1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật và liên hệ với thực tiễn đổi mới kinh tế ở việt nam hiện nay

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng, triết học Mác – Lênin rút ra quan điểm toàn diện.. Sở dĩ chún

Trang 1

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân … 0O0…

Trang 2

Theo Ph.Ăngghen: “Phép biện chứng … là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” [Giáo trình Triết học Mác – Lênin, 2019]

Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm hai nguyên lý cơ bản (nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển), sáu cặp phạm trù (phản ánh mối liên hệ khách quan trong đời sống) và ba quy luật (phản ánh mối liên hệ và khuynh hướng phát triển của thế giới) Các quan điểm, nguyên tắc được tạo ra từ nội dung này nêu ra kết luận, các quy luật này phải có hiệu lực đối với cả ba lĩnh vực: giới tự nhiên, lịch sử loài người và tư duy con người

2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến – cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện

a Định nghĩa

Nguyên lý triết học là những luận điểm – định đề khái quát nhất được hình thành nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ người trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; rồi đến lượt chúng lại làm cơ sở, tiền đề cho những suy lý tiếp theo rút ra những nguyên tắc, quy luật, quy tắc, phương pháp… phục vụ cho các hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người

“Mối liên hệ” là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định lẫn nhau, tính tương tác lẫn nhau và tính biến đổi giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau Khi nói hai vật có mối liên hệ với nhau có nghĩa là chúng tồn tại trong sự quy định lẫn nhau, một vật thay đổi nhất định sẽ làm thay đổi vật còn lại

“Mối liên hệ phổ biến” là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ tồn tại giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau trong thế giới khách quan

Trang 3

2

Trong lịch sử, các nhà triết học luôn đặt ra các câu hỏi: Liệu các sự vật, hiện tượng có sự tác động qua lại với nhau hay không? Quan điểm siêu hình thường phủ định mối liên hệ tất yếu giữa các đối tượng Quan điểm này cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia, hết cái này đến cái kia, giữa chúng không có mối liên hệ ràng buộc quy định và chuyển hoá lẫn nhau, hoặc nếu có thì đó chỉ là mối liên hệ có tính ngẫu nhiên, bên ngoài

Ngược lại, theo quan điểm biện chứng, thế giới tồn tại như một chỉnh thể thống nhất Các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau Đó chính là nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ Theo đó, các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất Nhờ sự thống nhất đó các đối tượng không thể tồn tại cô lập, mà luôn tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau

b Tính chất

Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ, tác động trong thế giới Các mối liên hệ là khách quan, là cái vốn có của sự vật, hiện tượng Nó tồn tại độc lập - không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác của con người Để khẳng định giữa hai vật có mối liên hệ, trước tiên người ta cần phải chứng minh tính có thật, tính khách quan của hai vật đó

Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở việc các mối liên hệ đa dạng tồn tại ở bất kỳ nơi đâu, dù là trong tự nhiên, trong xã hội hay trong tư duy Không có sự vật phi cấu trúc và tồn tại biệt lập tuyệt đối với các sự vật khác Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy mà còn diễn ra ở các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng Vì vậy, mỗi sự vật là một “hệ thống mở”, tương tác lẫn nhau và không ngừng biến đổi, phát triển

Phép biện chứng duy vật cũng có tính đa dạng, phong phú “Đa dạng” nghĩa là có nhiều kiểu, loại; còn “phong phú” là sự biểu hiện nhiều sắc thái, hình thức trong điều kiện cụ thể khác nhau của cùng một kiểu Các sự vật, hiện tượng, lĩnh vực khác nhau có mối liên hệ khác nhau Hoặc cùng một mối liên hệ nhưng nó lại thể hiện khác nhau trong những điều kiện khác nhau Các mối liên hệ khác nhau cũng có vị trí, vai trò khác nhau trong thế giới, xã hội

Trang 4

3

c Ý nghĩa phương pháp luận

Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, ta có thể rút ra các ý nghĩa về phương pháp luận Đầu tiên, cần có quan điểm toàn diện trong nhận thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn Thứ hai, cần có quan điểm lịch sử, cụ thể trong quá trình nhận thức và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

3 Quan điểm toàn diện của phép biện chứng duy vật

Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng, triết học Mác – Lênin rút ra quan điểm toàn diện Quan điểm toàn diện là một nguyên tắc phương pháp luận trong nhận thức các sự vật, hiện tượng Trong nhận thức và thực tiễn, cần quán triệt quan điểm toàn diện

Về mặt nhận thức, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó V.I.Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”, phải tính đến “tổng hoà những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác” [Giáo trình Triết học Mác – Lênin, 2019] Nghĩa là phải xem xét khách thể trong tất cả những mối liên hệ và quan hệ của nó với khách thể khác

Tuy nhiên, cũng theo V.I.Lênin, chúng ta không thể làm được điều đó hoàn toàn đầy đủ, nhưng cần thiết phải xem xét tất cả mọi vật sẽ đề phòng cho chúng ra không phạm sai lầm và sự cứng nhắc Sở dĩ chúng ta không thể làm được điều đó hoàn toàn đầy đủ bởi hai lý do:

Một là, sự vật, hiện tượng phải trải qua nhiều giai đoạn tồn tại, phát triển khác nhau trong quá trình vận động và phát triển Trong mỗi giai đoạn đó, không phải lúc nào sự vật hiện tượng cũng bộc lộ tất cả các mối liên hệ của nó, cũng như các quan hệ của sự vật với các sự vật khác Hơn nữa, tất cả những mối quan hệ và liên hệ ấy chỉ được biểu hiện ra trong những điều kiện nhất định

Hai là, bản thân chúng ta – những chủ thể nhận thức – những phẩm chất và năng lực của chúng ra luôn bị giới hạn bởi những điều kiện xã hội lịch sử, không thể bao quát được hết những mối liên hệ bên trong và bên ngoài của các sự vật hiện tượng

Trang 5

4

Quan điểm toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Cùng một sự vật, xuất phát từ nhu cầu khác nhau, chủ thể sẽ phản ánh những mặt khác nhau của sự vật và biểu hiện ra là những cái khác nhau Mối liên hệ giữa sự vật với nhu cầu của chủ thể rất đa dạng Trong một hoàn cảnh nhất định, con người chỉ phản ánh một số mối liên hệ xác định của sự vật với nhu cầu nhất định của mình, nên nhận thức về sự vật cũng mang tính tương đối, không đầy đủ, không trọn vẹn Nắm được điều đó, chúng ta sẽ tránh được việc tuyệt đối hoá những tri thức đã có về sự vật và tránh xem đó là những chân lý bất biến, tuyệt đối cuối cùng về sự vật, không thể bổ sung, không thể phát triển

Xem xét toàn diện tất cả các mặt của những mối quan hệ của sự vật đòi hỏi phải chú ý đến sự phát triển cụ thể của các quan hệ đó Chỉ có như vậy chúng ta mới thấy được vai trò của các mặt trong từng giai đoạn cũng như của toàn bộ quá trình vận động, phát triển của từng mối quan hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng Theo V.I.Lênin, phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đến tất cả các mặt của những mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó, chứ không phải lấy một mẩu ở chỗ này, một mẩu ở chỗ kia Như vậy xem xét toàn diện nhưng không bình quân, dàn đều mà có trọng tâm, trọng điểm, phải tìm ra vị trí từng mặt, từng yếu tố, từng mối liên hệ trong tổng thể của chúng, phải từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ để khái quát rút ra mối liên hệ chủ yếu nhất, bản chất nhất, quan trọng nhất chi phối sự tồn tại và phát triển của chúng

Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện Quan điểm phiến diện đánh giá sự vật, hiện tượng một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật nguỵ biện và chủ nghĩa chiết trung Thuật nguỵ biện đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại; còn chủ nghĩa chiết trung thì lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến Cả chủ nghĩa chiết trung lãn thuật nguỵ biện đều là những biểu hiện của phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng

Rõ ràng nguyên tắc toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn đều, liệt kê những tính quy định khác nhau của sự vật hay hiện tượng đó; nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó Lô-gíc của quá trình hình thành quan điểm toàn diện trong nhận thức, xem xét

Trang 6

5

sự vật sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn cơ bản là đi từ ý niệm ban đầu về cái toàn thể đến nhận thức một mặt, một mối liên hệ cụ thể của sự vật rồi đến nhận thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đó, và cuối cùng đi tới khái quát những tri thức phong phú đó để rút ra tri thức về bản chất của sự vật

Từ quan điểm toàn diện trong nhận thức, ta rút ra cách nhìn đồng bộ trong hoạt động thực tiễn Quan điểm này đòi hỏi muốn cải tạo sự vật phải áp dụng một hệ thống các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ tương ứng của sự vật hiện tượng Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phải nắm đúng khâu trọng tâm, then chốt để tập trung nguồn lực giải quyết Nghĩa là phải kết hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm” trong cải tạo sự vật

II LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1 Khái niệm đổi mới kinh tế

Khái niệm “đổi mới” được Đảng xác định là sự thay đổi về chất trong tư duy, nhận thức và hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân về sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đổi mới kinh tế là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong quá trình đổi mới kinh tế, từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chuyển từ nền kinh tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế “mở” đối với khu vực và thế giới, nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong phát triển kinh tế Công cuộc Đổi mới được triển khai từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng, từng bước ổn định và phát triển

2 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam những năm trước đổi mới

Trải qua 21 năm chiến đấu gian khổ và anh hùng, cách mạng miền Nam từng bước lớn mạnh và giành được nhiều thắng lợi to lớn Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân năm 1975, quân và dân ta đã đánh bại hoàn toàn

Trang 7

6

chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Sau khi đất nước được giải phóng và thống nhất, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung ở miền Bắc được áp dụng trên phạm vi cả nước Mặc dù có nỗ lực rất lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế nhưng vì trong chính sách có nhiều điểm còn duy ý chí nên trong 5 năm đầu (1976 – 1980), tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp, chỉ đạt khoảng 0,4% /năm (kế hoạch là 13 – 14% /năm), thậm chí có xu hướng giảm sút và rơi vào khủng hoảng Biểu hiện ở các mặt:

Một là, kinh tế tăng trưởng chậm, nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai và ba không đạt được Tất cả 15 chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho năm 1976 – 1980 đều không đạt được, thậm chí tỉ lệ hoàn thành còn ở mức rất thấp

Hai là, cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế còn yếu kém, thiếu đồng bộ, cũ nát, trình độ nói chung còn lạc hậu, công suất thấp Đa số lao động vẫn là lao động thủ công, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ Phân công lao động xã hội kém phát triển, năng suất lao động xã hội rất thấp

Ba là, cơ cấu kinh tế chậm thay đổi, nền kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng Sản xuất phát triển chậm, không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra Sản xuất không tiêu dùng, phụ thuộc nhiều vào nguồn bên ngoài, nợ nước ngoài lên đến 8,5 tỉ Rup – USD (năm 1985)

Bốn là, phân phối lưu thông bị rối ren Thị trường tài chính, tiền tệ không ổn định Ngân sách Nhà nước liên tục bị bội chi Năm 1976, lạm phát đã xuất hiện trên phạm vi cả nước và ngày càng nghiêm trọng

Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, tiêu cực và bất công xã hội tăng lên Như vậy, trong giai đoạn này, nước ta bị khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội nghiêm trọng Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định thực hiện, lãnh đạo công cuộc đổi mới

3 Đổi mới kinh tế theo quan điểm toàn diện

Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) đã xem lại một cách căn bản về vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa và đặt việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần là nhiệm vụ căn bản cho quá trình đổi mới toàn diện nền kinh tế Vậy nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là nền kinh tế

Trang 8

Điều cốt yếu để công cuộc đổi mới giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa và đi đến thành công là phải kiên trì vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là phải đổi mới toàn diện, đồng bộ, triệt để và phù hợp với tình hình đất nước

Đầu tiên, phải thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần Đại hội VI đã đưa ra quan điểm mới về nền kinh tế nhiều thành phần: “Đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích luỹ tập trung của Nhà nước và tranh thủ vốn nước ngoài cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác.” [Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V trình tại Đại hội đại biểu lần thứ VI của Đảng] Chính sách này cho phép có nhiều hình thức sản xuất kinh doanh theo qui mô thích hợp với từng khâu của quá trình tái sản xuất và lưu thông, nhằm khai thác mọi khả năng của các thành phần kinh tế Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có 6 thành phần kinh tế (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) và nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp) Trong đó, thành phần kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo

Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ, trên cơ sở đó phân công lao động xã hội một cách phù hợp Phân công lao động là cơ sở chung của sản xuất và trao đổi hàng hoá, vì vậy muốn phát triển kinh tế phải đẩy mạnh phân công lao động xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước để xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của nền sản xuất hiện đại Cụ thể, ta cần phát triển lực lượng sản xuất – cơ sở vật chất kĩ thuật trên cơ sở thực hiện cơ khí hoá nền sản xuất xã hội và áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại Cùng lúc đó, cần chuyển đổi cơ

Trang 9

Thứ tư, phải xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp để hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước Cơ chế này không tạo được động lực phát triển và gây ra hiện tượng tiêu cực trong xã hội Đại hội VI đã chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chỉ ra cơ chế mới là cơ chế kế hoạch hoá theo hướng phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ Từ năm 1986 đến nay, trong các kỳ Đại hội Đảng, ta tiếp tục làm rõ nội dung và phương thức đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng “xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Điều đó thực chất là quá trình đổi mới cả hệ thống các công cụ, chính sách quản lý và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước

Ngoài ra, trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, ta chủ trương tiến hành đổi mới đồng bộ, phải kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị và các mặt khác của đời sống xã hội Trong đó, đổi mới kinh tế là trọng tâm, còn đổi mới chính trị thúc đẩy đổi mới kinh tế Kinh tế và chính trị là hai mặt cốt lõi của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Vì vậy, đổi mới chính trị phải xuất phát từ yêu cầu đổi mới kinh tế, phải phù hợp với đổi mới kinh tế Đại hội XI của Đảng tập trung 3 yếu tố cơ bản, trọng yếu là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương Đây là ba lĩnh vực cơ bản, trọng yếu mang tính đột phá trong đổi mới chính trị Trong đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là cấp thiết và hàng đầu

Trang 10

9

Như vậy, để đảm bảo có được nhận thức đúng đắn về một vấn đề, chúng ta phải xem xét vấn đề đó theo quan điểm toàn diện Điều này có nghĩa là phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ tác động qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của sự vật, hiện tượng cũng như trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật đối với các sự vật khác và trong mối liên hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Trên thực tế, trong công cuộc đổi mới toàn diện, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng khá thành công quan điểm toàn diện để đưa ra những chính sách, đường lối đúng đắn, phù hợp với tình hình đất nước ta

4 Những thành tựu sau 35 năm đổi mới

Trong suốt 35 năm qua, nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao Giai đoạn đầu đổi mới (1986 – 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991 – 1995, GDP bình quân đã đạt 8,2%/năm Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid – 19 nhưng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới

Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỉ USD/năm Bình quân thu nhập đầu người tăng lên, từ 159 USD/năm (năm 1985) đến 2750 USD/năm (năm 2020) Môi trường đầu tư liên tục được cải thiện, thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước; phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với chế biến công nghiệp Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển mạnh mẽ

Qua 35 năm, sản xuất không chỉ đáp ứng được tiêu dùng mà còn dành một phần để tích luỹ Nông nghiệp phát triển toàn diện cả về trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp Sản xuất công nghiệp tăng trưởng liên tục và đã hoàn thành được nhiều công trình lớn Hệ thống đường giao thông, bưu diện được xây dựng mới và nâng cấp, đang vươn tới mọi miền của đất nước Hoạt động thương mại có nhiều khởi sắc Thị trường đầy ắp hàng hoá và dịch vụ, giá cả ổn định, chất lượng ngày càng cao, phương thức mua bán thuận tiện

Ngày đăng: 25/06/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w