Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng và phát triểntrường đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay...62.1.. Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng và phát triểntr
Trang 1TR ƯỜ NG Đ I H C KINH TẾẾ QUỐẾC DÂN Ạ Ọ
TIỂU LUẬN: TIẾT HỌC MAC-LEENIN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
QUỐC DÂN HIỆN NAY
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN:
MÃ SINH VIÊN:
LỚP: KHÓA:
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 1
PHẦN NỘI DUNG 3
1 Quan điểm toàn diện của Phép biện chứng duy vật 3
1.1 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện 4
1.2 Yêu cầu của quan điểm toàn diện 5
2 Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng và phát triển trường đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay 6
2.1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 6
2.2 Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân 8
PHẦN KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Triết học chính là hệ thống trí thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và cả vị trí cũng như vai trò của con người trong thế giới ấy Triết học được ra đời từ rất sớm (khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỉ VI trước Công nguyên) gần như cùng một thời điểm ở cả phương Đông và phương Tây Triết học tìm hiểu thế giới với tư cách là một chinh thể để tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chinh thể ấy cũng như hoạt động của toàn thể
Nhân loại trong cuộc sống rồi thể hiện ra một cách có hệ thống dưới dạng duy lý Ngay từ khi ra đời, triết học được coi là hình thái cao nhất của tri thức,
là khoa học của mọi khoa học Tuy nhiên, cũng như những khoa học khác, triết học cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan đến nhau, trong đó có những vấn đề cực kỳ quan trọng là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại – vấn đề cơ bản
Về cơ bản, triết học có hai mặt cụ thể Mặt thứ nhất (Bản thể luận) để trả lời cho câu hỏi: Giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Và cái nào quyết định cái nào? Và mặt thứ hai (nhận thức luận) trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Việc đi tìm câu trả lời cho mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản đã chia các nhà triết học thành hai trường phái Trong khi một số triết học gia theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng: Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất Thì các một số khác theo chủ nghĩa duy vật biện chứng lại có hướng lập luận ngược lại, cho rằng: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức Trong đó, phép lập luận duy vật được cho là “chia khoá” của chủ nghĩa triết học Mác – Lênin Và quan điểm toàn diện chính là một trong 3 nguyên tắc phương pháp luận cơ bản và rất quan trọng của phép biện chứng duy vật Trong các hoạt động
Trang 4nhận thức và cả hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải tôn trong nguyên tắc toàn diện này
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã là một trong các trường đại học hàng đầu của Việt Nam và đang có vị trí thuận lợi để phát triển Với giá trị cốt lõi là sáng tạo, đoàn kết, liêm chính, hiệu quả, trách nhiệm Triết lý giáo dục của trường là kiến tạo con đường thông minh để mỗi người trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, mang lại giá trị cho cộng đồng Vì thế công cuộc xây dựng
và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện tại mạng theo nhiều cơ hội cũng như thách Quan điểm toàn diện được xem là một công cụ định hướng toàn diện tránh được những đánh giá khách quan, phiến diện, sai lệch về các sự vật hiện tượng để mở đường dẫn lối cho chúng ta một đổi mới và phát triển hơn bao giờ hết
Vì thế trong bài tiểu luận này em đã chọn đề tài “ Quan điểm toàn diện và việc vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng và phát triển trường đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay”
Trang 5NỘI DUNG
1 Quan điểm toàn diện của Phép biện chứng duy vật.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một trong số ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật nói chung, được C Mác và Ăngghen cải tạo từ phép biến chứng duy tâm của Hê-ghen vào những năm 40 của thế kỉ XIX sau đó được phát triển hơn bởi VI Lênin Theo Ph Ănghen: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và nhữn phản ánh của chúng trong tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong
Của chúng” Đúng vậy, chủ nghĩa duy vật biện chứng được phát triển một cách định cao nhờ có sự khắc phục các vấn đề còn hạn chế của các chủ nghĩa duy vật trước đó, nhờ đó mà nó đã phản ánh hiện thực rõ ràng nhất theo những
gì mà chính bản thân nó đang hiện hữu cũng như đem lại những giá trị cao trong xây dựng lực lượng tiến bộ trong xã hội Phép biện chứng duy vật được xây dựng trên cơ sở 1 hệ thống gồm 2 nguyên lý Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về mối quan hệ phát triển), 6 cặp
Phạm trù cơ bản (Cái riêng – cái chung, nguyên nhân – kết quả, tất nhiên – ngẫu nhiên, nội dung – hình thức, bản chất – hiện tượng, khả năng – hiện thực) và 3 quy luật phổ biến (Quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập) Từ đó xây dựng nên
3 quan điểm: Quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển và quan điểm lịch sử –
cụ thể Trong đó, quan điểm toàn diện có ý nghĩa hết sức thiết thực trong cuộc sống và đóng một vài trò quan trọng
1.1 Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng Nguyên lý
Trang 6này xem xét sự vật, hiện tượng khách quan được tồn tại trong mối quan hệ mà trong đó các mặt của chúng không tồn tại độc lập, chúng ràng buộc, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau, quy định sự sống, sự tồn tại và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng
Sự vật hiện tượng trong mối quan hệ phổ biến mang trong mình sự đa dạng, muôn màu muôn vẻ, có các mối quan hệ trong ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và phức tạp, nguyên nhân và kết quả, giữa bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, tất nhiên và ngẫu nhiên
Mối quan hệ này không chỉ diễn ra ở bên trong mỗi sự vật hiện tượng mà còn tồn tại giữa các sự vật hiện tượng với nhau Điều đó khẳng định, không có
sự vật hiện tượng tồn tại riêng lẻ, độc mà chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động, bổ trợ phát triển và kìm hãm ức chế lẫn nhau, thêm vào đó là mối quan hệ về mặt thời gian hiện tại và tương lai của các sự vật hiện tượng
Vì thế, muốn tìm hiểu một cách khách quan các sự vật hiện tượng thì chúng ta không thể bỏ qua các mối quan hệ xung quanh cũng như ẩn sâu bên trong của mỗi một sự vật hiện tượng được xem xét, tìm hiểu
1.2 Yêu cầu của quan điểm toàn diện.
Từ việc nghiên cứu các quan điểm biện chứng bằng nguyên lý mối liên
hệ phố biến của các sự vật hiện tượng, triết học Mác – Lênin đã rút ra quan điểm toàn diện trong phương pháp biện chứng duy vật Lênin nói rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và tìm hiểu toàn diện về sự vật
đó về tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp Chúng ta không thể làm điều đó một cách đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc.”
Trang 7Theo quan điểm toàn diện, con người cần nhận thức sự vật hiện tượng trong mối quan hệ qua lại Mối quan hệ này có thể tồn tại bên trong sự vật hoặc
là giữa các sự vật với nhau Nhờ đó mà ta có thể nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn
Tuy nhiên, cần xác định rõ và phân biệt từng mối quan hệ, cụ thể là các mối quan hệ chủ yếu với tất yếu, mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên
hệ về bản chất Hơn nữa, vai trò của các mối liên hệ không “ngang bằng” nhau
Vì vậy, cần việc xác định được những mối liên hệ cơ bản, chủ yếu, trọng tâm là một yêu cầu quan trọng mà từ đó chúng ta mới có thể nhận thức được sâu sắc bản chất của sự vật, mới thấy được khuynh hướng vận động, phát triển của nó
Từ đó, tránh được những cái nhìn phiến diện, sai lầm về sự vật
Trong thực tế, chúng ta rất khó nhận ra được hết các mối quan hệ bên trong sự vật cũng như giữa các sự vật hiện tượng với nhau Tuy nhiên, chỉ cần ti
mi tìm hiểu, chúng ta sẽ cùng tìm ra được các mối quan hệ ấy, cũng nhờ đó mà
sẽ đưa ra rõ ràng bản chất và làm tăng khả năng phán đoán xu thế phát triển của chúng để có thể đưa ra những biện pháp tốt nhất, tránh những sai lầm đáng tiếc
và lãng phí tài nguyên Điều này thể hiện quan điểm toàn diện mang những đặc điểm khác xa các chủ nghĩa triết trung (kết hợp một cách vô nguyên tắc, chủ quan những cái không thể kết hợp được với nhau hoặc coi những mối liên hệ là
“ngang bằng” nhau không có sự phân biệt về vai trò của chúng và thuật nguy biện (lối tư duy đánh tráo một cách có chủ đích vị trí, vai trò của các mối liên
hệ, lấy mối liên hệ không cơ bản Thay cho mối liên hệ cơ bản, mối liên hệ không bản chất thay cho mối liên hệ bản chất )
Hơn thế nữa, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi chúng ta phải đặt sự vật và nhu cầu thực tế của con người Mỗi con người chỉ có khả năng phân tích được hữu hạn Mối quan hệ của sự vật trong mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch
Trang 8sử nhận định Bởi vậy mà hiểu biết mà ta đạt được về sự vật chi ở mức tương đối, không hoàn thiện Từ điều này, ta sẽ nhận thức được môi tri thức mà ta đạt được ở thời điểm hiện tại không phải bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung không thể thay đổi
Ví dụ quan điểm toàn diện: Khi bạn nhận xét về một người nào đó thì không thể có cái nhìn phiến diện ở vẻ bên ngoài Cần chú ý đến các yếu tố khác như bản chất con người, các mối quan hệ của người này với người khác, cách
cư xử cũng như việc làm trong quá khứ và hiện tại Chỉ khi hiểu hết về người đó bạn mới có thể đưa ra các nhận xét
2 Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng và phát triển trường đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay
2.1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ
Ngày 22 tháng 5 năm 1958, Thủ tướng Chính Phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục
Tháng 1 năm 1965 Trường lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đó đổi tên Trường thành trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Năm 1989, trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: 1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô; 2/ Đào tạo về kinh tế,
Trang 9quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học; và 3/ Đào tạo cán
bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:
và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý các doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc
Cho đến nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế
hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường
và có khả năng tiếp thu các công nghệ mới Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp
- Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế
- Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các tổ chức ở Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp
Trang 10Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu – đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, Sec và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức SIDA (Thuỵ Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức) để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường
về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước
2.2 Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng và phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University) là một trường đại học định hướng nghiên cứu đứng đầu trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam,nằm trong nhóm Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam,là một trong những trường Đại học danh giá và xuất sắc nhất Việt Nam.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nổi danh là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cao cấp nhất cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiều Doanh nhân nổi tiếng, Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Nhà nước Việt Nam, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị
Trang 11Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được biết đến là trường đại học đi tiên phong trong đổi mới, phát triển và phổ biến tri thức về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; thu hút và đào tạo nhân tài; cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, phụng sự sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước Trường đào tạo ra các nhà lãnh đạo và những doanh nhân hàng đầu của Việt Nam Và là một trung tâm nghiên cứu xuất sắc, đề xuất xây dựng đường lối, chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước và tư vấn giải pháp cho các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp
Vận dụng tốt quan điểm toàn diện để có cái nhìn đa chiều cùng với tầm nhìn chiến lược Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang phát triển trở thành đại học theo định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc nhóm 5 đại học hàng đầu của Việt Nam; trở thành một trong 100 trường đại học tốt nhất châu Á trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh theo chuẩn mực xếp hạng quốc tế.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã là một trong các trường đại học hàng đầu của Việt Nam và đang có vị trí thuận lợi để phát triển Với giá trị cốt lõi là sáng tạo, đoàn kết, liêm chính, hiệu quả, trách nhiệm
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tập trung phát triển các chương trình giáo dục đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhất cả nước về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh.Trường tiếp tục thu hút những sinh viên, học viên xuất sắc, có hoài bão và tâm huyết thay đổi cộng đồng và xã hội, đảm bảo
tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và mức thu nhập cao hàng đầu trong các trường đại học của Việt Nam, kết nối chặt chẽ giữa sinh viên với cựu sinh viên các thế hệ, xây dựng cộng đồng Đại học Kinh tế Quốc dân có truyền thống vẻ vang và tự hào
Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng cường hội nhập
và gắn kết với thực tiễn.Từng bước mở rộng sang các lĩnh vực và ngành đào tạo