Môn học luật sở hữu trí tuệquyền tác giả và quyền liên quan củatác giả phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyềntác giả

19 0 0
Môn học  luật sở hữu trí tuệquyền tác giả và quyền liên quan củatác giả phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyềntác giả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

b Ai là chủ sở hữu của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?...8c Ai là tác giả Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA: LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN CỦATÁC GIẢ

Trang 2

b) Ai là chủ sở hữu của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt? 8

c) Ai là tác giả Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt? 8

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?.8 e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp với quy định pháp luật không? 9

B Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp: 10

a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩm này có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao? 10

b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao? 11

c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn không? Nêu cơ sở pháp lý 11

d) Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có những điểm khác biệt nào so với các loại hình tác phẩm khác? 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

Thứ nhất, để có được quyền liên quan thì phải có quyền tác giả, tức những chủ thể như: người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình… phải biểu diễn, thể hiện, tổ chức, phát sóng dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả Ở đây, những chủ thể nêu trên đóng vai trò trung gian, truyền đạt nội dung, thông tin, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng Đó cũng chính là lý do tại sao quyền trung gian này được gọi tên là: quyền liên quan đến quyền tác giả.

Thứ hai, quyền tác giả được công chúng biết đến nhiều hơn nhờ quyền liên quan đến quyền tác giả Một tác phẩm ra đời được thể hiện dưới một hình thức nhất định, được công bố nhưng chưa chắc cộng đồng có thể đón nhận và tiếp thu hết giá trị, thông tin mà tác phẩm đó mang lại Thông qua những chủ thể trung gian của quyền liên quan, tác phẩm đó có thể dễ dàng đi vào lòng người hơn, được công chúng đánh giá cao hơn bởi khả năng truyền đạt hấp dẫn, kỹ xảo của người biểu diễn, tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi hình… Ví dụ, một nhạc sĩ sáng tác một ca khúc về tình yêu, nhờ vào giọng hát truyền cảm và đầy nội lực của một ca sĩ khiến âm hưởng bài hát dễ đi vào lòng người và nêu bật được tình cảm của tác giả qua ca khúc.

Thứ ba, quyền liên quan đến quyền tác giả chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả và sẽ được bảo vệ độc lập với quyền tác giả Quyền liên quan này tồn tại song song và gắn liền với tác phẩm, chỉ khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép khai thác và sử dụng tác phẩm thì những chủ thể của quyền liên quan mới có thể thực hiện để tạo ra sản phẩm Và cũng tương tự như quyền tác giả, những chủ thể của quyền liên quan cũng được bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản đối với sản phẩm của mình.

Câu 2:

Điểm b khoản 3 Điều 20 là một quy định hoàn toàn mới được bổ sung bởiLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 Theo đó,chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thựchiện hành vi “phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc,

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phépthực hiện việc phân phối” Anh/chị hiểu như thế nào về quy định này.

điểm b khoản 3 Điều 20 LSHTT hiện hành thì chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối

Có thể hiểu quy định mới của LSHTT cho phép đối tượng là tổ chức, cá nhân không phải tác giả hay chủ sở hữu có quyền phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối với bản gốc, bản sao được phép thực hiện phân phối theo thỏa thuận trước đó

Ví dụ về phân phối lần tiếp theo: Một người họa sĩ bán một bức tranh cho A, đây là hình vi phân phối lần thứ nhất, sau đó A bán bức tranh cho B, việc A bán bức tranh cho B là hành vi phân phối lần tiếp theo A mua giáo trình phục vụ cho môn học, sau khi học xong A bán giáo trình cho khóa sau Việc A bán giáo trình cho khóa sau là hành vi phân phối lần tiếp theo Vấn đề phân phối lần tiếp theo rất gần với chúng ta trong vấn đề lưu thông hàng hóa; nhập khẩu phân phối trên thị trường

Ví dụ về nhập khẩu phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm: Khi bạn chi một số tiền lớn để nhập khẩu một tác phẩm nước ngoài về, bạn muốn phân phối tác phẩm lại cho người khác nhưng bạn không được quyền phân phối nó lại Tuy nhiên, chủ thể quyền tác giả hay tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả đưa tác phẩm ra thị trường phân phối lần đầu tiên với mục đích thu lại chi phí tương ứng với công sức sáng tác ra tác phẩm đó; sau đó chủ thể trên thị trường sở hữu tác phẩm tiếp tục phân phối để đảm bảo tác phẩm hoặc hàng hóa được lưu thông trên thị trường; tạo điều kiện để mọi người có thể tiếp cận tác phẩm đó thì ta có thể mua, bán, trao đổi cho người khác; mọi người đều có thể tiếp cận, sở hữu, sử dụng tác phẩm đó

Như vậy, qua quy định mới này cũng có thể tránh được các nguy cơ độc quyền, tăng khả năng nhận diện, tiếp cận trong công chúng, việc lưu hành hợp pháp các tác phẩm trong thị trường trong nước và thế giới thuận lợi; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa chủ thể quyền tác giả với tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ tiếp cận tác phẩm, đảm bảo thực thi các cam kết quốc tế và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Trang 6

A.2 BÀI TẬPCâu 1:

Khi được yêu cầu cho ví dụ về 1 trường hợp chủ sở hữu quyền tác giảkhông đồng thời là tác giả của tác phẩm, bạn Linh cho ví dụ như sau: A là mộthoạ sĩ nổi tiếng, A tự bỏ công sức, chi phí để vẽ một bức tranh và được nhiềungười yêu thích Sau đó một người yêu tranh của A tên là B đã mua lại bứctranh đó của A và mang về nhà treo Trong trường hợp này, khi A chưa bánbức tranh đi thì A vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu quyền tác giả của bức tranh.Khi A đã bán bức tranh đó cho B thì A vẫn là tác giả nhưng chủ sở hữu quyềntác giả của bức tranh lúc này là B Hãy tìm điểm sai trong ví dụ của bạn Linh.

Ở ví dụ của bạn Linh có đưa ra thông tin A là một hoạ sĩ nổi tiếng, A tự bỏ công sức, chi phí để vẽ một bức tranh và được nhiều người yêu thích thì căn cứ vào

Điều 12, Điều 37 LSHTT hiện hànhĐiều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP cho thấy trường hợp này A vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu quyền tác giả vì A đã trực tiếp vẽ một bức tranh do mình sáng tạo ra mà không phải là vẽ lại tác phẩm có sẵn và bỏ công sức, chi phí để vẽ bức tranh đó.

Khi A chưa bán bức tranh đi thì A vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu quyền tác giả của bức tranh lúc này A sẽ có đầy đủ quyền nhân thân và các quyền tài sản được

quy định tại Điều 19, Điều 20 LSHTT hiện hành, Điều 21 Nghị định22/2018/NĐ-CP Do đó, A có quyền bán tác phẩm của mình cho người khác, khi A

đã bán bức tranh đó cho B thì A vẫn là tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả, còn B thì chỉ là chủ sở hữu về mặt vật chất đó chính là bức tranh chứ không phải chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm Để ví dụ trên của Linh đúng trong trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả của tác phẩm thì sẽ

đúng khi A chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ quyền quy định tại khoản 3 Điều19 và khoản 1 Điều 20 LSHTT hiện hành theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa 2 người là B là chủ sở hữu quyền tác giả thì ví dụ trên của Linh sẽ đúng.

Câu 2:

Phòng tập gym Mỹ Hòa in tờ rơi quảng cáo truyền thông cho hình ảnhphòng tập Mặt trước tờ rơi in các bài viết về lợi ích của việc tập gym (được lấytừ các trang báo điện tử) và có ghi nguồn cuối bài viết là “Theo Báo ”, mặt

4

Trang 7

sau in thông tin của phòng tập và chính sách khuyến mãi cho khách hàng Hỏiphòng tập làm như vậy có vi phạm quyền tác giả không?

Trước tiên, ta cần xác định được nguồn mà Phòng tập gym lấy có phải là đối tượng điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ không, cụ thể ở đây có phải nó là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả cần hay không

Hiện nay có khá nhiều trang báo online và những trang báo online này có những bài đơn thuần chỉ là cập nhật thông tin, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính

sáng tạo được coi là tin tức thời sự thuần túy (khoản 1 Điều 19 Nghị định22/2018/NĐ-CP) Nhưng cũng có những bài báo được tạo ra do tính sáng tạo của

riêng người viết (tác giả) vô cùng ấn tượng, để cuốn hút với người đọc Do đó, với dữ liệu của đề bài đưa ra là “Phòng tập gym Mỹ Hòa in tờ rơi quảng cáo truyền thông cho hình ảnh phòng tập Mặt trước tờ rơi in các bài viết về lợi ích của việc tập gym (được lấy từ các trang báo điện tử) và có ghi nguồn cuối bài viết là “Theo Báo ”, mặt sau in thông tin của phòng tập và chính sách khuyến mãi cho khách hàng” thì đây là hành vi sưu tập các tin tức ngành nghề qua các trang báo online thì

chưa thể xác định phòng gym có vi phạm hay không Căn cứ vào điểm Điều 14LSHTT hiện hành quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giảtrong đó có tác phẩm báo chí Cụ thể, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 14, Điều 9Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm báo chí là tác phẩm trước tiên phải có nội

dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh và bao gồm các thể được liệt kê tại điều khoản trên Như vậy, nếu nguồn báo chí đáp ứng điều kiện trên mà Phòng tập gym Mỹ Hòa lấy để in tờ rơi quảng cáo truyền thông cho hình ảnh phòng tập vẫn có thể vi phạm LSHTT hiện hành.

Trường hợp một, các bài viết được lấy từ trang báo điện tử đó đơn thuần chỉ là cập nhật thông tin mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo thì được coi là tin tức thời sự thuần túy đưa tin theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Từ căn cứ trên ta xác định các bài viết được lấy từ các trang báo điện tử mà phòng tập

gym sử dụng không là đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả theo khoản 1Điều 15 LSHTT hiện hành Vì vậy, phòng tập làm như vậy không vi phạm quyền

Trang 8

tác giả khi sử dụng các bài viết về lợi ích của việc tập gym (được lấy từ các trang báo điện tử) in trên mặt trước tờ rơi.

Trường hợp hai, nếu phòng tập gym Mỹ Hoà sử dụng các tác phẩm báo chí đã được đăng trên internet để đăng lại trên các tờ rơi với mục đích thương mại, từ nguồn các báo điện tử khác là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh được quy định tại Điều 9 Nghị định 22/2018/NĐ-CP tuy có dẫn nguồn nhưng chưa được sự cho phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả thì phòng tập gym đã xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 18 LSHTT hiện hành đó là quyền tài sản và cụ thể là vi phạm khoản 2Điều 20 LSHTT hiện hành.

Câu 3:

Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh ThầnĐồng Đất Việt (thông qua các phương tiện thông tin đại chúng) và đánh giá cácvấn đề pháp lý sau (trên cơ sở các thông tin này): (giả sử áp dụng quy định củaLuật SHTT 2005 để giải quyết tranh chấp này)

*Tóm tắt bản án:

Nguyên đơn: Ông Lê Phong Linh.

Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát triển Tin học Phan Thị (tên hiện nay là Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị).

Bà Phan Thị Mỹ Hạnh Nội dung:

Ông Lê Phong Linh làm việc tại công ty Phan Thị từ năm 2001 với vị trí là họa sỹ vẽ minh họa Ông Linh và bà Hạnh có tham gia vào quá trình xây dựng nên bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt.

Ngày 29/3/2002, hình thức thể hiện của 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo đều được Cục bản quyền tác giả (thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp các giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả trong đó ghi tên chủ sở hữu quyền tác giả là Công ty Phan Thị nhưng ở phần tác giả chỉ ghi chung là tập thể tác giả.

Ông Linh tham gia sáng tác bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt đến hết tập 78 thì nghỉ việc Công ty Phan Thị thuê các họa sĩ khác tiếp tục sử dụng 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo để thực hiện các tập truyện

6

Trang 9

Thần Đồng Đất Việt tiếp theo từ tập 79 trở đi cũng như các ấn phẩm khác như Thần Đồng Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật mà không xin phép ông Linh.

Yêu cầu của nguyên đơn:

Công nhận ông là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt từ tập 01 đến tập 78.

Buộc công ty Phan Thị chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng những biến thể khác nhau của các hình tượng Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo.

Buộc Công ty Phan Thị xin lỗi công khai trên báo

Buộc Công ty Phan Thị thanh toán chi phí thuê luật sư là 20.000.000 đồng Phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm

Công nhận ông Lê Phong Linh là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt từ tập 01 đến tập 78.

Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng các biến thể của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Dần Béo, Sửu Ẹo, Cả Mẹo trên các tập tiếp theo từ tập 79 của truyện tranh Thần Đồng Đất Việt cũng như trên các ấn bản khác như Thần Đồng Đất Việt Khoa Học, Thần Đồng Đất Việt Mỹ Thuật.

Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị phải xin lỗi ông Lê Phong Linh trên Báo Thanh Niên và Báo Tuổi Trẻ trong 03 số liên tiếp với nội dung:

“Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị xin lỗi ông Lê Phong Linh (bút danh Lê Linh) do đã có hành vi xâm phạm quyền tác giả của ông Linh đối với hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo.”

Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí Phan Thị thanh toán cho ông Lê Phong Linh chi phí thuê luật sư là 15.000.000 đồng.

Phán quyết của Tòa án cấp phúc thẩm: Không chấp nhận kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộquyền tác giả không?

Trang 10

Theo LSHTT 2005, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được bảo hộ quyền tác giả.

CSPL: khoản 1 điều 14 LSHTT 2005; khoản 2 điều 13 Nghị định22/2018/NĐ-CP

Vì truyện tranh Thần Đồng Đất Việt là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, các nhân

vật được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, bố cục, hình khối, theo khoản 2 điều13 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Đây là loại tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

được liệt kê tại khoản 1 điều 14 LSHTT 2005.

b) Ai là chủ sở hữu của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, SửuẸo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt?

CSPL: Điều 39 LSHTT 2005

Chủ sở hữu của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt là Công ty Phan Thị Cụ thể, công ty Phan Thị là chủ sở hữu quyền tác giả thuộc loại tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả để sáng tạo ra tác phẩm Trong bản án, Công ty Phan thị và ông Lê Linh có ký kết hợp đồng lao động, vì vậy công ty Phan Thị sẽ là chủ sở hữu của 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt

c) Ai là tác giả Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo trong bộ truyện tranhThần Đồng Đất Việt?

Lê Linh là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo Vì theo quy định tại khoản 1 Điều 13 LSHTT 2005, tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học thì trong tình huống trên ông Lê Linh là người trực tiếp sáng tạo và thể hiện các hình tượng nhân vật trên dưới dạng vật chất nhất định cụ thể là ở trong truyện tranh “Thần đồng Đất Việt” Trong các bản án, bà Hạnh cũng đã thừa nhận ông Lê Linh trực tiếp vẽ ra bốn hình tượng nhân vật trong tác phẩm Từ đó, có thể thấy công ty Phan Thị ở đây chỉ đóng vai trò góp ý, hỗ trợ, cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm chứ không phải là đồng tác giả

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với bộ truyện tranh Thần Đồng ĐấtViệt?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 LSHTT 2005 thì tổ chức là chủ sở hữu sẽ có các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 trừ TH có thỏa thuận khác). ( Theo đó, Công ty Phan Thị là chủ sở hữu nên sẽ có các quyền cụ thể là:

8

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan