Vậy nên đề tài em chọn cho bài tiểu luận này là “ Phân tích quan điểm toàn diện của Phép biện chứng duy vật và liên hệ với thực tiễn hiện nay”.B/ NỘI DUNGI.Phân tích quan điểm toàn diện
Trang 1Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
… 0O0…
BÀI TẬP LỚN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài số 4:
Phân tích quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật và liên hệ với thực tiễn.
Họ tên: Trần Ngọc Ba
Mã SV: 11220758 Lớp: KTQT CLC 64D Khóa: 64 GĐ:A513
HÀ NỘI - 12/2022
Trang 2MỤC LỤC
A/ MỞ ĐẦU 2
B/ NỘI DUNG 3
I Phân tích quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật 3
1 Nguyên tắc toàn diện 4
2 Nguồn gốc của quan điểm toàn diện 4
3 Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện 5
4 Nội dung của quan điểm toàn diện 6
5 Yêu cầu của quan điểm toàn diện 7
II Liên hệ thực tiễn hiện nay 8
1 Đối với việc học tập của bản thân 8
2 Đối với việc phát triển nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay 9
C/ KẾT LUẬN 11
D/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3A/ MỞ ĐẦU
Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy Triết học ra đời ở cả Phương Đông và Phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI tr.CN) Với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
Sự xuất hiện triết học Mác – Lênin là một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết học Đó là kết quả tất yếu của sự phát triển lịch sử tư tưởng triết học và khoa học của nhân loại Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn: Mặt thứ nhất là giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai là con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Việc đi tìm cách trả lời cho mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn của triết học C Mác đã làm cho học thuyết của chủ nghĩa duy vật được mở rộng từ chỗ nhận thức thế giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu vĩ đại của Mác với những hệ thống quan điểm toàn diện sâu sắc, Đảng và Nhà nước đã có những tư tưởng và chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm giúp đất nước ngày càng ổn định về mọi mặt như kinh
tế, chính trị, xã hội, đối ngoại, xây dựng thành công nhà nước xã hội chủ nghĩa hội
nhập và phát triển Vậy nên đề tài em chọn cho bài tiểu luận này là “ Phân tích quan điểm toàn diện của Phép biện chứng duy vật và liên hệ với thực tiễn hiện nay”.
B/ NỘI DUNG
I Phân tích quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và PH.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỉ XIX, sau đó
Trang 4được V.L Lênin phát triển Theo Ph Ăngghen: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động,
sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng” Nó phản ánh hiện thực những gì bản thân nó đang hiện hữu một cách rõ ràng nhất và đem lại những giá trị cao cả trong xây dựng lực lượng tiến bộ xã hội Chủ nghĩa này được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống gồm
2 nguyên lý (Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về mối quan hệ phát triển), 6 cặp phạm trù cơ bản (Cái riêng – cái chung, nguyên nhân – kết quả, tất nhiên – ngẫu nhiên nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng, khả năng – hiện thực) và 3 quy luật phổ biến (Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập) Từ đó xây dựng nên 3 quan điểm: Quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử - cụ thể Trong đó, quan điểm toàn diện có vai trò quan trọng và ý nghĩa hết sức thiết thực trong cuộc sống
Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có được nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng, một mặt chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó Mặt khác, chúng ta phải xem xét nó trong mối liên hệ với các sự vật khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp) Đề cập đến 2 nội dung này, Lênin viết “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó”
Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên, để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản thân Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cũng cần lưu ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện nhất định
1 Nguyên tắc toàn diện
Trang 5Quan điểm toàn diện là một nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức các
sự vật, hiện tượng, quan điểm toàn diện đòi hỏi phải xem xét mọi sự vật, hiện tượng như một chỉnh thể hoàn chỉnh với tất cả các mặt, các bộ phận, yếu tố thuộc tính và mối liên hệ trong chính bản thân chúng, mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác và mối liên hệ của chúng với môi trường xung quanh, ở
cả hai mối liên hệ trung gian và trực tiếp Quan điểm toàn diện là một quan điểm mang tính phương pháp luận khoa học trong nhận thức thế giới Khi nghiên cứu và xem xét sự vật phải quan tâm đến tất cả các yếu tố, các mặt, bao gồm cả mặt gián tiếp, trung gian có liên quan đến sự vật
2 Nguồn gốc của quan điểm toàn diện
Điều này xuất phát từ mối liên hệ nằm trong nguyên lý phổ biến của các hiện tượng, sự vật trên thế giới Với các tính chất trong tác động và phản ánh kết quả khác nhau Bởi phải có quan điểm toàn diện vì bất cứ mối quan hệ nào cũng tồn tại sự vật,
sự việc Không có bất cứ sự vật nào tồn tại một cách riêng biệt, hay chỉ chịu tác động
từ duy nhất một yếu tố Có khả năng tồn tại cô lập, độc lập với các sự vật khác Tính chất trong những ảnh hưởng từ chủ quan và khách quan là rất đa dạng Ngiên cứu và phân tích cho thấy rằng, nếu muốn đánh giá chủ thể một cách hiệu quả nhất, cần nhìn nhận vào toàn diện và bày tỏ quan điểm
3 Cơ sở lí luận của quan điểm toàn diện
Quan điểm này được thể hiện trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng Với tính khách quan, tính phổ biến, tính phong phú, đa dạng và sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư tưởng
Sự tương tác này góp phần vào cách mọi thứ phản ánh trong thực tế Sự vật được nhìn nhận dưới góc độ của các yếu tố ảnh hưởng và các yếu tố khác
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự phản ánh về sự vật có lý giải và cần có lý giải Khi nguyên nhân luôn có và mọi thứ ảnh hưởng lẫn nhau Khi đó, việc nhìn
Trang 6nhận và đánh giá hiệu quả phải dựa trên những thuộc tính phản ánh rõ nhất Chỉ có phán đoán đúng mới có giá trị về mặt quan điểm Vì vậy, tính toàn diện là một đặc điểm cần thiết và quan trọng
Trong tính chấtt duy vật biện chứng, những nhìn nhận và đánh giá phải được xây dựng từ nhiều chiều Nó giải thích cho những phản ánh kết quả tồn tại trên thị trường Những nguyên nhân được tìm ra có nguyên nhân trực tiếp hay tác động không trực tiếp Và phản ánh năng lực, khả năng và cái nhìn nhiều chiều của một chủ thể
Chính vì thế mà khi xem xét toàn diện tất cả các mặt của những mối quan hệ của sự vật đòi hỏi: thứ nhất, chúng ta phải đặt nó trong một chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó; thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó
và nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, để nhận thức có thể phản ánh
sự tồn tại khách quan một cách đầy đủ nhất với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng; thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp, trong không gian, thời gian nhất định, từ quá khứ đến hiện tại và phán đoán ở tương lai; thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác, hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên
dễ rơi và thuận ngụy biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản, hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến)
4 Nội dung của quan điểm toàn diện
Việc xác định tiêu chí là bắt buộc khi chúng ta phân tích bất kỳ đối tượng nào Đối tượng cần xác định trong việc xác định mục tiêu Bạn đặt càng nhiều mục tiêu,
Trang 7thì các thuộc tính cần đánh giá càng lớn Từ đó, người vận hành hiểu được bản chất của đối tượng Họ cũng có thể đưa ra nhận định khi nhìn nhận ở bất kỳ khía cạnh nào phản ánh tính toàn diện Chúng ta cần áp dụng lý thuyết một cách có hệ thống khi nghiên cứu các chủ đề khác nhau Cách xử lý một khía cạnh cụ thể, tùy thuộc vào đối tượng và bản chất của nó Cũng như các ứng dụng linh hoạt, sáng tạo và không mang tính tạm thời Bắt buộc phải biết cách điều chỉnh mức độ phù hợp và các yếu tố ảnh hưởng để tìm ra kết quả tốt nhất Đó là: hãy nghĩ xem nó được cấu tạo từ những yếu
tố nào, những bộ phận nào có mối quan hệ ràng buộc và chúng tương tác với nhau như thế nào Thực hiện phân tích để hiểu cơ chế hoặc mối quan hệ giữa các kết quả được báo cáoTừ đó có thể phát hiện ra thuộc tính chung của hệ thống vốn không có ở mỗi yếu tố
Mặt khác khi xem xét một cách tổng thể , cần nghiên cứu cả mối quan hệ của
sự vật với các yếu tố xung quanh Trong tính chất tác động hay ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố Khi đó việc đánh giá toàn diện các phản ánh từ sự vật sẽ có hướng tiếp cận hiệu quả hơn Xem xét tính mở của sự vật trong quan hệ ràng buộc với các
hệ thống khác Hoặc liên quan đến các yếu tố hình thành nên môi trường vận động , phát triển… Tạo ra một tầm nhìn toàn diện từ bên trong đến các tác động bên ngoài
Như vậy , cần thực hiện nhận thức toàn diện trong hoạt động thực tiễn Vừa giúp hiểu rõ bản chất của đối tượng Vừa hạn chế được tác động tiêu cực xảy ra với
sự vật Cách nhìn nhận này làm mấy sự hiệu quả trong công tác đánh giá hay nhận thức Nó thậm chí còn mang đến cái nhìn sai lầm và tiêu cực Cần quan sát , tìm hiểu tổng thể trong phản ánh của đối tượng Cung cấp những hình dung và xâu chuỗi cho các đặc tính tồn tại bên trong sản phẩm
Cũng như thực hiện với quan sát các mối quan hệ hay tác động bên ngoài của
nó qua lại với những nhân tố khác Việc thực hiện nhìn nhận và đưa ra quan điểm hiệu quả giúp cho các yêu cầu trong mục tiêu phân tích được phản ánh
Trang 8Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật qua mối quan hệ qua lại Chỉ có như vậy mới mang đến những phản ánh cho hiểu biết về sự vật Tính nhiều chiều và phân tích càng cụ thể, có thể mang đến những nhìn nhận đầy đủ và hiệu quả nhất Việc am hiểu về đối tượng mới mang đến các tính toán và tác động hiệu quả lên đối tượng đó
5 Yêu cầu của quan điểm toàn diện
Mối quan hệ có thể là giữa các yếu tố, giữa các bộ phận, giữa sự vật này với sự vật khác giữa các mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp Cái nhìn phiến diện sẽ không mang lại hiệu quả khi thực thi Ngược lại, nó cũng có thể tạo ra những tuyên bố hoặc
ý kiến sai lệch Và việc đưa ra quyết định sai với mục đích thực hiện phản ánh quan điểm
Đòi hỏi mọi người chú ý và phân biệt từng mối quan hệ Các quan điểm khác nhau phản ánh những đặc điểm khác nhau Nó tạo ra sự đa dạng của các chủ thể trong hoạt động thực tế Do đó, việc chú ý và phân tích từng yếu tố cũng được biểu hiện trên cơ sở của nó Cụ thể hơn, đó là mối quan hệ chủ yếu với tất yếu, mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài, mối quan hệ với tự nhiên Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể hiểu được bản chất thực sự của sự vật
Đòi hỏi mọi người nắm bắt được xu hướng phát triển của sự vật trong tương lai Những nhìn nhận mang đến phản ánh như thế nào cho mức độ phù hợp hay cơ sở phát triển trong tương lai Hoặc những yếu tố biến động cũng có thể được đánh giá để mang đến nhận định cần thiết Nó giúp cho việc thực hiện các hoạt động tác động trên
sự vật được tiến hành hiệu quả Đáp ứng các mong muốn của chủ thể tiến hành
II Liên hệ thực tiễn hiện nay
1 Đối với việc học tập của bản thân
Trang 9Khi khẳng định vai trò của tư duy (ý thức) đối với nhận thức và cải tạo thế giới, V.I.Lênin đã khẳng định: Ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan Điều này cho thấy, một mặt, thông qua hoạt động tư duy, con người có thể nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan; mặt khác, thông qua hoạt động thực tiễn, con người có thể cải biến hiện thực khách quan theo những lợi ích của mình Cũng từ đó, có thể khẳng định tư duy khoa học, năng lực tư duy khoa học có vai trò quan trọng đối với cả hoạt động nhận thức lẫn hoạt động thực tiễn
Năng lực tư duy biện chứng sẽ giúp cho sinh viên rất nhiều trong quá trình học tập cũng như công tác sau này:
Thứ nhất, luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo Tư duy biện
chứng sẽ giúp sinh viên cái nhìn toàn diện, phân biệt tri thức đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân cái sai, và khẳng định, phát triển tri thức đúng đắn Sinh viên tự học, tự nghiên cứu, giải thích thực tiễn biến đổi, đưa ra những giải pháp mà thực tiễn đặt ra
Thứ hai, có phương pháp học tập, làm việc đúng đắn; sinh viên không còn phải
học vẹt, học tủ; mà học hiểu, biết vận dụng, biết đánh giá và sáng tạo ra tri thức mới Thứ ba,loại bỏ tư duy siêu hình, cứng nhắc, bảo thủ, trì trệ
2 Đối với việc phát triển nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đem lại sự đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh
tế nhà nước vẫn còn giữ vai trò chủ đạo, đất đai thuộc về nhân dân Quan điểm toàn diện còn được Đảng ta nhận thức và quán triệt ngay trong chính sách phát triển kinh
tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng cũng vừa vận hành theo cơ chế thị trường Ở đây, kết quả lao động, hiệu quả kinh tế chi phối các hoạt động kinh tế Thế nhưng, cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ ràng, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do mô hình này hoàn toàn mới,
Trang 10chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Về mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam: Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội Vì vậy, qua sự đổi mới kinh tế, Đảng và Nhà nước đang cố gắng hết sức để có thể phát triển lực lượng sản xuất của nước nhà theo cả số lượng và chất lượng để từ đó mang lại một năng suất cao nhất giúp kinh tế phát triển Sau đó là nâng cao chất lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật và nâng cao đời sống nhân dân Cùng với đó là thực hiện dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh
Hiện nay, Việt Nam được xem là một trong số những nước có định hướng phát triển nền kinh tế tương đối ổn định Từ một trong số những nước nghèo nhất, Việt Nam đã vươn mình thành một nước có trình độ phát triển kinh tế mạnh mẽ chỉ trong vài chục năm qua Đến nay, nền kinh tế thị trường ở nước ta đã trở nên hiện đại, hội nhập quốc tế và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần; có sự phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại thị trường, thị trường trong nước gắn kết với thị trường quốc tế Thị trường đã phát huy vai trò trong việc xác định giá cả, phân bổ nguồn lực, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa; nền kinh tế đã vận hành theo các quy luật của một nền kinh tế đã vận hành theo các quy luật của một nền kinh tế thị trường
Đồng thời, Nhà nước đã ngày một xây dựng và hoàn thiện thể chế tạo khuân khổ pháp luật, môi trường ổn định, thuận lợi cho kinh tế phát triển, vừa sử dụng triệt để các nguồn nhân lực trong nước vừa biết tận dụng cơ hội phát triển và sự giúp đỡ từ các nước trong khu vực cũng như quốc tế, hướng đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Như vậy, từ thực tiễn đến lý luận có thể khẳng định mô hình kinh tế thị trường là mô hình hiện đại, phù hợp với định hướng phát triển đất nước trong thời điểm hiện tại, theo kịp xu thế hội nhập toàn cầu
Hơn nữa, sự kiên định đổi mới, hội nhập và phát triển trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với đất nước và chế
độ ta Mối quan hệ giữa đổi mới, hội nhập và phát triển phản ánh quy luật mang tính