1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn triết học mác lênin phân tích ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Ba Quy Luật Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Duy Vật
Tác giả Vũ Thị Ngân Nhi
Người hướng dẫn Võ Thị Hồng Hạnh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 308,23 KB

Nội dung

Những quy luật của phép biện chứng duy vật khái quát cách thức, nguyên nhân và khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, phản ánh bản chất biện chứng của thế giới khách q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

MÔN: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

PHÂN TÍCH BA QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT Giảng viên: Võ Thị Hồng Hạnh

Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Ngân Nhi

Mã sinh viên: 11233312 Lớp học phần: Triết học Mác - Lênin_20

HÀ NỘI, 05/2024

Trang 2

2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT 4

2 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 4

2.1 Quy luật lượng chất 4

2.1.1 Nội dung quy luật lượng chất 4

2.1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất 5

2.1.3 Vận dụng quy luật lượng chất 5

2.2 Quy luật mâu thuẫn 7

2.2.1 Nội dung quy luật mâu thuẫn 7

2.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn 8

2.1.3 Vận dụng quy luật mâu thuẫn 9

2.3 Quy luật phủ định của phủ định 11

2.3.1 Nội dung quy luật phủ định của phủ định 11

2.3.2 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định 12

2.3.3 Vận dụng quy luật phủ định của phủ định 12

TỔNG KẾT 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong các hoạt động nghiên cứu của con người về các sự vật, hiện tượng, mỗi chúng ta

có những phương pháp nghiên cứu khác nhau dựa vào cách nhìn nhận các sự vật hiện tượng dưới nhiều góc độ khác nhau Mặc dù quan sát ở hệ quy chiếu nào đi chăng nữa, chúng tạ cũng cần nắm bắt được bản chất và nguồn gốc của vấn đề Đó là điểm chính của bức tranh

về các sự vật và hiện tượng, nếu nắm rõ ta có thể đánh giá một cách chính xác về đối tượng

mà ta nghiên cứu

Trong thực tế các sự vật và hiện tượng luôn vận động và phát triển không ngừng Do vậy để nắm bắt được các quy luật, mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động của các

sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, chúng ta cần một học thuyết để dễ dàng nghiên cứu và tiếp cận nó Học thuyết của Mác - Lênin đã đề cập các vấn đề này thông qua phép biện chứng duy vật Những quy luật của phép biện chứng duy vật khái quát cách thức, nguyên nhân và khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, phản ánh bản

chất biện chứng của thế giới khách quan Đến nay, học thuyết này vẫn còn mang tính thời

sự Đặc biệt là vận dụng 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật vẫn được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nghiền cứu về tự nhiên, về các hoạt động của xã hội của con

người hay cả trong đời sống thực tiễn

Trang 4

4

NỘI DUNG

1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT

Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có điều kiện phù hợp Các quy luật có thể được quy thành

3 nhóm: quy luật riêng, quy luật chung và quy luật phổ biến Những quy luật của phép biện chứng mang tính phổ biến, phản ánh những mối liên hệ phổ biến của tất cả các đối tượng

hiện thực, phản ánh nội dung chung, thống nhất Những quy luật của phép biện chứng duy vật khái quát cách thức, nguyên nhân và khuynh hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, phản ánh bản chất biện chứng của thế giới khách quan

2 NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

2.1 Quy luật lượng chất

2.1.1 Nội dung quy luật lượng chất

Quy luật này là quy luật về phương thức chung của quá trình vận động, phát triển trong

tự nhiên, xã hội và tư duy Lượng và chất là hai mặt cơ bản của mọi sự vật hiện tượng Trong bản thân sự vật thì hai mặt này luôn tác động qua lại, ở nột mức độ nào đó, làm cho

sự vật phát triển Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng trong sự vật chưa đủ làm thay đổi căn bản chất của sự vật được gọi là độ Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức đủ để dẫn tới sự thay đổi về chất thì độ bị phá vỡ và sự vật phát triển sang một giai đoạn mới, khác hẳn về chất Mọi sự vật trong thế giới vật chất đều vận động

và phát triển không ngừng Việc tích lũy về lượng cũng chính là một trong những cách vận động của sự vật Vì thế, dù nhanh hay chậm, sớm hay muộn thì việc tích lũy về lượng của

sự vật cũng sẽ đến một giới hạn mà ở đó làm cho chất của sự vật thay đổi về căn bản Thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ để làm thay đổi về chất của sự vật gọi là điểm nút Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy

Trang 5

5

Nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động

và phát triển Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới Rồi trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn bị tất yếu của biến đổi về chất Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng Quy luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật

2.1.2 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất

Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chung ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều vận động và phát triển Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất Do đó khi nhận thức, chúng ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất

để có có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ, điểm nút, bước nhảy

Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút) Ta cần tránh hai khuynh nôn nóng tả khuynh - là việc mà một cá nhân không kiên trì

và nỗ lực để có sự thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất và bảo thủ hữu khuynh - lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng không muốn thực hiện bước nhảy

để có sự thay đổi về chất

Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn

độ Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện một cách cẩn thận Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và thực hiện bước nhảy một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu quả không đáng có như không đạt được sự thay đổi

về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự thay đổi về lượng lại từ đầu

2.1.3 Vận dụng quy luật lượng chất

Là học sinh, sinh viên, ai cũng phải trải qua quá trình học tập ở các cấp bậc học, từ mẫu giáo đến cấp ba, kéo dài trong suốt 12 năm Trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản, đó là: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội Ta thấy

rõ rằng là: Quá trình tích lũy về lượng - tri thức của mỗi học sinh là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản thân người học Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi học sinh dần tích lũy cho

Trang 6

6

mình một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài học trên lớp cũng như trong việc giải bài tập ở nhà Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì học, trước hết là các kì thi học kì và cuối cấp là kì thi tốt nghiệp Với việc tích lũy đủ lượng kiến thức cần thiết sẽ giúp học sinh vượt qua các kì thi và chuyển sang một giai đoạn học mới

Để học tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, bạn phải đáp ứng được các chỉ tiêu

tuyển sinh của trường sau kì thi THPT Quốc Gia hằng năm Để đạt được điểm số phù hợp, bạn phải có kiến thức để hoàn thành xuất sắc bài thi THPTQG hay bài thi Đánh giá năng lực; hoặc đạt được số điểm ielts theo tiêu chuẩn đầu vào Có thể xem học tập là quá trình tích luỹ về lượng mà kì thi là điểm nút, hoàn thành bài thi là bước nhảy và và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa Trong quá trình rèn luyện ở trường học, tích luỹ kiến thức là dạng tích luỹ về lượng, sự tích luỹ phát triển dần qua từng bài giảng, từng học kì, từng năm học Ngày qua ngày, kiến thức

sẽ được bổ sung vào “bộ nhớ” của bạn, giúp bạn có một lượng thông tin nhất định để dẫn đến sự thay đổi về chất (đậu và trở thành sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) Trong 12 năm học, bạn phải thực hiện lượng lớn bước nhảy, vượt qua số lượng điểm nút nhất định, có nhiều sự thay đổi về chất tương ứng với mức tích luỹ về lượng Khi vượt qua được kì thi đại học và trở thành sinh viên của Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân, có nhiều bước nhảy được thực hiện dẫn đến sự hình thành chất mới Đầu tiên là sự thay đổi từ học sinh (chất cũ) thành sinh viên (chất mới), chất mới tác động trở lại lượng Giờ đây, lượng

là sự tích luỹ kiến thức mới lẫn kỹ năng mềm, bên cạnh đó cũng là sự phát triển về suy nghĩ, nhận thức, tư duy, hành động Hay Để có một tầm bằng đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ của các môn học Tương tự, học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật Cần học tập đều đặn hàng ngày để lượng được thấm sâu vào mỗi sinh viên Tránh việc gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập Cứ như vậy, quy luật lượng – chất phát triển liên tục, tạo nên sự vận động không ngừng, chất mới liên tục được tạo ra, con người dần tích luỹ thêm về lượng trong chất mới, tạo tiền đề cho sự phát triển đời sống xã hội

Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn Ví dụ như năm nhất, năm hai, sinh viên thường phải học những môn đại cương, môn

cơ sở ngành để có kiến thức cơ bản, bao quát về ngành học rồi đến năm ba, năm tư mới học những môn chuyên ngành, đi thực tập, làm khoá luận tốt nghiệp Học tập nghiên cứu từ dễ

Trang 7

7

đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực

tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được Nhiều sinh viên trong quá trình học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi, dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi Ngược lại có nhiều sinh viên

có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao, chưa học xong đại cương đã muốn học chuyên ngành luôn Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn

Mỗi sinh viên cần phải tự rèn luyện ý thức học tập tích cực, chủ động Ngạn ngữ Trung

quốc có câu” Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách găp

số phận” câu nói đó có ý nghĩa triết học của nó Đó là quy luật lượng - chất trong triết học,

rõ ràng là, những thói quen mà chúng ta đang có được hình thành từ sự tích lũy của nhiều hành vi được lặp đi lặp lại trong cuộc sống hàng ngày, nhiều thói hư như thế đến lượt nó lại quyết định đến tính cách của chúng ta, và số phận của mỗi con người phụ thuộc vào tính cách của họ Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày Trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian, chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ khi tham gia các tiết học trên lớp, về nhà chăm chỉ làm bài tập, nghiên cứu sách tham khảo, học tập nghiêm túc và khoa học, tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi sinh viên phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện Nắm rõ và vận dụng đúng quy luật lượng và chất vào quá trình học tập của bản thân sẽ giúp sinh viên có được kết quả học tập tốt hơn

2.2 Quy luật mâu thuẫn

2.2.1 Nội dung quy luật mâu thuẫn

Mọi sự vật, hiện tường đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập và tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Trang 8

8

tạo thành xung đột nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn đến việc cái cũ mất đi và cái mới hình thành Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên,

xã hội và tư duy Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không

tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau Những nhân tố giống nhau đó là sự "đồng nhất" của các mặt đối lập

Nội dung của quy luật mâu thuẫn nói lên rằng mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân; giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển; sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng là tự thân Quá trình từ khác nhau, thống nhất qua mâu thuẫn đến đấu tranh giữa các mặt đối lập mà kết quả là mẫu thuẫn mới trong một sự vật, hiện tượng ở dạng thống nhất thường trải qua ba giai đoạn chính, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của mình Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn khác nhau, khi sự vật, hiện tượng mới xuất hiện, mâu thuẫn thường được biểu hiện ở khác nhau giữa các mặt đối lập Tiếp đến, trong quá trình vận động, phát triển của các mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau và bài trừ, phủ định lẫn nhau ở giai đoạn một; sự khác nhau chuyển thành mâu thuẫn Cuối cùng là giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau, nếu có điều kiện thì hai mặt đó sẽ hoặc chuyển hoá lẫn nhau; hoặc triệt tiêu nhau; hoặc cả hai mặt đó đều bị triệt tiêu; sự vật, hiện tượng chuyển sang chất mới Mâu thuẫn được giải quyết với kết quả là hai mặt đối lập cũ bị phá huỷ, sự thống nhất giữa hai mặt mới được hình thành cùng với sự hình thành của mẫu thuẫn mới Mâu thuẫn này lại được giải quyết làm cho sự vật, hiện tượng mới luôn xuất hiện thay thế sự vật, hiện tượng cũ Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng không tồn tại vĩnh viễn trong một chất Đó là quan hệ giữa mâu thuẫn biện chứng với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, trong đó mâu thuẫn giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, đấu tranh giữa các mặt đối lập là động lực bên trong của sự vận động và phát triển Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có tính tạm thời, tương đối, là có điều kiện, thoáng qua Ngược lại, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối

2.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn

Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng cần phát hiện ra những mâu thuẫn tồn tại trong bản thân nó

Trang 9

9

Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ của các mâu thuẫn, của từng mặt đối lập trong mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng Chỉ có như thế mới hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng phát triển và tìm ra được những phương pháp

để giải quyết mâu thuẫn; Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa

2.2.3 Vận dụng quy luật mâu thuẫn

Ví dụ như trong hoạt động kinh tế thì sản xuất và tiêu dùng sẽ phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau Sản xuất chính là việc tạo ra của cải vật chất, sản phẩm để có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Còn tiêu dùng là mục đích cuối cùng của việc sản xuất, tất cả những sản phẩm được sản xuất ra đều cần có người tiêu dùng Sản xuất là việc tạo ra sản phẩm và là đối tượng có thể cung cấp cho việc tiêu dùng Nếu như không có quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm tiêu dùng thì sẽ không thể có tiêu dùng Sản xuất quy định phương thức tiêu dùng, tạo ra đối tượng tiêu dùng, đây không phải là đối tượng nói chung mà là đối với những đối tượng nhất định do bản thân sản xuất làm môi giới cho người tiêu dùng Do đó, sản xuất không chỉ là đối tượng tiêu dùng mà nó còn quyết định về phương thức tiêu dùng Sản xuất cung cấp các sản phẩm cho tiêu dùng và tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng Điều này có nghĩa là chỉ khi sản xuất ra một sản phẩm nào đó thì mới tạo ra nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm đó Do vậy có thể thấy được rằng sản xuất và tiêu dùng chính là sự thống nhất của hai mặt đối lập, chúng có tính chất tương đồng và có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau từ đó tạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, phát triển

Trong đại dịch covid 19 thì bệnh nhân nhiễm bệnh và người bác sĩ phát triển theo nhiều hướng trái ngược nhau Nhiễm bệnh covid 19 chính là trạng thái con người bị virut covid

19 xâm nhập, tấn công vào đường hô hấp gây ra dịch bệnh suy hô hấp Còn người bác sĩ chính là người đưa ra những biện pháp chữa trị cũng như phòng ngừa bệnh covid 19 Trước hết người bác sĩ cần thông qua một số triệu chứng để xác định bệnh nhân có bị nhiễm bệnh covid 19 hay không như ho, sốt, mỏi cơ, mất vị giác, Sau đó sẽ lấy mẫu thử của người này để test xem người này có thật sự bị nhiễm bệnh hay không từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị đối với bệnh nhân tùy theo trình trạng các triệu chứng Do vậy ta có thể thấy là bác sĩ và người bệnh nhân nhiễm covid 19 chính là sự thống nhất của 2 mặt đối lập, chúng có tích chất tương đồng và có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau từ đó tạo điều kiện cho nhau cùng chuyển hóa, cùng phát triển

Hay vì tình hình dịch bệnh covid 19 mà học sinh, sinh viên không thể tham gia lớp học

1 cách trực tiếp mà phải thông qua hình thức học trực tuyến thông qua các nền tảng

Trang 10

10

như Zoom, MS Teams, Google meet Vì thế mà việc học và thi online có thể nói là những vấn đề gây khá nhiều khó khăn cho sinh viên Sau khi tự mình trải qua các buổi học online,

có thể thấy vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên gặp trục trặc về kĩ thuật trong lúc học, như không bật được webcam, micro, hay bị mất kết nối giữa chừng… Những điều này tạo ra sự đứt quãng cho buổi học,làm gián đoạn sự tiếp thu của sinh viên cũng như quá trình giảng dạy của giảng viên Cách khắc phục lầ Sinh viên cần tìm hiểu, học hỏi thêm từ các nguồn trên mạng, các trang web, từ giảng viên, từ bạn bè để nâng cao kiến thức về công nghệ; tìm tòi và xem kĩ những quy định đặt ra khi thi online Nhờ sự hỗ trợ trong khả năng từ gia đình

để tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân tham gia vào việc học và thi online, vd như việc nâng cấp gói mạng, mua thiết bị mới, v.v… Mặc dù vẫn còn nhiều mâu thuẫn tồn đọng trong chính bản thân các sinh viên nhưng ta cũng có thể thấy được, chính những mâu thuẫn này cũng cho học viên cơ hội để phát triển, để thay đổi bản thân Cách để nắm lấy những cơ hội

đó, không gì khác ngoài tìm ra phương hướng để tự giải quyết vấn đề Đó chính là những

gì mà sinh viên cần rút ra được từ quy luật mâu thuẫn, từ đó phát triển học thức và đổi mới bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội

Vận dụng quy luật mâu thuẫn liên tục tìm tòi, đổi mới và sáng tạo trong tri thức: Bởi vì mâu thuẫn luôn tồn tại, nên nó buộc người ta không bao giờ được nghĩ mình có đầy đủ tri thức, mà phải liên tục học thêm các tri thức mới để giải quyết các vấn đề mới Để làm được điều đó, con người cần phải luôn luôn đổi mới, sáng tạo ra các tri thức mới Đồng thời, quy luật mẫu thuẫn cũng buộc chúng ta phải biết vượt qua mọi định kiến để bài trừ những cái

cũ, không còn phù hợp và tiếp thu, chọn lọc cái mới còn chưa quen thuộc Có thể nói quy luật mâu thuẫn chính là nền tảng cho kho tàng tri thức vô cùng vô tận đang trở nên phong phú hơn qua mỗi ngày của nhân loại Quy luật này đòi hỏi sinh viên phải tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới chứ không được ngủ quên trên một vài kiến thức nhất định nào đó Điều

đó giúp cho sinh viên thêm phần sáng tạo, là yếu tố rất có ích cho cả việc học lẫn sự nghiệp sau này Cũng bởi vì thế mà qua mỗi năm, các trường đại học, học viện phải tái bản một số cuốn sách để đổi mới kiến thức cho các sinh viên Con người cần luôn luôn cố gắng tìm hiểu để phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển Đối với sinh viên, tôn trọng mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ những môn học của nhà trường, chọn ra các môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai; vạch ra kế hoạch học tập, tham gia các hoạt động đoàn thể và thực hiện kế hoạch đó để đạt được mục tiêu bản thân

Hay còn có thể vận dụng tư tưởng của V I Lê-nin phải phân biệt rõ giữa mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng trong xã hội để xác định phương hướng giải quyết đúng đắn Trong xã hội nước ta hiện nay, các mâu thuẫn phổ biến thuộc về mâu thuẫn không

Ngày đăng: 01/06/2024, 22:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w