1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích cơ sở lý luận và nội dung quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể của phép biện chứng duy vật và liên hệ với thực tiễn

30 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích cơ sở lý luận và nội dung quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể của phép biện chứng duy vật và liên hệ với thực tiễn
Tác giả Nguyễn Đức Mạnh Trường
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Triết học Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 248,72 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm mối liên hệ (6)
  • 1.2. Tính chất của mối liên hệ (7)
    • 1.2.1. Tính khách (7)
    • 1.2.2. Tính phổ biến (8)
    • 1.2.3. Tính đa dạng, phong phú (9)
  • 2. Nội dung quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể (13)
    • 2.1. Nội dung quan điểm toàn diện (13)
    • 2.2. Nội dung quan điểm lịch sử - cụ thể (14)
    • 3.1. Liên hệ quan điểm toàn diện với việc xây dựng đường lối phát triển kinh tế ở Việt (17)
    • 3.3. Liên hệ quan điểm lịch sử - cụ thể trong phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo (24)

Nội dung

Khái niệm mối liên hệ

Theo quan điểm duy vật biện chứng, khái niệm mối liên hệ bao gồm hai phương diện sau:

- Một là, mối liên hệ là sự rằng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau, điều này quyết địnhsự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

- Hai là, mối liên hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, điều này quyết định sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

Vậy, mỗi liên hệ là một phạm trù dùng để chỉ sự ràng buộc, phụ thuộc, quy định lẫn nhau, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành nên sự vật, hiện tượng; giữa các sự vật, hiện tượng với nhau; giữa sự vật, hiện tượng với môi trường mà trong đó sự biến đổi của sự vật, hiện tượng này sẽ kéo theo sự biến đổi của sự vật, hiện tượng khác.

Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó thể hiện các thuộc tính và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình là những đối tượng thực tồn Sự thay đổi các tương tác tất yếu làm đối tượng, các thuộc tính của nó thay đổi, và trong điều kiện có thể còn làm nó biến mất, chuyển hóa thành đối tượng khác Sự tồn tại của đối tượng, sự hiện hữu các thuộc tính của nó phụ thuộc vào các tương tác giữa nó với các đối tượng khác, chứng tỏ rằng, đối tượng có liên hệ với các đối tượng khác “Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.

Tính chất của mối liên hệ

Tính khách

Tính khách quan của mối liên hệ xuất phát từ tính thống nhất vật chất của thế giới Theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù đa dạng, muôn hình muốn về như thế nào đi chăng nữa thì chúng cũng chỉ là những dụng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất Ngay cả ý thức của con người cùng chỉ là thuộc tỉnh của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ nào người và nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả của sự phân ảnh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người.

Mối liên hệ là cải vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng chứ không phải do sự áp đặt từ bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức của con người, dù muốn hay không muốn thì bản thân các sự vật, hiện tượng hay các mặt, bộ phận trong một sự vật, hiện tượng luôn luôn chứa đụng các mối liên hệ

Tính khách quan của các mối liên hệ, tác động trong thế giới Có mối liên hệ, tác động giữa các sự vật, hiện tượng vật chất với nhau Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần Có các mối liên hệ giữa những hiện tượng tinh thần với nhau (mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận thức) Các mối liên hệ, tác động đó, suy đến cùng, đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng Mối liên hệ cây và đất, mối liên hệ ánh sáng và mặt đất Nếu không có nhữngmối liên hệ như vậy thì nó sẽ không tồn tại, ở cây cần phải có đất để phát triển, sinh sôi mới mọc được cây.

Tính phổ biến

Tính phổ biến của mối liên hệ xuất phát từ bản thân tính biện chứng của thế giới vật chất Mỗi sự vật, hiện tượng là một hệ thống có cấu trúc nội tại Không có sự vật, hiệntượng nào tồn tại một cách cô lập, biệt lập với các sự vật, hiện tượng khác; cũng như không thể có yếu tố hay bộ phận nào tồn tại tách biệt với các yếu tố hay bộ phận khác Bản thân sự vật, hiện tượng là một chỉnh thể thống nhất.

Mối liên hệ có trong mọi sự vật, hiện tượng: mọi giai đoạn, mọi quá trình; có cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy con người.

Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ, bất kỳ nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.

Tính đa dạng, phong phú

Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ xuất phát từ tính đa dạng, muôn hình muôn vẻ của thế giới vật chất Trong thế giới có nhiều kiểu mối liên hệ mà mỗi kiểu mối liênhệ có đặc điểm riêng, có vị trí, vai trò riêng đối với sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Song, thực chất của khoa học là nhận thức các mối liên hệ, vì thông qua các mối liênhệ mà sự vật, hiện tượng mới bộc lộ các thuộc tỉnh và thông qua các thuộc tính ấy mới nắm bắt được bản chất của các sự vật, hiện tượng.

Có mối liên hệ bên trong - mối liên hệ bên ngoài; có mối liên hệ cơ bản - mối liên hệ không cơ bản; có mối liên hệ chủ yếu - mối liên hệ thứ yếu; có mối liên hệ bản chất - mối liên hệ không bản chất; có mối liên hệ tất nhiên - mối liên hệ ngẫu nhiên; có mối liên hệ trực tiếp - mối liên hệ gián tiếp, mối liên hệ diễn ra rất phức tạp trong đời sống xã hội, vì ở đó có sự tham gia của con người có ý thức, nhưng tổng hợp các mối liên hệtrong đời sống xã hội vạch ra đường đi cho mình theo những xu hướng nhất định, đó là các quy luật xã hội.

Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận, các thuộc tính, các mặt khác nhau… trong cùng một sự vật Nó giữ vai tròquyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Mối liên hệ bên ngoài là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác nhau Nhìn chung, nó không có ý nghĩaquyết định Mối quan hệ này thường phải thông qua mối liên hệ bên trong để phát huy tác dụng Liên hệ bản chất và không bản chất, liên hệ tất yếu và ngẫu nhiên Cũng cónhững tính chất, đặc điểm nêu trên Ngoài ra, chúng còn có tính đặc thù Chẳng hạn,cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong mối quan hệ này, lại là tất nhiên trong mối quan hệ khác Liên hệ chủ yếu và thứ yếu; liên hệ trực tiếp và gián tiếp Cách phân loại này nóiđến vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của sự vật Liên hệ bản chất vàkhông bản chất; liên hệ cơ bản và không cơ bản Cách phân loại này nói lên thực chấtcủa mối liên hệ là gì Liên hệ bao quát toàn bộ thế giới và liên hệ bao quát một số hoặcmột lĩnh vực Cách phân loại này vạch ra quy mô của mối liên hệ Các loại liên hệ khácnhau có thể chuyển hóa cho nhau Sự chuyển hóa như vậy là do ta thay đổi phạm vi xem xét, phân loại hoặc do kết quả vận động khách quan của chính sự vật, hiện tượng.

Mối liên hệ phổ biến có tính đa dạng, phong phú Có mối liên hệ về mặt không gian vàcũng có mối liên hệ về mặt thời gian giữa các sự vật, hiện tượng Có mối liên hệ chungtác động lên toàn bộ hay trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới Có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong tưng lĩnh vực, tưng sự vật và hiện tượng cụ thể Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng cũng có những mối liên hệ gián tiếp Có mối liên hệ tất nhiên, cũng có mối liên hệ ngẫu nhiên Có mối liên hệ bản chất cũng cómối liên hệ không bản chất chỉ đóng vai trò phụ thuộc Có mối liên hệ chủ yếu và cómối liên hệ thứ yếu chúng giữ những vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng Để phân loại các mối liên hệ như trên, phải tuỳ thuộc vào tính chất và vai trò của tưng mối liên hệ Tuy vậy, việc phân loại này cũng chỉ mang tính tương đối, bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng là rất phức tạp, không thể tách chúng khỏi tất cả các mối liên hệ khác Mọi liên hệ còn cần được nghiên cứu cụ thểtrong sự biến đổi và phát triển cụ thể của chúng. Một ngày là quá trình xác định việc quan trọng (mối liên hệ cơ bản) là học, còn việc ảnh hưởng (mối liên hệ không cơ bản) cái gì làm trước, việc nào làm sau Việc nào trong buổi sáng (mối liên hệ chủ yếu) là ăn sáng, trưa và tối làm việc nhà (mối liên hệ thứ yếu) Nó có sự ảnh hưởng lẫn nhau.

Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó Tính vô hạn của thế giới, cũng như tính vô lượng các sự vật, hiện tượng đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến, được quy định bằng các mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau. Hiện nay, khoa học hiện đại đã chứng minh rằng:

- Phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng do cách thức liên hệ giữa các yếu tố cấu thành quyết định Chẳng hạn, củng từ các nguyên tử các bon (C), nhưng theo những cách thức liên hệ khác nhau sẽ tạo thành than hoặc kim cương, hoặc cùng từcông thức phân tử C, H, O, nhưng cách thức liên hệ khác nhau sẽ tạo thành rượu (CH, -CH, - OH) hoặc ête (CH, - O - CH); hay trật tự liên hệ giữa các axit nucleic (A - T, G -X) mà bị đảo lộn sẽ gây ra hiện tượng đột biến gen.

- Sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng do sự tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành quyết định, mà trước hết là do sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các mặt đối lập Chẳng hạn, sự tác động qua lại giữa giai cấp công nhân với giai cấp từ sản là động lực phát triển của xã hội tư bản chủ nghĩa; hay sự tác động qua lại giữa cùng với cầu, giữa tích lũy với tiêu dùng là động lực phát triển của nền sản xuất xã hội.

Tích lũy và tiêu dùng cung và cầu quyết định sự phát triển kinh tế Đồng hóa và dị hóa quyết định sự phát triển cơ thể.

Nội dung quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể

Nội dung quan điểm toàn diện

Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ và tác động qua lại với nhau Do đó, khi nghiên cứu một đối tượng cụ thể, nguyên tắc toàn diện cần được tuân thủ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở cho việc hình thành nguyên tắc toàn diện trong phép biện chứng Nguyên tắc này đặt ra những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tế như sau:

- Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó; “cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, tức trong chỉnh thể thống nhất của “mối tổng hoà những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với các sự vật khác” (V.I.Lênin).

- Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.

- Thứ ba, cần xem xét đổi tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.

- Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật nguy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).

Nội dung quan điểm lịch sử - cụ thể

Nội dung nguyên tắc lịch sử - cụ thể này được V.I Lênin nêu rõ và cô đọng, “xem xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động trong sự tự biến đổi của nó” Nói như vậy không có nghĩa nguyên tắc lịch sử chỉ dừng lại ở chỗ liệt kê những giai đoạn phát triển lịch sử mà khách thể nhận thức đã trải qua, mà còn đòi hỏi chủ thể nhận thức phải vạch ra được tính tất yếu và các quy luật chi phối sự thay thế lẫn nhau của các khách thể nhận thức (do khách thể nhận thức chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác), đặc biệt là phải tách ra được “cái cơ bản nhất trong chiều hướng phát triển, hay trong cái dây xích phát triển” của khách thể nhận thức

V.I Lênin viết “trong mỗi thời kỳ đặc biệt, cần phải tìm cho ra cái mắt xích đặc biệt mà người ta phải đem toàn lực ra nắm lấy để giữ vững được toàn bộ cái xích và chuẩn bị để chuyển vững chắc sang mắt xích kề bên; hơn nữa, trình tự nối tiếp, hình thức, mối liên hệ của (chúng) và những đặc điểm khác nhau của (chúng) trong những biến cố lịch sử đều không đơn giản ” Qua đoạn trích này, V.I Lênin nhắc nhở rằng, nhận thức về một khách thể nào đó, nhất là trong lĩnh vực xã hội, dù cho nhận thức đó đã là chân lý, cũng không phải là một cái gì cứng nhắc, luôn luôn đúng trong mọi biến cố của lịch sử.

Nguyên tắc này đặt ra những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tế như sau:

- Thứ nhất: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung nguyên tắc lịch sử cụ thể.

Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, sẽ diễn ra sự chuyển hóa qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, sự vận động của chính nó, đời sống của chính nó.

Nhiệm vụ của nguyên tắc lịch sử cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng thông qua lăng kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những gián đoạn theo trình tự không gian và thời gian. Nét quan trọng nhất của nguyên tắc lịch sử cụ thể là mô tả sự kiện cụ thể theo trình tự nghiêm ngặt của sự hình thành sự vật, hiện tượng Giá trị của nguyên tắc này là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận động lịch sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.

- Thứ hai: Nguyên tắc lịch sử cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận động có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất.

- Thứ ba: Nguyên tắc lịch sử cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức những thay đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất lượng thay thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ định.

Như vậy, chỉ khi tìm ra được mối liên hệ giữa các trạng thái chất lượng, tạo nên lịch sử hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng thì mới có thể giải thích được các đặc trưng về chất lượng và số lượng đặc thù của nó, bản chất thật sự của sự vật đó.

- Thứ tư: Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng.

- Thứ năm: Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử cụ thể về bản chất chính là nhận thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng; Đồng thời tránh khuynh hướng giáo điều, trừu tượng, không cụ thể Mặt khác, cũng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể, không thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi.

Liên hệ quan điểm toàn diện với việc xây dựng đường lối phát triển kinh tế ở Việt

phát triển kinh tế ở Việt Nam

Liên kết với thực tiễn, quan điểm toàn diện trong việc xây dựng đường lối phát triển kinh tế ở Việt Nam có thể được thực hiện như sau:

- Thách Thức và Cơ Hội Toàn Cầu:

 Thực Tiễn: Việt Nam đang đối mặt với thách thức và cơ hội từ sự biến động toàn cầu, từ hội nhập kinh tế quốc tế đến biến đổi khí hậu.

 Áp Dụng Quan Điểm Toàn Diện: Phát triển kinh tế cần xem xét toàn bộ ảnh hưởng của các yếu tố toàn cầu, từ thương mại quốc tế đến biến đổi khí hậu, để xây dựng chiến lược phát triển linh hoạt và chống chọi với biến động thị trường và môi trường.

 Thực Tiễn: Kinh tế Việt Nam đang chuyển từ mô hình nông thôn đến công nghiệp và dịch vụ, với nhu cầu liên kết mạnh mẽ giữa các lĩnh vực.

 Áp Dụng Quan Điểm Toàn Diện: Xem xét mối liên hệ giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ để phát triển một hệ thống kinh tế chặt chẽ và hiệu quả.

- Tận Dụng Tài Nguyên Nội Địa và Nhân Lực:

Thực Tiễn: Việt Nam có lợi thế về tài nguyên nông nghiệp và nhân lực. Áp Dụng Quan Điểm Toàn Diện: Phát triển kinh tế cần xem xét toàn bộ tiềm năng và mối liên hệ giữa tài nguyên nội địa và nhân lực để tối ưu hóa sự đa dạng và sức mạnh của đất nước.

- Hệ Thống Giao Thông và Cơ Sở Hạ Tầng:

 Thực Tiễn: Việt Nam đang đầu tư vào cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông.

 Áp Dụng Quan Điểm Toàn Diện: Xây dựng hệ thống giao thông liên kết chặt chẽ giữa các khu vực, cũng như nhìn nhận mối liên hệ với các yếu tố khác như đô thị hóa và công nghiệp hóa.

- Chính Sách Dân Số và Giáo Dục:

 Thực Tiễn: Dân số Việt Nam đang tăng và có sự chuyển động từ nông thôn đến đô thị.

 Áp Dụng Quan Điểm Toàn Diện: Xem xét mối liên hệ giữa chính sách dân số, giáo dục và sự phát triển kinh tế để đảm bảo nguồn nhân lực đủ chất lượng và linh hoạt.

- Chủ Động Thích Ứng và Đổi Mới:

 Thực Tiễn: Sự đổi mới và chủ động thích ứng là quan trọng trong môi trường kinh tế biến động.

 Áp Dụng Quan Điểm Toàn Diện: Xem xét mối liên hệ giữa sự đổi mới, chủ động thích ứng và sự phát triển kinh tế để tạo ra một hệ thống linh hoạt và sáng tạo.

- Bảo Vệ Môi Trường và Phát Triển Bền Vững:

 Thực Tiễn: Thách thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

 Áp Dụng Quan Điểm Toàn Diện: Phát triển kinh tế cần xem xét mối liên hệ giữa phát triển và bảo vệ môi trường, đảm bảo sự cân bằng giữa tiến triển kinh tế và bền vững môi trường. Để minh họa cách quan điểm toàn diện có thể được áp dụng trong xây dựng đường lối phát triển kinh tế ở Việt Nam, hãy xem xét một ví dụ thực tế: "Chính Sách Năng Lượng Bền Vững và Phát Triển Kinh Tế Tại Việt Nam".

Ví Dụ: Chính Sách Năng Lượng Bền Vững:

 Tình Huống: Việt Nam đang phát triển kinh tế nhanh chóng, nhưng cũng đối mặt với thách thức về an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu.

 Thách Thức: Cần phải đảm bảo sự phát triển kinh tế mà không gây hại cho môi trường và đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định và bền vững.

2 Áp Dụng Quan Điểm Toàn Diện:

 Nghiên Cứu Bền Vững: Đánh giá tác động của các quyết định kinh tế đối với môi trường, tài nguyên năng lượng, và cộng đồng.

 Liên Kết Quốc Tế: Hợp tác với cộng đồng quốc tế để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng chính sách năng lượng bền vững.

 Chính Sách Năng Lượng Đa Dạng: Xây dựng chính sách năng lượng hỗ trợ sự đa dạng trong nguồn cung năng lượng, bao

 Khuyến Khích Nghiên Cứu và Phát Triển: Tạo điều kiện cho nghiên cứu và phát triển công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng.

 Đánh Giá Mối Liên Hệ: Xem xét mối liên hệ giữa sự tiến triển kinh tế và tình trạng môi trường, đồng thời đảm bảo rằng quyết định kinh tế không tạo ra tác động tiêu cực.

5 Hợp Tác Quốc Nội và Quốc Tế:

 Đối Thoại Cộng Đồng: Hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan, bao gồm cả cộng đồng địa phương, doanh nghiệp, và tổ chức phi chính phủ.

 Chia Sẻ Kinh Nghiệm Quốc Tế: Học hỏi từ các quốc gia khác về cách họ đã thành công trong việc tích hợp năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường.

6 Đánh Giá Hiệu Quả và Tác Động Xã Hội:

 Theo Dõi Kết Quả: Xây dựng hệ thống theo dõi để đánh giá hiệu quả của chính sách và đảm bảo rằng nó không gây ra tác động tiêu cực đối với cộng đồng.

7 Khuyến Khích Doanh Nghiệp Bền Vững:

 Incentives và Chính Sách Hỗ Trợ: Tạo ra các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động bền vững và sử dụng nguồn năng lượng sạch.

 Áp dụng quan điểm toàn diện trong chính sách năng lượng bền vững giúp đảm bảo rằng mọi quyết định và chiến lược đều được xem xét trong ngữ cảnh rộng lớn của hệ thống kinh tế và xã hội Điều này giúp định hình một đường lối phát triển kinh tế bền vững, cân nhắc đến tất cả các khía cạnh của môi trường, xã hội và kinh tế.

3.2 Liên hệ quan điểm toàn diện với việc xử lý tình huống trong phát triển kinh tế hoặc kinh doanh

Liên hệ quan điểm lịch sử - cụ thể trong phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo

công nghệ, giáo dục, đào tạo

Trong ngữ cảnh của phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay, quan điểm lịch sử, đặc biệt là từ góc độ của phép biện chứng duy vật, có thể giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng và định hình sự phát triển này Dưới đây là một số liên hệ cụ thể:

- Tiến Bộ Hệ Thống và Liên Kết Tri Thức:

 Liên Hệ Lịch Sử: Quan điểm lịch sử của phép biện chứng duy vật có thể giúp hiểu rõ sự phát triển từng giai đoạn của khoa học và công nghệ ở Việt Nam, và làm thế nào kiến thức và đóng góp từ những thế hệ trước đó đã tạo ra nền tảng cho những tiến bộ hiện tại.

- Tương Tác Giữa Khoa Học và Xã Hội:

 Liên Hệ Lịch Sử: Quan điểm lịch sử của phép biện chứng duy vật có thể phản ánh tương tác giữa khoa học và xã hội tại Việt Nam Cách mà nhận thức về khoa học và công nghệ đã thay đổi theo thời gian và làm thế nào nó ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.

- Ảnh Hưởng Của Môi Trường Xã Hội và Kinh Tế:

 Liên Hệ Lịch Sử: Phép biện chứng duy vật thường nhấn mạnh ảnh hưởng của môi trường xã hội và kinh tế đối với phát triển khoa học và công nghệ Lịch sử này có thể làm rõ làm thế nào các biến động trong xã hội và kinh tế Việt Nam đã hỗ trợ hoặc gây thách thức cho sự phát triển này.

- Sự Thay Đổi Paradigm và Đổi Mới:

 Liên Hệ Lịch Sử: Các giai đoạn quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ thường đi kèm với sự thay đổi paradigm và đổi mới Quan điểm lịch sử của phép biện chứng duy vật có thể giúp phản ánh về các cách mà những thay đổi này đã được đối xử và ảnh hưởng đến sự phát triển hiện tại.

- Vai Trò của Nhân Văn Trong Khoa Học và Công Nghệ:

 Liên Hệ Lịch Sử: Quan điểm lịch sử của phép biện chứng duy vật thường coi trọng vai trò của nhân văn trong khoa học và công nghệ Lịch sử này có thể giúp hiểu làm thế nào những giá trị và ảnh hưởng nhân văn đã định hình hướng phát triển của nền khoa học và công nghệ ở Việt Nam.

- Sự Đối Đầu và Tương Tác giữa Các Trường Phái Khoa Học:

 Liên Hệ Lịch Sử: Phép biện chứng duy vật thường chú trọng đến sự đối đầu và tương tác giữa các trường phái khoa học Lịch sử này có thể làm rõ làm thế nào các trường phái khác nhau đã đóng góp vào sự phát triển của khoa học và công nghệ ở Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về cách quan điểm lịch sử của phép biện chứng duy vật có thể giúp trong việc hiểu sự phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam, chúng ta có thể xem xét một ví dụ cụ thể liên

Ví Dụ: Phát Triển Ngành Viễn Thông ở Việt Nam:

 Bối Cảnh Lịch Sử: Trong giai đoạn đầu của sự mở cửa kinh tế (Đổi mới), Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và hạ tầng công nghiệp còn rất yếu kém.

 Đóng Góp Của Thế Hệ Trước Đó: Các nhà khoa học và kỹ sư Việt Nam từ thế hệ trước đã có đóng góp trong việc hình thành hạ tầng và kiến thức cơ bản cho ngành công nghiệp.

 Bối Cảnh Lịch Sử: Việt Nam trải qua một giai đoạn phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

 Đóng Góp Của Thế Hệ Trước Đó: Cơ sở hạ tầng và kiến thức từ thế hệ trước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành công nghiệp viễn thông Các công ty nội địa và quốc tế đều hưởng lợi từ những kiến thức và kỹ năng có sẵn.

3 Sự Thay Đổi Paradigm (2010s - Hiện Nay):

 Bối Cảnh Lịch Sử: Cùng với sự chuyển đổi toàn cầu hóa, ngành công nghiệp viễn thông ở Việt Nam đang chứng kiến sự đổi mới liên tục.

 Đóng Góp Của Thế Hệ Trước Đó: Các kiến thức và kinh nghiệm tích lũy từ thế hệ trước đã giúp ngành công nghiệp này nhanh chóng hấp thụ và áp dụng các công nghệ mới như 5G, trí tuệ nhân tạo, và Internet of Things (IoT).

4 Tương Tác Giữa Khoa Học và Xã Hội:

 Bối Cảnh Lịch Sử: Xã hội ở Việt Nam ngày càng nhận thức giá trị của công nghiệp viễn thông trong sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.

 Đóng Góp Của Thế Hệ Trước Đó: Các nhà nghiên cứu và doanh nhân trong lĩnh vực này đã tạo ra các giải pháp và sản phẩm đóng góp vào sự tương tác tích cực giữa khoa học và xã hội.

 Thông qua ví dụ này, quan điểm lịch sử của phép biện chứng duy vật giúp chúng ta nhận ra rằng sự phát triển của ngành công nghiệp viễn thông ở Việt Nam không chỉ là hiện tượng hiện tại mà còn là kết quả của sự tiếp nối và đóng góp của những thế hệ trước đó Nó là một quá trình phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa khoa học và xã hội, và là kết quả của thay đổi paradigm liên tục.

Mối liên hệ là sự rằng buộc, phụ thuộc quy định lẫn nhau, điều này quyết định sự tồn tại của sự vật, hiện tượng và là sự tác động qua lại lẫn nhau, điều này quyết định sự phát triển của sự vật, hiện tượng Tính chất của mối liên hệ là tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú Từ đó, mối quan hệ phổ biến trở thành cơ sở lý luận cho quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w