1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng quan Điểm toàn diện quan Điểm phát triển quan Điểm lịch sử cụ thể Để giới thiệu xhkdttmt

16 22 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 26,13 KB

Nội dung

Trong bài tiểu luận này , trước hết ta cần phải đi tìm hiểu rõ về nội dung quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể cùng với cơ sở lý luận của chúng , qua đó

Trang 1

MỤC LỤC

Tên Trang

Phần mở đầu ……… 2 Phần nội dung :

1 : Quan điểm toàn diện……… 3

2 : Quan điểm phát triển ……… 4

3 : Quan điểm lịch sử - cụ thể ……… 5

Phần vận dụng :

4 : vận dụng quan điểm toàn diện quan điểm phát triển , ……… 6 quan điểm lịch sử - cụ thể để giới thiệu XHKDTTMT

Phần kết luận : ………10 Tài liệu tham khảo : ……… 11

Trang 2

Lời mở đầu

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và nhận thức của người tiêu dùng

, thị trường toàn cầu ngày càng trở nên nhạy cảm với những vấn đề về môi trường

đặc biệt là tính năng thân thiện với môi trường trong sản phẩm hàng hóa , dịch vụ

được cung cấp chính vì vậy , chỉ trong một thời gian ngắn , chiến lược kinh

doanh thân thiện với môi trường thật sự bùng nổ và nhận được sự quan tâm của

đa số doanh nghiệp và người tiêu dùng trên thế giới

Trong bài tiểu luận này , trước hết ta cần phải đi tìm hiểu rõ về nội dung quan

điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể cùng với cơ sở

lý luận của chúng , qua đó mới nắm rõ được cái cốt lõi trong xu hướng kinh

doanh thân thiện với môi trường Đây cũng chính là đề tài em chọn : “vận dụng

quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử cụ thể để giới

thiệu về xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường

Trang 3

1 QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

1.1.NỘI DUNG CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN :

Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở một hệ thống gồm 2 nguyên

lý (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển ) Từ 2 nguyên

lý cơ bản trên, ta xây dựng được 3 quan điểm: Quan điểm toàn diện, quan điểm

phát triển và quan điểm lịch sử – cụ thể Quan điểm toàn diện đóng một vai trò

Trang 4

quan trọng bởi bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đều tồn tại trong mối

liên hệ với các sự vật khác và mối liên hệ rất đa dạng, phong phú Vậy quan

điểm toàn diện là gì? Quan điểm toàn diện là quan điểm nghiên cứu và xem xét

sự vật phải quan tâm đến tất cả yếu tố , các mặt kể cả khâu gián tiếp hay trung

gian có liên quan đến sự vật Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong

nguyên lý phổ biến của các hiện tượng sự vật trên thế giới

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều

mặt , nhiều mối quan hệ của nó Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh

được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu hình , máy móc , một chiều nhận

thức cũng như trong việc giải quyết tình huống thực tiễn , nhờ đó tạo khả năng

nhận thức đúng được sự vật như vốn có trong thực tế và xử lý chính xác , có

hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn

1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối lên hệ phổ biết

-một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng Đây là -một phạm

trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định ; tác động qua lại ; sự

chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của sự vậy

hiện tượng trong thế giới khách quan

Trang 5

Nguyên lý này xem mọi sự vật hiện tượng hay quá trình trong thế giới dều

tồn tại muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau Mối liên hệ tồn tại khách quan

và đa dạng , chúng chi phối một cách tổng quát quá trình vận động , phát triển

của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới

Điều đó khẳng định rằng không có sự vật hiện tượng tồn tại riêng lẻ , mà chúng

luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, bộ trợ phát triển và kìm hãm ức chế lẫn

nhau Thêm vào đó là mối quan hệ về mặt thời gian , hiện tại và tương lai của

các sự vật hiện tượng Vì thế muốn tìm hiểu một cách khách quan sự vật hiện

tượng thì chúng ta không thể bỏ qua các mối quan hệ xung quanh cũng như ẩn

sâu bên trong mỗi sự vật hiện tượng

2 NỘI DUNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

2.1 NỘI DUNG CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật theo một quá trình không

ngừng thay đổi về chất ở trình độ cao hơn qua sự biểu hiện của nó ở các giai

đoạn, các hình thái xác định, nhờ đó giúp cho chúng ta nhận thức được sự vật

theo một quá trình không ngừng phát triển của nó Cũng từ đó có thể dự báo

được giai đoạn, hình thái phát triển trong tương lai của nó

Trang 6

Ví dụ, C Mác đã đứng trên quan điểm phát triển đế phân tích sự phát triển của

xã hội loài người qua các hình thái tổ chức kinh tế - xã hội hoặc ông đã đứng

trên quan điểm đó để phân tích lịch sử phát triển của các hình thái giá trị: từ hình

thái trao đổi ngẫu nhiên đến hình thái cao nhất của nó là hình thái tiền tệ,

2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển là nguyên lý về sự phát triển của phép biện chựng duy vật Theo đó, sự phát triển là vận động tiến lên từ thấp đến cao,

từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Phát triển là trường hợp đặc biệt của sự đặc biệt của sự vận động và trong sự phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định quy định mới, cao hơn về chất, nhờ đó, làm cho cơ cấu

tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự việc, hiện tượng cùng chức năng của nó ngày càng hoàn thiện hơn

Để nhận thức được sự tự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng cần

phải thấy được sự thống nhất giữa sự biến đổi về lượng với sự biến đổi về chất

trong quá trình phát triển, phải chỉ ra được nguồn gốc và động lực bên trong,

phải xác định xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng do sự phủ định biện

chứng quy định Nguyên tắc phát triển yêu cầu, khi xem xét sự vật, hiện tượng

phải đặt nó trong trạng thái vận động, biến đổi chuyển hoá để không chỉ nhận

Trang 7

thức sự vật, hiện tượng trong trạng thái hiện tại mà còn thấy được khuynh hướng

phát triển của nó trong tương lai, nghĩa là phải phân tích để làm rõ những biến

đổi của sự vật, hiện tượng Là quá trình trải qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao,

từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, đòi hỏi trong

hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy cảm với cái mới, sớm

phát hiện ra cái mới, ủng hộ cái mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho cái mới đó

phát triển thay thế cái cũ, phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ

3 NỘI DUNG VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ - CỤ THỂ

3.1 NỘI DUNG CỦA QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ - CỤ THỂ

Trong nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật , trong các mối quan hệ và

tình huống xác định, các giai đoạn vận động, phát triển xác định; cũng tức là:

khi nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải tránh quan niệm chung

chung trừu tượng, thiếu tính xác định lịch sử cụ thể; tránh chiết trung, nguỵ biện

Như vậy, khi thực hiện quan điểm toàn diện và phát triển cần phải luôn luôn gắn

với quan điểm lịch sử cụ thể thì mới có thể thực sự nhận thức chính xác được sự

vật và giải quyết đúng đắn, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn

Trang 8

Đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại

và phát triển Một luận điểm nào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiện khác Chẳng hạn, thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa

3.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ - CỤ THỂ

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình

thành quan điểm lịch sử cụ thể Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại,

vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định

Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất, đặc điểm

của sự vật Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện về không

gian và thời gian khác nhau thì sẽ khiến tính chất, đặc điểm của nó khác nhau,

thậm chí có thể làm thay đổi hoàn toàn tính chất của sự vật đó

4 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN , QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN , QUAN ĐIỂM LỊCH SỬ - CỤ THỂ ĐỂ GIỚI THIỆU ĐỂ GIỚI THIỆU VỀ

Trang 9

XU HƯỚNG KINH DOANH THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA.

4.1 Khái niệm xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường

Xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường được hiểu là phương hướng

nhằm thỏa mãn các yêu cầu kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và những

người có quyền lợi liên quan , dựa trên cơ sở bảo tồn , duy trì tính bền vững và

làm tăng giá trị các nguồn lực tự nhiên mà con người có thể cần tới trong tương

lai những người có quyền lợi liên quan tới doanh nghiệp có thể là khách hàng,

nhà cung cấp, chủ sở hữu , các nhà đầu tư , ngân hàng

Như vậy, theo như quan điểm toàn diện , quan điểm phát triển và quan

điểm lịch sử cụ thể thì trong việc nhận thức trong tình huống cần xem xét đến

đặc thù và tính chất của đối tượng nhận thức Tình huống trong thực tiễn cần

được giải quyết một cách khác nhau trong thực tiễn Thật vậy, việc giải quyết

vấn đề về môi trường là một bài toán nan giải , chúng ta có thể kêu gọi bảo vệ

môi trường, hay là trồng cây xanh, đấy chỉ là biện pháp trước mắt Để có thể

giải quyết một cách dứt khoát hơn thì chúng ta có thể đề ra xu hướng kinh doanh

thân thiện với môi trường

Trang 10

4.2 Biểu hiện của xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường

Việc đề ra xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường là vấn đề quan trọng

trong tình hình nước ta và thế giới Hiện nay , trên thế giới, trào lưu “ làm xanh”

các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết

Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược phù hợp , nhằm giúp

doanh nghiệp có thể phản ứng hiệu quả trước những biến động do xu hướng ấy

đem tới Chúng ta phát triển cái mới thay thế cái cũ những vẫn đảm bảo được

tính thiết thực

Xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường của doanh nghiệp được

hình thành và xuất phát từ chính các áp lực của phát triển bền vững , mà cụ thể

là từ yêu cầu bảo vệ môi trường của chính phủ , nhu cầu khách hàng bản thân

doanh nghiệp nhằm hướng tới phát triển bền vững

Xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường của doanh nghiệp qua tiếp

cận bền vững được thể hiện thông qua việc áp dụng chiến lược và hoạt động

kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu hiện tại của chủ doanh nghiệp và những

người liên quan đến doanh nghiệp , trong khi bảo tồn , duy trì tính bền vững của

Trang 11

môi trường và làm tăng giá trị của các nguồn lực tự nhiên và con người cần thiết

cho tương lai

4.3 Tính tất yếu của xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường ở nước ta

Chiến lược kinh doanh thân thiện với môi trường , cũng như mọi loại chiến lược

về doanh nghiệp , trước hết phải xuất phát từ vấn đề tối ưu hóa lợi nhuận cho

doanh nghiệp trong đó , chiến lược quản lý môi trường đóng vai trò cốt lõi và cụ

thể hóa thành chính sách môi trường doanh nghiệp

Xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường trước hết phải thể hiện

được cam kết của doanh nghiệp về trách nhiệm với vấn đề bảo vệ môi trường và

đinh hướng doanh nghiệp để thực hiện trách nhiệm đó

4.4 Những thuận lợi, khó khăn của xu hướng kinh doanh thân thiện với

môi trường

* Thuận lợi : Hưởng ứng phong trào cách mạnh xanh, thu gom rác thải phế liệu

Cùng với đó là biến chúng trở thành những đồ thủ công để kinh doanh Ngày

càng thu hút được nhiều hoạt động có ích góp phần bảo vệ môi trường Xu

Trang 12

hướng kinh doanh thân thiện với môi trường ngày càng được phổ biến, ý thức

người dân ngày càng được nâng cao

* khó khăn: Các quy định về khì thải, nước thải , chất thải , các yêu cầu về sinh

thái , các chứng nhận môi trường ,vv gây không ít khó khăn cho các doanh

nghiệp không chỉ trên thị trường nội địa mà cả thị trường xuất khầu Ngoài ra

khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm , hay sự đầu tư của các doanh nghiệp về

mặt hàng thân thiện với môi trường còn hạn chế

4.5 Một số kiến nghị , giải pháp thúc đẩy sự phát triển của xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường.

Về phía người tiêu dùng : Chúng ta cần có ý thức rõ về vấn đề môi trường,

lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường, tẩy chay những sản phẩm có

hại cho môi trường Lập các hội nhóm bảo vệ môi trường, người tiêu dùng

Về phía nhà nước : kiểm soát chặt chẽ các vấn đề ảnh hưởng tới môi trường,

ra quyết đinh sử phạt với những hành vi hủy hoại môi trường,đưa ra những quy

định khắt khe về vấn đề nước thải, rác thải Khuyến khích người dân sử dụng đồ

dùng thân thiện với môi trường

Trang 13

Về phía doanh nghiệp : Cần nâng cao chất lượng sống của người lao động,

cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi, cần tuân thủ chuẩn mực về bảo

vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao độngquyền lao động và trả lương

công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng

Trang 14

Phần kết luận

Phép biện chứng duy vật tập trung nghiên cứu các mối liên hệ chung, mang

tính phổ biến bao quát toàn thế giới nhưng giữa chúng có mối liên hệ chung Do

đó vẫn nắm vững nguyên lý mối quan hệ phổ biến, trong nhận thức cũng như

trong hành động thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện khi xem xét và đánh

giá sự vật hiện tượng và thế giới, nhất là các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội

Phải có quan điểm toàn diện vì sự vật nào cũng tồn tại trong mối liên hệ

không có sự vật nào tồn tại riêng biệt, cô lập với sự vật khác

Phải có quan điểm phát triển vì sự vật nào cũng đều trải qua nhiều giai

đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn

Trang 15

thiện hơn, đòi hỏi trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải nhạy

cảm với cái mới, sớm phát hiện ra cái mới

Phải có quan điểm lịch sử cụ thế vì sự vật nào cũng có quá trình hình

thành, tồn tại, biến đổi và phát triển Mỗi giai đoạn phát triển của sự vật lại có

những mối liên hệ đặc trưng của nó Cho nên xem xét sự vật vừa phải xem quá

trình phát triển của sự vật đó, vừa phải xem xét từng điều kiện trong quá trình

cụ thể

Qua ba quan điểm trên là phương pháp luận quan trọng nhất của phép biện

chứng duy vật Do vậy , khi xem xét và giải quyết vấn đề phải dựa trên quan

điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch xử nhằm giới thiệu cho

chúng ta hiểu về xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường thì ta mới hiểu

bản chất của việc đề ra xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường, đòi hỏi

phải cải tạo, cái mới thay thế cái cũ và nhu cầu của con người trong thực tiễn

Phải chú ý đến hoàn cảnh ra đời phát sinh vấn đề đó, dẫn đến sự ra đời và phát

triển của nó tới bối cảnh hiện thực khách quan, chủ quan

Trang 16

Tài liệu tham khảo

1 Giáo trình mác lenin

2 Trang web : 123 Xu hướng kinh doanh thân thiện với môi trường

3 Trang web : Lời giải hay.com : khái niệm nội dung của 3 quan điểm

Em cảm ơn cô thời gian qua đã tận tình dạy dỗ Sau khi kết thúc môn học đã giúp

em hiểu ra nhiều điều trong môn học Em cũng xin lỗi cô vì những lần chuẩn bị bài không kỹ Em cảm ơn sự giúp đỡ và nhũng lời góp ý của cô !

Ngày đăng: 18/11/2024, 06:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w