1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) tiểu luận đề tàitranh chấp quyền liên quan đến quyền tác giả đối với bản ghi hình fly cam tây ninh

33 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tranh Chấp Quyền Liên Quan Đến Quyền Tác Giả Đối Với Bản Ghi Hình Fly Cam - Tây Ninh
Tác giả Hoàng Thanh Giang, Nguyễn Hương Giang, Nguyễn Thị Thùy Dung, Phạm Thùy Dương, Ngô Hải Linh, Phạm Thị Lương, Nguyễn Phương Hà, Lê Thị Bảo Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Ngô Thị Quỳnh Anh
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 4 MB

Nội dung

Không có ai trên trái đất nàykhông sáng tạo, và tất nhiên nếu không có bảo hộ quyền tác giả, cộng đồng nghệ thuật sẽ bịgian lận và bị ngăn cản cả về phần văn hóa, cộng đồng nghệ thuật, c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI TRANH CHẤP QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI BẢN GHI

HÌNH “FLY CAM -TÂY NINH”

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7

Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Thị Quỳnh Anh

Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 7

1 Hoàng Thanh Giang

(Nhóm trưởng)

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ 2

1.1 Khái quát chung về quyền tác giả 2

1.2 Bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả 2

1.3 Thực thi bảo hộ các quyền liên quan đến quyền tác giả 5

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HÀNH VI SAI PHẠM VỀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI BẢN GHI HÌNH “FLYCAM - TÂY NINH" 8

2.1 Tóm tắt Case Study 8

2.2 Xác định đối tượng 9

2.3 Xác định hành vi 11

2.4 Cơ sở pháp lý 11

2.5 Kết luận 13

Trang 4

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 18

3.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả 18 3.2 Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về quyền liên quan đến quyền tác giả 18 3.3 Hình thành đội ngũ cán bộ thực thi quyền tác giả từ Trung ương đến địa phương, tạo điều kiện, phương tiện vật chất đủ sức đáp ứng nhu cầu mới 19 3.4 Tuân thủ các điều ước quốc tế 19 3.5 Sử dụng kết hợp giữa các giải pháp pháp lý và giải pháp công nghệ 20 3.6 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đi đôi với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền liên quan đến tác giả 20

KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả và quyền liên quan nói riêng đãtrở thành những điều kiện bắt buộc trong hội nhập kinh tế Càng ở những quốc gia phát triển,vấn đề bản quyển càng được coi trọng như những động lực phát triển kinh tế tri thức ở đây.Ngài Kamil Idris (Nguyên Tổng giám đốc Tổ chức Sá hữu trí tuệ thế giới) đã từngnói: “ Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sự thịnh vượng”.Trên thực tế, chúng ta không được quên rằng quyền tác giả cũng gắn liền với văn hoá Tất cảcác nước đang phát triển có các cộng đồng nghệ thuật rất mạnh Không có ai trên trái đất nàykhông sáng tạo, và tất nhiên nếu không có bảo hộ quyền tác giả, cộng đồng nghệ thuật sẽ bịgian lận và bị ngăn cản cả về phần văn hóa, cộng đồng nghệ thuật, cũng như ngành côngnghiệp công nghệ thông tin, và đặc biệt thêm cả ngành công nghiệp về chương trình máytính

Nhận thức được vai trò của quyền liên quan tác giả và tầm quan trọng của việc bảo hộquyền liên quan quyền tác giả, chúng em thực hiện nghiên cứu về quyền tác giả thông quaCase Study: Tranh chấp quyền liên quan đến quyền tác giả đối với bản ghi hình “Fly

Cam - Tây Ninh".Bài viết tập trung nghiêncứu những vấn đề cơ bản nhất về quyền tác giả

và trách nhiệm dân sự của cá nhân, tổ chức đã có hành vi xâm phạm quyền liên quan đếnquyền tác giả

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN

QUYỀN TÁC GIẢ

1.1 Khái quát chung về quyền tác giả

Theo khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Quyền tác giả là quyền của những tổchức, cá nhân đối với tác phẩm do chính mình sáng tạo ra hoặc sá hữu.” Đối tượng quyền tác giảbao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Ví dụ: thơ, kịch, công trình nghiên cứu,

Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm đượcsáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chấtlượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăngký.” Như vậy, quyền tác giả có một số đặc điểm như sau: Đối tượng của quyền tác giả phải mangtính nguyên gốc, mang tính định hình Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tácphẩm và hình thức để xác lập quyền này theo cơ chế bảo hộ tự động

Việc bảo hộ quyền tác giả đã mang lại một số những lợi ích to lớn sau cho bản

thân tác giả và cho cả xã hội:

• Bảo đảm quyền bình đẳng cho các cá nhân, tổ chức

• Bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả

• Kiểm soát việc khai thác thương mại các tác phẩm nguyên gốc được dễ dàng hơn

• Thúc đẩy sự sáng tạo của con ngưßi, tạo điều kiện cho công dân phát huy tài năng sáng tạo cáctác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có giá trị góp phần phát triển nền văn hóa của một quốc gia

và biết cách khai thác, sử dụng tác phẩm của người khác một cách hợp pháp

1.2 Bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả

Để một tác phẩm đến với công chúng thì vai trò của người biểu diễn, của các tổ chứcsản xuất băng, đĩa ghi âm, ghi hình, các tổ chức thực hiện chương trình phát sóng là thực sựcần thiết hoạt động của các cá nhân, tổ chức này là chuyển tải các tác phẩm tới công chúng

Họ cần được bảo vệ chống lại những hành động như quay trộm, sao chép, chiếm dụng sóng

Vì vậy, quyền của họ được pháp luật bảo hộ, gọi là quyền liên quan đến tác giả

Trang 8

Quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhânđối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mangchương trình được mã hóa.

- Hoạt động của các chủ thể quyền liên quan là hành vi sử dụng tác phẩm đã có

- Đối tượng được bảo hộ khi có tính nguyên gốc (mang dấu ấn cá nhân của người biểudiễn hoặc đối tượng được tạo ra lần đầu tiên

- Chỉ được bảo hộ trong thời hạn nhất định kể cả các quyền nhân thân

- Người biểu diễn:

+ Tổ chức, cá nhân tự mình sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹthuật để thực hiện cuộc biểu diễn ( Người biểu diễn là chủ sở hữu quyền liên quan)

+ Tổ chức, cá nhân khác đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để thực hiện cuộcbiểu diễn (chủ sở hữu quyền liên quan)

- Nhà xuất bản, ghi âm, ghi hình: là tổ chức, cá nhân lần đầu định hình âm thanh, hìnhảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh hình ảnh khác

- Tổ chức phát sóng: tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (phát thanh,truyền hình, phát tín hiệu vệ tinh)

- Cuộc biểu diễn

- Bản ghi âm, ghi hình

- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

Nội dung của quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm ba nội dung chính là quyềncủa người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và quyền của tổ chức phátsóng

Theo điều 29 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019, Quyền của người biểu diễn bao gồm:

1 Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sảnđối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thìngười biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểudiễn

2 Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu

Sở hữu trí tuệ - Bài thi cuối kì

Sở hữu trí

10

SHTT - CHAP-2

Sở hữu trí

20

Trang 9

b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặcxuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểudiễn

3 Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện cácquyền sau đây:

a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình; b) Sao chép trựctiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa đượcđịnh hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mụcđích phát sóng;

d) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hìnhthức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng cóthể tiếp cận được

4 Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều này phải trả tiềnthù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trườnghợp pháp luật không quy định

Theo điều 30 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019, Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình bao gồm:

1 Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thựchiện các quyền sau đây:

a) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

b) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông quahình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng

Trang 10

1 Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyềnsau đây:

a) Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

b) Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;

c) Định hình chương trình phát sóng của mình;

d) Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình

2 Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mìnhđược ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng

Căn cứ Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019: Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

1 Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo nămcuộc biểu diễn được định hình

2 Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ nămtiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghihình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố

3 Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo nămchương trình phát sóng được thực hiện

4 Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản 1,2 và 3 Điều này chấm dứt vào thời điểm 24giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan Cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chươngtrình được mã hóa được bảo hộ nếu do công dân Việt Nam thực hiện, do người nước ngoàithực hiện tại Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà ViệtNam là thành viên và không gây phương hại đến quyền tác giả

Hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến quyền tác giả được quy định tại Điều 35 Luật sởhữu trí tuệ năm 2019 như sau:

1 Chiếm đoạt quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phátsóng

2 Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng

Trang 11

3 Công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình,chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm,ghi hình, tổ chức phát sóng.

4 Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phươnghại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn

5 Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình,chương trình phát sóng mà không được phép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm,ghi hình, tổ chức phát sóng

6 Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phépcủa chủ sở hữu quyền liên quan

7 Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền liên quan thựchiện để bảo vệ quyền liên quan của mình

8 Phát sóng, phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản saocuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở để biếtthông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thay đổi mà khôngđược phép của chủ sở hữu quyền liên quan

9 Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khibiết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó giải mã trái phép một tín hiệu vệ tinh mang chương trìnhđược mã hoá

10 Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối một tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá khitín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp

1.3 Thực thi bảo hộ các quyền liên quan đến quyền tác giả

Bảo vệ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự là việc Tòa án ra quyết định áp dụng cácchế tài dân sự để bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu quyền Yếu tố về chứng cứ thiệt hạiđóng vai trò quan trọng Nguyên đơn khởi kiện phải chứng minh quyền lợi hợp pháp củamình bị xâm phạm Khi yêu cầu bồi thường thiệt hại phải đáp ứng các điều kiện sau:

có hành vi xâm phạm, có thiệt hại thực tế xảy ra (thiệt hại vật chất, thiệt hại tinhthần)

có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế

Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2019 quy định Tòa án áp dụng các biện pháp

dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

Trang 12

1 Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm

2 Buộc xin lỗi, cải chính công khai

3 Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự

4 Buộc bồi thường thiệt hại

5 Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thươngmại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sảnxuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnhhưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ

Thủ tục tố tụng dân sự cho phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật,khoa học được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận quyền của tố mình; buộc người cóhành vi xâm phạm quyền tác giả, chấm dứt hành vi xâm phạm; và buộc người có hành vi xâmphạm phải bồi thường thiệt hại

Thẩm quyền thực thi quyền liên quan đến quyền tác giả thuộc về một hệ thống các cơquan hành chính sau đây: Chính Phủ, Bộ văn hoá-thông tin, Cục bản quyền tác giả văn học-nghệ thuật, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sá Văn hoá-Thông tin,Thanh tra chuyên ngành văn hóa thông tin, Cơ quan hải quan, Cơ quan quản lý thị trường,Cảnh sát kinh tế, An ninh văn hoá, Bộ đội biên phòng

Đối với phương thức hành chính, các biện pháp bảo vệ quyền của chủ thể bịxâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất phong phú Cụ thể bao gồm: phạt tiền, tước quyền

sử dụng giấy phép kinh doanh; tịch thu tang vật, phương tiện xâm phạm hành chính;buộc loại bỏ các yếu tố xâm phạm trên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện kinh doanh;buộc bồi thường thiệt hại do xâm phạm hành chính gây ra; buộc tiêu huỷ hàng hoáxâm phạm có chất lượng kém gây thiệt hại cho sức khỏe con người Trong đó, hìnhthức xử phạt chính là phạt tiền

Áp dụng phương thức hình sự khi hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tácgiả của cá nhân, tổ chức là hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cá nhân, tổ chức đó có thể bịtruy cứu trách nhiệm hình sự Thông thường, hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lýhình sự nếu trước đó đã bị xử lý hành chính

Bộ luật Hình sự năm 1999, sau đó đến Bộ luật Hình sự năm 2015 đều quy định các tộidanh và hình phạt tương ứng nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Để bảo vệ quyền tác giả, Bộluật hình sự năm 2015 quy định các tội xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả (Điều225) Khi bị xử lý hình sự, cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thểbị phạt tiền,cảnh cáo, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định hoặc bị cấm hành nghề nhất định trong một thờigian và hình phạt cao nhất họ có thể phải gánh chịu là phạt tù Trong hệ thống các cơ quanđảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền liên quan đến quyền tác giả nói riêng,bên cạnh các cơ quan nhà nước, cần phải kể đến vai trò của các tổ chức quản lý tập thể như:Trung tâm quyền tác giả văn học - nghệ thuật; Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt

Trang 13

Nam; Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam; Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sởhữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là VACIP).

Trang 14

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HÀNH VI SAI PHẠM VỀ QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI BẢN GHI HÌNH “FLYCAM - TÂY NINH"

- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Lê Hoàng Vi

- Bị đơn: Công ty Cổ phần Phong phú Sắc Việt

Theo đơn khởi kiện ngày 24/3/2017, đơn sửa đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày16/6/2019 và những lời trình bày của các đương sự tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ ChíMinh, nội dung vụ án như sau:

Vào ngày 18/02/2017, ông Nguyễn Hoàng Lê Vi phát hiện phim ca nhạc “Người conTây Ninh” được xuất bản bởi Công ty Cổ phần Phong phú Sắc Việt tại nền tảng Youtube vớiclip đầu đăng tải ngày 09/02/2017 và clip thứ hai đăng tải ngày 11/02/2017 Trong đó cả haiclip trên đều sử dụng trái phép 2 đoạn phim của ông Lê Vi trong tác phẩm “Flycam - TâyNinh” đã đăng tải trước đó cũng trên nền tảng này

Các đoạn phim bị sử dụng trái phép gồm các đoạn:

- Đoạn thứ nhất: Từ 4 phút 06 giây đến 4 phút 08 giây trong “Người con Tây Ninh”, tươngứng với đoạn phim của ông Lê Vi từ 1 phút 20 giây đến 1 phút 27 giây

- Đoạn thứ hai: từ 4 phút 36 giây đến 4 phút 39 giây trong “Người con Tây Ninh”, tương ứngvới đoạn phim của ông Lê Vi từ 16 phút 05 giây đến 16 phút 24 giây

Các đoạn phim trong tác phẩm “Flycam – Tây Ninh quê tôi” của ông Lê Vi đều bị cắtgọn, thu nhỏ và tẩy xóa những đoạn phim được xử lý kỹ thuật nhằm bảo vệ quyền tác giả.Ngày 27/02/2017, ông Lê Vi gửi văn bản thông báo Công ty Phong phú Sắc Việt yêu cầu giảiquyết vụ việc Sau đó giữa hai bên có trao đổi email qua lại nhưng không giải quyết được vấnđề

Trang 15

Việc Công ty Phong phú Sắc Việt sử dụng bản ghi hình của ông Lê Vi trong tác phẩm

“Flycam – Tây Ninh quê tôi” trong phim ca nhạc “Người con Tây Ninh” được ông Lê Vi chorằng đã vi phạm quyền tác giả, do đó ông đã khởi kiện đề nghị Tòa án buộc Công ty Phongphú Sắc Việt thực hiện các yêu cầu sau:

- Có thư xin lỗi, thông báo công khai về hành vi vi phạm của bị đơn

- Yêu cầu Công ty Phong phú Sắc Việt xóa bỏ tất cả những vi phạm về quyền tác giả của ôngNguyễn Hoàng Lê Vi tại các kênh kinh doanh, kênh phân phối của công ty và đối tác

- Bồi thường thiệt hại do quyền tác giả bị xâm phạm là 100.000.000 (Một trăm triệu) đồng,bao gồm:

+ Tổn thất về cơ hội kinh doanh, về khả năng khai thác trực tiếp tác phẩm hoặc chuyển giaoquyền sử dụng cho người khác: 35.000.000 (Ba mươi lăm triệu) đồng;

+ Bồi thường thiệt hại về tinh thần: 50.000.000 (Năm mươi triệu) đồng;

+ Chi phí hợp lý để thuê luật sư: 15.000.000 (Mười lăm triệu) đồng

Trong khi đó, bị đơn Công ty Cổ phần Phong phú Sắc Việt do ông Nguyễn Quốc Tiếnđại diện trình bày: Công ty Cổ phần Phong phú Sắc Việt không phải là chủ sở hữu cũng nhưkhông phải là đơn vị sản xuất, xuất bản phim ca nhạc “Người con Tây Ninh”, mà người chủ

sở hữu cũng như chịu trách nhiệm về ghi hình, thu âm, dựng sản phẩm cũng như tác quyềncủa sản phẩm là ông Ngụy Sển Công ty Cổ phần Phong phú Sắc Việt chỉ là đơn vị được ôngNgụy Sển chuyển giao quyền phân phối trực tuyến theo Hợp đồng hợp tác số1879/2016/HĐHT – pops – Thế Hùng Bolero ký ngày 05/12/2016 Do đó, công ty không cóhành vi vi phạm pháp luật về quyền tác giả cũng như không có bất kỳ nghĩa vụ nào đối vớiông Lê Vi, nhưng ngay khi nhận được khiếu nại bằng email của Lê Vi vào ngày 01/3/2017,công ty đã tôn trọng quyền tác giả nên đã liên hệ ngay với ông Ngụy Sển để giải quyết vụviệc, đồng thời đã tháo gỡ phim ca nhạc “Người con Tây Ninh” trên kênh phân phối YoutubePOPS Music của mình Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Công ty Cổ phần Phong phúSắc Việt không đồng ý thực hiện vì yêu cầu của nguyên đơn là không có căn cứ

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Ngụy Sển trình bày tại biên bản lấy lờikhai ngày 22/11/2019 nội dung ông thừa nhận có sử dụng, sao chép tác phẩm “Flycam – TâyNinh quê tôi” do bộ phận ekip đã sử dụng mà không biết đây là tác phẩm có đăng ký bảnquyền của ông Lê Vi Ngoài ra ông có ký Hợp đồng hợp tác số 1879/2016/HDHT-Pops-ThếHùng Bolero ngày 05/12/2016 với Công ty Cổ phần Phong phú Sắc Việt Hiện nay phim canhạc “Người con Tây Ninh” vẫn còn hoạt động tại kênh YouTube nhưng đã được gỡ hình ảnhtrong tác phẩm “Flycam – Tây Ninh quê tôi” từ khi bị ông Lê Vi phát hiện Yêu cầu khởi kiện

Trang 16

của ông Nguyễn Hoàng Lê Vi đối với Công ty Cổ phần Phong phú Sắc Việt là quá đáng,không có tình người, đề nghị Tòa án giải quyết công bằng và không có ý kiến gì khác.Tại phiên toàn sơ thẩm, Tòa án kết luận Công ty Cổ phần Phong Phú Sắc Việt đã xâmphạm quyền tác tại khoản 10 Điều 28 Luật SHTT Do đó, bị đơn phải bồi thường 10.000.000đồng chi phí luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều 205 Luật Sở hữu trí

Tuy nhiên, sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm, phí bên bị đơn kháng cáo cho rằngCông ty cổ phần Phong phú Sắc Việt chỉ là đơn vị chuyển giao phân phối trực tuyến theo Hợpđồng hợp tác nên theo khoản 3 Điều 4 Luật 4 SHTT thì

Sau đó,Tòa án sơ thẩm nhận định bị đơn vi phạm quy định tại khoản 10 điều 28 luật SHTT liên quan

đến hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác giả chứ không phải quyền tác giả 2.2 Xác định đối tượng

Nguyên đơn: Nguyễn Hoàng Lê Vi

Căn cứ điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019, xác định chủ sở hữu của quyền liên quan:

1 Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật củamình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác với bên liên quan

2 Tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật củamình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó,trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan

3 Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trườnghợp có thỏa thuận khác với bên liên quan

Bị đơn : Công ty cổ phần Phong phú Sắc Việt:

Căn cứ vào khoản 1 điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019

1 Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan

2 Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhânthân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w