1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong phép biện chứng duy vật và tác động của nó đến thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên hiện nay

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,07 MB

Nội dung

Sự tương tác giữa nội dung và hình thức tạo nên một mối quan hệ biện chứng, một mối liên kết hợp nhất giữa hai yếu tố này, ảnh hưởng đến việc thấu hiểu và đánh giá nghệ thuật trong cuộc

Trang 1

1.C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.23, tr.53.3,4,5 V.I Lênin: Toàn tập, Sđd, t.29, tr.240, 268, 382.

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ***

LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀHÌNH THỨC TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ TÁCĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN THỊ HIẾU THẨM MỸ CỦA SINH VIÊN HIỆN

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024

Tên đề tài: Nguyên tắc nhân đạo trong Bộ luật hình sự Việt Nam.

STTHỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊNTỈ LỆ %HOÀN THÀNH

Ghi chú:

Nhận xét của giáo viên

……… ……… ……… Ngày 01 tháng 12 năm 2023

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có – Chủ tịch Hồ Chí

với sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều người khác Trong suốt thời gian học tập ở giảng đường đại học vừa qua, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, chia sẻ, quan tâm của quý thầy cô, gia đình và bạn bè.

Lời đầu tiên, em xin gửi đến quý thầy, cô giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM (HCMUTE) đã vô cùng nhiệt huyết, tận tâm trong việc giảng dạy và truyền đạt vốn kiến thức quý báu của mình để giúp đỡ sinh viên rất nhiều trong thời gian học tập tại trường Em xin chân thành cảm ơn thầy ThS Trần Ngọc Chung đã nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi thảo luận về tính sáng tạo và vận dụng kiến thức trong môi trường thực tế cuộc sống Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy/cô.

Bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.

Lời sau cùng, em xin kính chúc quý thầy ThS Trần Ngọc Chung sức khỏe, niềm tin, vững bước trên con đường dìu dắt chúng em trưởng thành.

Trân trọng,

TP Thủ Đức, ngày 2 tháng 12 năm 2023

Trang 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG VÀHÌNH THỨC TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1.1 - Khái niệm

1.1.1 - Phép biện chứng duy vật 1.1.2 - Nội dung

1.1.3 - Hình thức

1.2 - Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức 1.2.1 Sự tương đồng giữa nội dung và hình thức 1.2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

1.3 - Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNGGIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐẾN THỊ HIẾU THẨM MỸ CỦASINH VIÊN HIỆN NAY

2.1 - Khái niệm

2.1.1 - Thị hiếu thẩm mỹ

2.1.2 - Những yếu tố tạo thành thị hiếu thẩm mĩ 2.2 - Khái quát về thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên ngày nay 2.3 - Tác động của mối quan hệ đến vấn đề

2.3.1 - Ảnh hưởng đến thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên 2.3.1.1 - Hình thành phát triển thị hiếu thẩm mỹ 2.3.1.2 - Nâng cao thị hiếu của sinh viên

Trang 6

2.3.2 - Những biểu hiện, tương tác của sinh viên trong quá trình bộc lộ thị hiếu thẩm mỹ của mình

2.3.2.1 - Nhu cầu bộc lộ cái “tôi” cá nhân 2.3.2.2 - Sự nhạy bén và tương tác với xã hội

2.3.3 - Thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên tác động ảnh hưởng xã hội 2.4 - Liên hệ bản thân

C KẾT LUẬN

BẢN PHÂN CÔNG NHIỆM VỤDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và truyền thông, sinh viên ngày nay tiếp cận với nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau Họ không chỉ đọc sách, xem phim, nghe nhạc mà còn tiếp xúc với các hình thức nghệ thuật mới như video trực tuyến, media xã hội và nền tảng số, Điều này tạo ra một tầm nhìn đa dạng về cách thức biểu hiện nội dung và hình thức trong các tác phẩm của cuộc sống.

Trước tiên, nội dung và hình thức không thể tách rời khi ta nói về một vấn đề nào đó Hình thức là cách biểu hiện nội dung; nội dung trong khi đó là bản chất, ý nghĩa sâu xa được truyền đạt qua vấn đề được đề cập Sự tương tác giữa nội dung và hình thức tạo nên một mối quan hệ biện chứng, một mối liên kết hợp nhất giữa hai yếu tố này, ảnh hưởng đến việc thấu hiểu và đánh giá nghệ thuật trong cuộc sống và ngay cả thẩm mỹ của sinh viên hiện nay Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức không chỉ ảnh hưởng đến cách mà sinh viên hiểu và đánh giá nghệ thuật mà còn thể hiện sự phản ánh của xã hội đương đại Sinh viên đang đối diện với việc hiểu rõ hơn về sự đa dạng và đa chiều của thế giới thông qua việc tìm hiểu về mối quan hệ này.

Việc chọn đề tài nói về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong phép biện chứng duy vật và thể hiện được sự tinh tế trong tìm hiểu về triết học mà còn đề cập đến một phạm trù rộng lớn trong văn hóa và nghệ thuật.

Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong phép biện chứng duy vật không chỉ là việc hiểu sâu hơn về văn hóa, nghệ thuật mà còn giúp sinh viên xây dựng khả năng phê phán, suy luận và cảm nhận sâu sắc về thẩm mỹ, giúp họ trở thành người độc lập trong việc đánh giá và tận hưởng các tác phẩm nghệ thuật.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của bài tiểu luận nhằm tìm hiểu cơ bản các khái niệm về nội dung, hình thức trên cơ sở đó xem xét mối quan hệ của chúng trong phép biện chứng duy vật

Trang 8

và qua đó gián tiếp đưa ra cái nhìn khách quan nhất về tác động của mối quan hệ đó đến thị hiểu thẩm mỹ của sinh viên hiện nay.

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNHTHỨC TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

1.1 - Khái niệm

1.1.1 - Phép biện chứng duy vật

C Mác, Ph Ăngghen và V.I.Leenin không đưa ra một định nghĩa thống nhất nào về phép biện chứng duy vật, mà trong các tác phẩm của các ông có nhiều định nghĩa khác nhau về phép biện chứng duy vật Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, khi bàn về các quy luật, Ph Ăngghen định nghĩa: “phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” Khi chỉ ra nội dung chủ yếu của phép biện chứng, Ph Ăngghen định nghĩa: “phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến Những quy luật chủ yếu: sự chuyển hóa lượng thành chất, - sự xâm nhập lẫn nhau của các mâu thuẫn đối cực và sự chuyển hóa từ mâu thuẫn này sang mâu thuẫn khác khi mâu thuẫn đó lên tới cực độ, - sự phát triển bằng mâu thuẫn hoặc phủ định của phủ định, -phát triển theo hình thức xoáy trôn ốc”, “phép biện chứng đã được coi là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của mọi vận động Điều đó có nghĩa là những quy luật ấy phải có hiệu lực đối với vận động trong giới tự nhiên và trong lịch sử loài người cũng như đối với vận động của tư duy”.

Khi giới thiệu về C Mác, V.I Lênin định nghĩa: “…phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ảnh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng” Khi bàn về các yếu tố của phép biện chứng, V.I Lênin đưa ra định nghĩa: “có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất các mặt đối lập Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm” Trong văn cảnh khác liên quan đến quan điểm của Hegel về phép biện chứng, V.I Lênin viết: “theo nghĩa đen, về phép biện chứng là sự nghiên cứu mâu thuẫn trong

Trang 9

ngay bản chất của các đối tượng”, “phép biện chứng chính là lý luận nhận thức (của Heeghen và) của chủ nghĩa Mác: đó là một “mặt” (không phải một “mặt” mà là thực chất)”.

1.1.2 - Nội dung

Nội dung bao gồm nguyên lý cơ bản nhất: nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.

– Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến: Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng của thế giới Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mỗi liên hệ phổ biến Tính thống nhất trong tính đa dạng của thế giới Tính chất các mối liên hệ:

+ Tính khách quan: Những mối liên hệ tồn tại độc lập với ý thức của con người Thông qua các mối liên hệ thì sự vật biểu hiện sự tồn tại của mình.

+ Tính phổ biến: Bất cứ sự vật nào cũng có mối liên hệ với sự vật khác, mối liên hệ có ở trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Tính đa dạng, phong phú: Các sự vật hiện tượng đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí và vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó Mối liên hệ bên trong – mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu – mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bản chất – mối liên hệ không bản chất, mối liên hệ tất nhiên – mối liên hệ ngẫu nhiên, mối liên hệ trực tiếp – mối liên hệ gián tiếp,….

Ý nghĩa phương pháp luận: Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải có quan điểm toàn diện “xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng, xác định mối liên hệ giữa các bộ phận, các mặt của sự vật”, quan điểm lịch sử - cụ thể “phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng, xét đến tình huống cần giải quyết khác nhau trong thực tiễn”.

– Nguyên lý về sự phát triển: Theo quan điểm biện chứng, phát triển chỉ quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Sự khác nhau trong quan điểm về sự phát triển giữa tư duy

Trang 10

siêu hình với biện chứng Bao gồm các tính chất: tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú Tính chất các mối liên hệ:

+ Tính khách quan: Phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người.

+ Tính phổ biến: Quá trình phát triển diễn ra trong tất cả các sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật hiện tượng có quá trình phát triển riêng, không giống nhau.

Ý nghĩa phương pháp luận: Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải có quan điểm phát triển “xem xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vận động, trong sự biến đổi của nó”, quan điểm lịch sử - cụ thể “ nhìn sự vật theo khuynh hướng đi lên, phải chấp nhận tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển”.

Nội dung bao gồm sáu cặp phạm trù cơ bản: cái riêng – cái chung, nguyên nhân – kết quả, tất nhiên – ngẫu nhiên, nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng, khả năng – hiện thực

Nội dung tuân theo ba quy luật cơ bản: quy luật lượng – chất; quy luật mâu – thuẫn; quy luật phủ định của phủ định

1.1.3 - Hình thức

Phép biện chứng chất phát thời cổ đại: Ra đời ở cả phương Đông và phương Tây, nó đã khái quát được những nét cơ bản về quá trình vận động biện chứng của thế giới, những kết luận của phép biện chứng chất phát được ra đời từ những quan sát mang tính trực quan của những nhà Triết học thời cổ đại.

Phép biện chứng duy tâm của triết học cổ điển Đức: Đỉnh cao là chính là phép biện chứng duy tâm của Hegel.

Phép biện chứng duy vật của triết học Mác – Lênin: Là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng do Mác và Ăngghen sáng tạo vào những năm 40 của thế kỉ thứ XIX.

1.2 Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

1.2.1 Sự tương đồng giữa nội dung và hình thức

Việc nhận thức nội dung và hình thức sự vật, hiện tượng và sự hình thành các khái niệm về chúng được thực hiện trong quá trình nhận thức từ những mối liên hệ

Trang 11

nhân quả này sang mối liên hệ nhân quả khác, từ những đặc tính này sang những đặc tính khác của sự vật, hiện tượng ấy.

Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy; là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật, hiện tượng và không chỉ là cái biểu hiện ra bên ngoài, mà còn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự vật, hiện tượng Nhiều khi con người rất khó khăn trong việc nhận thức rành mạch nội dung của một đối tượng nào đó (nhất là đối tượng tinh thần), mà thường lẫn với cấu trúc của nó Trong trường hợp này rõ ràng có sự giao thoa, thâm nhập lẫn nhau giữa nội dung và hình thức, và hình thức khi đó được gọi là hình thức nội dung (hình thức bên trong), “ gắn liền chặt chẽ với nội dung" Kiểu hình thức này thường thuộc về cái riêng xác định, không lặp lại ở cái riêng khác, nên nó là cái đơn nhất Nhưng cũng có những hình thức chung cho nhiều cái riêng của cùng một lớp, chúng được gọi là hình thức hình thức (hình thức bên ngoài, hình thức chung), nên nó cũng gọi là cái chung Mặt khác khi xác định nội dung của đối tượng, nhận thức trả lời cho câu hỏi “đối tượng là gì”, nhưng khi trả lời cho câu hỏi “đối tượng là như thế nào”, tức là phải xác định hình thức tồn tại hay hình thức biểu hiện của nó.

Sự tương đồng giữa nội dung và hình thức trong phép biện chứng duy vật là một khía cạnh quan trọng trong việc hiểu và áp dụng triết học này Phép biện chứng duy vật cho rằng sự tương đồng này không chỉ tồn tại ở mức độ bề ngoài, mà còn ở mức độ sâu xa, ảnh hưởng đến cả bản chất của các hiện tượng.

Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật, nội dung và hình thức không thể hoàn toàn tách rời nhau Nội dung là những yếu tố ý nghĩa, thông tin, hay ý niệm được truyền đạt thông qua hình thức Trong khi đó, hình thức là cách thức bày tỏ, diễn giải và truyền đạt nội dung.

Sự tương đồng giữa nội dung và hình thức có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu sự phát triển của các hiện tượng xã hội và tự nhiên Nó cho phép chúng ta nhìn nhận mối quan hệ không chỉ ở mặt bề ngoài mà còn ở mặt sâu xa của các hiện tượng, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về thế giới xung quanh.

Trang 12

Việc áp dụng sự tương đồng giữa nội dung và hình thức trong phép biện chứng duy vật cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và lý giải các hiện tượng xã hội Nó cho phép chúng ta nhìn thấy mối liên kết sâu xa giữa các yếu tố khác nhau trong một hiện tượng, từ đó cung cấp một cái nhìn toàn diện và logic hơn về sự phát triển của xã hội.

Với sự tương đồng này, phép biện chứng duy vật không chỉ là một lý thuyết trừu tượng, mà còn là công cụ để nắm bắt và hiểu rõ các quy luật tự nhiên và xã hội Nó mang lại khả năng lý giải, dự đoán và ứng dụng vào thực tiễn, góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ.

1.2.2 Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng tồn tại thống nhất chặt chẽ trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, nhưng nội dung giữ vai trò quyết định Hình thức xuất hiện trong sự quy định của nội dung và sau khi xuất hiện, hình thức tồn tại tương đối độc lập và có ảnh hưởng tới nội dung, gây ra các hệ quả nhất định Khi hình thức phù hợp với nội dung, nó là động cơ thúc đẩy nội dung phát triển, còn khi không phù hợp, hình thức cản trở sự phát triển đó của nội dung Cùng một nội dung, trong quá trình phát triển, có thể thể hiện dưới nhiều hình thức và ngược lại, cùng một hình thức có thể biểu hiện cho một số nội dung khác nhau Sự vật, hiện tượng phát triển thông qua sự đổi mới không ngừng của nội dung và sự thay đổi theo chu kỳ của hình thức Lúc đầu, sự biến đổi diễn ra trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hình thức, nhưng khi sự biến đổi đó tiếp tục diễn ra tới giới hạn nhất định, nội dung mới xuất hiện thì hình thức ban đầu trở nên chật hẹp, kìm hãm sự phát triển của nội dung Nội dung mới phá bỏ hình thức cũ và trong vỏ bao bọc của hình thức mới đó, thì nội dung mới sẽ tiếp tục phát triển Ở đây có sự tác động của quy luật phổ biến (theo nghĩa tác động ở mọi đối tượng, mọi lĩnh vực vật chất và tinh thần) về sự phù hợp (tương thích) của hình thức với nội dung.

Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức trong phép biện chứng duy vật là một khía cạnh quan trọng và không thể thiếu trong triết học duy vật cho phép ta nhìn nhận hiện thực một cách toàn diện Nội dung và hình thức không chỉ đơn thuần là hai yếu tố riêng lẻ, mà chúng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau để tạo nên sự phát triển của hiện thực.

Trang 13

Trong phép biện chứng duy vật, nội dung được hiểu là bản chất hay cốt lõi của một sự vật, hiện tượng hoặc quá trình Nó đại diện cho các yếu tố quan trọng như ý niệm, ý thức, hay tồn tại của sự vật Trái ngược lại, hình thức đề cập đến các dạng biểu hiện bên ngoài của nội dung thông qua các thuộc tính như hình dạng, kích thước, màu sắc hay âm thanh.

Tuy nhiên, không có sự tồn tại riêng lẻ của nội dung hoặc hình thức trong phép biện chứng duy vật Nội dung và hình thức tương tác và phát triển cùng nhau Nội dung tồn tại thông qua hình thức, trong khi hình thức cũng bị nội dung ảnh hưởng và điều chỉnh.

1.3 Ý nghĩa phương pháp luận từ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

Thứ nhất, hình thức của sự vật, hiện tượng do nội dung của nó quyết định, là kết quả những thay đổi của nội dung và để đáp ứng những thay đổi đó thì sự thay đổi hình thức phải dựa vào những thay đổi thích hợp của nội dung quyết định nó; do vậy, muốn biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động, làm thay đổi nội dung của nó.

Thứ hai, hình thức chỉ thúc đẩy nội dung phát triển khi nó phù hợp với nội dung nên để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển nhanh, cần chú ý theo dõi mối quan hệ giữa nội dung đang phát triển với hình thức ít thay đổi, và khi giữa nội dung với hình thức xuất hiện sự không phù hợp thì trong những điều kiện nhất định phải can thiệp vào tiến trình khách quan, đem lại sự thay đổi cần thiết về hình thức để nó trở nên phù hợp với nội dung đã phát triển và bảo đảm cho nội dung phát triển hơn nữa, không bị hình thức cũ kìm hãm.

Thứ ba, một nội dung có thể có nhiều hình thức thể hiện và ngược lại nên cần sử dụng mọi hình thức có thể có, mới cũng như cũ, kể cả việc phải cải biến các hình thức vốn có, lấy hình thức này bổ sung, thay thế cho hình thức kia để làm cho bất kỳ hình thức nào cũng trở thành công cụ phục vụ nội dung mới V.I Lênin kịch liệt phê phán thái độ chỉ thừa nhận các hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo hình thức cũ; đồng thời cũng phê phán thái độ phủ nhận vai trò của hình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội, thay đổi hình thức cũ một cách tùy tiện, vô căn cứ.

Trang 14

CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮANỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC ĐẾN THỊ HIẾU THẨM MỸ CỦA SINHVIÊN HIỆN NAY

2.1 - Khái niệm

2.1.1 Thị hiếu thẩm mỹ

Thị hiếu thẩm mỹ là khái niệm chỉ sở thích của con người trong lĩnh vực thẩm mỹ, biểu hiện ở sự rung cảm, sự lựa chọn, sự đánh giá, thẩm định và sáng tạo thẩm mỹ của mỗi cá nhân Thị hiếu thẩm mỹ là cơ sở cho mọi hoạt động thưởng thức, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ; là một thành tố cấu thành nhân cách của mỗi người Thị hiếu thẩm mỹ không chỉ biểu hiện quá trình tự phát triển của cá nhân mà còn thể hiện trình độ giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường và ngoài xã hội.

Trong tác phẩm, quan niệm của Kant về nguồn gốc và bản chất của thị hiếu thẩm mỹ mang đậm tính duy tâm chủ quan, biểu hiện cảm giác thích thú một cách độc lập, không tuân theo trình tự thông thường của nhận thức, diễn tả sự thích thú, sự hài lòng của con người về đối tượng Sự thích thú, hài lòng đó không diễn tả tính chất nào ở đối tượng mà chỉ là cách thức đối tượng tác động lên chúng ta; nó diễn ra trong chúng ta mà chúng ta không cần quan tâm đến sự hiện hữu của vật Vì vậy Kant khẳng định rằng, thị hiếu thẩm mỹ mang tính vô tư, không mục đích, không khái niệm.

Do đó, cái riêng của thị hiếu thẩm mỹ của một con người là một hình thức cụ thể biểu hiện và phản ánh trị một mức độ nhất định về trình độ, xu hướng nói chung của một xã hội, một thời đại.

2.1.2 Các yếu tố tạo thành thị yếu thẩm mỹ

Thị hiếu thẩm mĩ là sự thống nhất hài hòa giữa tình cảm và lý trí, giữa cảm xúc và trí tuệ Thiếu yếu tố cảm xúc, sự đánh giá của thị hiếu sẽ mất đi tính riêng biệt độc đáo của nó Ngược lại, nếu không có sự dẫn dắt của các yếu tố lí trí, trí tuệ, thì sự lựa

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w