1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nó trong sự phát triển của cá nhân trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Luận Về Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Cái Chung Và Cái Riêng Trong Phép Biện Chứng Duy Vật Và Ý Nghĩa Của Nó Trong Sự Phát Triển Của Cá Nhân Trong Xã Hội Toàn Cầu Hóa Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Minh Huy, Phạm Văn Đạt, Nguyễn Quang Dương, Phạm Hữu Duy, Đinh Văn Trường
Người hướng dẫn Ts. Nguyễn Thị Quyết
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Triết Học MáC-Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊMÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNINTIỂU LUẬNLÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀCÁI RIÊNG TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ Ý NGHĨA CỦANÓ TRONG SỰ PHÁT TR

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

TIỂU LUẬN

LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀCÁI RIÊNG TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ Ý NGHĨA CỦA

NÓ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ NHÂN TRONG XÃ HỘI TOÀNCẦU HÓA HIỆN NAY

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ PHẠM TRÙCÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG 11.1 Các khái niệm cơ bản 11.2 Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng, cái đơn nhất trong phép biện chứng duy vật 21.3 Ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn: 3

1.3.1 Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ 3 1.3.2 Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng Mặt khác phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh cụ thể 3 1.3.3 Trong hoạt động thực tiễn, nếu thấy sự chuyển hóa nào có lợi thì ta cần chủ động tác động vào để nó nhanh chóng trở thành hiện thực 4

Chương 2 Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁ NHÂN TRONG XÃ HỘI TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 5

2.1 Khái niệm toàn cầu hóa 52.2 Vận dụng mối quan hệ cái chung và cái riêng vào sự phát triển của cánhân trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay 6

2.2.1 Thực trạng của mối quan hệ cái chung và cái riêng đối với sự phát triển của cá nhân trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay 6 2.2.2 Các nguyên nhân và yếu tố dẫn đến thực trạng 7 2.2.3 Một số giải pháp cho thực trạng của mối quan hệ cái chung và cái riêng đối với sự phát triển cá nhân trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.8 2.2.4 Ý nghĩa của mối quan hệ cái chung và cái riêng đối với sự phát triển của cá nhân trong xã hội toàn cầu hiện nay 9

2.3 Trách nhiệm của học sinh , sinh viên trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay: 10

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

“Toàn cầu hóa”- một vấn đề không mấy xa lạ từ thế kỉ XIX đến nay Toàn cầu hóa là quá trình các hoạt động về thương mại, đầu tư, lao động, ngân hàng được kết nối mạnh mẽ và rộng rãi giữa các quốc gia trên toàn cầu Trong kinh doanh, toàn cầu hóa được hiểu là quá trình tự do giao thương, tự do sử dụng lực lượng lao động của thị trường lao động khác để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận cho cả đôi bên Vấn đề này được tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở lĩnh vực văn hóa, kinh tế trên quy mô toàn cầu Điều này đồng nghĩa với việc các cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển và sự phát triển này đã đưa chúng ta đến với một kỷ nguyên tri thức - nơi mà đòi hỏi con người phải xây dựng riêng cho mình một nền tảng vững chắc về trình độ học vấn, ý thức (đạo đức, lao động, cộng đồng…) để có thể bắt kịp sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ và quan trọng hơn hết là để đáp ứng nhu cầu trong sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh Hiện nay, con người và nhân lực được coi là một trong những “chìa khóa” quyết định sự phát triển lâu dài của đất nước Vì vậy, để có một nền kinh tế vững mạnh thì mỗi cá nhân chúng ta phải trau dồi, học hỏi về cả kỹ năng lẫn kiến thức đồng thời việc nhận thức rằng bản thân mỗi chúng ta là một yếu tố rất quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho nền kinh tế nước nhà Khi mỗi cá nhân bước chân vào các mối quan hệ trong xã hội như quan hệ gia đình, quan hệ nhà trường… chúng ta lại nhận ra mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng là vô cùng cần thiết Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Cái riêng xuất hiện chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định và khi nó mất đi sẽ không bao giờ xuất hiện lại, cái riêng là cái không lặp lại Cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì những cái chung tồn tại ở cái riêng ấy sẽ không mất đi, mà nó vẫn còn tồn tại ở nhiều cái riêng khác” (Sự tồn tại của cái chung và cái riêng Ăngghen là người đã phát biểu quan điểm trên).

Trang 7

"Chúng ta cũng tin chắc rằng, qua tất cả mọi sự chuyển hóa của nó, vật chất vẫn cứ vĩnh viễn như thế, rằng không bao giờ một thuộc tính của nó lại có thể mất đi, và vì thế, nếu như một ngày kia nó phải hủy diệt mất đóa hoa rực rỡ nhất của nó trên trái đất, tức là cái tinh thần đang tư duy thì nhất định nó lại phải tái sinh ra cái tinh thần ấy ở một nơi nào khác và trong một thời gian khác

F Enghen

Lý luận có ý nghĩa như thế nào? Và giải thích cho vấn đề toàn cầu hóa được nêu ở trên ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi này và đi sâu hơn về ý nghĩa của chúng đối với thực trạng “nhức nhối” đang diễn ra trên khắp thế giới, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển của cá nhân trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay”.

Trang 8

Chương 1 QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ PHẠM TRÙCÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG

1.1 Các khái niệm cơ bản

- Cái riêng: là phạm trù triết học dụng để chỉ một sự vật hoặc một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định 1

Ví dụ: Mỗi cá thể con người là một cái riêng, mỗi người có tính cách, bộ gen, sở thích, năng lực, sở trường khác nhau, những đặc điểm này không lặp đi lặp lại ở mọi cá thể từ đó tạo nên cái riêng của mỗi người.

- Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng nào đó, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng (nhiều cái riêng) khác nữa 1

Ví dụ: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường thấy những cái bàn làm bằng gỗ, cùng màu sắc, kiểu dáng, thiết kế Mặt giống nhau này người ta gọi là cái chung của những cái bàn.

- Cái đơn nhất : là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác 1

Ví dụ : Ở thủ đô Hà Nội , ngoài các đặc điểm chung giống các thành phố khác của Việt Nam, còn có những nét riêng như Phố Cổ, Hồ Gươm Những nét văn

hóa truyền thống mà chỉ ở Hà Nội mới có, đó là cái đơn nhất.

1 Giáo trình Triết Học trang 73

1

Trang 9

1.2 Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng, cái đơn nhất trong phép biệnchứng duy vật.

- Phép biện chứng duy vật đã chỉ ra rằng cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng Điều này được chứng minh rằng:

 Thứ nhất: Cái chung không tồn tại trừu tượng bên ngoài những cái riêng, điều đó có nghĩa rằng cái chung thực sự tồn tại, nhưng nó gắn liền với cái riêng, biểu hiện thông qua cái riêng chứ không thể tồn tại độc lập Ví dụ:

Đặc điểm có bốn chân, có đuôi, ăn thịt là những đặc điểm chung của loàimèo Tuy nhiên, những đặc điểm này chỉ tồn tại trong từng con mèo cụ thể Nếu tách rời những đặc điểm này ra khỏi con mèo thì chúng sẽ không còn là những đặc điểm chung mô tả loài mèo nữa.

 Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.

Ví dụ: không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không tuân theo các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc cạnh tranh ) Nếu doanh nghiệp nào đó bất chấp các nguyên tắc chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.

 Thứ ba: Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng

Ví dụ: khi vận dụng những nguyên lý chung của khoa học vào việc giải quyết mỗi vấn đề riêng cần phải xét đến những điểu kiện lịch sử, cụ thể tạo nên

2

Trang 10

cái đơn nhất (đặc thù) của nó Cần tránh thái độ chung chung, trừu tượng khi giải quyết mỗi vấn đề riêng.

 Thứ tư: Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điểu kiện xác định của quá trình vận động, phát triển của sự vật.

Ví dụ: một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất Với mục đích nhân rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn:

Qua việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái chung”, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

1.3.1 Muốn biết được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ.

- Vì cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng để thể hiện sự tồn tại của mình, do đó, ta không thể tìm hiểu cái chung nếu không xem xét cái riêng.

1.3.2 Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng Mặt khác phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi hoàn cảnh cụ thể.

- Nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất, thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác, không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó

3

Trang 11

1.3.3 Trong hoạt động thực tiễn, nếu thấy sự chuyển hóa nào có lợi thì ta cần chủ động tác động vào để nó nhanh chóng trở thành hiện thực.

- Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.

4

Trang 12

Chương 2 Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁNHÂN TRONG XÃ HỘI TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY.

2.1 Khái niệm toàn cầu hóa.

- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế trên quy mô toàn cầu Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.

- Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

5

Trang 13

2.2 Vận dụng mối quan hệ cái chung và cái riêng vào sự phát triển củacá nhân trong xã hội toàn cầu hóa hiện nay.

2.2.1 Thực trạng của mối quan hệ cái chung và cái riêng đối với sự phát triển của cá nhân trong thời kì hội nhập quốc tế hiện nay

- Trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cá nhân Cái chung đề cập đến những giá trị, quy tắc và mục tiêu chung mà xã hội đặt ra, trong khi cái riêng liên quan đến những đặc điểm và nhu cầu riêng của từng cá nhân.

- Mối quan hệ cái chung và cái riêng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân theo các cách sau:

+ Tương quan giữa cái chung và cái riêng: Sự cân bằng giữa cái chung và cái riêng là quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của cá nhân Quá trình hội nhập quốc tế có thể tạo ra áp lực để cá nhân hòa nhập vào giá trị và quy tắc chung của xã hội, từ đó giúp cá nhân ngày càng phát triển và hoàn thiện bản thân, nhưng điều này cũng cần tôn trọng và đáp ứng đúng nhu cầu riêng của từng cá nhân.

+ Tác động của cái chung đến cá nhân: Cái chung có thể tạo ra một môi trường ổn định và định hình những giá trị và mục tiêu chung cho cá nhân Điều này có thể giúp cá nhân phát triển kỹ năng xã hội, tư duy đa chiều, khả năng làm việc nhóm Tuy nhiên, áp lực từ cái chung cũng có thể gây ra căng thẳng và có thể làm mất cân bằng trong cuộc sống cá nhân, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến năng suất làm việc của cá nhân.

- Tầm quan trọng của cái riêng: Cái riêng cho phép cá nhân thể hiện bản thân, phát triển sở thích và năng lực riêng của mình Việc tôn trọng và đáp ứng đúng nhu cầu riêng của từng cá nhân là cần thiết để khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo, động lực và tự tin trong sự phát triển và hoàn thiện cá nhân.

6

Trang 14

- Tương tác giữa cái chung và cái riêng: Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng không phải là mâu thuẫn tuyệt đối, mà là một quá trình tương tác Cá nhân có thể đóng góp vào cái chung thông qua việc phát triển năng lực cá nhân và đóng góp vào xã hội Đồng thời, cái chung cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân phát triển cá nhân và đạt được mục tiêu riêng.

2.2.2 Các nguyên nhân và yếu tố dẫn đến thực trạng.

1 Sự tăng cường quan hệ kinh tế và văn hóa quốc tế: Hội nhập quốc tế tạo ra môi trường kinh doanh và giao lưu văn hóa toàn cầu Điều này đồng nghĩa với việc cá nhân phải thích nghi với các giá trị, quy tắc, công nghệ và phong cách làm việc mới nếu không muốn bị xã hội đào thải Đồng thời, sự tăng cường quan hệ quốc tế cũng đặt ra áp lực nặng nề cho cá nhân phải duy trì và phát triển các kỹ năng quan hệ cá nhân và giao tiếp hiệu quả.

2 Sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông: Công nghệ thông tin và truyền thông đã làm cho thế giới trở nên liên kết hơn bao giờ hết Cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin và tương tác với người khác từ khắp nơi trên thế giới Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc cá nhân phải đối mặt với sự cạnh tranh và áp lực từ không chỉ trong nước mà còn là trên cả thế giới.

3 Thay đổi trong giáo dục và đào tạo: Hội nhập quốc tế đã tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về kiến thức và kỹ năng quốc tế Cá nhân cần phải học hỏi và phát triển các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, giao tiếp đa văn hóa và quản lý thời gian Đồng thời, sự thay đổi trong giáo dục và đào tạo cũng đặt ra áp lực cho cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và cạnh tranh với những người khác trên khắp thế giới.

4 Thay đổi trong giá trị và quan niệm xã hội: Hội nhập quốc tế đã đem lại sự đa dạng về giá trị và quan niệm xã hội Cá nhân phải đối mặt với sự đa dạng này và phải biết tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt Đồng thời, sự thay đổi này

7

Trang 15

cũng đặt ra áp lực cho cá nhân phải xây dựng và duy trì mối quan hệ cá nhân tốt với người khác từ các nền văn hóa và giá trị khác nhau.

2.2.3 Một số giải pháp cho thực trạng của mối quan hệ cái chung và cái riêng đối với sự phát triển cá nhân trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.

1 Tạo ra môi trường học tập đa dạng: Để phát triển cá nhân, cần tạo ra môi trường học tập đa dạng, nơi mà cá nhân có thể tiếp cận với kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau Điều này giúp cá nhân phát triển kỹ năng tư duy linh hoạt và khả năng thích ứng với sự đa dạng của thế giới hiện đại.

2 Khuyến khích sự đa dạng trong quan điểm và giá trị: Để phát triển cá nhân, cần khuyến khích sự đa dạng trong quan điểm và giá trị Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tạo ra không gian cho các quan điểm và giá trị khác nhau được thể hiện và thảo luận Từ đó giúp cá nhân hiểu và đánh giá một cách toàn diện các quan điểm và giá trị khác nhau, phát triển khả năng đánh giá và lựa chọn cá nhân.

3 Xây dựng kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: Để phát triển cá nhân, cần xây dựng kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm Kỹ năng này giúp cá nhân hiểu và tôn trọng quan điểm và giá trị của người khác, từ đó tạo ra môi trường làm việc hợp tác và xây dựng.

4 Đẩy mạnh giáo dục về đa văn hóa: Để phát triển cá nhân, cần đẩy mạnh giáo dục về đa văn hóa Giáo dục này giúp cá nhân hiểu và đánh giá các giá trị và quan điểm của các nền văn hóa khác nhau, từ đó phát triển khả năng thích ứng và làm việc trong môi trường đa văn hóa.

5 Tạo ra cơ hội học tập và làm việc quốc tế: Để phát triển cá nhân, cần tạo ra cơ hội học tập và làm việc quốc tế Điều này giúp cá nhân tiếp cận với các quan điểm và giá trị khác nhau từ các quốc gia và văn hóa khác nhau, từ đó mở rộng tầm nhìn và phát triển khả năng làm việc trong môi trường quốc tế

8

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w