1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan Điểm Toàn Diện Và Việc Vận Dụng Quan Điểm Toàn Diện Trong Quá Trình Xâydựng, Phát Triển Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hiện Nay.pdf

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm toàn diện và việc vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây dựng, phát triển trường Đại học kinh tế Quốc dân hiện nay
Tác giả Phạm Thiên Sơn
Người hướng dẫn TS Nguyễn Văn Thuân
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Triết học Mác – Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 234,35 KB

Nội dung

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN...6 1.. Trên cơ sơ nghiên cứu tập trung về mối liên hệ phổ biến và trọng tâm là quan điể

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE

BÀI TẬP LỚN

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

ĐỀ TÀI :

Quan điểm toàn diện và việc vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình xây

dựng, phát triển trường Đại học kinh tế Quốc dân hiện nay.

HẢI PHÒNG – 12/2021

1

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 3

B NỘI DUNG 4

I VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4

1 Khái niệm quan điểm toàn diện 4

2 Nội dung quan điểm toàn diện 4

3 Ý nghĩa quan điểm toàn diện 5

II VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 6

1 Sơ lược về trường Đại học Kinh tế Quốc dân 7

2 Những thành tựu về sự vận dụng quan điểm toàn diện 7

3 Những hạn chế còn tồn tại 10

III GIẢI PHÁP VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN.11 1 Tăng cường chất lượng đào tạo 12

2 Nâng cao năng lực tài chính 12

3 Tăng cường cơ sở vật chất 13

4 Hoàn thiện hệ thống quản trị 13

5 Phát triển nhiều mối quan hệ hợp tác 13

C KẾT LUẬN 14

Trang 3

A MỞ ĐẦU

Những nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật lịch sử và triết học Mác - Lênin nói chung phản ánh những mặt, những tính chất và những mối liên hệ chung nhất của hiện thực khách quan giúp con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của họ Chúng giúp mọi người xác định tuyến đường chung và nhận chỉ đường Cách đặt ra vấn đề cũng như giải quyết vấn

đề, tránh sai lầm hoặc mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ phức tạp mà không

có tư tưởng dẫn đường

Trên cơ sơ nghiên cứu tập trung về mối liên hệ phổ biến và trọng tâm là quan điểm toàn diện và sự ứng dụng của trường Đại học kinh tế Quốc dân trong quá trình

phát triển, đề tài “Quan điểm toàn diện và việc vận dụng quan điểm toàn diện trong

quá trình xây dựng, phát triển trường Đại học kinh tế Quốc dân hiện nay” sẽ luận

giải và vận dụng quan điểm này vào việc xây dựng trường Đại học kinh tế Quốc dân dưới góc nhìn toàn diện

3

Trang 4

B NỘI DUNG

I VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1 Khái niệm quan điểm toàn diện

Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau Mối liên hệ tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng

Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn

Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật Nguyên tắc toàn diện đánh giá từng mặt, từng mối liên hệ, và phải nắm được đâu là mối liên hệ chủ yếu, bản chất quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng; tránh chủ nghĩa chiết trung, kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ; tránh sai lầm của thuật nguy biện, coi cái cơ bản thành cái không cơ bản, không bản chất thành bản chất hoặc ngược lại, dẫn đến sự nhận thức sai lệch, xuyên tạc bản chất sự vật, hiện tượng

Từ phân tích nêu trên có thể hiểu, Quan điểm toàn diện là những tư tưởng chỉ

đạo, những định hướng cơ bản, được thực hiện trong một tổng thể hoặc một thời gian nhất định, đòi hỏi phải xem xét toàn diện mối liên hệ tồn tại của các sự vật hiện tượng khi xem xét một chủ đề nào đó.

2 Nội dung quan điểm toàn diện

Từ việc nghiên cứu quan điểm biện chứng về mối liên hệ phổ biến của sự vật hiện tượng, triết học Mác – Lênin rút ra quan điểm toàn diện trong nhận thức Vì mỗi

sự vật, hiện tượng trên thế giới đều tồn tại trong mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác và mối quan hệ rất đa dạng, phong phú nên trong nhận thức sự vật, hiện tượng, chúng ta cần có cái nhìn toàn diện, tránh cái nhìn phiến diện về sự vật, hiện tượng tránh suy luận một cách hấp tấp về bản chất hoặc tính thường xuyên của nó

Trang 5

Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về các sự vật, hiện tượng Một mặt, chúng ta cần xem xét chúng dưới góc độ mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố và thuộc tính khác nhau của chính sự vật hay hiện tượng đó Mặt khác, chúng ta phải nhìn nó trong mối quan hệ với những thứ khác (cả trực tiếp và

gián tiếp) Đề cập đến nội dung này, Lênin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần

phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp của sự vật đó” 1

Đồng thời khi nghiên cứu quan điểm toàn diện, nó đòi hỏi chúng ta phải phân biệt được từng mối quan hệ, biết chú ý mối quan hệ bên trong, mối quan hệ bản chất, mối quan hệ chính yếu, mối quan hệ tự nhiên, để hiểu được bản chất của sự vật

Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện không chỉ ở chỗ nó chú

ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ Với nhiều khía cạnh trong suy nghĩ, nhiều mối quan hệ vẫn có thể là một chiều nếu chúng ta đánh giá một cách bình quân các thuộc tính và quy định khác nhau của sự vật được thể hiện trong các mối quan hệ này Hiểu biết chân chính đòi hỏi chúng ta phải chuyển từ cái biết nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của sự vật sang khái quát hoá, nhằm rút ra những bản chất quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó

3 Ý nghĩa quan điểm toàn diện

Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau Mối liên hệ tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng Việc nắm vững quan điểm toàn diện có ý nghĩa trong nhận thức và thực tiễn như sau:

a Đối với hoạt động nhận thức

Quan điểm toàn diện giúp chủ thể chú ý:

Khi nghiên cứu về một sự vật hiện tượng nhất định luôn chủ động tìm hiểu để phát hiện càng nhiều càng tốt những mối liên hệ chi phối đối tượng nhận thức

Cần phân loại các mối liên hệ để xác định mối quan hệ nào được phát hiện là mối quan hệ bên ngoài, mối quan hệ bên trong, mối quan hệ cơ bản, mối quan hệ tự

1 VI.Lênin, Toàn tập, Nhà xuất bản Tiến bộ, Matcova, 1981, tập 42, trang 359.

5

Trang 6

nhiên, mối quan hệ ổn định, để từ đó lý giải được những mối liên hệ còn lại

Xây dựng một bức tranh tổng thể bằng cách suy nghĩ về các đối tượng được nhận thức như một đơn vị của các mối liên hệ trước đó, từ đó sẽ phát hiện ra các thuộc tính, tính chất và quy luật, tức là bản chất của đối tượng được nhận thức

b Đối với hoạt động thực tiễn,

Khi biến đổi đối tượng chủ thể phải chú trọng đến mọi mối liên hệ, đồng thời phải nhìn nó trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn của con người Phản ứng với từng người, từng thời điểm và trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, con người luôn chỉ phản ánh một số mối quan hệ hạn chế Bởi vậy, tri thức thu nhận được về sự vật chỉ mang tính chất tương đối Ý thức được điều này, chúng ta mới tránh được việc tuyệt đối hóa những tri thức đã có về sự vật và tránh xem nó là những chân lí bất biến, tuyệt đối không thể bổ sung, không thể phát triển Để nhận thức được sự vật, cần phải nghiên cứu tất cả các mối liên hệ, cần thiết phải xem xét tất cả mọi mặt để đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sai lầm và sự cứng nhắc

Khi hành động, chúng ta cần chú ý đến các mối quan hệ bên trong của chúng,

và mối quan hệ giữa những sự vật này với những sự vật khác Từ đó chúng ta cần biết cách sử dụng một số biện pháp và phương tiện tác động khác nhau để đạt được hiệu quả tối đa

Khi hành động, chúng ta cần chú ý đến các mối quan hệ bên trong của chúng,

và mối quan hệ giữa những sự vật này với những sự vật khác Từ đó chúng ta cần biết cách sử dụng một số biện pháp và phương tiện tác động khác nhau để đạt được hiệu quả tối đa

Ngoài ra, nếu không tôn trọng nguyên tắc toàn diện, chúng ta dễ sa vào chủ nghĩa quân bình, quan điểm một chiều, nghĩa là không thấy được trọng tâm, trọng điểm, cốt lõi của cuộc sống là rất phức tạp Cách nhìn tổng thể cũng khác với chủ nghĩa chiết trung và ngụy biện

II VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 7

1 Sơ lược về trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính Trải qua quá trình xây dựng và phát triển lâu dài, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn giữ vững vị trí là một trong những trường đại học quan trọng của quốc gia, Đây cũng là trường đại học đầu ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh trong hệ thống các trường đại học Việt Nam

2 Những thành tựu về sự vận dụng quan điểm toàn diện

Sự vận dụng quan điểm toàn diện vào công cuộc xây dựng và phát triển nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu sau:

a Về cơ sở vật chất

Với hệ thống cơ sở vật chất hiện tại, trường Đại học Kinh tế Quốc dân mang hình ảnh một ngôi trường thông minh và hiện đại của Việt Nam Trường Đại học Kinh tế Quốc dân quản lý, sử dụng (14 ha) tại số 207 đường Giải Phóng, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội; Diện tích sử dụng đất xây dựng trung tâm đào tạo khoảng 3,67 ha.2

Cơ sở vật chất đạt chuẩn phục vụ tốt cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập của sinh viên Với các công trình tiêu biểu thuộc nhóm trường có trang thiết

bị tốt nhất cả nước Thư viện Phạm Văn Đồng hiện đại do ngân hàng Thế giới tài trợ

có cơ sở dữ liệu phong phú với cơ sở dữ liệu vô cùng phong phú và được trang bị hệ thống máy tính giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm sách, tài liệu Tòa nhà thế kỷ - Giảng đường A2 của ĐH Kinh tế Quốc dân được khởi công từ cuối năm 2003 với diện tích sàn 96.000 m2 đã được chính thức đưa vào sử dụng từ năm học 2017-2018 Ngoài ra còn có các cơ sở khác phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy tại nhà trường hiệu quả Phấn đấu thành một trường đại học hiện đại với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến, có môi trường giáo dục và nghiên cứu cơ bản ngang tầm khu vực với hệ thống phòng học đạt chuẩn, hệ thống thư viện hiện đại với hệ thống dịch vụ chất lượng cao

Về cơ sở hạ tầng khác trong hệ thống gồm Ký túc xá, sân thể dục, nhà chức

2 Khoản 4, Điều 1, Quyết Định về việc đầu tư xây dựng nhà trung tâm đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Số: 124/QĐ-TTg, Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2003

7

Trang 8

năng, đảm bảo cho sự học tập, vận động và phát triển toàn diện của sinh viên và học viên trong trường

b Về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đa dạng với 19 khoa, 45 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9 phòng chuyên môn và 4 đơn vị sự nghiệp khác Trong đó:

Các khoa gồm:Bất động sản và Kinh tế tài nguyên Du lịch và Khách sạn; Đầu tư; Kế hoạch và phát triển; Khoa học quản lý; Bảo hiểm; Kinh tế học; Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị; Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực; Lý luận chính trị; Luật; Marketing; Ngoại ngữ kinh tế; Quản trị kinh doanh; Đại học tại chức; Thống kê; Toán kinh tế; Bộ môn Giáo dục thể chất

Các viện gồm: Công nghệ thông tin và kinh tế số; Phát triển bền vững; Quản trị

Kinh doanh; Đào tạo Sau đại học; Đào tạo quốc tế; Ngân hàng – Tài chính; Kế toán – Kiểm toán; Thương mại và Kinh tế quốc tế; Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE

Các ngành học: Kế toán; Quan hệ công chúng; Kinh tế quốc tế; Kinh doanh

quốc tế; Marketing; Quản trị kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng; Kinh doanh thương mại; Kinh tế; Quản trị nhân lực; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Công nghệ thông tin; Khoa học máy tính; Hệ thống thông tin quản lý; Bất động sản; Bảo hiểm; Thống kê kinh tế; Toán kinh tế; Kinh tế đầu tư; Kinh tế nông nghiệp; Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; Ngôn ngữ Anh; Kinh tế phát triển; Khoa học quản lý; Quản lý công; Quản lý tài nguyên và môi trường; Luật kinh tế; Quản lý đất đai; Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; Thương mại điện tử; Quản lý dự án; Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh - học bằng tiếng Anh (B-BAE); Định phí bảo hiểm

và Quản trị rủi ro - học bằng tiếng Anh (Actuary); Quản trị kinh doanh - học bằng tiếng Anh (E-BBA); Kinh Doanh Số - học bằng tiếng anh (EBDB); Các chương trình định hướng ứng dụng (POHE); Quản lý Công và Chính sách - học bằng Tiếng Anh (E-PMP); Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - học bằng tiếng Anh (LSIC); Đầu Tư Tài Chính - học bằng tiếng Anh (EP10); Công Nghệ Tài Chính - học bằng tiếng anh;

Trang 9

Viện chất lượng cao AEP.3

Được chia thành các chương trình Đào tạo chính quy với chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt Đào tạo chương trình chất lượng cao gồm cả chương trình đào tạo tiếng Việt và đào tạo tiếng Anh

c Về chất lượng đầu vào

Vận dụng quan điểm toàn diện, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đảm bảo tuyển sinh theo hình thức thi tuyển THPT thì chất lượng đầu vào đảm bảo 03 tiêu chuẩn gồm: điều kiện đăng ký học đại học, điểm chuẩn đầu vào và điểm sàn tỉ lệ chọi các thí sinh tham gia đăng ký vào trường, cụ thể:

Thứ nhất, Thí sinh đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam hoặc đã tốt

nghiệp trình độ trung cấp hoặc đã tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam

Thứ hai, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố ngưỡng đảm bảo chất

lượng đầu vào (điểm tối thiểu nhận hồ sơ xét tuyển) đại học chính quy năm 2021 là

20 điểm; Số điểm này bao gồm điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021 theo tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và điểm ưu tiên xét tuyển đối với môn chính theo hệ số 1 tổ hợp môn Đối với các ngành có tổ hợp môn tiếng Anh tính hệ số 2, các môn khác tính hệ số 1, quy về thang điểm 30 theo công thức: (điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm tiếng anh *2) *3/4 + điểm ưu tiên.4

Thứ ba, Chất lượng sinh viên có điểm đầu được chọn từ đủ số lượng với đầu

điểm từ cao tới thấp thuộc ngưỡng cao ở phổ điểm trung bình chung điểm tốt nghiệp của năm đó so với nhiều trường đại học khác và được tăng tiến từng năm thuộc nhóm các trường có điểm đầu vào cao so với các trường đại học trên cả nước

Ngoài ra phương thức tuyển sinh còn được xác định: Đối tượng xét tuyển thẳng; Đối tượng xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của Trường Mỗi đối tượng

có một phương thức và điều kiện tuyển sinh riêng Việc đa dạng kênh tuyển sinh đảm

3 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%90%E1%BA

%A1i_h%E1%BB%8Dc_Kinh_t%E1%BA%BF_Qu%E1%BB%91c_d%C3%A2n , Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, truy cập ngày 30/12/2021.

4 Điểm chuẩn Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2021, https://diemthi.tuyensinh247.com/diem-chuan/dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-KHA.html , truy cập ngày 30/12/2021

9

Trang 10

bảo chọn lọc các học viên có chất lượng cao, tạo điều kiện cho các sinh viên có năng lực thực sự tham gia học tập tại Đại học Kinh tế Quốc dân

d Về hợp tác quốc tế

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân duy trì mối quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu danh tiếng và nhiều tổ chức quốc tế Đồng thời, trường cũng duy trì mối quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong đào tạo, nghiên cứu và tạo học bổng cho sinh viên Liên kết đào tạo là một trong những hoạt động được trường chú trọng trong chiến lược phát triển hợp tác quốc tế Cho đến nay, trường đã có 15 chương trình liên kết đào tạo ở trình độ Cử nhân và Thạc sĩ và Tiến sĩ với các đối tác đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Đức, Hàn Quốc

- đây là những chương trình chất lượng cao, uy tín, được nhà tuyển dụng và xã hội đánh giá cao

Hiện nay, Đại học kinh tế Quốc dân là đối tác tin cậy của hơn 100 trường đại học, trung tâm nghiên cứu tại hơn 30 quốc gia khác nhau trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Áo, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Canada, New Zealand, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và nhiều quốc gia khác Trường đang triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế một cách toàn diện trên mọi mặt, trong đó có hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên, sinh viên, hợp tác xây dựng và phát triển các chương trình liên kết đào tạo.5

Từ đây mở ra nhiều cơ hội tiếp cận tri thức mới để nghiên cứu, thực hành mà còn tạo ra nhiều điều kiện tiên quyết để liên kết học bổng, theo đó ưu tiên để những sinh viên có điều kiện học tập ở nước ngoài

3 Những hạn chế còn tồn tại

Quá trình vận hành trường mặc dù có những thành tựu như đã trình bày nêu trên tuy nhiên vẫn còn tồn đọng một vài điểm hạn chế trong vận hành liên quan đến các khía cạnh xây dựng và phát triển nhà trường, tiêu biểu như:

Về hoạt động tuyển sinh, Theo kết luận của thanh, trường Đại họ Kinh tế Quốc

5 Giới thiệu Hoạt động Hợp tác Quốc tế, https://phonghtqt.neu.edu.vn/vi/gioi-thieu-4043/gioi-thieu-hoat-dong-hop-tac-quoc-te Trang chủ trường Đại học kinh tế Quốc dân, 2020, truy cập ngày 30/12/2021.

Ngày đăng: 08/03/2024, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w