Xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
Trang 1Chủ đề:
Xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân hiện nay
BÀI LÀM
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng Người có quan điểm nhất quán về xây dựng một nhà nước mới ở Việt Nam là một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ Đây là quan điểm cơ bản nhất của Người về xây dựng Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà do Người sáng lập Quan điểm đó xuyên suốt, chi phối toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước cách mạng ở Việt Nam Nó không
những kế thừa mà còn phát triển học thuyết Mác – Lênin về nhà nước cách mạng Tư tương về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, của dân, do dân,
vì dân là hạt nhân cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước mà cấp ủy, chính quyền các cấp và mỗi cán bộ, đảng viên cần nghiên cứu áp dụng cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ngày nay
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
1.1.Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chú ý khảo cứu lựa chọn ra một kiểu nhà nước mới cho Việt Nam để xây dựng sau khi cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản thành công Nếu vấn
đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền, thì vấn đề cơ bản của chính quyền là ở chỗ nó thuộc về ai, phục vụ quyền lợi cho ai Đó là điểm khác nhau về bản chất giữa nhà nước ta với các nhà nước của giai cấp bóc lột đã từng tồn tại trong lịch sử
Tháng 11/1946, Quốc hội đầu tiên đã thông qua bản Hiến pháp của nước Việt Nam mới - Hiến pháp năm 1946 Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Nước ta là nước dân chủ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân
Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên
Nói tóm lại, quyền hành và quyền lực đều ở nơi dân”
Trang 2Bác đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luôn luôn xác định mục tiêu cao nhất của mình là vì con người; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước mà mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước do mình trực tiếp bầu ra
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo để thực hiện quyền lực của nhân dân
Điều 1 Hiến pháp đã nêu: quyền lực cao nhất thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ
Dân là chủ có nghĩa là nói đến vị thế, địa vị của người dân
Dân làm chủ đề cập đến năng lực và trách nhiệm của dân
Vậy chúng ta tìm hiểu nhà nước của nhân dân là thế nào:
1.1.1 Nhà nước của dân: là Nhà nước do dân làm chủ, nhân dân là chủ
thể của quyền lực nhà nước Nhân dân có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước Tại Điều 4 Hiến pháp năm 1959 cũng khẳng định “Toàn bộ quyền lực trong Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa thuộc về nhân dân lao động” Theo quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh
là tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân
Cơ quan nhà nước là công cụ để thực hiện quyền của nhân dân; cán bộ, công chức nhà nước là người được nhân dân ủy quyền, trao quyền, đại diện cho nhân dân để giánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước Chính quyền nhà nước có sai trái gì dân đóng góp xây dựng chính quyền, chính quyền không được nặng nhẹ, kỳ thị dân vì chính quyền đó, nhà nước đó là của dân
Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” Đồng thời, nhân dân có quyền giám sát, yêu cầu các đại biểu và cơ quan do nhân dân lập ra trả lời những vấn đề của nhân dân đặt ra trong việc thực thi chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo quyền lợi của nhân dân
1.1.2 Nhà nước do dân: Là nhà nước do dân làm chủ trên cả hai
phương diện quyền và nghĩa vụ
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương thông qua chế độ tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín bầu ra các đại biểu xứng đáng vào các cơ qua quyền lực nhà nước Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu nếu không thực hiện được quyền ủy thác của mình, đi ngược lại lợi ích của nhân dân Bên cạnh có quyền quan trọng nữa là nhân dân có quyền tham gia vào công việc quản lý của
Trang 3nhà nước, phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình bầu cửa ra Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn đốc, kiểm soát, phê bình để làm trọn nhiệm vụ của mình là: người đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân.”
Song Bác còn nêu, nếu nhân dân có quyền làm chủ thì bên cạnh cũng phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân đó là “Đạo đức công dân” “Làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ thì muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thì làm”…
1.1.3 Nhà nước vì dân: Là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng
chính đáng của nhân dân Mọi hoạt động của chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân dân và lấy con người làm mục tiêu phấn đấu lâu dài Trách nhiệm của Nhà nước là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của nhân dân Theo Hồ Chí Minh “ Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc
gì có hại đến dân ta phải hết sức tránh”
Là nhà nước do nhân dân bầu ra Ngày 6/9/1945 đã tổ chức bầu cử Quốc hội đầu tiên Dân chính là chủ thể xây dựng nhà nước và nhà nước do nhân dân ủng hộ nên phải phục vụ nhân dân Nhà nước phải vì lợi ích của nhân dân, chăm
lo cho dân, có thái độ bình đẳng với dân, phụ thuộc trước dân, tiết kiệm sức dân, cán bộ là công bộc của nhân dân
Nhà nước ra đời trên cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nòng cốt
là khối liên minh giữa các giai cấp Công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức đã xây dựng trên sự đấu tranh gian khổ hy sinh
Nhà nước đảm bảo quyền làm chủ của nhân nhân thông qua quy chế hoạt động vì quyền lợi của nhân dân và dân tộc Nhà nước đại diện rất rõ trong các cơ quan dân cử Bên cạnh, nhà nước vì nhân dân không có nghĩa việc gì cũng làm thay cho dân mà phải biết hướng dẫn dân nhằm phát huy tích cực tính chủ động, sáng tạo, để nhân dân tự chăm lo đời sống cho mình Trách nhiệm của nhà nước
là đem “tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân” Đồng thời, nhà nước còn phải biết kết hợp các lợi ích khác giữa các giai cấp, các tầng lớp, bộ phận dân cư một cách hài hòa, đảm bảo ổn định xã hội Song nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân thì nhà nước đó phải thật sự trong sạch, vững mạnh, không có đặc quyền, đặc lợi, chống chủ nghĩa cá nhân
1.2 Nội dung xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân
Theo Hồ Chí Minh cần xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp
lý mạnh mẽ Tư tưởng của Người về xây dựng nhà nước pháp quyền đã có từ rất sớm Ngay khóa đầu tiên của Quốc hội năm 1946, Hồ Chí Minh đề nghị xây dựng nhà nước hợp Hiến, hợp Pháp Quốc hội phải xây dựng và ban hành Hiến pháp thay chế độ ra sắc lệnh thành ban hành các pháp luật, chính sách Bác là người Chủ tịch nước đầu tiên do Quốc hội bầu ra và là một Chủ tịch hợp Hiến đầu tiên của nước ta Từ đó nhà nước ta được tổ chức và hoạt động đúng theo Hiếp pháp và pháp luật Kiên quyết chống tiêu cực, nạn đặt quyền, đặt lợi, tư túng, chia rẽ, bè phái (vác mặt làm quan cách mạng; viết trên tráng hai chữ cộng
Trang 4sản) Kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí, tham nhũng, quan liêu Xây dựng đội ngũ cán bộ phải vừa hồng, vừa chuyên trong mọi thời kỳ cách mạng
2 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay
2.1 Hiệu quả của việc xây dựng chính quyền địa phương trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân; xây dựng chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
2.1.1.Công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân của cấp uỷ và chính quyền huyện Lấp vò, tỉnh Đồng Tháp
Cấp uỷ đảng, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện Kế hoạch số
31-KH/HU của Ban Thường vụ Huyện thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Kết luận
số 120-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn kết với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị khoá XII
về "đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; cùng với phong trào thi đua "Dân vận khéo" và công tác dân vận chính quyền hàng năm
Ủy ban nhân dân Huyện chỉ đạo các ngành huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện nghiêm các chế độ công khai, dân chủ, đối thoại trực tiếp với dân, giải quyết các vấn đề bức xúc của nhân dân Ngoài ra, triển khai thực hiện quy
chế dân chủ cơ sở gắn với việc thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện đến năm 2020, tầm nhìn 2030” và công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí trong các loại hình cơ sở theo nội dung Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 quy định về trách nhiệm của chính quyền trong việc thực hiện Quy chế dân chủ
ở cơ sở và lãnh đạo triển khai thực hiện tốt Nghị định số 04/2015/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, các đơn vị công lập và Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở nơi làm việc cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được Huyện
ủy, Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm Hằng năm, Huyện thành lập các đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm phát huy nhân rộng mô hình mới, cách làm hay; kịp thời chấn chỉnh uốn nắn những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; đồng thời tổ
Trang 5chức sơ, tổng kết khen thưởng những cá nhân và tổ chức có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn theo dõi, thực hiện công tác dân vận chính quyền, đăng
ký mô hình thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, các cơ quan, đơn vị đã đăng ký mô hình thi đua cụ thể, xây dựng kế hoạch thực hiện gắn với thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo, phong cách Hồ Chí Minh; từng tập thể, cán bộ, công chức, viên chức đăng ký danh hiệu thi đua năm 2021, đổi mới tác phong, lề lối làm việc, nêu cao tinh thần, thái độ phục vụ Nhân dân, quan tâm, lắng nghe những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân Thường xuyên chỉ đạo kiện toàn, củng
cố đảm bảo 100% xã, thị trấn có ban thanh tra nhân dân, ban giám sát cộng đồng thực hiện giám sát theo từng chương trình, dự án trên địa bàn
Hội đồng nhân dân huyện lãnh đạo thực hiện tốt vai trò dân chủ đại diện trong nhân dân thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân huyện
và cơ sở; tổ chức tốt các cuộc hội nghị cho đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc
cử tri, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của cử tri, trả lời thoả đáng những ý kiến đề xuất, kiến nghị của cử tri Giám sát công tác thực thi pháp luật ở địa phương những vấn đề có liên quan đến quyền dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân
2.1.2 Kết quả thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (theo Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11)
Các nội dung cần công khai theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 được Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai, thực hiện bằng nhiều hình thức như: Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân, các kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, thị trấn và các cuộc họp Tổ, khu dân cư, các tổ chức đoàn thể; niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn; niêm yết tại nhà văn hóa ấp
Việc thực hiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở xã, thị trấn được cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội
quan tâm thực hiện, theo phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng", nhất là trong xây dựng các công trình giao thông nông
thôn, dự án phát triển kinh tế - xã hội; các nội dung công khai cho dân biết, tham gia ý kiến, bàn và quyết định được Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn tạo điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện Kết quả, Từ năm 2010 đến nay Huyện đã đầu tư tổng cộng 432 công trình giao thông nông thôn, tổng kinh phí 162.546.000 đồng với tổng chiều dài 579,66km; xây dựng 86 cầu petong; nạo vét kênh phục vụ sản xuất, gia cố, nâng cấp, mở rộng đê bao; duy tu, sửa chữa nâng cấp cống hở, cống tròn, Các công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đảm bảo phục vụ tưới tiêu cho sản xuất, phát huy hiệu quả sản xuất và góp phần cho việc phòng chống hạn, công tác phòng chống
thiên tai trên địa bàn Huyện Bên cạnh, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được gắn với xây dựng và thực hiện hương ước, quy
Trang 6ước, ấp văn hóa Phong trào xây dựng xã văn hóa, cơ quan văn hóa, ấp văn hóa, gia đình văn hóa được phát triển sâu rộng, nhân dân đồng tình và tích cực tham gia hưởng ứng Kết quả, đến hết năm 2021, có 41.282/45.161 gia đình văn hóa, đạt 91,41%; có 13/13 xã, thị trấn đạt văn hóa, đạt 100% và 66/66 ấp văn hóa đạt 100%
Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại được quan tâm thực hiện Kết quả một năm 2021, Hội đồng tư vấn tiếp nhận 122 đơn, đưa ra hòa giải 111 đơn, hòa giải thành đạt 82,88%, tăng so với cùng kỳ năm Tổ hòa giải tiếp nhận 49 đơn, hòa giải thành 37 đơn, hòa giải không thành 07 đơn, đang tiếp tục xác minh hòa giải 05 đơn
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội thể hiện được vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động, giám sát, nắm bắt ý kiến phản
ánh của nhân dân, kiến nghị với chính quyền, các ngành chức năng giải quyết Ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng được phát huy hiệu quả, vai trò tự quản cộng đồng của người dân được mở rộng, thông qua mô hình
"Tổ nhân dân tự quản", mô hình "Hội Quán"; hiện toàn huyện có 1.068 Tổ nhân
dân tự quản, 06 hội quán được thành lập Kết quả đã có hàng ngàn lượt ý kiến của Nhân dân tham gia hiến kế, đề xuất, tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc Từ
đó, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong thực hiện các chủ trương phát triển kinh
tế, xã hội tại địa phương: Đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo, việc làm, học nghề, Thông qua đó, nhằm phát huy vai trò của nhân dân, tôn trọng quyền tham gia ý kiến, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền trong lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân để điều hành, lãnh đạo nhiệm vụ chính trị tại địa phương
2.1.3 Kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP)
Dân chủ ở cơ sở trong hoạt động cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được triển khai thực hiện nghiêm túc, trách nghiệm, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện đầy đủ các nội dung công khai, minh bạch theo quy định, nhất là trong công tác cán bộ, thi đua khen thưởng, quản lý sử dụng kinh phí và tài sản của cơ quan, tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức hàng năm theo quy định Tại hội nghị, cán bộ công chức, viên chức tập trung thảo luận các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành, quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, các chế độ chính sách,… thủ trưởng cơ quan giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của cán bộ công chức, viên chức
Dân chủ trong quan hệ với tổ chức và cá nhân được phát huy, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cải cách thủ tục hành chính thực hiện đạt hiệu quả Bộ phận tiếp dân, mô hình một cửa liên thông, ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm điện tử theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO,… Từ đó, đã tạo được sự đồng tình tích cực từ người dân và doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh; phong cách, lề lối làm việc, trách nhiệm thực thi công
vụ của cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên, tham gia đóng góp vào quản
Trang 7lý, điều hành của thủ trưởng cơ quan; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống quan liêu, xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh
2.1.4 Kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (theo Nghị định số 60/2013/NĐ-CP)
Việc thực hiện dân chủ được các doanh nghiệp gắn với kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhất là các nội dung công khai cho người lao động biết, người lao động tham gia ý kiến và quyết định; điều chỉnh, sửa đổi những điểm không phù hợp của quy định, quy chế, nội quy lao động, quy chế tổ chức hội nghị người lao động Kết quả trong năm 2021 có 03/04 công ty, doanh nghiệp đã tổ chức xong hội nghị người lao động đạt 75%
2.2 Những hạn chế, khó khăn
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa Yêu cầu của sự nghiệp đổi mới phát triển đất nước đòi hỏi bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tin gọn và hiệu quả
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã nhận định, về những hạn chế của
bộ máy nhà nước, của chính quyền địa phương còn những điểm chưa thật sự hợp lý, hiệu lực, hiệu quả Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều nội dung chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, còn chồng chéo, tính công khai minh bạch, khả thi, ổn định còn hạn chế, một số quy định chưa phù hợp sát với cơ sở nên rất khó áp dụng Cải cách hành chính còn chậm, thiếu đồng bộ, thủ tục hành chính còn phức tạp, phiền hà dân,…là rào cản lớn trong việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh Việc triển khai một số nhiệm vụ cải cách tư pháp còn chậm, vẫn còn tình trạnh nhũng nhiểu, tiêu cực, oan sai Công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt yêu cầu, chưa thật sự mạnh và hiệu quả chưa cao
Về chính quyền địa phương: Các cấp chính quyền tăng cường công tác
tổ chức thực hiện, phát huy dân chủ nội bộ và mở rộng dân chủ với nhân dân; cải tiến phong cách, lề lối làm việc, trách nhiệm phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, công tác cải cách hành chính thực hiện có hiệu quả Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đổi mới hoạt động theo hướng sâu sát cơ
sở, nòng cốt trong các phong trào, cùng với nhân dân thực hiện giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém đó là: Một số địa phương thực hiện quy chế dân chủ ở cơ
sở chưa thường xuyên, có lúc còn mang tính hình thức Chất lượng hoạt động của các loại hình quy chế dân chủ ở cơ sở, từng lúc từng nơi thực hiện chưa đầy đủ các nội dung theo nghị định, pháp lệnh Nhận thức về trách nhiệm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân của một số công chức, viên chức, nhân viên còn hạn chế Hoạt động một số ban vận động
ở cơ sở còn hạn chế, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng hiệu quả chưa cao Tiến độ tổ chức hội nghị người lao động chậm so với thời gian qui định, các nội dung cần phải công khai chưa được người sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc, phần nào cũng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao
Trang 8hành tốt chủ trương địa phương, nhất trong việc đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi xã hội Bên cạnh đó, vẫn còn một số người dân lợi dụng dân chủ
để gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
2.3 Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, các cấp chính quyền thật sự của dân, do dân, vì dân với sự quan tâm lãnh đạo của Đảng; xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị các cấp Trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, phải thực hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và tạo ra sự chuyển biên tích cực, đạt kết quả cao Tiến hành đồng bộ đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tin gọn, hiệu lực, hiệu qủa gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, pháp luật; đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò quản lý của Nhà nước Đồng thời, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bằng cách Đảng lãnh đạo bằng đường lối, bằng tổ chức, bộ máy của Đảng trong các cơ quan Nhà nước, bằng vai trò tiên phong, gương mẩu của đội ngũ đảng viên trong bộ máy Nhà nước, bằng công tác thanh tra, kiểm tra, Đảng không làm thay công việc quản lý của Nhà nước
Hoàn thiện thể chế, chức năng nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân Trong đó quan tâm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước, chính quyền địa phương từng cấp đúng pháp luật với sự phân định thẩm quyền rõ, chặt chẽ Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền theo pháp luật Hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, tập trung quan tâm đến hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương, nhất là cấp cơ sở
Đặc biệt hoàn thiện cơ chế để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của
cơ quan dân cử, nhất là hoạt động lập pháp của Quốc hội, cơ chế giám sát của đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
Đẩy mạnh chương trình tổng thể cải cách hành chính hiệu quả, nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, năng động phục vụ nhân dân, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả Hoàn thiện thể chế hành chính dân chủ - pháp quyền, quy định trách nhiệm và cơ chế giải trình của các cơ quan nhà nước, giảm mạnh, bãi bỏ những thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, doanh ngiệp Đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỹ luật, kỹ cương trong chỉ đạo và thực thi công vụ của cán bộ công chức
Chú trọng và tiến hành thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưởng chuyên môn và đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức Đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãnh phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thực hành tiết kiệm trong các cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ công chức
Trang 9*Đối với các địa phương cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng chính quyền thật sự của dân, do dân, vì dân bằng nhiều hình thức, biện pháp:
Đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan
hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
Tiếp tục kiện toàn, củng cố và đổi mới phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan; xây dựng nội dung, kế hoạch công tác, quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo
Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể và Ban thanh tra nhân dân, phát huy vai trò đại diện cho quyền lợi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; tạo không khí dân chủ, cởi mở, đoàn kết trong nội bộ cơ quan, đơn vị góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị
Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị theo đúng quy định tại Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập Tiếp tục quán triệt triển khai Kết luận số 114-KL/TW ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước
Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người đứng đầu cơ quan, đơn vị về thực hiện quy chế dân chủ; phát huy quyền làm chủ của mình; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị; phát huy quyền làm chủ của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện nhiệm
vụ được giao
Các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn
vị các văn bản của Trung ương, tỉnh và huyện về phát huy quyền làm chủ và mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân, quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị Gắn việc thực hiện quy chế dân chủ với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, tinh thần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả điều hành của các cấp chính quyền, đổi mới lề lối làm việc theo hướng dân chủ hóa và công khai hóa, chống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng; nâng cao tinh thần trách nhiệm, phong cách phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo "dân biết,
Trang 10trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử
lý kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí; xây dựng cơ quan, đơn vị, tổ chức
cơ sở đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể vững mạnh toàn diện
Kết hợp chặt chẽ việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan với công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, loại bỏ các quy định, thủ tục rườm rà gây phiền hà cho các tổ chức và nhân dân Tiếp tục duy trì thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực thi công vụ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan; công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị , đồng thời xử lý nghiêm những hành vi sách nhiễu, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Tóm lại: Việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, đây là một yêu cầu khách quan của đất nước ta hiện nay Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đã được Đảng ta vận dụng và đưa vào các chủ trương, đường lối, các Nghị quyết, Chỉ thị và triển khai thực hiện nhất quán trong toàn Đảng,
bộ máy nhà nước và chính quyền địa phương các cấp để thực hiện qua từng thời
kỳ và đạt được nhiều thắng lợi quan trọng; mặc dù từng lúc, từng nơi gặp không
ít khó khăn, vướng mắc nhưng vẫn kiên quyết, kiên trì thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước thật trong sạch vững mạnh; xây dựng một nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong công cuộc đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay