Chủ đề xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Trang 1XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VỮNG MẠNH,
HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ THEO TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VÀ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN HIỆN NAY
BÀI LÀM
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người đã sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta trở thành một đảng cầm quyền chân chính, cách mạng, đồng thời lãnh đạo dân tộc Việt Nam giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”; kiên định con đường:
“Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”; dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới của nhân dân ta đã giành được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”
Trong tình hình hiện nay, công cuộc đổi mới và phát triển đất nước đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Bởi vì, tư tưởng Hồ Chí Minh với những giá trị khoa học, cách mạng, cao đẹp, bền vững, là ánh sáng soi đường dẫn dắt cách mạng Việt Nam phát triển
đi lên
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là chủ trương nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được khẳng định qua các kỳ Đại hội, được cụ thể hóa bằng pháp luật và bảo đảm thực hiện trên thực tế Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước”
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN
1.1 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát
Trang 2triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi
Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm nhiều lĩnh vực, trong đó có tư tưởng về xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân là hệ thống các quan điểm lý luận về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam: bản chất, tính chất, chức năng, vài trò, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động, tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán
bộ công chức của nhà nước ấy
1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam
1.2.1 Về nhà nước kiểu mới trong lịch sử Việt Nam - Nhà nước của nhân dãn,
do nhân dân, vì nhân dân
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu nhiều mô hình nhà nước và khởi xướng cuộc đấu tranh vì nền độc lập, tự do cho dân tộc mình, đồng bào mình bằng việc phê phán bản chất vô nhân đạo của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến đang thống trị ở các thuộc địa, trong đó có Việt Nam Nghiên cứu mô hình nhà nước tư sản ở Mỹ, Pháp, Hồ Chí Minh nhận thấy, mặc dù các kiểu nhà nước đó đã có bước tiến bộ hơn hẳn so với nhà nước phong kiến chuyên chế, song về bản chất, các nhà nước đó chỉ là sự thay thế ách thống trị của giai cấp bóc lột này bằng giai cấp bóc lột khác; vẫn chỉ là nhà nước của một thiểu số người trong xã hội, ẩn nấp sau những khẩu hiệu mỹ miều: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”, nhưng vẫn chỉ phục vụ lợi ích của thiểu số những kẻ bóc lột, trong khi số đông quần chúng vẫn bị bóc lột, vẫn sống trong nghèo đói, bất công
Nghiên cứu mô hình Nhà nước Xôviết, Hồ Chí Minh cho rằng, đó là nhà nước kiểu mới, bởi nó phục vụ lợi ích của đại đa số người dân trong xã hội - những người lao động Mô hình nhà nước này là kết quả, đồng thời cũng là sự minh
chứng một cuộc cách mạng đến nơi, cuộc cách mạng thực sự thành công triệt để
Khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng xác định: “Đánh
đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và phong kiến Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập Dựng ra Chính phủ công nông binh”1
Tuy nhiên, căn cứ vào sự vận động phát triển về lý luận và thực tiễn của phong trào cách mạng thế giới và trong nước, tại Hội nghị Trung ương lần thứ VI (11-1939), Đảng đã nêu rõ: Thành lập chính phủ công nông binh kiểu xôviết được thay thế bằng khẩu hiệu thành lập chính phủ cộng hòa dân chủ Tiếp thu, kế thừa tinh thần Nghị quyết Trung ương lần thứ VI, căn cứ vào tình hình thực tiễn thế giới
Trang 3và Việt Nam, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5-1941), Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã có sự điều chỉnh quan điểm về kiểu nhà nước ở Việt Nam trong tương lai, Hội nghị xác định: “Không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền Xôviết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hiệp và lập chính phủ dân chủ cộng hòa” Hội nghị thông qua Chương trình Việt Minh, trong đó ghi rõ: “Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra” Từ mô hình Nhà nước Xôviết công nông binh chuyển sang mộ hình nhà nước dân chủ cộng hòa là một bước chuyển
về nhận thức, là sự lựa chọn đúng đắn của Hồ Chí Minh và của Đảng ta
Đầu năm 1945, phong trào cách mạng phát triển sôi nổi, mạnh mẽ trong cả nước, nhất là từ khi Thường vụ Trung ương Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước (3-1945) Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Khu giải phóng gồm địa bàn 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang được thành lập Dưới sự lãnh đạo của Tổng bộ Việt Minh, nhân dân các địa phương trong Khu giải phóng, chính quyền các xã, châu, tỉnh hoàn toàn Việt Minh; ủy ban Việt minh đã điều hành mọi hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, như là một chính quyền sơ khai Đó là một sáng tạo giữa lý luận và thực tiễn, được Hồ chí Minh và Đảng vận dụng, xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Tháng 8-1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Quốc dân Đại hội (họp ở Tân Trào, Tuyên Quang), thành lập ủy ban Giải phóng dân tộc do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, ủy ban làm chức năng của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra mắt nhân dân trong những ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước Ngày 2-9-1945, thay mặt cho Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và nhân dan các nựớc trên thế giới, sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngày 6-1-1946, cho dù các lực lượng phản động tìm mọi cách ngăn cản, phá hoại, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh đứng đầu, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I được tổ chức thành công trong toàn quốc Tháng 3-1946, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khỏa I, một chính phủ hợp hiến, hợp pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch được Quốc hội bầu ra Tháng 11-1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới “Hiến pháp năm 1946, do Hồ Chí Minh là Trưởng ban soạn thảo, với những nội dụng hểt sức tiến bộ, đánh dấu sự ra đời của một nhà nước kiểu mới trong lịch sử Việt Nam
Nói về Nhà nước dân chủ, nhân dân ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
Trang 4“NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ
Bao nhiêu lợi ích đều vỉ dân,
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.,,
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra,
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên,
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
* Quan niệm về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân được chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ
* Nhà nước của nhân dân, theo quan điểm của Hồ Chí Minh là nhà nước do
dân là chủ và làm chủ Nhân dân có địa vị cao nhất, có quyền tham gia bàn luận và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước Vị thế và tư cách là chủ của người dân được khẳng định trong Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp năm 1946) Cụ thể, trong Điều 1 Hiến pháp đã ghi rõ: “Tất
cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cap, tôn giáo” Kế thừa quan điểm đó, Điều 4 Hiến pháp 1959 đã khẳng định: “Toàn bộ quyền lực trong Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thuộc về nhân dân lao động”2 Do đó, cơ quan nhà nước là công cụ để thực hiện quyền của nhân dân; cán bộ, công chức nhà nưởc là người được nhân dân ủy quyền, trao quyền, đại diện cho nhân dân để gánh vác, giải quyết công việc của đất nước
*Nhà nước do nhân dân: Nhà nước do dân làm chủ trên cả hai phương diện
quyền lợi và nghĩa vụ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân lựa chọn, bầu ra các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà nước (từ Trung ương đến địa phương thông) thông qua chế độ bầu cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín Nhân dân có quyền bãi miễn các cá nhân hoặc các cơ quan của Chính phủ, khi cá nhân hoặc cơ quan Chính phủ đó không thực hiện được sự ủy thác của nhân dân, thậm chí đi ngược lại lợi ích của nhân dân Hồ Chí Minh phân tích: Nhân dân cử ra những người đại diện cho minh, đồng thời “có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với
sự tín nhiệm của nhân dân”3 Nhà nước do dân còn thể hiện ở một nội dung quan trọng: Nhẫn dân có quyền tham gia công việc quản lý của Nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát và phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đày tớ trung thành tận tụy của nhân dân”
Cùng với quyền lợi, theo Hồ Chí Minh, nhân dân có quyền làm chủ thì phải
có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân (bổn phận hay trách nhiệm đó được
Trang 5Người nói: “Làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm”, làm chủ thì chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” Nhà nước do dân bầu ra, phải có trách nhiệm bào vệ, ủng hộ, giúp
đỡ, đóng thuế đế có chi phí hoạt động cho Nhà nước
* Nhà nước vì nhân dân: Nhà nước kiến tạo, tận tâm, tận lực phục vụ lợi ích
của đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Hồ Chí Minh nói, Nhà nước dân chủ nhân dân do dân là chủ thì Chính phủ là đày tớ, công bộc của dân Người chỉ rõ, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền, nhà nước làm đày tớ, công bộc của dân chứ không phải là “quan cách mạng không phải để
“đè đầu cưỡi cổ dân” Mặt khác, Nhà nước vì nhân dân là Nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn nhân dân nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân để tự chăm lo đời sống của minh Trách nhiệm của Nhà nước là: “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân” Bên cạnh việc chăm lo lợi ích của nhân dân nói chung, Nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, các tầng lóp nhân dân một cách hài hòa, đảm bảo ổn định xã hội Nhà nước vì nhân dân theo tư tưởng theo Hồ Chí Minh là một nhà nước phục vụ nhân dân, không phải nhà nước cai trị nhân dân
Là người đứng đầu Nhà nước, Hồ Chí Minh đã thể hiện tấm gương sáng về tinh thần tận tụy, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân Người nói:
“Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó” Người chỉ có một tâm nguyện và ham muốn: “ ham muốn đến tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”1; cho đến khi phải tù’ biệt thế giới này, Người chỉ tiếc: “ tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” Chính ham muốn và mục đích
vô cùng cao đẹp ấy đã tạo cho Người một ý chí và nghị lực vô cùng mãnh liệt:
“Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy lực không thể khuất phục”; đó là điểm tựa giúp Người vượt qua mọi khổ ải, khó khăn, dẫn dắt nhân dân ta đến bến bờ hạnh phúc
Hình ảnh của Hồ Chí Minh - hình ảnh của một lãnh tụ vĩ đại về trí tuệ lãnh đạo, mẫu mực về mối liên hệ thân thiết, gắn bó với nhân dân, hết lòng thương yêu nhân dân, dựa vào dân, vì “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, vì sức mạnh của nhân dân là vô địch, phải “lấy dân làm gốc”
1.2.2 Bản chất của Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam
* Nhà nước Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân Hồ Chí Minh phân
tích, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được thể hiện trước hết ở chỗ,
Trang 6Nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam - người đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân, cho nhân dân lao động và đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc Quyền lợi của dân tộc, của nhân dân được thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đồng thời, bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta còn thể hiện thông qua việc thực hiện Hiến pháp, pháp luật để quản lý, điều hành tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Các cơ quan nhà nước, từ trung ương tới địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Nhà nước dân chủ nhân dân hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, tuy nhiên, với chức năng của Nhà nước (quản lý, điều hành xã hội ), sự cần thiết là phải thực hiện chuyên chính Song, như Hồ Chí Minh giải thích: “Chế độ nào cũng có chuyên chính Vấn đề là ai chuyên chính với ai? Như cái hòm đựng
của cải thì phải cồ cái khóa Nhà thì phải cỗ cửa Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chỉnh là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại Thế thì dân
chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ” Chuyên chính mà Hồ Chí Minh đề cập là “chuyên chính vô sản”, nhằm bảo vệ thành quả cách mạng, bảo
vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; kịp thời ngăn chặn sự phá hoại của các lực lượng thù địch, phản động chống phá cách mạng
* Nhà nước Việt Nam là sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dãn và tỉnh dân tộc: Theo Hồ Chí Minh, Nhà nước ta mang bản chất giai
cấp công nhân, đồng thời mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc Người khẳng định, ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác
Đặt mối quan hệ giữa giai cấp công nhân với các tầng lớp nhân dân laọ động
và dân tộc ưong mối quan hệ biện chứng, trong một chinh thể thống nhất không tách rời, Hồ Chí Minh cho rằng, các giai tầng trong xã hội, dù có lớn mạnh đến đâu cũng là một bộ phận của dân tộc Vì vậy, quyền lợi của giai cấp, bộ phận phải phục tùng quyền lợi của dân tộc Chính vì vậy, Nhà nước ta là thành quả đấu tranh của giai cấp công nhân, đồng thời là thành quả cách mạng của nhân dân và của cả dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Chỉ điều này cũng thể hiện rõ sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước Việt Nam
Trang 7Thực tế lịch sử đã minh chứng, Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam ra đời
là thành quả hy sinh xương máu, đâu tranh gian khổ của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu nước qua các thời kỳ lịch sử Do đó, Nhà nước coi lợi ích dân tộc là trên hết, trước hết, lấy lợi ích của dân tộc, của các tầng lớp nhân dân bị áp bức bóc lột
là mục tiêu phục vụ, trong đó đương nhiên có lợi ích của giai cấp Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được xây dựng trên nền tảng đại đoàn kết dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nhưng ngay từ khi thành lập, trong thành phần Chính phủ đã có sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức yêu nước, có tinh thần dân tộc (dù thuộc các đảng chính trị khác nhau), trong đó có nhiều người là quan lại trong bộ máy chính quyền phong kiến Điều đó càng cho thấy tính dân tộc, tính nhân văn và tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh thể hiện trong việc xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân ở Việt Nam
1.3 Nội dung xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
1.3.1 Nhà nước vững mạnh phải là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Ngay sau ngày Tuyên ngôn độc lập, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm
thời (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định một trong sáu nhiệm vụ cấp bách là phải có một Hiến pháp dân chủ Người đề nghị: “Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay” cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu để sớm có Quốc hội và Nhà nước hợp hiến do nhân dân bầu ra Ngày 17-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về thể lệ Tổng tuyển cử; ngày 20-9- 1945, Người ký sắc lệnh thành lập Ban dự thảo Hiến pháp do Người làm Trưởng ban Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đã thành công, 333 đại biểu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trúng cử Tháng 3-1946, Chính phủ hợp hiến đầu tiên đã được Quốc hội cử ra, do Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đây là cơ sở pháp lý, hợp hiến buộc các lực lượng Đồng minh phải thương thảo với Chính phủ do Hồ Chí Minh đứng đầu
Để xây dựng Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, một nhà nước pháp quyền vững mạnh, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của pháp luật trong quản lý điều hành Nhà nước và xã hội Quan điểm này của Người sớm được thể hiện trong bản
Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam (6-1919), yêu cầu Chính phủ Pháp và
chính quyền thuộc địa phải ban hành Hiến pháp, bãi bỏ chế độ cai trị bằng các sắc
lệnh, thay thế vào đó bằng các đạo luật Người đã thể hiện qua bài Dỉễn ca “Bảy
xin hiến pháp ban hành; Trăm đều phải có thần linh pháp quyền”
Tuy nhiên, muốn Hiến pháp, pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đồng thời nhấn mạnh phải hết sức chú trọng việc tuyên truyền trong quần chúng nhân dân
Trang 8vấn đề công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Người đòi hỏi cán
bộ, công chức nhà nước phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ năng lực công tác, am hiểu pháp luật, liêm khiết, thực hiện nghiêm minh đạo đức công vụ và đạo đức công dân
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng Hồ Chí Minh là nhà nước phải có sự kết hợp giữa vai trò của đạo đức và vai trò của pháp luật Đây là nét đặc sắc, một sáng tạo của Hồ Chí Minh trong các quan điểm về xây dựng nhà nước Với trí tuệ và kinh nghiệm của một chính trị gia uyên bác, Hồ Chí Minh đã chắt lọc, kế thừa, phát triển các quan niệm trên và kết hợp khéo léo vai trò của đạo đức và vai trò của pháp luật Người đã nhiều lần giải thích mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật Theo Hồ Chí Minh, pháp luật là hình thức, biện pháp khẳng định chuẩn mực, giá trị của đạo đức; chuẩn mực đạo đức càng cao thì vai trò của pháp luật càng quan trọng Hồ Chí Minh nâng đạo đức con người thành đạo đức cách mạng Từ phạm trù trung, hiếu, Người đã khái quát, bổ sung thành trung với nước, hiếu với dân; liêm, chính cũng được Người coi là tiêu chuẩn của cán bộ, công chức Người coi những kẻ bất liêm (tham nhũng, ăn cắp, ăn hối lộ, tham ô, lãng phí) là phạm tội nặng như tội phản quốc (tội như làm Việt gian, mật thám) và đòi hỏi phải bị nghiêm trị theo pháp luật Phải xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực
1.3.2 Xây dựng bệ máy, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
Theo Hồ Chí Minh, sự trong sạch vững mạnh của Nhà nước, trước hết được thể hiện bằng công chức trong bộ máy nhà nước thực sự liêm khiết Người dẫn lời của Mạnh Tử: Nước mà lắm kẻ tham lam thì vận nước sẽ nguy Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức và tinh thông chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần “dĩ công vi thượng”, những người thực sự là
“công bộc của dân” Người đã sớm định hướng về việc thi tuyển, bổ nhiệm vào các bậc, ngạch công chức theo các tiêu chuẩn hiện đại với những yêu cầu khá toàn diện
về kiến thức chính trị, kinh tế, pháp luật, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ
Cùng với việc đưa ra các tiêu chí về đạo đức công vụ, các tiêu chuẩn và phương pháp đào tạo đội ngũ công chức mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải kiên quyết chống tệ quan liêu, tham ô, lãng phí, chống tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong đội ngũ cán bộ, công chức Hồ Chí Minh nhấn mạnh, ai mắc phải là có tội với nhân dân, với Chính phủ, tội nặng như làm mật thám, Việt gian Người yêu cầu cán bộ công chức phải nâng cao năng lực công tác, đồng thời phải tu dưỡng đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; phải có tinh thần “phụng công thủ pháp” (làm việc công phải giữ đúng pháp luật); phải nhận thức rõ chúng ta làm cách mạng là để chống lại tình trạng bất công, bất bình đẳng, vì vậy phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm
Trang 92 THỰC TIỄN VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
2.1 Những năm qua việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân thời kỳ đổi mới đất nước, đã đạt được những thành tựu cơ bản
Đảm bảo quyền là chủ và làm chủ của nhân dân: Mở rộng dân chủ, nhất là dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; thực hiện các quyền con người, quyền công dân; thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước; tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động của Nhà nước, cán bộ, công chức từ phía nhân dân và các tổ chức đại diện của nhân dân
Mở rộng dân chủ gắn liền với siết chặt kỷ luật kỷ cương, pháp luật; gắn quyền lợi với trách nhiệm công dân; đổi mới cơ chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân; trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm phạm lợi ích của công dân
Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước: Khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Nhà nước; giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; duy trì và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động, điều hành của bộ máy nhà nước, tạo được sự thống nhất trong toàn hệ thống, từ tỉnh đến cơ sở
Trong thời gian qua, việc phục vụ người dân tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
từ tỉnh đến cơ sở đã kịp tiếp nhận và giải quyết các hồ sơ trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, tư pháp - hộ tịch… được quan tâm đổi mới, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng cho người dân Từ đó, tạo nền tin của người dân đối với Nhà nước ngày càng nâng lên; việc giải quyết đền bù, giải phóng mặt bằng của các dự án công trình phát triển – xã hội đều được người dân đồng tình, thống nhất do các phương án đền bù thỏa đáng, đúng theo quy định của pháp luật; các công trình thực hiện nông thôn mới đều do người dân giám sát chặt chẽ, từ đó chất lượng, hiệu quả công trình đạt theo yêu cầu thiết kế đề ra
2.2 Một số hạn chế, khuyết điểm việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
Chưa có chế định rõ, sự đồng bộ, hiệu quả trong phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở các cấp Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động trong bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn những điểm chưa thực sự hợp lý, hiệu lực, hiệu quả chưa cao Hệ thống pháp luật còn chồng chéo, thiếu đồng bộ; tính công khai, minh bạch, ổn định còn hạn chế Cải cách hành chính còn chậm gây phức
Trang 10tạp thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu; tính dân chủ, trách nhiệm của các cấp chính quyền chưa rõ ràng, hiệu quả Tình trạng tham nhũng, lãng phí, lợi dụng chức
vụ để mưu lợi cá nhân, bè phái, lợi ích nhóm, chạy chức, chạy quyền còn diễn ra gây mất lòng tin trong nhân dân
Chậm đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, tổ chức bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc; hiệu lực, hiệu quả hoạt động thấp; cải cách tư pháp còn có những vướng mắc, thiếu đồng bộ
3 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN HIỆN NAY
3.1 Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân - Yêu cầu khách quan của đất nước
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, phát triên đât hước đòi hỏi bộ máy nhà nước phải tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tinh gọn và hiệu quả Bên cạnh kết quả đạt được là việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp tiếp tục được hoàn thiện, Đại hội đại biểu tọàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhận định về hạn chế của việc xây dựng bộ máy nhà nước: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới” Điều này được thể hiện trên các Vấn đề đổi mới đồng bộ, phù hợp giữa kinh tế với chính trị, văn hóa, xã hội, giữa đổi mới kinh tế với đổi mới tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; cơ chế kiểm soát quyền lực; vai trò giám sát của nhân dân; hệ thống pháp luật và việc chấp hành pháp luật; cải cách hành chính, cải cách tư pháp; tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; số lượng, chất lượng cán bộ cấp xã và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công
3.2 Một số định hướng, nhiệm vụ chủ yếu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh một số định hướng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị
Hai là, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc
hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
Ba là, xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp