1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyên lí về mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nó đối với phất triển của con người việt nam toàn diện trong giai đoạn hiện nay

22 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên Lý Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Trong Phép Biện Chứng Duy Vật Và Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Phát Triển Của Con Người Việt Nam Toàn Diện Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Hoàng Nam Khánh, Võ Ngọc Hưng, Phạm Nam Khoa, Lê Tuấn Kiệt, Phạm Trọng Khoa
Người hướng dẫn Đinh Thị Bắc
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 144,92 KB

Nội dung

HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊMÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN TIỂU LUẬNNGUYÊN LÍ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾNTRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ ÝNGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHẤT TR

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN

TIỂU LUẬN

NGUYÊN LÍ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHẤT TRIỂN CỦA CON NGƯỜI VIỆT NAM TOÀN DIỆN TRONG

GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

GVHD: Đinh Thị Bắc SVTH:

1 Nguyễn Hoàng Nam Khánh 23145332

2 Võ Ngọc Hưng 23144222

3 Phạm Nam Khoa 23145335

4 Lê Tuấn Kiệt 23145341

5 Phạm Trọng Khoa 23145336

Mã lớp học: LLCT130105_23_1_46

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục đích của nghiên cứu: 1

3 Phương pháp nghiên cứu 1

NỘI DUNG 2

1 PHÉP BIỆN CHỨNG, PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 2

1.1 Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng 2

1.1.1 Khái niệm biện chứng và phép biện chứng 2

1.1.2 Các hình thức cơ bản của phép biện chứng 2

1.2 Phép biện chứng duy vật 3

1.2.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật 3

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứngduy vật 3

2 LÝ LUẬN CHUNG CỦA NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 5

2.1 Các khái niệm về liên hệ, mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến 5

2.1.1 Liên hệ 5

2.1.2 Mối liên hệ 5

2.1.3 Mối liên hệ phổ biến 6

2.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến 8

2.2.1 Tính khách quan 8

2.2.2 Tính phổ biến 8

2.2.3 Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ phổ biến 9

3 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN 10

3.1 Quan điểm toàn diện 10

3.2 Quan điểm lịch sử cụ thể 10

3.2.1 Quan điểm lịch sử cụ thể là gì? 10

3.2.2 Nội dung của quan điểm lịch sử cụ thể 11

3.2.3 Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể 11

4 Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ PHỔ BIẾN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TOÀN DIỆN 13

4.1 Quan điểm phát triển con người việt nam toàn diện 13

4.2 Những thành tựu đạt được về việc phát triển con người việt nam toàn diện 13

4.3 Giải pháp về việc phát triển con người việt nam toàn diện trong giai đoạn hiện nay 14

4.4 Ý nghĩa của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến về phát triển con người Việt Nam toàn diện 15

KẾT LUẬN 17

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong bối cảnh cảnh thế giới đang trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế,nguyên lý về mối quan hệ phổ biến trong phép biện chứng duy vật và ý nghĩa của nóđối với phát triển con người Việt Nam không chỉ là một bài toán mà còn là một tháchthức đối với cách chúng ta định hình tương lai Cùng với sự tiến bộ nhanh chóng vànhững thay đổi định hình thế giới ngày nay, nguyên lý này trở thành một công cụ quantrọng giúp chúng ta giải mã những bí ẩn của cuộc sống và xã hội

Tại Việt Nam, vấn đề đặt ra không chỉ là về việc hiểu rõ nguyên lý về mối liên phổbiến mà còn là về cách áp dụng nó vào thực tế Làm thế nào chúng ta có thể tận dụngsức mạnh của sự tương tác giữa yếu tố vật chất và ý thức để xây dựng một xã hội phồnthịnh, sáng tạo và bền vững? Làm thế nào chúng ta có thể hợp nhất những giá trịtruyền thống với những đòi hỏi của thời đại mới?

Tiểu luận này sẽ đưa ra những câu hỏi này và đi sâu vào những khía cạnh thực tế củaviệc áp dụng nguyên lý này trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua Điều này bao gồmviệc đánh giá vai trò của nguyên lý về mối liên phổ biến trong quá trình đổi mới kinh

tế, trong hệ thống giáo dục và đào tạo, cũng như trong việc xây dựng chiến lược pháttriển quốc gia

Ngoài ra, tiểu luận sẽ thảo luận về cách mà nguyên lý này có thể hỗ trợ con ngườiViệt Nam đối mặt với những thách thức đa dạng như sự đa dạng văn hóa, và tháchthức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Làm thế nào chúng ta có thể sử dụngnguyên lý về mối liên phổ biến để tạo ra những giải pháp sáng tạo, thúc đẩy sự đoànkết xã hội và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cộng đồng?

2 Mục đích của nghiên cứu:

Nêu ra được lý luận chung của nguyên lý về mối quan hệ phổ biến trong phép biệnchứng duy vật

Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối quan hệ phổ biến.Trên cơ sở phép biệnchứng duy vật về mối liên hệ phổ biến, chúng em muốn nghiên cứu rõ hơn, có một gócnhìn sâu sắc, toàn diện hơn về ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Namtoàn diện trong giai đoạn hiện nay

3 Phương pháp nghiên cứu

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những

nhận xét đánh giá

Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích vàtổng hợp các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn

Trang 5

NỘI DUNG

1 PHÉP BIỆN CHỨNG, PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1.1 Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng

1.1.1 Khái niệm biện chứng và phép biện chứng

Thuật ngữ “biện chứng” xuất hiện từ thời kỳ cổ đại Trong triết học Hy Lạp lúc bấygiờ, thuật ngữ này được hiểu là nghệ thuật tranh luận, đàm thoại, thông qua sự tranhluận mà người ta tìm ra chân lý Do đó, thuật ngữ “biện chứng” được coi là nghệ thuậtphát hiện và tìm ra chân lý…

Về sau thuật ngữ “biện chứng” bao quát một phạm vi rộng lớn hơn và được sử dụng

để chỉ một phương pháp nhìn nhận, xem xét thế giới – phương pháp biện chứng

Ngày nay, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyểnhoá và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tựnhiên, xã hội và tư duy

Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biện chứngkhách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự phảnánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người

Phép biện chứng là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự pháttriển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy

1.1.2 Các hình thức cơ bản của phép biện chứng

Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ bản: Phép biện chứng chất phácthời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủnghĩa Mác-Lênin

Hình thức thứ nhất của phép biện chứng là phép biện chứng chất phác cổ đại mà đặctrưng nổi bật là nhận thức đúng về tính biện chứng của thế giới nhưng bằng trực kiếnthiên tài, bằng trực quan chất phác, ngây thơ, còn thiếu sự chứng minh bởi nhữngthành tựu phát triển của khoa học tự nhiên

Trang 6

Hình thức thứ hai của phép biện chứng là phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức,khởi đầu từ Cantơ và hoàn thiện ở Hêghen Tính chất duy tâm chủ nghĩa trong phépbiện chứng Hêghen cũng chính là đặc điểm bao trùm ở hình thức thứ hai này của phépbiện chứng.Theo Hêghen “ý niệm tuyệt đối” là điểm khởi đầu của tồn tại, tự “tha hoá”thành giới tự nhiên và trở về với bản thân nó trong tồn tại tinh thần Tinh thần, tưtưởng, ý niệm là cái có trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ýniệm Tuy còn hạn chế duy tâm, song nó đã xây dựng được tương đối có hệ thống cácphạm trù và quy luật cơ bản của phép biện chứng.

Hình thức thứ ba của phép biện chứng là phép biện chứng duy vật do Mác vàĂngghen sáng lập

1.2 Phép biện chứng duy vật

1.2.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: Phép biệnchứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của

tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý vềmối liên hệ phổ biến, Ăngghen định nghĩa: Phép biện chứng là khoa học về mối liên

hệ phổ biến; khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin định nghĩa:Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắcnhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhậnthức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứngduy vật

Hai đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật:

Một là: phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng đượcxác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Đây là sự khác biệt về trình

độ phát triển so với các tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học

Hai là: Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống nhấtgiữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứngduy vật), do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhậnthức thế giới và cải tạo thế giới

Trang 7

Vai trò của phép biện chứng duy vật:

Với những đặc trưng cơ bản nói trên, phép biện chứng duy vật giữa vai trò là một nộidung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủnghĩa Mác-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồngthời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạotrong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học

Trang 8

2 LÝ LUẬN CHUNG CỦA NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 2.1 Các khái niệm về liên hệ, mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến

Liên hệ là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhậtđịnh làm đối tượng kia thay đổi Chẳng hạn, công cụ lao động liên hệ trực tiếp với đốitượng lao động: Những thay đổi của công cụ lao động luôn gây ra những thay đổi xácđịnh trong đối tượng lao động mà các công cụ đó tác động lên Và sự biến đổi của đốitượng lao động cũng sẽ gây ra những biến đổi ở các công cụ lao động

Liên hệ phản ánh sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau, làm điều kiện, tiền đề cho nhau

và quy định lẫn nhau của mọi sự vật, hiện tượng của thế giới "Liên hệ” còn phản ánh

sự qua lại lẫn nhau giữa chúng

2.1.2 Mối liên hệ

“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quyđịnh và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữacác đối tượng với nhau Chẳng hạn, giữa cung và cầu (hàng hoá, dịch vụ) trên thịtrường luôn luôn diễn ra quá trình: cung và cầu quy định lẫn nhau; cung và cầu tác

Trang 9

động, ảnh hưởng lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động,phát triển không ngừng của cả cung và cầu

Ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng thái của các đồi tượng khi sự thay đổi của đốitượng này không ảnh hưởng đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.Chẳng hạn, sự biến đổi các nguyên tắc đạo đức không làm quỹ đạo chuyển động củatrái đất thay đổi, hay những thay đổi xảy ra khi các hạt cơ bản tương tác với nhau cũngkhó làm cho các nguyên tắc đạo đức thay đổi

Điều này không có nghĩa là một số đối tượng luôn liên hệ, còn những đối tượng kháclại chỉ cô lập Trong các trường hợp liên hệ xét ở trên vẫn có sự cô lập, cũng như ởcáctrường hợp cô lập vẫn có mối liên hệ qua lại Mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa

cô lập viên liên hệ với nhau Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh và không liên

hệ với nhau ở những khía cạnh khác, trong chúng có cả những biến đổi khiến các đốitượng khác thay đổi, lẫn những biến đổi không làm các đối tượng khác thay đổi Như vậy, liên hệ và cô lập thống nhất với nhau mà ví dụ điển hình là quan hệ giữa cơthể sống và môi trường Cơ thể sống gắn bó với môi trường nhưng đồng thời cũng táchbiệt, có tính độc lập tương đối Một số thay đổi nhất định của môi trường làm cơ thểsống thay đổi, nhưng có những thay đổi khác lại không làm nó thay đổi Chỉ nhữngbiến đổi môi trường gắn với hoạt động sống của cơ thể mới làm ảnh hưởng đến cơ thể;còn thay đổi nào không gắn với hoạt động đó thì không gây ra sự biến đổi Như vậy,liên hệ và cô lập luôn tồn tại cùng nhau, là những mặt tất yếu của mọi quan hệ cụ thểgiữa các đối tượng

2.1.3 Mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ởnhiều sự vật và hiện tượng của thế giới

Ví dụ: Trong tư duy con người có những mối liên hệ kiến thức cũ và kiến thức mới;cây tơ hồng; cây tầm gửi sống nhờ; muốn chung mục đích thì phải chung tay với nhau Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặcthù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất định Đồng thời,cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự

Trang 10

lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội

là sự hời hợt bề ngoài

Ví dụ: Xuất phát từ thế kỷ 17, 18, khi khoa học phát triển đã tách khỏi triết học, khicảng tách rời thì càng đạt nhiều thành tựu, và từ thói quen ấy đem vào triết học đã nhìn

sự vật trong trạng thái tĩnh tại, tách rời cô lập

Quan điểm biên chứng:Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau vừa tồn tại độclập, vừa liên hệ, qui định và chuyển hóa lẫn nhau

Ví dụ: Ở đây chúng ta có thể hình dung ra 1 sự vật hiện tượng nào đó ở bất kỳ vị trínào đó trên thế giới thông qua mối liên hệ từ nhận thức kinh nghiệm

Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:Thế giới được tạo thành từ vô số những sự vật,những hiện tượng, những quá trình khác nhau Trong lịch sử triết học những ngườitheo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, tách rời nhau.Với quan điểm siêu hình giữa các sự vật, hiện tượng không có mối liên hệ, ràng buộcquy định nhau Khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại, phép biệnchứng duy vật thừa nhận mối liên hệ phổ biến của các sự vật hiện tượng trong thế giới.Theo phép biện chứng duy vật, nguyên lý mối liên hệ phổ biến là sự khái quát các mốiliên hệ, tác động, ràng buộc, quy định, xâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật,hiện tượng và các quá trình trong thế giới Theo cách tiếp cận đó, phép biện chứng duyvật chỉ ra rằng: mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổbiến cùng ràng buộc, chi phối lẫn nhau, vận động và biến đổi không ngưng Trong thếgiới không có sự vật, hiện tượng tồn tại cô lập, biệt lập nhau Phép biện chứng duy vậtkhẳng định cơ sở của mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng là tính thốngnhất vật chất của thế giới Các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù có đa dạng và rất

Trang 11

khác nhau, thì cũng chỉ là những dạng tồn tại cụ thể của một thế giới duy nhất là vậtchất Ý thức của con người không phải là vật chất nhưng không thể tồn tại biệt lập vớivật chất bởi vì ý thức cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao

là bộ óc người; hơn nữa nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả phản ánh của các quátrình vật chất

Ví dụ về mối liên hệ phổ biến:Trong tự nhiên có các mối liên hệ giữa động vật, thựcvật, đất, nước, các nhân tố của môi trường xung quanh Như cây xanh quang hợp nhả

ra khí oxi, động vật hít khí oxi, sau đó động vật thải tạo thành chất dinh dưỡng trongđất cho cây,

2.2 Tính chất của mối liên hệ phổ biến

Mối liên hệ của sự vật là khách quan vốn có của mọi sự vật hiện tượng Kể cảnhững

sự vật vô tri vô giác cũng chịu sự tác động của các sự vật hiện tượng khác Con ngườicũng chịu những sự tác động của các sự vật hiện tượng khác và các yếu tố bên trongbản thân, con người chỉ có thể nhận thức và vận những mối liên hệ ấy vào hoạt độngthực tiễn của mình

Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động, mà vận động là phương thức tồn tại của vậtchất, là một yếu tố khách quan nên mối liên hệ cũng tồn tại khách quan

Ví dụ: Con người luôn tồn tại trong mối liên hệ với môi trường tự nhiên và xã hội dù

họ có ý thức được hay không Đó là điều khách quan và không thể thay đổi bởi ý chícon người

Trang 12

2.2.2 Tính phổ biến

Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật,hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn diễn ra đối với các mặt,các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật hiện tượng

Lấy lĩnh vực tự nhiên để phân tích, ta có những mối liên hệ giữa các sự vật, hiệntượng thuộc riêng lĩnh vực tự nhiên Cũng có những mối liên hệ giữa các sự vật, hiệntượng thuộc tự nhiên với các sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực xã hội Lại có nhữngmối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng tự nhiên với các hiện tượng thuộc lĩnh vực tưduy (hay tinh thần)

Khi lấy lĩnh vực xã hội hoặc tư duy để phân tích, ta cũng có những mối liên hệ đalĩnh vực như trên

2.2.3 Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ phổ biến

Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ thể hiện: sự vật hiện tượng khác nhau khônggian khác nhau thời gian khác nhau thì các mối liên hệ khác nhau Có thể chia mối liên

hệ thành nhiều loại: liên hệ bên trong, liên hệ bên ngoài, liên hệ chủ yếu, liên hệ thứyếu, các mối liên hệ có vị trí vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vân động của sự vậthiện tượng

Sự phân chia từng loại cặp mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối, vì mỗi loại mốiliên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận, một mắt xích của mối liên hệ phổ biến Mỗiloại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy theo phạm vi bao quátcủa mối liên hệ hoặc do kết quả vận động và phát triển của chính sự vật

Tuy sự phân chia thành các loại mối liên hệ chỉ mang tính chất tương đối nhưng sựphân chia đó lại rất cần thiết, bởi mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong

sự vận động và phát triển của sự vật Con người phải

nắm bắt đúng mối liên hệ để có cách tác động phù hợp nhằm đưa loại hiệu quả caonhất trong hoạt động của mình

Ngày đăng: 27/04/2024, 16:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w