Đề tài quy luật hình thành và phát triển của đảng cộng sản việt nam rút ra ý nghĩa đối với công tác xây dựng đảng

26 0 0
Đề tài quy luật hình thành và phát triển của đảng cộng sản việt nam  rút ra ý nghĩa đối với công tác xây dựng đảng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

-TIỂU LUẬN

Tên đề tài: QUY LUẬT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNGSẢN VIỆT NAM RÚT RA Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG.

Trang 2

1.2 Giai cấp công nhân và phong trào công nhân 6

1.3 Phong trào yêu nước tại Việt Nam 8

II Sự phát triển của Đảng Cộng Sản Việt Nam 10

2.1 Giai đoạn đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) 10

2.2 Giai đoạn xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng kháng chiến chốngthực dân Pháp và can thiệp của Mỹ (1945 – 1954) 11

2.3 Giai đoạn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹcứu nước từ năm 1954 – 1975 12

2.4 Giai đoạn tiến hành cách mạng XHCN trên cả nước, thực hiện công cuộcđổi mới đất nước (từ năm 1975 đến nay) 13

CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG 16

I Ý nghĩa đối với công tác xây dựng Đảng 16

1.1 Áp dụng lý thuyết Mác - Lênin trong công tác xây dựng Đảng không chỉgiúp Đảng duy trì sự đồng bộ và nhất quán trong hệ thống lãnh đạo, mà còngiúp Đảng đối mặt và giải quyết các thách thức mới trong xã hội và kinh tế 16

1.2 Phong trào công nhân và giai cấp công nhân tạo ra một lực lượng cơ bảnquan trọng cho Đảng, làm tăng sức mạnh và sự đại diện của Đảng trong xã hội,giúp Đảng duy trì sự đồng thuận và ổn định trong quyết định, đặc biệt là trongnhững quyết định liên quan đến chính sách lao động và quyền lợi của giai cấpcông nhân 17

1.3 Phong trào yêu nước có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một tinh thầnđoàn kết và lòng yêu nước mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự tự chủ và phát triểnbền vững của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng 19

II Vai trò của Sinh viên đối với công tác Xây dựng Đảng 21

KẾT LUẬN 23

DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Lịch sử dân tộc Việt Nam, kể từ khi có Đảng là những trang sử sôi động nhất, hào hung nhất, oanh liệt nhất Kể từ khi có Đảng, dân tộc ta tiếp tục giành được những thắng lợi mang ý nghĩa dân tộc và thời đại sâu sắc, thể hiện những bước nhảy vọt trong tiến trình lịch sử của dân tộc Mở đầu là thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; tiếp đó là thắng lợi của các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc; và đến nay chúng ta cũng khẳng định công cuộc đổi mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã và đang giành được những thắng lợi lớn, "có ý nghĩa lịch sử sâu sắc"… Tất cả những thắng lợi đó của dân tộc không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.Ngày nay, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ đã và đang được trực tiếp hưởng thụ những thành quả của cách mạng, từ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, việc giáo dục cho các thế hệ thấy được vai trò và sự cống hiến to lớn của Đảng và đặc biệt là thấy được ý nghĩa to lớn từ sự xuất hiện, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3- 2- 1930) là vô cùng quan trọng Năm 2010 cũng là năm kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng.Do vậy, em lựa chọn đề tài: "Ý nghĩa lịch sử sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam" làm đề tài tiểu luận của mình.

2 Mục đích nghiên cứu.

Là công dân của một đất nước Xã Hội Chủ Nghĩa, chịu sự dìu dắt của Đảng Cộng Sản, chúng ta phải nắm vững phải quán triệt được tư tưởng đúng đắn của Đảng, không ngừng nâng cao hiểu biết về Đảng và vai trò của Đảng Tư tưởng của Đảng là một tư tưởng đúng, tư tưởng mang tính khoa học biện chứng và điều đó đã được lịch sử chứng minh Được chứng minh ngay việc ra đời của Đảng Cộng Sản, sự ra đời của Đảng Cộng Sản hoàn toàn hợp quy luật Vai trò của Đảng Cộng Sản vô cùng to lớn, vai trò đó có ảnh hưởng quan trọng và không thể thiếu đối với lịch sử và tương lai của nhân loại.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về những yếu tố lịch sử và đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng Sản trong thời kỳ cách mạng lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn 1930 – nay.

Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận dựa trên lịch sử của đất nước ta từ năm 1930-nay.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trang 4

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu là chủ yếu Ngoài ra bài tiểu luận còn sử dụng các phương pháp trùng hợp, phân tích, so sánh, liệt kê Tham khảo cách trình bày, bố cục hành văn của một bài tiểu luận hoàn chỉnh 5 Kết cấu của chuyên đề

Chương 1: Quy luật hình thành và phát triển của Đảng Cộng Sản Việt Nam Chương 2: Sự phát triển của Đảng Cộng Sản Việt Nam

CHƯƠNG 1: QUY LUẬT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNGSẢN VIỆT NAM.

I Quy luật ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX, khi mà chủ nghĩa tư bản ở châu u đang trên đà phát triển mạnh mẽ đã tạo ra những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác Đặc biệt, sự xuất hiện giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp này là một trong những điều kiện chính trị - xã hội quan trọng nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác Trong thời kỳ này, nhiều phát minh khoa học mang tính vạch thời đại xuất hiện Những phát minh khoa học này không chỉ làm bộc lộ rõ tính hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình mà còn tạo ra cơ sở khoa học để khắc phục phương pháp tư duy siêu hình này Đồng thời, chúng cũng cung cấp những cơ sở khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác Chủ nghĩa Mác ra đời còn là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc, tiếp thu có phê phán toàn bộ những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại từ cổ đại đến thời đại của C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895), nhưng trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp Sự ra đời của chủ nghĩa Mác còn là kết quả của các yếu tố chủ quan của C.Mác và Ph.Ăngghen, như: tình yêu thương những người lao động, tinh thần hy sinh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng họ, niềm tin sâu sắc vào lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân, cùng sự thông minh…

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, dân tộc Việt Nam đứng trước những thách thức hết sức nặng nề khi rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của nhân dân ta đã liên tiếp diễn ra theo khuynh hướng tư tưởng phong kiến và dân chủ tư sản nhưng đều lần lượt bị thất bại Nguyên nhân chính của sự thất bại đó là do thiếu đường lối và một tổ chức lãnh đạo đúng đắn Trong khi đó, giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX do chưa được trang bị lý luận tiên phong là chủ nghĩa Mác - Lênin nên các cuộc đấu tranh vẫn còn tự phát, chưa trở thành phong trào độc lập Vì vậy, đầu thế kỷ XX, đất nước ta bị lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước đúng đắn Trước tình hình đó, ngày 5 tháng 6 năm 1911, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước Trải qua quá trình bôn ba đến hàng loạt các nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu nhiều cuộc cách mạng, nghiên cứu

Trang 5

nhiều lý thuyết cách mạng ở trên thế giới và khi bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản, từ đó Người đi đến khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất chính là chủ nghĩa Lênin” Chính vì vậy, sau khi bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn và trở thành người cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vừa tiếp tục nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin để nâng cao, hoàn thiện tư tưởng cách mạng của mình, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị những điều kiện cho việc thành lập Đảng cộng sản ở nước ta.

Trên cơ sở nắm rõ nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, giai cấp công nhân chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong dân cư và trong những năm đầu thế kỷ XX, các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc, đang hòa chung vào trong phong trào yêu nước của các giai cấp tầng lớp khác chứ chưa trở thành một phong trào độc lập Trong khi đó, chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có vai trò cực kỳ to lớn và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc ta Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược và cai trị nước ta thì các phong trào yêu nước của nhân dân đã diễn ra liên tiếp và sôi nổi Phong trào yêu nước là yếu tố có trước phong trào công nhân và cả sự ra đời của giai cấp công nhân Cho nên, trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá trước hết đến những người yêu nước, vào phong trào yêu nước và qua phong trào yêu nước tiếp tục truyền bá vào giai cấp công nhân để giác ngộ giai cấp công nhân.

Bằng những hoạt động tích cực của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân, trang bị cho những người yêu nước, những người công nhân Việt Nam một cách nhìn mới về cái đích cần đi tới và về vai trò, trách nhiệm của họ trước vận mệnh của đất nước và dân tộc Đồng thời, trên cơ sở thấm nhuần lý luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã từng bước vạch ra những quan điểm chính trị về đường lối cứu nước đúng đắn cho dân tộc và truyền bá vào trong nước, khai thông sự bế tắc về đường lối chính trị trong phong trào yêu nước ở nước ta đầu thế kỷ XX Chính vì vậy, vào những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin và những tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đến được với những người yêu nước Việt Nam, thâm nhập vào phong trào yêu nước và phong trào công nhân, thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng vô sản, cụ thể: trong phong trào yêu nước, những người yêu nước và các tổ chức yêu nước dần ngả hẳn theo khuynh hướng tư tưởng vô sản; phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân thì phát triển từ tự phát lên tự giác.

Điều đó cho thấy, lúc này, hệ tư tưởng vô sản đã hoàn toàn chiếm ưu thế trong phong trào cách mạng Việt Nam, điều kiện để thành lập một chính đảng của giai cấp công nhân đã

Trang 6

hoàn toàn chín muồi và sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở nước ta vào cuối năm 1929 đầu năm 1930 chính là sự phản ánh nhu cầu phát triển tất yếu của phong trào cách mạng ở Việt Nam lúc bấy giờ Tuy nhiên, một nước không thể cùng một lúc tồn tại nhiều tổ chức cộng sản mà mục tiêu đấu tranh cơ bản là thống nhất Vì vậy, từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị đại biểu các tổ chức cộng sản Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.2 Giai cấp công nhân và phong trào công nhân

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã đưa giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị, đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta thường xuyên quan tâm chăm lo tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng Nhờ đó, Đảng không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, làm tròn sứ mệnh lãnh đạo cách mạng giành quyền độc lập cho dân tộc, đưa đất nước tiến lên theo định hướng XHCN Đảng ta thực sự là Đảng của giai cấp công nhân, kiên định, mẫu mực trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng là một bài học kinh nghiệm lớn về xây dựng Đảng nhằm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân… bên cạnh những thời cơ, thì cũng đang xuất hiện nhiều thách thức mới đòi hỏi việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng phải được đặt ra một cách cấp bách hơn bao giờ hết Do vậy, cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về bản chất giai cấp công nhân của Đảng

Năm 1847, khi thành lập “Liên đoàn những người cộng sản” Mác-Ănghen đã khẳng định: Đảng Cộng sản phải là Đảng mang bản chất giai cấp công nhân Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:

Một là, về mục đích chính trị.

Mục đích hàng đầu của những người cộng sản là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giành lấy chính quyền về tay giai cấp vô sản Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp công nhân Các ông chủ trương “giai cấp công nhân trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu.”

Trang 7

Hai là, Đảng Cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân.

Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Mác và Ăngghen nhấn mạnh: “…về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận tiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luôn luôn thúc đẩy phong trào tiến lên; về mặt lý luận, họ hơn bộ phận còn lại của giai cấp vô sản ở chỗ là họ hiểu rõ những điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vô sản”

Ba là, về quy luật ra đời của Đảng Cộng sản.

Mác-Ăngghen đã đưa lý luận cách mạng, khoa học vào phong trào công nhân, thành lập “Liên đoàn những người cộng sản” (1847) - Tổ chức quốc tế đầu tiên của những người cộng sản và vào tháng 2 năm 1848, Bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản được công bố Bốn là, Đảng Cộng sản phải có tổ chức chặt chẽ và có kỷ luật nghiêm minh, bắt buộc đối với mọi đảng viên.

Mác - Ăngghen khẳng định: Vì rằng thành công của phong trào công nhân mỗi nước chỉ có thể được bảo đảm bằng lực lượng đoàn kết và tổ chức Vì vậy, mặc dù hai ông chưa đưa ra khái niệm “tập trung dân chủ” nhưng trên thực tế “Liên đoàn những người cộng sản” đã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc này.

Năm là, về tính chất quốc tế của Đảng Cộng sản Khi luận chứng về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, Mác - Ăngghen đã đồng thời chỉ ra rằng, chủ nghĩa quốc tế vô sản là một trong những nguyên tắc về tổ chức xây dựng Đảng Khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!” trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã trở thành phương châm hoạt động cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

Kế thừa và phát triển những tư tưởng của Mác và Ăngghen, Lênin đã đặc biệt coi trọng vấn đề bản chất giai cấp công nhân của Đảng Người luôn khẳng định, Đảng là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân, là lãnh tụ và lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động lật đổ chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng CNCS mà giai đoạn đầu là CNXH Người nhấn mạnh: Không được lẫn lộn Đảng, tức là đội tiền phong của giai cấp công nhân, với toàn bộ giai cấp Tính tiên phong là đặc trưng, tính chất rất quan trọng của Đảng Cộng sản, đó là cái để phân biệt Đảng Cộng sản với các đảng chính trị khác của giai cấp công nhân Theo V.I.Lênin, nếu phủ nhận vai trò tiền phong chính trị của Đảng Cộng sản đối với giai cấp công nhân; vai trò người lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động thì chính là sự tước bỏ vũ khí của giai cấp vô sản, làm lợi cho giai cấp tư sản.

Để Đảng Cộng sản thực sự cách mạng triệt để, là đội tiên phong chính trị của giai cấp công nhân và là lãnh tụ lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động lật đổ chế độ áp bức bóc lột, xây dựng CNXH, đòi hỏi Đảng phải lấy chủ nghĩa xã hội khoa học làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình Nếu xa rời lý luận cách mạng của giai cấp công nhân thì Đảng không thể phát động và duy trì được phong trào cách mạng rộng lớn

Trang 8

của đông đảo quần chúng Nhấn mạnh điều đó, Lênin đã viết: “Chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sỹ tiền phong.” Mác và Ăng-ghen là những người đầu tiên đã phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, đó là: Thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản không còn giai cấp Giai cấp vô sản là lực lượng tiên phong và triệt để cách mạng trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ tư bản.

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” hai ông đã nêu những đặc điểm cơ bản của giai cấp công nhân Trước hết, hai ông miêu tả một cách sinh động về sự ra đời của giai cấp công nhân: Giai cấp công nhân là giai cấp đông đảo nhất sinh ra và lớn lên gắn liền với đại công nghiệp, là sản phẩm của chính nền sản xuất ấy: “Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.

Xuất phát từ tình hình Việt Nam là một nước thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Hồ Chí Minh thấy rằng, việc ra đời của đảng cộng sản ở đây, nếu chỉ kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân thì chưa đủ, vì giai cấp công nhân còn nhỏ bé, phong trào công nhân còn non yếu Do đó, phải kết hợp cả với phong trào yêu nước rộng lớn của các tầng lớp nhân dân ta đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân - là phong trào đã diễn ra liên tiếp, từ rất lâu, trước khi có giai cấp công nhân và phong trào công nhân Điều đó có nghĩa là ngay từ khi thành lập với quy luật tạo dựng Đảng đã làm cho Đảng Cộng sản Việt Nam thật sự là người lãnh đạo, là lãnh tụ chính trị của giai cấp và cả dân tộc.

1.3 Phong trào yêu nước tại Việt Nam.

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn trong lịch sử Việt Nam có vai trò rất lớn và là nhân tố chủ đạo quyết định thắng lợi của sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta ở Việt Nam, phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân Chỉ riêng trong 80 năm thực dân Pháp đô hộ nước ta, phong trào yêu nước của nhân dân ta vẫn dâng lên mạnh mẽ Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước đó đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và, cao hơn nữa, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã trở thành giá trị đạo đức tốt đẹp nhất trong cộng đồng dân tộc, đồng thời nó là tinh hoa văn hóa dân tộc

Nói đến phong trào yêu nước Việt Nam phải kể đến vai trò của nông dân Đầu thế kỷ 20, nông dân Việt Nam chiếm khoảng 95% dân số Phong trào đấu tranh của nông dân chống ngoại xâm và bè lũ tay sai đã có một bề dày truyền thống Giai cấp nông dân Việt Nam lại là bạn đồng minh tự nhiên với giai cấp công nhân Do điều kiện lịch sử chi phối, đến những năm 20 và 30, ở Việt Nam không có công nhân nhiều đời Công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu trực tiếp từ những nông dân không có ruộng (bần, cố nông - những người bị bóc lột địa tô) Khi không có việc ở các làng quê (theo mùa vụ), người nông dân

Trang 9

tìm đến các cơ sở công nghiệp, chủ yếu là các mỏ than và các khu đồn điền, để làm thuê với tư cách là công nhân - những người bị bóc lột giá trị thặng dư, đến mùa lại về quê làm thuê cho địa chủ, bị bóc lột địa tô Hầu hết công nhân Việt Nam đầu thế kỷ 20 có gốc từ nông dân Đó là một trong những điểm vô cùng thuận lợi cho sự liên minh giữa công nhân và nông dân Thực tế các cao trào cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 trở đi đều là phong trào có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân và nông dân Cao trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô- viết Nghệ Tĩnh, do Đảng ta lãnh đạo khi Đảng vừa mới ra đời là một biểu tượng sinh động cho sự liên minh đó

Phong trào yêu nước Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ 20 ghi dấu ấn to lớn bởi vai trò của tầng lớp trí thức

Tuy số lượng không nhiều, nhưng lúc đầu chính họ là những ngòi nổ cho các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai bán nước Hàng loạt các tổ chức yêu nước ra đời trong những năm 20 mà thành viên và cả những người lãnh đạo đều là trí thức Họ mang một bầu nhiệt huyết yêu nước, thương nòi, căm thù bọn cướp nước và bọn bán nước Nhạy cảm với thời cuộc, họ đón nhận những luồng gió mới, cả những ảnh hưởng của các trào lưu dân chủ tư sản, cả tư tưởng XHCN qua các sách báo Họ lại có dịp hòa cùng các phong trào yêu nước khác, đặc biệt là với phong trào công nhân Trong hàng ngũ họ tất yếu có phân hóa, số đông ngả theo xu hướng cộng sản và đặc biệt thay -họ trở thành những nhân vật chủ chốt trong ba tổ chức cộng sản sau hợp nhất lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930, dưới sự chủ trì của Hồ Chí Minh Chính tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng -một tổ chức yêu nước, với bộ phận lãnh đạo chủ yếu là trí thức tiểu tư sản có xu hưởng cộng sản chủ nghĩa

Thấu hiểu hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, thấy rõ vai trò to lớn của phong trào yêu nước bên cạnh yếu tố chủ nghĩa Mác - Lê-nin và phong trào công nhân Hồ Chí Minh đã đưa ra chủ trương đúng đắn về tập hợp lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa Trong khi Đại hội VI Quốc tế Cộng sản năm 1928 đề ra chủ trương tả khuynh, cô lập hẹp hòi trong việc tập hợp lực lượng ở các nước thuộc địa thì Hồ Chí Minh - trong các văn kiện thành lập Đảng - lại có chủ trương "lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng tập hợp và lôi kéo phú nông, tư sản và tư sản bậc trung" Từ năm 1941 về nước cùng Trung ương Đảng lãnh đạo phong trào cách mạng Hồ Chí Minh thực thi quan điểm của mình, tổ chức ra Mặt trận Việt Minh tập hợp tất cả mọi lực lượng không phân biệt dân tộc, tôn giáo, gái trai, giàu nghèo miễn là người Việt Nam có tinh thần yêu nước, đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc Nếu không coi trọng phong trào yêu nước, không chú ý đến các lực lượng khác ngoài vô sản, chỉ chú trọng chủ nghĩa Mác -Lê-nin và phong trào công nhân thôi thì sẽ không hình thành được Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 10

Từ đây, có thể kết luận rằng, quan điểm của Hồ Chí Minh về quy luật hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam là sự vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, một nước kinh tế lạc hậu, chậm phát triển, nơi có số lượng giai cấp công nhân ít so với dân cư Bằng việc đó, luận điểm của Hồ Chí Minh còn có ý nghĩa quốc tế đối với những nước có hoàn cảnh tương tự như Việt Nam, ghi một mốc son trong việc phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, một cống hiến xuất sắc vào kho tàng lý luận về xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân

Tóm lại, thực tiễn quá trình vận động của phong trào cách mạng Việt Nam để đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như thực tiễn 89 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã cho thấy, ngay từ khi mới vừa ra đời, cho đến xuyên suốt trong quá trình xây dựng và phát triển của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và Đảng thật sự là người lãnh đạo của cả giai cấp, cả dân tộc Chính điều này đã tạo nên sức mạnh để Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn, giành được những thắng lợi to lớn kể cả trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong bối cảnh tình hình hiện nay trước những khó khăn, thách thức đang đặt ra khi Đảng lãnh đạo công cuộc đổi mới càng đòi hỏi Đảng phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu, tuyên truyền và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể hiện nay; chú trọng phát triển giai cấp công nhân, nhưng đồng thời cũng phải hết sức coi trọng việc khơi dậy và phát huy được các phong trào yêu nước, sức mạnh của toàn dân tộc để xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh.

II Sự phát triển của Đảng Cộng Sản Việt Nam

2.1 Giai đoạn đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945)

Thời kỳ này, cách mạng Việt Nam đã có đội tiên phong lãnh đạo là Đảng Cộng sản với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, đưa cách mạng nước ta phát triển theo xu thế của thời đại đã được mở ra từ cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917.

Quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, giành chính quyền đã diễn ra với 3 cao trào cách mạng có ý nghĩa như 3 cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho cuộc Cách mạng Tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân: Cao trào cách mạng 1930- 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết-Nghệ Tĩnh, cao trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ (1936-1939) và cao trào giải phóng dân tộc dẫn tới Cách mạng Tháng Tám 1945 (1939-1945) Đó là quá trình đấu tranh cách mạng vô cùng khó khăn, gian khổ của Đảng và dân tộc.

Thực tiễn 15 năm đấu tranh cách mạng giành chính quyền, Đảng và nhân dân đã đặt ra và giải quyết thành công nhiều vấn đề, nhiều mối quan hệ cơ bản trong đường lối chiến lược và sách lược, bảo đảm cho phong trào cách mạng phát triển đúng hướng, phát huy sức mạnh của cả dân tộc.

Trang 11

Đó là quan hệ giữa nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, giữa mục tiêu dân tộc và mục tiêu dân chủ, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp; quan hệ giữa các mục tiêu chiến lược lâu dài và mục tiêu cụ thể trước mắt, giữa giành thắng lợi từng bước, khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn; quan hệ giữa chiến lược và sách lược, phương pháp cách mạng, sử dụng đúng đắn các hình thức, phương pháp đấu tranh phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể; quan hệ giữa Đảng và nhân dân, giữa xây dựng đảng và xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng được tập hợp trong Mặt trận Dân tộc thống nhất; quan hệ giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, giữa xây dựng lực lượng cách mạng, phát huy sức mạnh bên trong, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, độc lập, tự chủ và sáng tạo với tranh thủ những điều kiện và thời cơ thuận lợi do tình hình quốc tế đem lại; quan hệ giữa chủ động chớp thời cơ và đẩy lùi nguy cơ, tổ chức và sử dụng các lực lượng cách mạng…

Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật xâm lược, xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, mở ra thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công dẫn đến sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) - Nhà nước Công Nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á Đó là sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc.

Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Marx-Lenin ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đó là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình của thế kỷ XX Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Do sự lãnh đạo sáng suốt và kiên quyết của Đảng, do sức đoàn kết và hăng hái của toàn dân trong và ngoài mặt trận Việt Minh, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã thắng lợi”; “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc.”

2.2 Giai đoạn xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp của Mỹ (1945 – 1954).

Năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vượt qua những khó khăn, thách thức nặng nề, chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc: xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân; bầu cử Quốc hội (6-1-1946); xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (9-11-1946); chăm lo xây dựng chế độ mới, đời sống mới của nhân dân; chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; tổ chức kháng chiến chống

Trang 12

thực dân Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự ủng hộ và chi viện của cả nước; kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng Tháng Tám; thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì tạm hòa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp xâm lược, lúc thì hoà với Pháp để đuổi Tưởng, thực hiện nhân nhượng có nguyên tắc để triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo.

Đảng đã chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên phạm vi cả nước Thành công nổi bật của hơn một năm xây dựng chính quyền non trẻ là đã tăng cường được sức mạnh của cách mạng để có thể tự bảo vệ thành quả cách mạng bằng sức mạnh của chính mình.

Tháng 12-1946, trước dã tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; vừa kiến quốc vừa kháng chiến dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè quốc tế, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Geneva năm 1954 đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

2.3 Giai đoạn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ năm 1954 – 1975.

Từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng gồm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Đây là đặc điểm mang tính đặc thù của cách mạng Việt Nam cùng với mục tiêu độc lập dân tộc, mục tiêu xã hội chủ nghĩa được đặt ra trực tiếp.

Đế quốc Mỹ phá hoại hiệp định Geneva, hất chân thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng Dân tộc lại phải đương đầu với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ.

Đảng đã lãnh đạo toàn dân nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, bảo vệ nền độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân được nâng lên tầm cao khoa học và nghệ thuật.

Đương đầu với một đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới, Đảng chủ trương đánh lâu dài; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và hoạt động binh vận; kết hợp

Trang 13

tiến công và nổi dậy, tiến hành đấu tranh trên cả ba vùng (đồng bằng, thành thị và miền núi); kết hợp mặt trận quân sự, chính trị với mặt trận ngoại giao; phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh thời đại, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Đảng đã lãnh đạo nhân dân lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh tàn bạo của đế quốc Mỹ, giành nhiều thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Thắng lợi của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quốc tế và có tính chất thời đại sâu sắc.

Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc trong điều kiện hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, trong điều kiện từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng ta phải vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm các nước xã hội chủ nghĩa.

Đảng đã lãnh đạo nhân dân tập trung giải quyết tốt các mối quan hệ cơ bản: giữa tiến hành chiến tranh cách mạng với xây dựng chủ nghĩa xã hội; giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn; giữa thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữa quy luật chiến tranh và quy luật xây dựng phát triển kinh tế; giữa đẩy mạnh chiến tranh cách mạng ở nước ta với bảo vệ hòa bình thế giới; giữa lợi ích dân tộc với thực hiện nghĩa vụ quốc tế…

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc đã thu được những thành tựu quan trọng Vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, miền Bắc đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; xây dựng hậu phương vững mạnh, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, bảo đảm mọi mặt cho tiền tuyến đánh thắng; mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của các nước trên thế giới; tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước; tạo những cơ sở vật chất và những kinh nghiệm quý báu trong sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sau này.

2.4 Giai đoạn tiến hành cách mạng XHCN trên cả nước, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (từ năm 1975 đến nay)

* Từ năm 1975 đến năm 1986:

Ngày đăng: 10/04/2024, 05:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan