1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn luật sở hữu trí tuệ bài thảo luận thứ hai quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Tác Giả Và Quyền Liên Quan Đến Quyền Tác Giả
Người hướng dẫn Lê Nhật Hồng
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại Bài Thảo Luận
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

Limitations on exclusive rights: Fair use”Căn cứ theo điều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về Hạn chế đối với các quyền độc quyền:“Bất chấp các quy định của mục 106 và 106A,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

BÀI THẢO LUẬN THỨ HAI:

QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ

Giảng viên: Lê Nhật Hồng

Trang 2

A Nội dung thảo luận tại lớp:A.1 Lý thuyết:

1.Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định củapháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành củapháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là tình huống sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không xâm phạm quyền tác giả hoặc đôi khi còn được gọi là sử dụng hợp lý (fair use) mang bản chất là giới hạn phạm vi độc quyền đối quyền đối với chủ sở hữu quyền tác giả Tuy nhiên, việc sử dụng này phải đảm bảo rằng người thực hiện hành vi sử dụng đó không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây hại đến các quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm

Quy định của pháp luật nước ngoài: Pháp luật Hoa Kỳ :1

“107 Limitations on exclusive rights: Fair use”

Căn cứ theo điều 107 Luật Quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về Hạn chế đối với các quyền độc quyền:

“Bất chấp các quy định của mục 106 và 106A, việc sử dụng hợp pháp tác phẩm có bản quyền, bao gồm cả việc sử dụng bằng cách sao chép dưới dạng bản sao hoặc bản ghi âm hoặc bằng bất kỳ phương tiện nào khác được quy định trong mục đó, cho các mục đích như phê bình, bình luận, đưa tin, giảng dạy (bao gồm cả nhiều bản sao để sử dụng trong lớp học), học bổng hoặc nghiên cứu không phải là hành vi vi phạm bản quyền Khi xác định liệu việc sử dụng tác phẩm trong bất kỳ trường hợp cụ thể nào có phải là sử dụng hợp lý hay không, các yếu tố cần xem xét sẽ bao gồm:

(1) Mục đích và tính chất của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tính chất thương mại hay nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận;

Trang 3

Việc một tác phẩm không được xuất bản sẽ không cản trở việc phát hiện sử dụng hợp pháp nếu phát hiện đó được đưa ra sau khi xem xét tất cả các yếu tố trên.”

So sánh quy định của pháp luật nước ngoài và quy định hiện hành củapháp luật Việt Nam:

 Giống nhau:

- Vấn đề về nguyên tắc “sử dụng hợp lý” đều được các nước ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của quốc gia mình.

- Đều nhằm mục đích hướng tới lợi ích to lớn chung đó là sự phát triển bền vững và công bằng, bình đẳng cho xã hội.

Điều 107 Luật bản quyền Hoa kỳ đưa ra 4 yếu tố phải được xem xét để xác định có hay không việc “sử dụng hợp lý" như sau:

(1) Mục đích và tính chất của việc sử dụng, bao gồm việc sử dụng đó có tính chất thương mại hay nhằm mục đích giáo dục phi lợi nhuận; (4) Ảnh hưởng của việc sử dụng đến thị trường tiềm năng hoặc giá trị của tác phẩm có bản quyền Việc một tác phẩm không được xuất bản sẽ không cản trở việc phát hiện sử dụng hợp pháp nếu phát hiện đó được đưa ra sau khi xem xét tất cả các yếu tố trên.

Khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ Ngoài ra còn có các trường hợp

Trang 4

Ngoại lệ

Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì đều có thể sao chép nếu đáp ứng được các yếu tố quy định tại Điều 107 Luật bản quyền Hoa Kỳ cũng không được sao chép dù là nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy hay lưu trữ trong thư viện (Khoản 3 Điều 25 Luật SHTT).

Việc sao chép nhằm mục đích học tập không được xem là hợp pháp Pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không thừa nhận sao chép nhằm mục đích học tập thuộc trường hợp giới hạn quyền tác giả Cách tiếp cận này có cơ sở và giả thiếu nếu học sinh, sinh viên được tự do sao chép mỗi người một bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu để phục vụ cho việc học tập thì sách in sẽ không bán được (vì giá thành photocopy tác phẩm chắc chắn sẽ rẻ hơn mua sách in) và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ sở hữu tác phẩm trong việc khai thác tác phẩm.

Kết Luận: Có thể thấy vấn đề về nguyên tắc “sử dụng hợp lý” đều được các nước ghi

nhận trong văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của quốc gia mình, nhưng ở mỗi quốc gia khác nhau thì cách quy định về nguyên tắc này cũng sẽ có những điểm khác nhau nhất định Pháp luật Hoa Kỳ không sử dụng cách liệt kê các trường hợp được xem là giới hạn quyền tác giả như Việt Nam mà quy định một cách khái quát và đưa ra các điều kiện để xem xét một trường hợp nào đó có “sử dụng hợp lý” hay không Như vậy, sẽ mang tính phổ quát hơn và trong mọi trường hợp chỉ cần xét theo các điều kiện để tránh bỏ sót các trường hợp thực tế luật chưa đề cập đến Mặt khác, quy định của Việt Nam đơn thuần là liệt kê, và chỉ dành một điều luật để đề cập về vấn đề này Vì vậy, có thể thấy, pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đề cập về nguyên tắc “sử dụng hợp lý” còn khá sơ sài và chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này.

Too long to read onyour phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

2.Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tácgiả Cho ví dụ minh hoạ.

Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và tồn tại song song với nhau Mối liên hệ này được thể hiện thông qua cách gọi, khái niệm và các điểm giống nhau được phân tích cụ thể như sau:

- Thứ nhất, về cách gọi tên của 02 quyền nêu trên là “quyền tác giả” và “quyền liên quan đến quyền tác giả” Có thể thấy rằng, quyền liên quan đến quyền tác giả được xây dựng dựa trên nền tảng là quyền tác giả, nhằm bảo vệ quyền nhân thân, quyền tài sản cho các chủ thể của quyền liên quan như người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng Việc công nhận và bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả là rất quan trọng Bản thân nó phải có tính nguyên gốc, có sáng tạo và công sức lao động riêng Đây được xem là cầu nối hai bên tác giả và công chúng, giúp tác giả trình bày các tác phẩm của mình nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến quyền của tác giả đối với tác phẩm Như vậy, giữa hai quyền này có sự tương trợ bổ sung lẫn nhau.

- Thứ hai, về khái niệm pháp lý, theo Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT, thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Theo Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT, quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi tắt là quyền liên quan) là quyền của người đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa Nói cách khác, quyền liên quan chính là quyền của những người trung gian, tạo điều kiện để cho các tác phẩm của các tác giả được giới thiệu,công bố và quảng bá rộng rãi đến công chúng Tóm lại, có thể hiểu được rằng, nếu như không có những chủ thể của quyền liên quan này, thì công chúng sẽ không được biết đến các tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, và ngược lại, nếu như không có người tạo ra những tác phẩm thì sẽ không có nội dung để có thể biểu diễn,ghi âm, ghi hình, trình chiếu hoặc phát sóng Chúng tồn tại song song và liên hệ mật thiết với nhau.

- Thứ ba, giữa hai quyền trên có các điểm giống nhau về quyền được bảo hộ và đặc điểm Quyền nhân thân, quyền tài sản của chủ thể quyền tác giả (tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả) và chủ thể của quyền liên quan (người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng) đều được bảo hộ dưới Luật SHTT, trừ trường hợp các đối tượng của quyền liên quan không gây phương hại đến quyền tác giả Ngoài ra,

4

Trang 6

cả hai quyền trên đều phải mang đặc điểm đó là tính nguyên gốc Nghĩa là phải do chính sự sáng tạo, lao động trí óc và công sức của mình tạo ra, không được sao chép hoặc không đầu tư.

Kết luận rằng, mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan là sự tương

trợ hai chiều Một tác phẩm được ra đời, được thể hiện dưới một hình thức nhất định, được công bố nhưng chưa chắc cộng đồng có thể đón nhận và tiếp thu hết giá trị, thông tin mà tác phẩm đó mang lại Thế nhưng, thông qua những chủ thể trung gian của quyền liên quan, tác phẩm đó có thể được công chúng đánh giá cao hơn bởi khả năng truyền đạt hấp dẫn, kỹ xảo của người biểu diễn, tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi hình.

Ví dụ minh hoạ:

- Đối với một bài hát, quyền tác giả bảo hộ phần lờigiai điệu của bài hát; quyền liên quan bảo hộ phần biểu diễn của ca sĩ hoặc nhạc công trình bày bài hát và bản ghi âm của nhà sản xuất.

- Đối với một tác kịch sân khấu, quyền tác giả bảo hộ phần kịch bản của nhà soạn kịch và phần đạo diễn của người dàn dựng; quyền liên quan bảo hộ phần diễnxuất của các diễn viên và phần ghi âm hoặc ghi hình của nhà sản xuất.

Quyền tgia k bắt buộc q lquan, nhưng q lquan bắt buộc q tgia

3.Điểm b khoản 3 Điều 20 là một quy định hoàn toàn mới được bổ sung bởiLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 Theo đó, chủsở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiệnhành vi “phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bảnsao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thựchiện việc phân phối” Anh/chị hiểu như thế nào về quy định này.

Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 20 Luật SHTT thì việc phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm là quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả Tuy nhiên, khi tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối thì chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm đó (điểm b Khoản 3 Điều 20 Luật SHTT), nói cách khác thì chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không còn quyền

5

Trang 7

kiểm soát đối với việc phân phối, nhập khẩu để phân phối tác phẩm trong những lần tiếp theo

Đây là một điểm mới của Luật SHTT được bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2022, nhằm ghi nhận vấn đề nhập khẩu song song trên cơ sở nguyên tắc cạn quyền trong lĩnh vực quyền tác giả Cạn quyền hay còn gọi2

là hết quyền SHTT là khái niệm bắt nguồn từ thuyết hết quyền Thuyết này xác định giới hạn sự độc quyền của quyền SHTT để cân bằng giữa bảo hộ quyền SHTT với đảm bảo sự lưu thông của thị trường cũng như duy trì cạnh tranh lành mạnh, cân bằng giữa bảo vệ lợi ích của chủ thể nắm giữ quyền SHTT với lợi ích của người tiêu dùng Cho đến nay, thuyết hết quyền được áp dụng cho các đối tượng SHTT và vấn đề hết quyền SHTT được đưa vào các thỏa thuận quốc tế và khu vực Trong đó, đặc biệt phải kể đến là Điều 6 Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS)3 Trong lần đầu tiên chủ sở hữu quyền tác giả đưa tác phẩm ra giao dịch trên thị trường do chính họ thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối, chủ sở hữu quyền tác giả đã nhận lại được một lợi ích phù hợp với công sức trí tuệ mà họ bỏ ra Do đó, khi đã nhận được lợi ích xứng đáng mà không có nguyên tắc này sẽ làm cản trở, hạn chế cũng như gây khó khăn trong việc lưu thông các tác phẩm trong những lần tiếp theo.

Từ những cơ sở được nêu trên, có thể thấy việc Luật SHTT 2022 bổ sung điểm b Khoản 3 Điều 20 là phù hợp với thực tiễn, phù hợp với Luật Quốc tế, các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết, mang lại nhiều lợi ích cho quá trình hội nhập kinh tế, tự do hoá thương mại của nước ta

Chủ sở hữu cạn q nhưng k hết quyền tg như q làm lại tp phát sinh, sao chép

2 Trường Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Hồng Đức, 2023, tr.107.

3 Thanh ra Bộ Khoa học và Công nghệ, Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song song ở một sốnước thuộc hiệp hội các nước Đông Nam Á, 2013.

6

Trang 8

- Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 42 LSHTT 2005 thì Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh nhưng ngoại trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 41 LSHTT 2005 Cụ thể, trường hợp tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh sẽ là chủ sở hữu cho đến khi xác định được danh tính của tác giả hoặc đồng tác giả Do đó, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh không phải hoàn toàn là Nhà nước.

- K2 Đ42, NN chỉ là đại diện quản lí k đồng nhất với đại diện chủ sở hữu nên NN k phải là chủ sh quyền tgia đvoi tp khuyết danh

2.Quyền nhân thân của quyền tác giả là quyền không thể được chuyển giao.

- Nhận định sai

- CSPL: Khoản 3 Điều 19 và Khoản 2 Điều 45 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022

- Quyền nhân thân của quyền tác giả gắn với tài sản có thể chuyển giao Cụ thể, các quyền nhân của quyền tác giả được quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 19 thì không thể được chuyển giao vì quyền này gắn với mỗi tác giả và không chuyển giao cho người khác được Tuy nhiên, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được quy định tại Khoản 3 Điều 19 và Khoản 2 Điều 45 là ngoại lệ của quyền nhân thân vì có thể được chuyển giao được trong một vài trường hợp mà tác giả hay chủ sở hữu không đủ điều kiện để công bố.

- K 1 điều 19 được phép chuyển giao

3.Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải chịu trách nhiệm đối vớihành vi xâm phạm quyền tác giả trên nền tảng họ cung cấp trong mọi trườnghợp.

- Nhận định sai.

- CSPL: Khoản 8 Điều 28, Khoản 3 Điều 198b Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải chịu trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trên nền tảng họ cung cấp căn cứ theo Khoản 8 Điều 28 Luật SHTT 2005, trừ các trường hợp được miễn trừ trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả được liệt kê tại Khoản 3 Điều 198b Luật này Hơn nữa, khi

7

Trang 9

doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian được miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật, họ không phải tự giám sát dịch vụ của mình hoặc chủ động tìm kiếm

- Tác phẩm điện ảnh có thể được sao chép một bản mà không cần xin phép và trả

tiền nhưng phải đáp ứng được những yêu cầu mà luật định Cụ thể, với trường hợp sao chép một bản tác phẩm điện ảnh để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân thì không phải xin phép và không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm và đảm bảo không nhằm mục đích thương mại Hơn nữa, việc sao chép một bản tác phẩm điện ảnh này phải không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, đồng thời không gây phương hại đến các quyền của tác giả Tuy nhiên, trường hợp này sẽ không áp dụng đối với việc sao chép bằng thiết bị sao chép

5.Quyền liên quan đến quyền tác giả có thể phát sinh không dựa vào tácphẩm gốc.

- Nhận định sai

- CSPL: Khoản 3 Điều 4 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 - Đặc điểm của quyền liên quan đó là quyền liên quan được hình thành dựa trên cơ sở sử dụng tác phẩm gốc với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa Để có được quyền liên quan, những chủ thể như người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, … phải biểu diễn, thể hiện, tổ chức, phát sóng dựa trên

8

Trang 10

tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả Quyền liên quan này tồn tại song song và gắn liền với tác phẩm, chỉ khi tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép khai thác và sử dụng tác phẩm thì những chủ thể của quyền liên quan mới có thể thực hiện để tạo ra sản phẩm

A.3 Bài tập:

1.Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh ThầnĐồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:

a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tácgiả không?

- Theo quy định của Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được bảo hộ quyền tác giả.

- CSPL: Khoản 2 Điều 4, Điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022 K1 Điều 8

- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Để truyện tranh Thần Đồng Đất Việt này được bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm phải đáp ứng được 3 điều kiện:

+ Thứ nhất, tác phẩm này phải có tính nguyên gốc: Cụ thể, tác phẩm không sao chép của người khác nhưng phải có tính kế thừa Theo đó, ông Lê Phong Linh nhận được đề nghị về việc giám đốc Công ty Phan Thị là bà Phan Thị Mỹ Hạnh vẽ bộ truyền dân gian để chuyển thể các điển tích và nhân vật trạng ngày xưa khoảng 30 nhân vật và chọn ra 4 hình tượng nhân vật là Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo để sáng tác bộ truyện tranh này Ông Linh cũng đã thực hiện việc từ hình thành ý tưởng sáng tạo đến vẽ hình tượng nhân vật, đồng thời dự kiến số tập truyền phải xuất bản trong năm Bên cạnh đó, không có căn cứ khác cho rằng đã có một tác phẩm tương tự4

như vậy trước đây trên thị trường Do đó, có thể thấy, tác phẩm này có tính nguyên gốc

+ Thứ hai, tác phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định: Theo đó, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được thể hiện dưới dạng một cuốn truyện Nội dung sẽ bao gồm hình ảnh, cốt truyện, lời thoại và tác phẩm truyện tranh này sẽ 4 Bản án số 774/2019/DS-PT "V/v tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ số” của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh."

9

Trang 11

gồm nhiều tập với nội dung mỗi tập khác nhau nhưng cùng được thể hiện dưới hình thức là một cuốn để độc giả tiếp cận.

+ Thứ ba, tác phẩm này phải thuộc loại hình tác phẩm được quy định tại Điều 14 Luật SHTT 2005 và không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 15 cũng như trường hợp ngoại trừ quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật SHTT 2005: Với trường hợp bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, đây được xem là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng (được quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14) do tác phẩm là hình ảnh các nhân vật trong truyện bao gồm cốt truyện (tác phẩm viết) và truyện (tác phẩm truyện tranh được thể hiện dưới dạng chữ viết và hình ảnh) Hơn nữa, bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt không thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 15, đồng thời không thuộc ngoại lệ tại Khoản 1 Điều 8 Luật SHTT

→ Do đó, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt đã đáp ứng đủ các điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả.

Truyện tranh TDDV được bảo hộ dưới hình thức là 1 tp văn học

b) Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộtruyện tranh Thần đồng đất Việt?

- Chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ truyện Thần Đồng Đất Việt là Công ty Phan Thị.

- CSPL: Khoản 1 Điều 13, Điều 36, Khoản 2 Điều 39 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

- Trong trường hợp này, ông Lê Linh (tác giả) không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm Cụ thể, trong Bản án số 774/2019/DS-PT, đoạn thứ 4 theo lời trình bày của nguyên đơn là ông Lê Phong Linh, ông đã trình bày rằng:

“Ngày 29/3/2002, theo yêu cầu của bà Hạnh, ông có ký đơn để Công ty Phan Thị đăng ký quyền sở hữu đối với 4 hình tượng nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo Sau đó, Công ty Phan Thị được Cục bản quyền cấp Giấy chứng nhận ghi nhận là chủ sở hữu bản quyền 4 hình tượng nhân vật trên” 5

Như vậy, tác giả (ông Lê Linh) đã sáng tạo dựa trên Hợp đồng lao động với chủ sở hữu (Công ty Phan Thị) Theo đó, chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt chính là Công ty Phan Thị.

c) Ai là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?

5 Bản án số 774/2019/DS-PT "V/v tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ số” của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh."

10

Trang 12

*Theo nội dung vụ án tại Bản án số 774/2019/DS-PT: Từ năm 2001, biết Công ty Phan Thị có đầu tư làm truyện tranh cho thiếu nhi, ông Lê Linh bắt đầu về làm việc tại Công ty với vị trí họa sĩ vẽ minh họa Khi đó, giám đốc Công ty Phan Thị là bà Hạnh có đề nghị ông vẽ bộ truyện dân gian để chuyển thể các điển tích và nhân vật trạng ngày xưa Ông có xây dựng khoảng 30 nhân vật và chọn ra 4 hình tượng nhân vật là Tí, Sửu, Dần, Mẹo để sáng tác bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt

- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 12a Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì ông Lê Linh là người trực tiếp sáng tạo ra hình tượng nhân vật, thể hiện ý tưởng dưới một hình thức vật chất nhất định cụ thể là vẽ nên bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt Nên Ông Lê Linh là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo

- Còn Bà Hạnh chỉ là người đại diện Công ty Phan Thị, giao nhiệm vụ vẽ truyện tranh chuyển tải các tích Trạng mà không trực tiếp sáng tạo nên hình tượng bốn nhân vật nêu trên dưới dạng vật chất nhất định nên bà Hạnh không được xem là đồng tác giả của bộ truyện

- CTY pthi có

d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?

- Công ty Phan Thị là tổ chức giao nhiệm vụ cho ông Linh vẽ truyện tranh chuyển tải các tích Trạng nên căn cứ theo Điều 36 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 thì Công ty Phan Thị là chủ sở hữu quyền tác giả và nắm giữ một số hoặc toàn bộ quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Luật này

- Công ty Phan Thị với tư cách là chủ sở hữu quyền tác giả được quyền làm tác phẩm phái sinh theo Điểm a Khoản 1 Điều 20 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 nhưng không được sửa chữa, cắt xén hình thức thể hiện các nhân vật hoặc xuyên tạc tác phẩm này dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của ông Lê Linh

e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp vớiquy định pháp luật không?

Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi không phù hợp

với quy định của pháp luật Vì:

- Thứ nhất, trong quá trình phát hành các ấn phẩm, Công ty Phan Thị đều xác định bút danh Lê Linh là người thực hiện phần tranh minh họa Việc bà Hạnh cho rằng

11

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w