn nhất của nhân dân ta, bị thực dân Pháp bao vây, đánh phá, tiêu diệt Phong trào Đông Du, phong trào cứu nước theo con đường Duy Tân, cũng bị tan rã Các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Thanh Giản bị thực dân Pháp bắt, đày ải Từ những hiểu biết của mình, Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không thể đi theo con đường của các phong trào yêu nước trước đó, mà phải tìm một con đường khác, con đường cách mạng vô sản2

Nguyễn Ái Quốc, với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần ham học hỏi, đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước Người đã đi qua nhiều nước trên thế giới, tiếp xúc với nhiều nền 2 Nguyễn Việt Hùng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr 15

Trang 9

văn hóa khác nhau, học hỏi nhiều tư tưởng, lý luận cách mạng Người nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta3” Sau khi tìm hiểu thực tế, Người quyết định không chọn con đường cách mạng tư sản vì cho rằng: “Cách mạng Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mạng tư bản cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài nó áp bức thuộc địa Cách mạng đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mạng lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức4.”

Nhưng ngược lại Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) đã thắng lợi và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc tự do, bình đẳng thực, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam Do đó chủ nghĩa Mác- Lênin 5đã ảnh hưởng sâu sắc đến Hồ Chí Minh trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

Năm 1920, tại Đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin Luận cương của Lênin đã giải quyết một cách khoa học vấn đề dân tộc và thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản, chỉ rõ con đường giải phóng dân tộc của các dân tộc thuộc địa là con đường cách mạng vô sản6 Trong bài "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin", Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rằng con đường cách mạng vô sản là con đường cách mạng triệt để nhất, phù hợp với yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại

Học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin được chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo trong điều kiện cách mạng Việt Nam:

Một là, giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, trong đó giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, trước hết Theo C Mác và Ph 3 Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Trẻ, Tp HCM, tr 11

4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2, tr 269

5 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, tr 304

6 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2, tr 30

Trang 10

Ăngghen, con đường cách mạng vô sản ở châu Âu là đi từ giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử - chính trị khác biệt, ở Việt Nam và các nước thuộc địa, con đường cách mạng vô sản phải đi từ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người

Hai là, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai nhiệm vụ gắn bó chặt chẽ với nhau Trong tác phẩm "Chánh cương vắn tắt" (1930), Hồ Chí Minh đã khẳng định phương hướng chiến lược của Cách mạng Việt Nam là: "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" Phương hướng này vừa phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, vừa hướng tới giải quyết một cách triệt để những yêu cầu khách quan, cụ thể của cách mạng Việt Nam đặt ra cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Trong văn kiện Đại hội VI Quốc tế Cộng sản, khái niệm “Cách mạng tư sản dân quyền” được hiểu là cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ tư sản, giải phóng giai cấp tư sản và nhân dân lao động Tuy nhiên, ở các nước thuộc địa, nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của cách mạng

Hiểu rõ điều này, Hồ Chí Minh đã nêu rõ trong Chánh cương vắn tắt của Đảng: “Cách mạng tư sản dân quyền trước hết phải đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập” Điều này thể hiện sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

Quốc tế Cộng sản cũng cho rằng hai nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến phải thực hiện đồng thời, khăng khít với nhau, nương tựa vào nhau Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn của một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh không coi hai nhiệm vụ này phải nhất quyết thực hiện ngang nhau Ông cho rằng, nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của cách mạng Nhiệm vụ chống phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân thì sẽ từng bước thực hiện Do đó, trong Chánh cương vắn tắt, Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc, chỉ nêu chủ trương “thâu hết ruộng đất của chủ nghĩa làm công, chia cho dân cày nghèo”

Trang 11

Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, cách mạng tư sản dân quyền ở các nước thuộc địa là cách mạng giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến Trong đó, nhiệm vụ chống đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của cách mạng Đây là một nét độc đáo và sáng tạo của Hồ Chí Minh trong vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam

1.2 Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam, muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quyết định sự thành bại của cách mạng, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Theo Hồ Chí Minh, muốn làm cách mạng, trước hết phải làm cho dân giác ngộ, nâng cao trình độ nhận thức và ý thức giác ngộ cách mạng cho nhân dân Điều này đòi hỏi phải có một tổ chức lãnh đạo chặt chẽ, tập trung, có đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn Do đó, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc thành lập Đảng Cộng sản, khẳng định vai trò to lớn của Đảng đối với cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản

Trong tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Người khẳng định: “Cách mạng trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mạng, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy Đảng có vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam7”

Đầu năm 1930, Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, kết hợp ba yếu tố: Chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Đảng được tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và mật thiết liên lạc với quần chúng

Trong hoàn cảnh Việt Nam là một nước thuộc địa phong kiến, Hồ Chí Minh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là “Đảng của giai cấp vô sản”, đồng thời là “Đảng của công 7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 12, tr 30

Trang 12

nhân và nhân dân lao động” Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản và nhân dân lao động Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp vô sản và nhân dân lao động, có vai trò lãnh đạo nhân dân Việt Nam cùng một lúc vừa làm tư sản cách mạng, vừa làm dân tộc cách mạng và làm giai cấp cách mạng

Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam là một luận điểm quan trọng, bổ sung thêm cho lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về Đảng Cộng sản Luận điểm này định hướng cho việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động và cả dân tộc trong mọi thời kì của cách mạng Việt Nam

Theo đó, Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ là của riêng giai cấp công nhân, mà của toàn dân tộc Mọi người Việt Nam yêu nước, dù là đảng viên hay không, đều thật sự cảm nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là của mình, là người lãnh đạo và là chỗ dựa tin cậy của mình Luận điểm này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II của Đảng (năm 1951), Người viết: “Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam8”

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập đã quy tụ được lực lượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam Đó là một đặc điểm đồng thời là một ưu điểm của Đảng Nhờ đó, ngay từ đầu, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng9

8 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 7 tr 41

9 Nguyễn Việt Hùng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr 83

Trang 13

1.3 Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đoàn kết toàn dân tộc, lấy liên minh công – nông làm nền tảng

Kế thừa những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, Hồ Chí Minh đã khẳng định lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn bộ dân tộc

Hồ Chí Minh nghiêm khắc phê phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động non làm phương thức hành động, bởi những phương thức này không phù hợp với quy luật phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc Cách mạng giải phóng dân tộc là việc chung của toàn dân, cần phải được tổ chức, lãnh đạo và thực hiện một cách khoa học, bài bản

Hồ Chí Minh khẳng định: “cách mạng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” Người lý giải rằng, trong thời kỳ dân tộc cách mạng, các giai tầng trong xã hội đều có chung lợi ích là giành lại độc lập dân tộc Do đó, cần phải tập hợp và đoàn kết toàn dân, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, để cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Quan điểm của Hồ Chí Minh về lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc đã có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Quan điểm này đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong suốt quá trình cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giành độc lập, thống nhất đất nước

Trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng bao

gồm toàn dân: Đảng phải thu phục đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng; liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, để lôi kéo họ về phía vô sản giai cấp; còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập10

Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp lần thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên toàn dân đoàn kết một lòng đánh đuổi giặc

Pháp xâm lược, giành lại độc lập, thống nhất đất nước Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng

chiến (12/1946), Người viết: “Bất kể đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ không

10 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3, tr 3

Trang 14

chia tôn giáo, đảng phải dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc11”

Lời kêu gọi của Người đã có tác động to lớn đến toàn dân tộc, thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để toàn dân tộc ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người giải thích: giai cấp công nhân và nông dân là hai giai cấp đông đảo và cách mạng nhất, bị bóc lột nặng nề nhất, vì thế “lòng cách mệnh càng bền chỉ cách mệnh càng quyết công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc12” Trong khi hết sức nhấn mạnh vai trò của công nhân và nông dân, Hồ Chí Minh không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp và tầng lớp khác

1.4 Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

Từ khi thành lập, Quốc tế Cộng sản luôn quan tâm đến cách mạng thuộc địa Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, Quốc tế Cộng sản chưa đánh giá hết được tiềm lực và khả năng to lớn của cách mạng thuộc địa Chính vì vậy, Quốc tế Cộng sản đã từng cho rằng cách mạng thuộc địa phải phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc

Quan điểm này đã được thể hiện rõ trong Những luận cương về phong trào cách

mạng trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa được Đại hội VI của Quốc tế Cộng sản

thông qua Trong những luận cương này, Quốc tế Cộng sản khẳng định rằng: "chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các nước thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến13" Quan điểm này của Quốc tế Cộng sản đã có tác động tiêu cực đến cách mạng thuộc địa Nó làm giảm sự chủ động, sáng tạo của nhân dân các nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc

11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 4, tr 534

12 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 5, tr 502

13 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, tr 295

Trang 15

Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được mối quan hệ khăng khít, sự tác động lẫn nhau giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc Trong Bản án chế độ thực dân Pháp, Người cũng viết: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra14”

Quan điểm của Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam Cách mạng vô sản ở chính quốc và cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa đã tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển và giành thắng lợi Cụ thể, cách mạng vô sản ở chính quốc đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa phát triển Cách mạng vô sản ở chính quốc đã làm suy yếu hệ thống tư bản chủ nghĩa, tạo ra sức ép đối với chủ nghĩa thực dân, góp phần giải phóng các dân tộc thuộc địa

Mặt khác, cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa cũng góp phần thúc đẩy cách mạng vô sản ở chính quốc phát triển Cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa đã làm suy yếu hệ thống tư bản chủ nghĩa, tạo ra sức mạnh mới cho giai cấp vô sản ở chính quốc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản

Trong bài viết Đông Dương được in trên tạp chí La Revue Communiste, số 15, tháng 5 - 1921, Người đã viết: “Ngày mà hàng trăm người dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn15” Luận điểm trên được Hồ Chí Minh đưa ra dựa trên những cơ sở sau:

Một là, thuộc địa có vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với chủ nghĩa đế quốc, là nơi duy trì sự tồn tại, phát triển, là món mồi “béo bở” cho chủ nghĩa đế quốc 14 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2, tr 130

15 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, tr 48

Trang 16

Trong phiên họp thứ tám, ngày 23/6/1924 tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã nói: “thức tỉnh… về vấn đề thuộc địa16” Người cho rằng: “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc17”; nếu thờ ơ về vấn đề cách mạng ở thuộc địa thì như “đánh chết rắn đằng đuôi18” Do đó, cách mạng ở thuộc địa có vai trò rất lớn trong việc cùng với cách mạng vô sản ở chính quốc tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc

Hai là, tinh thần đấu tranh cách mạng hết sức quyết liệt của các dân tộc thuộc địa, mà theo Người nó sẽ bùng lên mạnh mẽ, hình thành một “lực lượng khổng lồ” khi được tập hợp, hướng dẫn và giác ngộ cách mạng

Căn cứ vào luận điểm của C Mác về khả năng tự giải phóng giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, các dân tộc thuộc địa cũng có khả năng tự giải phóng mình khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa, Người đã kêu gọi các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh, giành độc lập dân tộc Người khẳng định rằng: "Tất cả các dân tộc thuộc địa đều có quyền được độc lập, tự do" Người đã viết: “Hỡi anh em ở các thuộc địa! …Anh em phải làm thế nào để được giải phóng? Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em19”

Với thực tiễn là thắng lợi năm 1945 ở Việt Nam cũng như thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới vào những năm 60 của thế kỷ XX, trong khi cách mạng vô sản ở chính quốc chưa nổ ra Thắng lợi này đã chứng minh được luận điểm của Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nói: “Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh Trông chờ vào sức mình nhất là ở sau lưng địch thì lại càng phải đặc biệt chú ý Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập20”

16 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, tr 295-296

17 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, tr 295-296

18 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, tr 295-296

19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 2, tr 137-138

20 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 7, tr 445

Trang 17

1.5 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường bạo lực cách mạng

Theo C Mác, “Bạo lực là bào đỡ của một chế độ xã hội cũ đang thai nghén một chế độ mới21” và Ph Ăngghen nhắc lại: “Bạo lực còn đóng một vai trò khác trong lịch sử, vai trò cách mạng; nói theo Mác, bạo lực còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới; bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng để tự mở đường cho mình và đập tan những hình thức chính trị đã hóa đá và chết cứng22”

Dựa trên cơ sở tiếp thu quan điểm của C Mác và Ph Ăngghen kèm theo sau đó là kinh nghiệm cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng thế giới với khẳng định của Lênin về tính tất yếu của bạo lực cách mạng, làm sáng tỏ hơn vấn đề bạo lực cách mạng trong học thuyết về cách mạng vô sản: “Không có bạo lực cách mạng thì không thể thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản được” Hồ Chí Minh đã vận dụng và sáng tạo phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam:

Dùng bạo lực để chống lại bạo lực phản cách mạng, Hồ Chí Minh đã thấy rõ sự cần thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng Người viết: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và dân tộc cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực cách mạng, giành lấy chính quyền bảo vệ chính quyền23” Tất yếu là vậy, vì hành động mang quân đi xâm lược của thực dân, đế quốc đối với các nước thuộc địa và phụ thuộc, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu

Sau khi xâm chiếm các nước thuộc địa, thực dân, đế quốc đã thực hiện chế độ cai trị vô cùng tàn bạo, bóc lột nhân dân đến tận xương tủy Chúng dùng bạo lực để đàn áp dã man các phong trào yêu nước, thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân, đẩy người dân thuộc địa vào bước đường cùng Vì vậy, muốn lật đổ thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc thì tất yếu phải sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng Phương pháp này là

21 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 23, tr 1043

22 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 20, tr 259

23 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 15, tr 391

Trang 18

cách duy nhất để đánh bại bạo lực phản cách mạng của kẻ thù, giành thắng lợi cho cách mạng

Về hình thức, theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng,

được thực hiện với hai lực lượng chính trị và quân sự, hai hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, nhưng theo Hồ Chí Minh, phải “Tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng24”, ngoài ra còn phải tận dụng và kết hợp với đấu tranh trên mặt trận ngoại giao

Về chính trị, và đấu tranh chính trị của quần chúng là cơ sở, nền tảng cho việc xây

dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh

Đấu tranh vũ trang có ý nghĩa quyết định đối với việc tiêu diệt lực lượng quân sự và âm mưu thôn tính của thực dân đế quốc, đi đến kết thúc chiến tranh Việc xác định hình thức đấu tranh phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà áp dụng thích hợp, Người xác định tùy vào tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị Kết quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là nhân dân ta đã giành được thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân Thắng lợi này là kết quả của sự kết hợp sức mạnh của quần chúng nhân dân với lực lượng chính trị và vũ trang

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tư tưởng độc lập, tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế đã được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo Đảng ta đã động viên sức mạnh toàn dân tộc, đồng thời ra sức vận động, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế to lớn và có hiệu quả cả về vật chất và tinh thần

24 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 15, tr 91

Trang 19

CHƯƠNG 2: Thực trạng tinh thần yêu nước và giáo dục tinh thần yêu nước của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM

2.1 Về tinh thần yêu nước của sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM

2.1.1 Mặt tích cực

Tinh thần yêu nước của sinh viên Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM

Sinh viên Bách Khoa mang sự quyết tâm , lòng tự hào đất nước và dân tộc sâu sắc , từ đó đúc kết cho mình ý chi , hoài bão to lớn để đóng góp kiến thức cho đất nước trở nên vững mạnh , hùng cường vì một mục tiêu lý tưởng “xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành

công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản ” Không những vậy, tinh thần

yêu nước còn là kim chỉ nam cho hành động và tư duy để sinh viên Trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG Tp HCM định hướng và nổ lực vì 1 đất nước Việt Nam “sánh ngang với các cường quốc năm châu” như lời bác dạy Do đó mà sinh viên Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp HCM luôn luôn không ngừng ra sức chăm chỉ học tập, rèn luyện, hăng hái nghiên cứu khoa học, tự ý thức trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm, sẵn sàng tình nguyện xung kích, đương đầu với mọi thách thử để nắm bắt, làm chủ công nghệ từ đó góp phần

vào công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghệ hoá, hiện đại hoá đất nước

Sinh viên Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM thực hiện đầy đủ quyền bầu cử tại khu vực địa phương mà mình đang sinh sống và học tập, từ đấy phần nào đó thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với đất nước, xã hội , cộng đồng

Trang 20

Hình ảnh Sinh viên Đại Học Bách Khoa Tp-Hồ Chí Minh tham gia hoạt động hiến máu tình nguyện , với khẩu hiệu “giọt máu cho đi , yêu thương lan tỏa ”

Hình 2.1 Trần Nguyễn Thanh Uyên nhiệt tình hỗ trợ các bạn sinh viên sau khi hiến máu

25 Tuổi trẻ Trường ĐH Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh hào hứng hưởng ứng “Chủ nhật Đỏ ” hiến máu cứu người http://svvn.tienphong.vn/tuoi-tre-

truong-dh-bach-khoa-dhqg-tp-hcm-hao-hung-huong-ung-chu-nhat-do-hien-mau-cuu-nguoi-post1603187.tpo?fbclid=IwAR3OIn3IPzJZ2XZxzg2lMC_TBf_u9X1sxYD2mM8DxWYpsZ8FwfpWPIXhqfI

Trang 21

Hình 2.2 Chị Đặng Thụy Đông Nghi (bên trái) - đại diện báo Tiền phong gửi thư cảm ơn đến đại diện trường ĐH Bách khoa

Có thể thấy tinh thần trao đi của Sinh viên Bách Khoa được thể hiện rất rõ qua các hoạt động cộng đồng của trường thể hiện tinh thần dân tộc của nước Việt Nam ta và truyền thống “lá lành đùm lá rách ”

Mặc dù trường ĐH Bách Khoa-ĐHQG Tp Hồ Chí Minh được mệnh danh top những trường có điểm chuẩn cao sinh viên khó ra trường , chương trình đào tạo và khối lượng giảng dạy rất nặng , lịch thi và mật độ deadline dày đặc không có nhiều thời gian Nhưng sinh viên Bách Khoa vẫn tham gia hưởng ứng rất nhiệt huyết trong các phong trào , hoạt động , chiến dịch tình nguyện của Khoa và Đoàn thể Trường đưa ra thể hiện được tinh thần yêu nước , ý thức trách nhiệm xây dựng cộng đồng, xây dựng xã hội ngày càng tốt hơn , tươi đẹp hơn

Cụ thể là chương trình Xuân Tình Nguyện 2023 do Hội Sinh Viên trường Đại Học Bách Khoa – ĐHQG Tp HCM đã thu hút rất nhiều sự quan tâm , ủng hộ ,tham gia của các bạn sinh viên Các hoạt động như : Gây quỹ chiến dịch , Tết văn minh , Tết đoàn viên , Tết sẻ chia , Tết đong đầy , Xuân tri ân , hoạt động trọng điểm

26Tuổi trẻ Trường ĐH Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh hào hứng hưởng ứng “Chủ nhật Đỏ ” hiến máu cứu người http://svvn.tienphong.vn/tuoi-tre-

truong-dh-bach-khoa-dhqg-tp-hcm-hao-hung-huong-ung-chu-nhat-do-hien-mau-cuu-nguoi-post1603187.tpo?fbclid=IwAR3OIn3IPzJZ2XZxzg2lMC_TBf_u9X1sxYD2mM8DxWYpsZ8FwfpWPIXhqfI

Trang 22

Hình ảnh một số hoạt động của các bạn sinh viên Khoa Tài Nguyên Môi Trường tham gia hoạt động Xuân Tình Nguyện 2023

27

Hình 2.3 Sinh viên Tham gia họat động Xuân Tình Nguyện 2023

2.1.2 Mặt hạn chế

Mặc dù Sinh viên Bách Khoa tham gia tích cực các họat động mà Đoàn khoa nhà trường đưa ra nhưng vẫn còn một số bộ phận Sinh viên Trường vẫn chưa hưởng ứng tinh thân trao đi để nhận lại một phần do công tác tư tưởng và lịch thi dày đặc nên không thể hưởng ứng tinh thần trên Mặc khác các thông tin tiêu cực về họat động nên Sinh viên không còn hưởng ứng nhiều

27 Sinh viên tham gia hoạt động Xuân Tình Nguyện 20233

http://fenr.hcmut.edu.vn/vi/thong-tin/xuan-tinh-nguyen-2023-tong-ket-chien-dich.html

Trang 23

28 Hình 2.4 Những món quà từ thiện cho “người vô gia cư ” sẽ đi về đâu

Một số thông tin mà đài truyền hình VTV về thời sự toàn cảnh tối 22/1 cũng đã cho thấy một số hình ảnh về những món quà đã trao đi cho những người vô gia cư nhưng họ lại vứt những món quà đó hoặc bán để chỉ kiếm tiền , nó làm cho em và một số bộ phận Sinh viên dần không muốn đi tình nguyện mà nên tập trung vào các hoạt động khác

28 Thời sự toàn cảnh tối 22/1: Những món quà từ thiện cho “người vô gia cư ” sẽ đi về đâu VTV24 http://youtube.com/watch?v=MbJNyFgtU60&t=955s

Trang 24

2.1.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân của mặt tích cực

Tinh thần yêu nước của Sinh Viên Trường ĐH Bách Khoa- ĐHQG Tp Hồ Chí Minh là những ý chí , sự nổ lực trong học tập quyết tâm để trở thành một kỹ sư tương lai để phục vụ cho Đất nước có thể phát triển và nhanh chóng bắt kịp hướng tới một Đất nước phát triển hơn

Bên cạnh đó , nhờ công tác tuyên truyền của các ban ngành , đoàn thể Trường ĐH Bách Khoa cũng giúp cho sinh viên hiểu được việc hưởng ứng tinh thần yêu nước qua các hoạt động thiện nguyện , các hoạt động trao gửi yêu thương lên vùng cao cũng đóng góp một phần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta

29Hình 2.5 : Chương trình “ Cặp lá yêu thương ” ngày 24/1/2023

Ngoài ra nhờ có Internet nên một phần mọi người biết đến những số phận “lá rách” để hỗ trợ nên cũng đã trao đi tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam ,điển hình là chương trình “Cặp lá yêu thương ” hỗ trợ hoàn những em nhỏ khó khănkhông thể cấp sách tới trường

29 Chương trình “Cặp lá yêu thuơng” ngày 24/1/2023 http://vtv.vn/cap-la-yeu-thuong-20-01-2024-659761.htm

Trang 25

Nguyên nhân của mặt hạn chế

Ngoài những mặt tích cực song cũng còn những mặt hạn chế mà chúng ta chưa cải thiện được , cũng từ Internet giúp cho con người lan tỏa được tinh thần yêu thương của dân tộc nhưng cũng từ đó một số thành phần bôi phá tổ chức Đảng , chính quyền bóp méo xuyên tạc bằng những hình ảnh chưa qua xác minh , sai lệch đường lối, chính sách mà Đảng đã đề ra

Bên cạnh đó còn các thông tin nhảm , tin sai sự thật ở trên nền tảng mạng xã hội , nên yêu cầu các bạn Sinh viên Đại Học Bách Khoa - ĐHQH Tp Hồ Chí Minh cần nâng cao ý thức ,tỉnh táo trước khi tiếp nhận và suy xét mọi việc, tránh để bị dắt mũi theo chiều hướng của dư luận, gây sự hiểu nhầm, ngờ vực và ảnh hưởng đến tinh thần yêu nước bên

30Hình 2.6 : Tin giả , sai sự thật : Làm thiệt hại cả trăm tỷ đồng , gây bất ổn xã hội

30 Tin giả , sai sự thật : Làm thiệt hại cả trăm tỷ đồng , gây bất ổn xã hội 8/11/2022

Trang 26

2.2 Về công tác giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM

2.2.1 Mặt tích cực

Thứ nhất, quy định tổ chức thực hiện chương trình công tác xã hội cho sinh viên hệ chính quy

Phát huy tinh thần tình nguyện vì cộng đồng của sinh viên là một hướng đi đúng đắn thể hiện trách nhiệm của sinh viên và nhà trường đối với xã hội Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM là ngôi trường kỹ thuật uy tín, có truyền thống lâu đời và đông sinh viên đã chủ động cụ thể hóa bằng quy định ngày công tác xã hội đối với sinh viên chính quy từ năm 2007 và đã gặt hái được nhiều thành công Quy định công tác xã hội là một chính sách tốt của Trường Đại học Bách Khoa và qua triển khai đã có những kết quả tích cực như:

Chính sách phù hợp với các Thông tư, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã tạo môi trường để sinh viên thể hiện trách nhiệm đối với bạn bè, cộng đồng thông qua các hoạt động tình nguyện từ quy mô nhỏ đến lớn với nội dung đa dạng như: các hoạt động tình nguyện tại các mái ấm, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…

Phát huy sức trẻ, chuyên môn của sinh viên Bách Khoa, lấy chuyên môn làm tình nguyện góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh miền Tây Nam bộ: Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp… thông qua các chiến dịch tình nguyện

Thứ hai, có nhiều tổ chức đoàn thể giáo dục cho sinh viên về tinh thần yêu nước

Ở Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM có rất nhiều tổ chức, đoàn thể thực hiện công tác giáo dục tinh thần yêu nước cho sinh viên theo học trong trường như: Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM, phòng công tác chính trị sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM, Đảng uỷ Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM, …

Không những vậy, sinh viên Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG HCM còn có thể tiếp cận và tham gia các hoạt động giáo dục tinh thần yêu nước qua các tổ chức ngoài

Ngày đăng: 28/03/2024, 13:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan