MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 4 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Phạm vi nghiên cứu về thời gian 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu về không gian 5 5. Mẫu khảo sát 5 6. Câu hỏi nghiên cứu 5 6.1. Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo 5 6.2. Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể 6 7. Giả thuyết nghiên cứu 6 7.1. Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo 6 7.2. Giả thuyết nghiên cứu cụ thể 6 8. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 7 8.1. Cách tiếp cận 7 8.2. Phương pháp nghiên cứu 7 9. Cấu trúc của đề 7 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 8 1.1Tổng quan về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 8 1.1.1 Khái niệm tác phẩm âm nhạc 8 1.1.2 Tác giả của tác phẩm âm nhạc 9 1.2 Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 10 1.2.1 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 10 1.2.2. Những đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 12 1.3 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 14 1.3.1 Một số hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 14 1.3.2 Một số hành vi xâm phạm đến quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC 19 3.1 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 20 3.1.1 Thực trạng chung 20 3.1.2 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay 22 3.2 Những thiếu xót, hạn chế trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. 24 3.2.1 Hạn chế xuất phát từ nhận thức 24 3.2.2 Hạn chế xuất phát từ các biện pháp bảo vệ hiện tại 25 3.3 Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 3.3.1 Do ý thức của con người 29 3.3.2 Do sự phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật 31 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 31 3.1 Những điểm cần lưu ý trong bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong thời đại công nghệ thông tin 31 3.1.1 Sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm 31 3.1.2 Nguyên nhân cần phải sử dụng giải pháp công nghệ trong bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. 32 3.2 Xây dựng wedsite và phần mềm nghe nhạc trực tuyến để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Việt Nam 34 3.2.1 Đánh giá tính hiệu quả và những hạn chế của các wedsite và ứng dụng nghe nhạc trực tuyến tại Việt Nam hiện nay 34 3.2.2 Đề xuất ý tưởng xây dựng wedsite, ứng dụng nghe nhạc để hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. 40 KẾT LUẬN 43 DANH ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................44 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là một trong 7 loại hình nghệ thuật bao gồm: điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa, văn chương, sân khấu, điện ảnh. Ra đời từ rất sớm, âm nhạc gắn bó, phát triển và ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống văn minh của nhân loại. Đối với đời sống xã hội, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu bởi những giá trị mà nó mang lại cả về mặt vật chất và tinh thần. Đối với một cá nhân cụ thể là người nhạc sĩ thì các tác phẩm âm nhạc đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định đến hình ảnh, danh tiếng của cá nhân và những giá trị kinh tế, thương mại mà các tác phẩm âm nhạc này mang lại. Có thể thấy, với hai nhóm chủ thể là xã hội và người nhạc sĩ thì các tác phẩm âm nhạc đều có vai trò và giá trị to lớn. Cả 2 chủ thể này đều mong muốn khai thác một cách tối đa những lợi ích mà các tác phẩm âm nhạc mang lại. Tuy nhiên, chính vì có cùng mong muốn và mục đích, 2 chủ thể này lại phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình khai thác các giá trị của tác phẩm âm nhạc. Xã hội hay nói cụ thể là những người nghe nhạc muốn tiếp cận tối đa với các tác phẩm âm nhạc với chi phí thấp nhất, còn chủ thể sáng tạo lại muốn thu lại cao nhất các giá trị mà tác phẩm âm nhạc đem lại đặc biệt là giá trị kinh tế. Có thể nói đó là nguyên nhân gốc rễ khiến việc phát sinh và gia tăng các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm âm nhạc. Cùng với việc ngày càng phổ biến mạng lưới thông tin toàn cầu – internet và sự phát triển không ngừng của các phương tiện máy móc, công cụ khiến cho khả năng sao chép, truyền, chia sẻ, thay đổi một dữ liệu trở lên thuận tiện, dễ thao tác thực hiện. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm âm nhạc ngày càng tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý và bảo vệ. Hiện nay, pháp luật nước ta đã có 2 bộ luật lớn điều chỉnh về quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Luật Sở hữu trí tuệ 2013 và bộ Luật dân sự 2015. Tuy đã có nhiều quy định cụ thể và việc bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng khỏi các hành vi xâm phạm quyền. Tuy nhiên, các quy định vẫn còn thiếu tính thực tế và khó tạo ra một cơ chế để kiểm soát các hành vi xâm phạm quyền trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Để hạn chế các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc, dựa trên tinh thần “cân bằng giữa các lợi ích giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể khác trong xã hội”, dựa trên các quy định của luật sở hữu trí tuệ về bảo về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc, tác giả đã lựa chọn đề tài “giải pháp hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Việt Nam. Đề tài sẽ tập trung vào việc phân tích các nhu cầu của các nhóm chủ thể trong xã hội và đưa ra giải pháp mang tính công nghệ phù hợp với thực tế cuộc sống nhằm hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu của nước ngoài trong lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả trong thời đại công nghệ thông tin. Xét thấy phạm vi nghiên cứu của luận văn không chỉ giới hạn trong phạm vi pháp luật bảo hộ quyền tác giả mà chủ yếu phân tích dưới góc độ bảo đảm quyền con người về kinh tế và văn hóa với tư cách là một quyền phổ quát có giá trị quốc tế. Do vậy trước khi đi sâu nghiên cứu, cần phải xem xét một số công trình nghiên cứu từ một số quốc gia trên thế giới với nội dung gần với chủ đề của luận văn. Trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: (1). Công trình nghiên cứu của S.G. Hombal và K.N. Prasad với tiêu đề: “Bảo vệ bản quyền kỹ thuật số: Những vấn đề trong môi trường thư viện kỹ thuật số” (2). Công trình nghiên cứu của Christoph Beat Graber với tiêu đề: “Quyền tác giả và khả năng tiếp cận – Một quan điểm về quyền con người” (3). Báo cáo của nhóm chuyên gia Hội đồng châu Âu về Quyền con người trong xã hội thông tin mang tên: “Quyền tác giả và quyền con người” (4). Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu tại Bỉ với tiêu đề: “Quyền tác giả trong thị trường kỹ thuật số chung châu Âu” (5). Công trình nghiên cứu của Cục công nghiệp và thương mại Hồng Kông về “Bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số” (6). Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Mihasly Ficsor, báo cáo tại Hội nghị quốc tế về quyền tác giả và quyền con người trong thời đại thông tin: Xung đột hay hài hòa cùng tồn tại? với tiêu đề: “Cân bằng quyền tác giả với tư cách một quyền con người với các quyền con người khác” (7). Công trình nghiên cứu của Primavera De Filippi, “Quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số: Từ sở hữu trí tuệ đến tài sản vô hình” (8). Công trình nghiên cứu: “Quyền con người và bản quyền: Giới thiệu về Luật tự nhiên và đối chiếu với Luật bản quyền của Hoa Kỳ” của tác giả Orit Fischman Afori (9). Nghiên cứu của Lea Shaver và Caterina Sganga: “Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa: Về quyền tác giả và quyền con người” Vấn đề Bảo hộ quyền tác giả trước những hành vi xâm phạm trong thời đại công nghệ thông tin và việc đưa ra giải pháp công nghệ để hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hiện nay còn là lĩnh vực khá mới mẻ đối với Việt Nam nên việc nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề vẫn chưa có những dấu ấn rõ rệt. Điểm qua một số công trình nghiên cứu trong nước cho thấy, hầu hết các nghiên cứu về bảo hộ quyền tác giả trên internet mới chỉ được thực hiện nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật dân sự chủ yếu tại Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội hay dưới góc độ nghiên cứu khoa học quản lý với các công trình nghiên cứu bảo vệ tại Khoa Khoa học quản lí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ĐHQG Hà Nội. Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: (1). Hoàng Thị Diệu Thương, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên internet tại Việt Nam, bảo vệ tốt nghiệp cử nhân năm 2009 ngành Khoa học quản lý. (2). Cao Ngọc Tâm, Những khó khăn của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) trong môi trường kỹ thuật số, bảo vệ tốt nghiệp cử nhân năm 2011 ngành Khoa học quản lý. (3). Quản Tuấn An, Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành luật dân sự tại Đại học Luật Hà Nội, năm 2009. (4). Lê Hải, Nguyên nhân vi phạm quyền tác giả trong môi trường internet, bảo vệ tốt nghiệp cử nhân năm 2012 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội chuyên ngành luật dân sự. Có thể thấy các công trình nghiên cứu này đều xuất phát từ việc phân tích các cơ sở liên quan đến nhu cầu của đời sống xã hội và hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành ở từng quốc gia trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phâm âm nhạc trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin ngày nay. Các đề tài đều đi vào tái hiện lại hiện trạng các hành vi xâm phạm quyền đối với tác phẩm âm nhạc và phân tích, lý giải gốc rễ nguyên nhân của vấn đề. Trên cơ sử đưa ra những lập luận và phân tích đó, các tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc dựa trên những cải thiện về khung pháp lý. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố đi sâu vào việc đưa ra giải pháp ứng dụng thành quả công nghệ thông tin vào việc hạn chế các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ tập trung tìm hiểu những vấn đề lý luận về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc từ đó chỉ ra những bất cập, tồn tại hạn chế của các quy định pháp luật và áp dụng đối với các tác phẩm. Chỉ ra thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm này. Đồng thời sẽ đưa ra những phân tích về những ưu điểm về hạn chế của các giải pháp ứng dụng công nghệ vào việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại thị trường Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất các ý tưởng hoàn thiện giải pháp về mặt công nghệ để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam. Mục đích quan trọng hơn cả là góp phần nâng cao nhận thức và hành động của mỗi cá nhân trong vấn đề bản quyền âm nhạc và đưa ra giải pháp nhằm bảo vệ thành quả và khuyến khích sự sáng tạo của người nghệ sĩ. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở trên, đề tài này có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Phân tích cơ sở lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay bao gồm: khái niệm tác phẩm âm nhạc, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Nêu nên các điểm mới, cần chú ý trong việc xây dựng giải pháp hạn chế các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam trong thời đại công nghệ thông tin. Chỉ ra hiện trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và nguyên nhân dẫn đến các hành vi xâm phạm quyền đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay. Đề xuất ý tưởng xây dựng biện pháp ứng dụng thành quả của công nghệ thông tin vào việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2016 đến nay 4.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 5. Mẫu khảo sát Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Câu hỏi nghiên cứu 6.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: Giải pháp nào hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giác đổi với các tác phẩm âm nhạc trong bối cảnh hội nhập và phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam hiện nay? 6.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể: Câu hỏi 1: Tác phẩm âm nhạc, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là gì? Đặc trưng của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam? Câu hỏi 2: Thực trạng xâm phạm quyền đối với tác phẩm âm nhac tại Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bị xâm phạm? Câu hỏi 3: Hạn chế của các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay? Câu hỏi 4: Làm thế nào để hoàn thiện các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay? Về vấn đề pháp lý? Về vấn đề tính ứng dụng? 7. Giả thuyết nghiên cứu 7.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo Xây dựng ứng dụng nghe nhạc dựa trên mạng thông tin toàn cầu – Internet nhằm giúp việc thương mại hóa các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam trở lên tự động và hiệu quả, đồng thời xây dựng cơ chế hoạt của ứng dụng này nhằm hạn chế tối đa các hành vi xâm phạm quyền đối với tác phâm âm nhạc tại Việt Nam. 7.2 Giả thuyết nghiên cứu cụ thể Xây dựng wedsite và ứng dụng nghe nhạc trên các thiết bị di động thông minh, thông qua các ứng dụng này để giới thiệu tác phẩm âm nhạc đến đông đảo người sử dụng và thu phí quyền tác giả mà không phải trải qua các quá trình thương mại trung gian, cắt giảm chi phí cho nhà sản xuất cũng như người sử dụng, tạo cơ chế bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. 8. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 8.1 Cách tiếp cận Tiếp cận xã hội học: tiếp cận từ nhu cầu và mong muốn của các chủ thể trong xã hội với vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, vấn đề cân bằng lợi ích giữa 2 nhóm chủ thể là người sáng tạo và người nghe tác phẩm âm nhạc. Tiếp cận kinh tế học: Phân tích giá trị kinh tế mà tác phẩm âm nhạc mang lại cũng như việc tối đa hóa các giá trị này. Tiếp cận luật học: đi vào phân tích các quy phạm pháp luật và chỉ ra các điểm hạn chế của các quy định này trong thực tiễn Việt Nam hiện nay. 8.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp so sánh; Các phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp bảng hỏi,… 9. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong thời đại công nghệ thông tin. Chương 2: Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hiện nay. Chương 3: Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam trong thời đại công nghệ thông tin. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1 Tổng quan về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. 1.1.1 Khái niệm tác phẩm âm nhạc. Định nghĩa về tác phẩm âm nhạc được nhắc đến trong nhiều tài liệu luật học, đặc biệt là các tài liệu có liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: tác phẩm là “sản phẩm trí tuệ do nhà văn hoá, nghệ thuật, khoa học trực tiếp sáng tạo ra dưới một hình thức nhất định”(1). Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa “Tác phẩm” là “công trình do nghệ sĩ, các nhà văn hóa, khoa học tạo nên” (2) Khoản 7 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2013 có định nghĩa : “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. (3) Từ đây ta có thể rút ra rằng trước hết “tác phẩm âm nhạc” là “Sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật” (3), Điều 4. Từ điển thuật ngữ quyền tác giả, quyền liên quan có đề cập: “Tác phẩm âm nhạc được hiểu chung là một loại hình tác phẩm nghệ thuật, đựợc bảo hộ quyền tác giả. Tác phẩm âm nhạc bao gồm tất cả các kết hợp âm thanh (tổ hợp) có hoặc không có lời (lời thơ hoặc lời nhạc kịch), được trình diễn bằng các nhạc cụ có hoặc không có giọng hát.”(4) Theo giải nghĩa về tác phẩm âm nhạc – “musical work” trong từ điển tiếng anh thì có thể hiểu tác phẩm được coi là tác phẩm âm nhạc nếu chứa đựng nốt nhạc và lời hát (nếu có) trong một tác phẩm âm nhạc.(5) Tác phẩm âm nhạc có thể thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, có thể là một phần hoặc toàn bộ bản nhạc hay được ghi lại trong đĩa nhạc. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO đã định nghĩa về “tác phẩm âm nhạc” như sau: “Bất kỳ tác phẩm nào bao gồm âm thanh hoặc chỉ chứa các ký tự âm nhạc ngay cả khi không bao gồm lời hay bất kỳ hành động nào nhằm mục đích được hát, nói hay biểu diễn với âm nhạc thì được coi là tác phẩm âm nhạc. “Tác phẩm âm nhạc” đã được mô tả như là “một tác phẩm âm thanh được sáng tạo một cách trừu tượng để có thể biểu diễn qua âm thanh ngay cả khi không có lời”. (6) Tác phẩm âm nhạc là một trong những đối tượng bảo hộ của Công ước Berne, tại Điều 2 Công ước Berne đã quy định thuật ngữ: “Các tác phẩm văn học nghệ thuật bao gồm (…) các bản nhạc có lời hay không lời, (…) (7) Tại Điều 12 Nghị định 1002006NĐCP ngày 21092006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan có định nghĩa tác phẩm âm nhạc là “tác phẩm được thể hiện dưới dạng nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn”.(8) Tuy nhiên, tác phẩm âm nhạc thường phải thông qua giọng hát, hay nhạc cụ thì mới có thể truyền trước công chúng, vẫn được xem là tác phẩm âm nhạc và bảo hộ theo nguyên tắc luật định. Như vậy, cách hiểu khái quát nhất về một tác phẩm âm nhạc đó là một tác phẩm nghệ thuật do người nhạc sĩ sáng tác, một tác phẩm âm nhạc đày đủ thường bao gồm: phần nhạc (gồm gia điệu, hòa âm, tiết tấu) và phần lời. Trong đó, phần nhạc là phần trọng tâm mang giá trị của tác phẩm, cũng là một dấu hiệu đặc biệt quan trọng để phân biệt tác phẩm âm nhạc với tác phẩm văn chương. Một tác phẩm âm nhạc bắt buộc phải có phần nhạc, phần lời chỉ mang tính chất làm hoàn thiện hơn tác phẩm. 1.1.2 Tác giả của tác phẩm âm nhạc Tác giả của tác phẩm âm nhạc là người trực tiếp tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm âm nhạc, được thể hiện dưới dạng nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác có hoặc không có lời, không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn. Hay có thể nói rằng nếu tác phẩm âm nhạc là kết quả sáng tạo trực tiếp của cá nhân nào đó thì cá nhân đó được coi là tác giả của tác phẩm âm nhạc đó. Những người đề xuất ý kiến, làm công việc hỗ trợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra một tác phẩm âm nhạc thì không được công nhận là tác giả của tác phẩm âm nhạc. Tác phẩm âm nhạc được sáng tác phải là kết quả sáng tạo trực tiếp của tác giả tạo ra tác phẩm âm nhạc đó. Tại từ điển Luật học Việt Nam có định nghĩa “tác giả” là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Bên cạnh đó, Điều 8 Nghị định số 1002006NĐCP ngày 21092006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ vê quyền tác giả và quyền liên quan có quy định: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm: a) Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; b) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; c) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; d) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. …. 1.2 Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 1.2.1 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Xét về mặt lý luận pháp lý cũng như trên thực tế, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là những quyền mà một người được hưởng đối với một tác phẩm mà mình đã sáng tạo ra. Người đó có thể là người sáng tạo ra tác phẩm hay chỉ đơn thuần là người sở hữu tác phẩm. Các quyền này hướng tới mục đích nhằm đem lại cho người sáng tác những lợi ích vật chất và tinh thần tương xứng với công sức lao động trí tuệ mà họ đã bỏ ra thông qua việc cho phép họ được độc quyền kiểm soát việc khai thác và sử dụng tác phẩm của mình. Vì vậy, việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mang ý nghĩa vô cùng quan trọng: Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của tác giả đối với tác phẩm âm nhạc do mình tạo ra. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đồng thời mang ý nghĩa bảo vệ giá trị của các tác phẩm âm nhạc, khuyến khích sự sáng tạo của người nhạc sĩ, ca sĩ. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là nhằm loại trừ các hành vi khai thác, sử dụng bất hợp pháp các tác phẩm của người khác mà không có sự cho phép của tác giả hoặc người đại diện hợp pháp của tác giả. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật nói riêng và sự phát triển của nền văn hóa nói chung. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến các tác phẩm âm nhạc Đảm bảo cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ngày càng hoàn thiện, hiệu quả hơn.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** - TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO HẠN CHẾ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TẠI VIỆT NAM Hà Nội, tháng 8 năm 2021 MỤC LỤC Mở đầu 1 Lý do chọn đề tài 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu về thời gian 4.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian 5 Mẫu khảo sát 6 Câu hỏi nghiên cứu 6.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo 6.2 Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể 7 Giả thuyết nghiên cứu 7.1 Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo 7.2 Giả thuyết nghiên cứu cụ thể 8 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 8.1 Cách tiếp cận 8.2 Phương pháp nghiên cứu 9 Cấu trúc của đề CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 1.1Tổng quan về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 1.1.1 Khái niệm tác phẩm âm nhạc 1.1.2 Tác giả của tác phẩm âm nhạc 1.2 Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 1.2.1 Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 1.2.2 Những đặc điểm của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 1.3 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 1.3.1 Một số hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 1.3.2 Một số hành vi xâm phạm đến quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC 3.1 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 3.1.1 Thực trạng chung 3.1.2 Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay 3.2 Những thiếu xót, hạn chế trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam 3.2.1 Hạn chế xuất phát từ nhận thức 3.2.2 Hạn chế xuất phát từ các biện pháp bảo vệ hiện tại 3.3 Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 3.3.1 Do ý thức của con người 3.3.2 Do sự phát triển mạnh mẽ khoa học- kỹ thuật CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM NHẠC TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 3.1 Những điểm cần lưu ý trong bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong thời đại công nghệ thông tin 3.1.1 Sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm 3.1.2 Nguyên nhân cần phải sử dụng giải pháp công nghệ trong bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam 3.2 Xây dựng wedsite và phần mềm nghe nhạc trực tuyến để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Việt Nam 3.2.1 Đánh giá tính hiệu quả và những hạn chế của các wedsite và ứng dụng nghe nhạc trực tuyến tại Việt Nam hiện nay 3.2.2 Đề xuất ý tưởng xây dựng wedsite, ứng dụng nghe nhạc để hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam KẾT LUẬN DANH ỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Âm nhạc là một trong 7 loại hình nghệ thuật bao gồm: điêu khắc, hội họa, âm nhạc, múa, văn chương, sân khấu, điện ảnh Ra đời từ rất sớm, âm nhạc gắn bó, phát triển và ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống văn minh của nhân loại Đối với đời sống xã hội, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu bởi những giá trị mà nó mang lại cả về mặt vật chất và tinh thần Đối với một cá nhân cụ thể là người nhạc sĩ thì các tác phẩm âm nhạc đóng vai trò rất lớn trong việc quyết định đến hình ảnh, danh tiếng của cá nhân và những giá trị kinh tế, thương mại mà các tác phẩm âm nhạc này mang lại Có thể thấy, với hai nhóm chủ thể là xã hội và người nhạc sĩ thì các tác phẩm âm nhạc đều có vai trò và giá trị to lớn Cả 2 chủ thể này đều mong muốn khai thác một cách tối đa những lợi ích mà các tác phẩm âm nhạc mang lại Tuy nhiên, chính vì có cùng mong muốn và mục đích, 2 chủ thể này lại phát sinh nhiều mâu thuẫn trong quá trình khai thác các giá trị của tác phẩm âm nhạc Xã hội - hay nói cụ thể là những người nghe nhạc muốn tiếp cận tối đa với các tác phẩm âm nhạc với chi phí thấp nhất, còn chủ thể sáng tạo lại muốn thu lại cao nhất các giá trị mà tác phẩm âm nhạc đem lại đặc biệt là giá trị kinh tế Có thể nói đó là nguyên nhân gốc rễ khiến việc phát sinh và gia tăng các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm âm nhạc Cùng với việc ngày càng phổ biến mạng lưới thông tin toàn cầu – internet và sự phát triển không ngừng của các phương tiện máy móc, công cụ khiến cho khả năng sao chép, truyền, chia sẻ, thay đổi một dữ liệu trở lên thuận tiện, dễ thao tác thực hiện Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm âm nhạc ngày càng tăng, gây khó khăn cho công tác quản lý, xử lý và bảo vệ Hiện nay, pháp luật nước ta đã có 2 bộ luật lớn điều chỉnh về quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Luật Sở hữu trí tuệ 2013 và bộ Luật dân sự 2015 Tuy đã có nhiều quy định cụ thể và việc bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng khỏi các hành vi xâm phạm quyền Tuy nhiên, các quy định vẫn còn thiếu tính thực tế và khó tạo ra một cơ chế để kiểm soát các hành vi xâm phạm quyền trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay Để hạn chế các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc, dựa trên tinh thần “cân bằng giữa các lợi ích giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể 2 khác trong xã hội”, dựa trên các quy định của luật sở hữu trí tuệ về bảo về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm âm nhạc, tác giả đã lựa chọn đề tài “giải pháp hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Việt Nam" Đề tài sẽ tập trung vào việc phân tích các nhu cầu của các nhóm chủ thể trong xã hội và đưa ra giải pháp mang tính công nghệ phù hợp với thực tế cuộc sống nhằm hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Việt Nam 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu của nước ngoài trong lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả trong thời đại công nghệ thông tin Xét thấy phạm vi nghiên cứu của luận văn không chỉ giới hạn trong phạm vi pháp luật bảo hộ quyền tác giả mà chủ yếu phân tích dưới góc độ bảo đảm quyền con người về kinh tế và văn hóa với tư cách là một quyền phổ quát có giá trị quốc tế Do vậy trước khi đi sâu nghiên cứu, cần phải xem xét một số công trình nghiên cứu từ một số quốc gia trên thế giới với nội dung gần với chủ đề của luận văn Trong đó có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: (1) Công trình nghiên cứu của S.G Hombal và K.N Prasad với tiêu đề: “Bảo vệ bản quyền kỹ thuật số: Những vấn đề trong môi trường thư viện kỹ thuật số” (2) Công trình nghiên cứu của Christoph Beat Graber với tiêu đề: “Quyền tác giả và khả năng tiếp cận – Một quan điểm về quyền con người” (3) Báo cáo của nhóm chuyên gia Hội đồng châu Âu về Quyền con người trong xã hội thông tin mang tên: “Quyền tác giả và quyền con người” (4) Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu tại Bỉ với tiêu đề: “Quyền tác giả trong thị trường kỹ thuật số chung châu Âu” (5) Công trình nghiên cứu của Cục công nghiệp và thương mại Hồng Kông về “Bảo vệ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số” (6) Công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Mihasly Ficsor, báo cáo tại Hội nghị quốc tế về quyền tác giả và quyền con người trong thời đại thông tin: Xung đột hay hài hòa cùng tồn tại? với tiêu đề: “Cân bằng quyền tác giả với tư cách một quyền con người với các quyền con người khác” (7) Công trình nghiên cứu của Primavera De Filippi, “Quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số: Từ sở hữu trí tuệ đến tài sản vô hình” 3 (8) Công trình nghiên cứu: “Quyền con người và bản quyền: Giới thiệu về Luật tự nhiên và đối chiếu với Luật bản quyền của Hoa Kỳ” của tác giả Orit Fischman Afori (9) Nghiên cứu của Lea Shaver và Caterina Sganga: “Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa: Về quyền tác giả và quyền con người” Vấn đề Bảo hộ quyền tác giả trước những hành vi xâm phạm trong thời đại công nghệ thông tin và việc đưa ra giải pháp công nghệ để hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hiện nay còn là lĩnh vực khá mới mẻ đối với Việt Nam nên việc nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề vẫn chưa có những dấu ấn rõ rệt Điểm qua một số công trình nghiên cứu trong nước cho thấy, hầu hết các nghiên cứu về bảo hộ quyền tác giả trên internet mới chỉ được thực hiện nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật dân sự chủ yếu tại Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật ĐHQG Hà Nội hay dưới góc độ nghiên cứu khoa học quản lý với các công trình nghiên cứu bảo vệ tại Khoa Khoa học quản lí trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn ĐHQG Hà Nội Một số nghiên cứu tiêu biểu có thể kể đến như: (1) Hoàng Thị Diệu Thương, Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên internet tại Việt Nam, bảo vệ tốt nghiệp cử nhân năm 2009 ngành Khoa học quản lý (2) Cao Ngọc Tâm, Những khó khăn của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) trong môi trường kỹ thuật số, bảo vệ tốt nghiệp cử nhân năm 2011 ngành Khoa học quản lý (3) Quản Tuấn An, Bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành luật dân sự tại Đại học Luật Hà Nội, năm 2009 (4) Lê Hải, Nguyên nhân vi phạm quyền tác giả trong môi trường internet, bảo vệ tốt nghiệp cử nhân năm 2012 tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội chuyên ngành luật dân sự Có thể thấy các công trình nghiên cứu này đều xuất phát từ việc phân tích các cơ sở liên quan đến nhu cầu của đời sống xã hội và hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành ở từng quốc gia trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phâm âm nhạc trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin ngày nay Các đề tài đều đi vào tái hiện lại hiện trạng các hành vi xâm phạm quyền đối với tác phẩm âm nhạc và phân 4 tích, lý giải gốc rễ nguyên nhân của vấn đề Trên cơ sử đưa ra những lập luận và phân tích đó, các tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc dựa trên những cải thiện về khung pháp lý Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố đi sâu vào việc đưa ra giải pháp ứng dụng thành quả công nghệ thông tin vào việc hạn chế các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ tập trung tìm hiểu những vấn đề lý luận về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam Phân tích nội dung các quy định của pháp luật hiện hành về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc từ đó chỉ ra những bất cập, tồn tại hạn chế của các quy định pháp luật và áp dụng đối với các tác phẩm Chỉ ra thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm này Đồng thời sẽ đưa ra những phân tích về những ưu điểm về hạn chế của các giải pháp ứng dụng công nghệ vào việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại thị trường Việt Nam hiện nay từ đó đề xuất các ý tưởng hoàn thiện giải pháp về mặt công nghệ để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam Mục đích quan trọng hơn cả là góp phần nâng cao nhận thức và hành động của mỗi cá nhân trong vấn đề bản quyền âm nhạc và đưa ra giải pháp nhằm bảo vệ thành quả và khuyến khích sự sáng tạo của người nghệ sĩ 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở trên, đề tài này có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Phân tích cơ sở lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay bao gồm: khái niệm tác phẩm âm nhạc, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm - nhạc Nêu nên các điểm mới, cần chú ý trong việc xây dựng giải pháp hạn chế các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam trong thời đại công nghệ thông tin 5 - Chỉ ra hiện trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và nguyên nhân dẫn đến các hành vi xâm phạm quyền đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay Đề xuất ý tưởng xây dựng biện pháp ứng dụng thành quả của công nghệ thông - tin vào việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay 4 Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2016 đến nay 4.2 Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 5 Mẫu khảo sát Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội 6 Câu hỏi nghiên cứu 6.1 Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo: Giải pháp nào hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giác đổi với các tác phẩm âm nhạc trong bối cảnh hội nhập và phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam hiện nay? 6.2 Câu hỏi nghiên cứu cụ thể: Câu hỏi 1: Tác phẩm âm nhạc, quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là gì? Đặc trưng của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam? Câu hỏi 2: Thực trạng xâm phạm quyền đối với tác phẩm âm nhac tại Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bị xâm phạm? Câu hỏi 3: Hạn chế của các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay? Câu hỏi 4: Làm thế nào để hoàn thiện các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay? 7 7.1 Về vấn đề pháp lý? Về vấn đề tính ứng dụng? Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo Xây dựng ứng dụng nghe nhạc dựa trên mạng thông tin toàn cầu – Internet nhằm giúp việc thương mại hóa các tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam trở lên tự động và 6 hiệu quả, đồng thời xây dựng cơ chế hoạt của ứng dụng này nhằm hạn chế tối đa các hành vi xâm phạm quyền đối với tác phâm âm nhạc tại Việt Nam 7.2 Giả thuyết nghiên cứu cụ thể Xây dựng wedsite và ứng dụng nghe nhạc trên các thiết bị di động thông minh, thông qua các ứng dụng này để giới thiệu tác phẩm âm nhạc đến đông đảo người sử dụng và thu phí quyền tác giả mà không phải trải qua các quá trình thương mại trung gian, cắt giảm chi phí cho nhà sản xuất cũng như người sử dụng, tạo cơ chế bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc để ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc 8 8.1 - Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Tiếp cận xã hội học: tiếp cận từ nhu cầu và mong muốn của các chủ thể trong xã hội với vấn đề bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, vấn đề cân bằng lợi ích giữa 2 nhóm chủ thể là người sáng tạo và người nghe tác phẩm - âm nhạc Tiếp cận kinh tế học: Phân tích giá trị kinh tế mà tác phẩm âm nhạc mang lại - cũng như việc tối đa hóa các giá trị này Tiếp cận luật học: đi vào phân tích các quy phạm pháp luật và chỉ ra các điểm hạn chế của các quy định này trong thực tiễn Việt Nam hiện nay 8.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; Phương pháp so sánh; Các phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp phỏng vấn sâu, phương 9 pháp bảng hỏi,… Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trong thời đại công nghệ thông tin Chương 2: Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hiện nay Chương 3: Đề xuất giải pháp hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam trong thời đại công nghệ thông tin 32 Vậy biện pháp công nghệ nào thích hợp nhất đối với việc bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay? Để phù hợp với thực tiễn hiện nay, ta cần phải xây dựng các biện pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc trên cơ sở nền của hệ thống thông tin toàn cầu Internet Mạng Internet cho phép người dùng truy cập vào kho dữ liệu thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào nếu được cấp quyền truy cập bằng việc người dùng mua các gói dữ liệu Các hoạt động ghóp phần xây dựng, hoàn thiện và cung cấp các dữ liệu chia sẻ trên mạng Internet sẽ được các nhà Mạng trả phí dựa trên lượng truy cập của người dùng Trên thực tế, các nhà xây dựng thiết kế các ứng dụng trên Internet có quyền thêm các yêu cầu trả phí khi muốn tiếp cận với một thông tin nào đó do mình chia sẻ lên Có thể nhận thấy, tác phẩm âm nhạc cũng là một loại dữ liệu, có thể chia sẻ rộng rãi trên mạng thông tin toàn cầu Trên thực tế ngày nay, khi mạng Internet phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam, các tác phẩm âm nhạc được chia sẻ công khai và khó kiểm soát trên tất cả các ứng dụng của mạng Internet như: Facebook, Youtube,… Chúng ta không thể ngăn cấm những hành vi chia sẻ tác phẩm âm nhạc thông qua mạng Internet bởi như vậy là đi ngược lại với tiến bộ khoa học, công nghệ; Trên thực tế, mạng Internet là một trong các công cụ đắc lực ngày nay để thương mại các tác phẩm âm nhạc đặc biệt là Youtube, các phần mềm và các trang nghe nhạc trực tuyến do cơ chế tự động và khả năng chính xác cao khi thực hiện các phép tính Tuy nhiên, ngày nay, chưa thực sự tồn tại một ứng dụng chuyên nghiệp nào trên sử dụng mạng Internet để bảo vệ quyền tác gia đối với tá phẩm âm nhạc tại Việt Nam Do vậy, hiệu quả về mặt quản lý, khai thác thương mại tác phẩm chưa cao và tồn tại nhiều lỗ hổng khiến hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc vẫn diễn ra với mức độ thường xuyên và trên nhiều phạm vi khác nhau Dưới đây, tôi xin được chỉ ra một số mặt tích cực cũng như hạn chế của các ứng dụng nghe nhạc trực tuyến trên mạng Internet hiện nay: - Youtube là một trang wed được xây dựng vào năm 2005, trang wed này có cơ cho phép các cá nhân tải lên các dữ liệu dưới dưới dạng các video (bao gồm hình ảnh và âm thanh) với điều kiện cá nhân đó đủ điều kiện để tạo lập một tài khoản cá nhân trên Youtube Một điểm đáng lưu ý của Youtube đó là không hạn chế người dùng, nghĩa là bất cứ cá nhân nào dù đã đăng ký tài khoản hay chưa đều có thể truy cập và 33 xem cũng như lưu các video clip này Chính vì vậy, hiện nay số lượng người dùng Youtube là rất lớn và ngày càng có xu hướng gia tăng Theo số liệu thống kê, vào tháng 5 năm 2018, mỗi ngày có khoảng 1,8 triệu người tại Việt Nam sử dụng Youtube để xem các đoạn video clip Thông qua việc đăng ký tài khoản, những cá nhân đăng tải các video sẽ được trả lại một khoản tiền tương ứng đối dựa trên số lượt xem video do họ tải lên, tất nhiên Youtube có một bộ đếm chính xác số lượt người truy cập và xem các video của từng tài khoản Điều này giống như một cơ chế trả thù lao cho tác giả, khuyến khích các chủ thể tham gia xây dựng các nội dung của Youtube đa dạng và khuyến khích sự sáng tạo của các chủ thể trong đó có các nhạc sĩ, ca sĩ và và các công ty âm nhạc Trên thực tế , ngày nay vì những tiện ích mà Youtube mang lại, thay vì phải sản xuất số lượng lớn các CD, VCD và mất một khoản tài chính lớn để có thể đưa các CD, VCD này ra thị trường, cũng như giá trị thương mại đem lại không phải là 100% giá trị do chêch lệch mức giá giữa các cấp đại lý khác nhau, và chi phí cho việc thương mại hóa các loại sản phẩm này, cũng như việc bán các loại băng, đĩa ghi âm này thường mất một độ trễ nhất định do quá trình thương mại các loại băng đĩa này thường phụ thuộc nhiều vào như cầu thị trường, sức mua của người dân nên phải mất một khoảng thời gian sau khi tung ra thị trường, nhà sản xuất mới có thể thu lại lợi nhuận Trái ngược với những điểm yếu đó, ngày nay cùng với sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu, việc thương mại hóa được thực hiện một cách tự động và nhanh chóng tránh được những bất cập phát sinh trong các bước trung gian về giá, thời gian,…Nếu ta coi việc phát hành các bản ghi âm, các video âm nhạc là một quá trình thương mại đặc biệt, thì Youtube chính là kênh “bán hàng” đem lại sự tiện dụng và hiệu quả hiện nay Tuy nhiên, vì là một trang wed chuyên về cung cấp các video nên người dùng không thể tải các bản nhạc dưới định dạng mp3 về máy và nghe khi thiết bị ở trạng thái không kết nối Internet, đây là một điểm hạn chế tương đối lớn, khiến cho người dùng hạn chế Youtube để nghe nhạc Về cơ chế bảo vệ quyền tác giả, phải nhận định rằng Youtube là một trong các công cụ đi đầu và chú trọng đến các vấn đề liên quan đến quyền tác giả hiện nay Công nghệ “lọc” vi phạm bản quyền có tên Content ID Bộ lọc này hoạt động như sau: Tất cả video tải lên YouTube đều được quét dữ liệu và mã hóa rồi đưa vào hệ thống dữ liệu chứa thông tin về những hình ảnh, âm thanh… độc quyền mà chủ sở hữu đã 34 đăng ký để đối chiếu Content ID sẽ chỉ ra những đoạn hình ảnh, âm thanh… bị trùng, thậm chí là chất lượng của video nào tệ hơn video nào YouTube sẽ làm theo nguyện vọng của chủ sở hữu khi phát hiện hình ảnh, âm thanh của họ bị xâm phạm bản quyền: Chặn, để nguyên hay kiếm tiền từ đây Một số người cho rằng có thể “ăn cắp” video của người khác và tải lên YouTube nếu để chế độ ẩn, chỉ họ biết và không kiếm tiền từ video đó Nhưng theo nhà phát triển web Nick Dynice, Content ID vẫn có thể phát hiện vi phạm và video sẽ nhanh chóng bị khóa, thậm chí tài khoản cũng bị cấm hoạt động trên Youtube Còn theo Durgaswaroop Perla - chuyên gia làm video trên YouTube, YouTube sẽ định kỳ kiểm tra lại các video và dù có thoát được lần kiểm tra đầu thì những lần sau, video vi phạm khó tránh việc bị phát hiện Thêm vào đó, Content ID còn thường xuyên được nâng cấp tính hiệu quả Ngoài Content ID, dưới mỗi video YouTube còn để chế độ báo cáo vi phạm bản quyền Để báo cáo, người dùng nhấn report với biểu tượng lá cờ, chọn “Infringes my rights”, sau đó chọn “Infringes my copyright” và nhấn “Submit” Chế độ này được sử dụng khi chủ sở hữu bản quyền bắt gặp những hình ảnh, đoạn nhạc của mình bị “cầm nhầm” trên YouTube Những video bị nhấn nút báo cáo vi phạm bản quyền lặp đi lặp lại trong 6 tháng sẽ bị hạ xuống “Bị đơn” có thể kháng cáo nếu có đủ bằng chứng video mình đăng tải là của mình Nếu phát hiện vi phạm bản quyền nhưng là của người khác, người dùng chỉ có cách gửi thông báo cho chủ sở hữu hợp pháp để họ phản ánh lên YouTube - Các trang wed và phần mềm nghe nhạc trực tuyến trên thiết bị di động thông minh, Vậy tại sao lại gộp hai công cụ này lại trong cùng một chủ đề để phân tích? Trên thực tế các trang wed và các phần mềm nghe nhạc trên điện thoại thông minh tương ứng thường là đều do một nhà phát hành và có chung cơ chế quản lý Hiện nay có thể thấy rất nhiều các trang wed và phần mềm nghe nhạc trên điện thoại di động từ các nhà phát hành khác nhau như: wedsite nghe nhạc trực tuyến: http://zing.mp3.vn/ và ứng dụng tương ứng Zingmp3 cho phép nghe nhạc trên các thiết bị di động thông minh, máy tính bảng, laptop; wedsite nghe nhạc trực tuyến: http://www.nhaccuatui.com/ và ứng dụng nghe nhạc tương ứng Nhaccuatui tương tự như ứng dụng Zingmp3,… Điểm mạnh nổi bật của 35 các trang wed và ứng dụng này là có nội dung chuyên sâu về các tác phẩm âm nhạc Khác với sự tự do về nội dung của các Video được đăng tải trên Youtube, nội dung được đăng tải trên các ứng dụng này chỉ bao gồm các bản ghi âm và video âm nhạc vì vậy chúng có các cơ chế phù hợp hơn đối với việc bảo vệ quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc Ngoài ra, do xây dựng được các ứng dụng tích hợp với các thiết bị di động thông minh, các máy nghe nhạc cầm tay, khả năng cho phép tải về lưu trữ các tác phẩm âm nhạc, cho phép người dùng xây dựng danh sách những bản nhạc yêu thích của riêng cá nhân nên hiện nay, số lượng người sử dụng các ứng dụng này tại Việt Nam là tương đối lớn và ngày càng mở rộng do sự phát triển của các thiết bị di động thông minh và sự phổ biến của chúng Các ứng dụng này tồn tại một cơ chế bảo vệ quyền tác giả trực tiếp thông qua việc thu phí sử dụng từ người dùng bao gồm phí tải ứng dụng, phí nâng cấp tài khoản Các nhà phát hành của các ứng dụng này cho phép không giới hạn việc tải và đăng kí tài khoản thông qua việc liên kết với các tài khoản có sẵn như Facebook, Gmail và cho phép người dùng tải các bài nhạc miễn phí ở định dạng âm thanh 128Kpps với điều kiện các tác phẩm âm nhạc này không nằm trong danh sách phải trả bản quyền tác giả Đối với người dùng muốn nghe các bài hát nằm trong danh sach phải trả quyền tác giả hoặc tải nhạc với định dạng âm thanh từ 320kbps trở lên với mức giá từ 1000 Việt Nam đồng/ 1 bài hát Hoặc người dùng có thể nâng cấp tài khoản nên để trở thành tài khoản VIP theo cách các nhà phát hành gọi với mức giá từ 150.000 Việt Nam đồng/ tháng Người dùng sở hữu các tác khoản VIP sẽ được nghe, tải tất cả các bài hát nằm trong kho dữ liệu khổng lồ của nhà phát hành dù bài hát đó có nằm trong danh sách phải trả phí bản quyền hay ở các định dạng chất lượng âm thanh dù cao hay thấp Tuy nhiên, các ứng dụng nghe nhạc này vẫn chưa phát huy hết tác dụng của nó dù được xây dựng với chuyên môn về cung cấp dịch vụ đối với các tác phẩm âm nhạc Điều này thể hiện ở các điểm sau: Thứ nhất, cơ chế bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc của các ứng dụng này chưa triệt để vì thế đem lại hiệu quả quản lý ở mức thấp Với cơ chế vẫn cho phép người dùng tải các bản nhạc miễn phí ở định dạng thấp và việc phải bỏ ra một khoản chi phí để tải các bản nhạc với định dạng chất lượng âm thanh ở dạng cao hơn thì tất nhiên để bảo vệ quyền lợi tối đa của mình, đa số người sử dụng sẽ lựa chọn việc nghe nhạc miễn phí Ngoài ra, các ứng dụng này còn cho phép người 36 dùng tải lên các bản cover hoặc thậm chí là các file âm nhạc đã được tải về và đổi thông tin nhưng thực chất là các bài hát được thu âm theo tiêu chuẩn của các nhạc sĩ và ca sĩ Vì vậy, người dùng còn một lựa chọn khác khi muốn nghe nhạc mà không phải bỏ ra chi phí đó là nghe các bản nhạc do người sử dụng khác tải lên mà không phải do nhà phát hành cung cấp và quản lý Thứ hai, tuy số lượng các tác phẩm âm nhạc có trên các ứng dụng nghe nhạc này là khổng lồ, nhưng thực thế vẫn có rất nhiều ca sĩ, nhạc sĩ không hợp tác với các ứng dụng này do cho đạt được sự thỏa thuận thống nhất về việc trả nhuận bút thù lao nên có rất nhiều bản nhạc mới không được cập nhật trên hệ thống của các ứng dụng này Đơn cử như việc người dùng sẽ không tìm thấy bất cứ bài hát nào mới nào trong 3 năm trở lại đây của nữ ca sĩ Mỹ Tâm trên ứng dụng nghe nhạc Zingmp3 Vì hạn chế này, có thể thấy về mặc nội dung các ứng dụng này vẫn chưa có được sự hoàn thiện và hệ thống Tất nhiên, hạn chế này xuất phát từ chính cơ chế thỏa thuận, hợp tác, trả phí bản quyền giữa nhà phát hành đối với một số nhạc sĩ và ca sĩ trên thị trường âm nhạc Việt Nam - Facebook – một wedsite dịch vụ xã hội và truyền thông lớn nhất trên toàn thế giới hiện nay Tính đến quý I năm 2018 có 4,097 tỷ người dùng Facebook trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam có số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giớ, con số thống kê vào quý I năm 2018 là 42 lượt triệu người dùng Facebook mỗi ngày ở Việt Nam Cũng giống như Youtue, Facebook không phải là một wedsite chuyên cung cấp dịch vụ nghe nhạc tuy nhiên các bản ghi âm và các video âm nhạc được đăng tải hiện nay trên mạng xã hội này là cực kì nhiều Do cơ chế mở trong việc cung cấp các dịch vụ cho người sử dụng như cho phép người dùng tải lên bất kì dữ liệu được định dạng dưới bất kì dạng nào, việc người dùng Facebook chia sẻ các bản nhạc cũng trở thành một việc hiển nhiên Trong ứng dụng Facebook, mỗi trang cá nhân của từng người dùng hoăc các trang page đều sẽ là một kho các dữ liệu bao gồm các tác phẩm âm nhạc Có một điểm cần lưu ý khi nhắc đến Facebook đó là bất kể ca sĩ nào đang hoạt động trong thị trường âm nhạc hiện nay cũng đều sở hữu từ 1 tài khoản facebook trở lên trong đó sẽ có 1 tài khoản cá nhân mang và một trang quản lý được gọi là trang Page Các trang này là nơi giao lưu và cập nhập thông tin giữa những nghệ sĩ này với những người hâm mộ đặc biệt khi sắp phát hành Đây được xem là một cách để quảng bá các sản phẩm âm nhạc Facebook cũng có cơ 37 chế trả thù lao cho các tài khoản Facebook khi tài khoản đó đáp ứng đủ các tiêu chí về lượng theo dõi, lượt đăng tải, lượng tương tác Tuy nhiên, cơ chế này chỉ là một cơ chế nhằm khuyến khích sự mở rộng và ảnh hưởng của facebook khi lôi kéo những người nổi tiếng tham gia vào mạng xã hội này mà không nhằm mục đích về việc trả phí bản quyền tác giả như Youtube Người dùng có thể dễ dàng chia sẻ cũng như nghe các bản nhạc trên Facebook tuy nhiên do không phải là một ứng dụng cung cấp dịch vụ nghe nhạc nên mức độ đa dạng và hệ thống của các tác phẩm âm nhạc trên ứng dụng này là chưa có Ngoài các ứng dụng đã phân tích ở trên, hiện nay còn có nhiều các ứng dụng nghe nhạc khác trên thị trường âm nhạc Việt Nam Tuy nhiên cơ chế hoạt động và kiểm soát của các ứng dụng này cơ bản giống với các ứng dụng đã liệt kê Qua quá trình phân tích, đánh giá từng ứng dụng nghe nhạc, ta có thể rút lại một số những ưu điểm và hạn chế của các ứng dụng nghe nhạc tại Việt Nam hiện nay: Về ưu điểm: Khả năng tự động, hệ thống hóa tương đối hoàn thiện so với cơ chế thủ công như việc sản xuất CD, VCD Giúp thuận tiện cho cơ chế quản lý quyền tác giả và việc thu phí bản quyền mà không qua các bước trung gian Kho dữ liệu lớn do ứng dụng khả năng lưu trữ của các phần mềm lưu trữ và công nghệ Internet kết nối thông tin toàn cầu xóa đi khoảng cách về mặt địa lý và thời gian giữa nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất và người dùng Dễ sử dụng do thiết kế giao diện đơn giản và khả năng tích hợp với các thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, máy tính bảng,… Về nhược điểm: Chưa có cơ chế bảo vệ quyền tác giả hoàn thiện dẫn đến vẫn còn tồn tại nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả thể hiện qua: Cho phép người dùng đăng, tải các bản nhạc, bài hát một cách tự do, khó kiểm soát Gây nhiều rào cản trong việc thu phí bản quyền tác giả Chưa có cơ chế hợp tác toàn diện giữa nhà phát hành và tác giả, ca sĩ, nhà sản xuất vì vậy gây sự mất hoàn thiện về nội dung và quyền lợi của người sử dụng 3.2.2 Đề xuất ý tưởng xây dựng wedsite, ứng dụng nghe nhạc để hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam 38 Đưa ra ý tưởng xây dựng hoàn thiện wedsite và ứng dụng về cơ chế bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam là một biện pháp hữu ích để bảo vệ quyền tác giả cũng như đảm bảo cân bằng lợi ích giữa 2 nhóm chủ thể trong xã hội là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người muốn tiếp cận những tác phẩm này Dựa trên những phân tích về sự cần thiết, những điểm cần lưu ý cũng như những điểm mạnh và điểm hạn chế của các ứng dụng nghe nhạc tại thị trường Việt Nam hiện nay, tôi xin đề xuất các ý tưởng xuất phát từ mục đích cốt lõi của việc bao vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng như ứng dụng những công nghệ hiện nay và việc đưa ra giải pháp bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Việt Nam bằng các xây dựng Wedsite và ứng dụng nghe nhạc - Đầu tiên cần phải khẳng định rằng việc xây dựng một trang wed và một ứng dụng nghe nhạc tương ứng tích hợp trên các thiết bị thông minh là một giải pháp hữu ích và không thể bỏ qua trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay Như vậy, giải pháp công nghệ được nhắc đến trong nghiên cứu này chính là xây dựng wedsite và phần mềm nghe nhạc tương ứng tích hợp trên thiết bị thông minh Để đảm bảo việc bả vệ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, cần chú trọng nhất vào cơ chế hoàn thiện việc thu phí đối với việc sử dụng các tác phẩm âm nhạc này Loại bỏ hình thức nghe nhạc hoàn toàn miễn phí bởi hình thức này là nguyên nhân lớn dẫn đến tính chưa triệt để và thiếu hiệu quả trong cơ chế thu phí sử dụng đối với người nghe nhạc Cần phải hiểu rằng, việc loại bỏ hình thức nghe nhạc miễn phí này không đồng nghĩa với việc luôn luôn thu phí khi người sử dụng các dịch vụ do wedsite và ứng dụng nghe nhạc này cung cấp Thay vào đó, cho phép người nghe nhạc nghe trực tuyến các tác phẩm này miễn phí và không được phép tải về máy dưới bất kì hình định dạng chất lượng âm thanh nào Wedsite và ứng dụng nghe nhạc này sẽ xây dựng một hệ thống tự động đếm số lượt nghe của một bản nhạc trong một khoản thời gian và quy đổi số lượt nghe này thành số tiền tương ứng để trả thù lao cho nhạc sĩ, ca sĩ và nhà sản xuất theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận giữa các bên Sự hợp tác này chính là giải pháp cho việc hạn chế các ca khúc do thiếu sử thỏa thuận giữa nhà pháp hành và ca sĩ hay nói theo ngôn ngữ bình thường đó là không mua được bản quyền Số lượt nghe trên thực tế chính là số lượng người sử dụng, đăng nhập dịch vụ Internet vì vậy khoản tiền chi trả này sẽ 39 được người sử dụng trả cho nhà pháp hành thông qua hình thức trung gian là các nhà mạng Trên thực tế các bước để tiến hành một hành vi xâm phạm quyền đối với một tác phẩm nghệ thuật nói chung và một tác phẩm âm nhạc nói riêng luôn xuất phát từ việc một chủ thể có thể sở hữu một định dạng vật chất ( bản sao ) của tác phẩm từ đó tiến hành cách hành vi như sao chép, chia sẻ, khai thác thương mại hay thay đổi, cắt xén một số thông tin của tác phẩm Vì vậy, có thể khẳng định rằng chính việc cho phép tải xuống các file ghi âm hoặc các video âm nhạc là xuất phát điểm của các hành vi xâm phạm quyền đối với tác phẩm âm nhạc Như vậy, cần có một cơ chế để kiểm soát việc tải xuống tự do, miễn phí các tác phẩm âm nhạc tràn lan trên mạng internet như hiện nay: Vì nhu cầu nghe nhạc của người nghe là không hạn chế về mặt chất lượng, thời gian, địa điểm, loại hình nhạc và trong bối cảnh mạng Internet tại Việt Nam được sử dụng theo nhu cầu và đăng ký của từng cá nhân mà chưa xây dựng được một hệ thống Internet toàn quốc như một số quốc gia phát triển có thể kể đến: Nhật bản, Hàn Quốc,… thì việc ngăn cấm hành vi tải xuống các bài hát, bản nhạc để người nghe có thể sử dụng trong những khoản thời gian không kết nối Internet là điều bất cập và làm giảm số lượng người dùng của trang wed và ứng dụng nghe nhạc này so với các ứng dụng hiện nay Vì việc tải xuống một bản nhạc, bài hát chính là việc sở hữu một bản sao tác phẩm giống như khi người dùng muốn mua một cuốn sách hay một đĩa CV,VCD họ phải trả tiền để có được bản sao đó, thì việc tải xuống một file dữ liệu của một tác phẩm âm nhạc phải được coi như việc bán một bản sao tác phâm và phải được tính phí Vì vậy, số tiền được trả khi người nghe nghe nhạc online được trả trung gian qua nhà mạng, nhưng số tiền khi người nghe muốn tải một file nhạc về máy phải được trả trực tiếp thông qua cơ chế thanh toán điện tử bằng các ứng dụng liên kết ngân hàng và thẻ cào do các nhà mạng hoặc nhà phát hành cung cấp Tuy nhiên, để ngăn chặn tối đa các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc sau đó như: sao chép, thay đổi, cắt xén, chia sẻ,…bất hợp pháp cần phải có cơ chế quản lý sau khi người dùng tải dữ liệu về máy thay vì việc chỉ quản lý trước khi người dùng tải dữ liệu về máy như hiện nay Một trong các giải pháp hữu ích hiện nay đó là ứng dụng mã hóa DMR DRM (Digital rights management) - Quản lý bản quyền nội dung số là một chuỗi các công 40 nghệ kiểm soát truy cập nhằm hạn chế vi phạm về quyền sở hữu các nội dung số có bản quyền Nói một cách dễ hiểu hơn, DRM được sinh ra để kiểm soát những gì mà người dùng có thể làm với các nội dung số Diều này được hiểu như sau: với những ứng dụng không áp ụng mã hóa DMR, sau khi người dùng tải về một file mp3 của một bài hát hay đoạn nhac, bằng các công cụ hỗ trợ họ có thể dễ dàng thay đổi dữ liệu chứa trong các file đó hay nói các khách là một chủ thể sau khi sở hữu một file nhạc đã được tải xuống có thể dễ dàng thực hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Tuy nhiên, ví dụ về một phần mềm DRM đơn giản cho một trang web hỗ trợ tải xuống các file MP3 Người dùng đăng nhập vào trang web mà mình đã đăng ký để tải xuống một bài hát mà mình yêu thích, ví dụ như ca khúc “Cát bụi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chẳng hạn Cấp độ đăng ký của người dùng cho phép người dùng có thể tải xuống năm bài hát mỗi tháng Trong trường hợp này, các thực thể mà DRM cần phải quản lý sẽ bao gồm người dùng và nội dung là “Cát bụi” của Trịnh Công Sơn Xác định được người dùng và nội dung là những nhiệm vụ khá đơn giản Người dùng thì đã có số ID khách hàng riêng và mỗi tệp MP3 trên trang web cũng có thể có mã số sản phẩm cụ thể được liên kết, phần khó khăn hơn sẽ là xác định được các quyền, tức là cách thức mà ở đó người dùng được và không được phép làm gì với nội dung đó Liệu người dùng có thể tải xuống tệp đó không? hay đã tải xuống đủ năm tệp MP3 giới hạn trong tháng hay chưa? Người dùng có thể sao chép tệp hoặc đang tải xuống tệp đã được mã hóa và khóa tương ứng hay không? Người dùng có thể trích xuất một đoạn của bài hát để sử dụng trong phần mềm trộn âm thanh của riêng mình hay không? Quyền sử dụng bao gồm không chỉ các quyền và các ràng buộc, mà còn bao gồm bất kỳ nghĩa vụ nào liên quan đến giao dịch đó Ví dụ: Người dùng có cần phải trả thêm tiền cho bản tải xuống này hay không? Liệu người dùng có được hưởng ưu đãi nào khi tải xuống bài hát này không? Chúng ta sẽ không có một biện pháp nào tuyệt đối hoàn toàn nhưng phải luôn tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất và tuyệt đối nhất trong các biệp pháp Và ứng dụng mã hóa DMR là một trong các biện pháp có tính khả thi nhất hiện tại dù cho mã hóa này còn tồn tại một số hạn chế do thiếu tính linh hoạt Không những vậy, cần song song áp dụng cơ chế kiểm soát các file dữ liệu do các tài khoản tải lên Vấn đê này, như đã phân tích ở trên, cơ chế kiểm soát của Youtube – Content ID có tính vượt trội và hiệu quả hơn quả Tất cả file nhạc tải lên ứng dụng 41 đều được quét dữ liệu và mã hóa rồi đưa vào hệ thống dữ liệu chứa thông tin về những hình ảnh, âm thanh… độc quyền mà chủ sở hữu đã đăng ký để đối chiếu Content ID sẽ chỉ ra những đoạn hình ảnh, âm thanh… bị trùng, thậm chí là chất lượng của file dữ diệu nào tệ hơn file dữ liệu nào Nhà phát hành sẽ làm theo nguyện vọng của chủ sở hữu khi phát hiện hình ảnh, âm thanh của họ bị xâm phạm bản quyền.Content ID sẽ phát hiện vi phạm và file nhạc sẽ nhanh chóng bị khóa, thậm chí tài khoản cũng bị cấm hoạt động trên ứng dụng Ngoài ra, nhà phát hành sẽ định kỳ kiểm tra lại các video và dù có thoát được lần kiểm tra đầu thì những lần sau,các file dữ liệu tác phẩm âm nhạc vi phạm khó tránh việc bị phát hiện Thêm vào đó, Content ID còn thường xuyên được nâng cấp tính hiệu quả - Cơ chế quản lý mở rộng – cho phép người sử dụng tham gia vào quá trình quả lý, phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Trên thực tế, không có bất cứ chủ quản lý nào có khả năng quản lý hiệu quả ở tất cả các cấp quản lý từ cao đến thấp bởi việc quản lý đến cấp quản lý nhỏ nhất và việc quản lý thủ công từng tác phẩm âm nhạc được đăng tải trên ứng dụng là điều không thể với nguồn lực có hạn về tài chính và nhân lực Hơn nữa, ngày nay ý thức của người dùng nhất là những người nghe nhạc về vấn đề bản quyền ngày càng được nâng cao Một điểm đáng lưu ý là, bởi những ái mộ mà người nghe nhạc dành cho các nhạc sĩ và ca sĩ sáng tạo nên một tác phẩm âm nhạc là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy các chủ thể này tham gia vào việc phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc đặc biệt la quyền nhân thân của nhạc sĩ và ca sĩ Số lượng người dùng các ứng dụng trực tuyến là rất đông đảo và đa dạng vì vậy, nếu để các chủ thể này cùng tham gia vào quá trình quản lý đặc biệt trong việc phát hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam như các hành vi thay đổi tên ca khúc, thay đổi tên nhạc sĩ sáng tác, ca sĩ thể hiện,… Để thực hiện cơ chế quản lý mở rộng này, trên ứng dụng trực tuyến sẽ thiết kế một hệ thống tương tác giữa người dùng và nhà phát hành bằng nút “ tố cáo” Đây được xem như là kênh truyền thông tin khi người dùng phát hiện các hành vi vi phạm quyền tác giả và thông báo đến bên có trách nhiệm là nhà phát hành bằng việc nhấn vào nút tố cáo, đồng thời với nút tố cáo này nhà pháp hành có quyền yêu cầu người sử dụng cung lý do và bằng chứng xác thực Cơ chế này góp phần khắc phục những 42 lổ hổng trong quá trình quản lý của nhà phát hành do phạm vi rộng và mức độ chi tiết đến các bài nhạc mà ứng dụng cung cấp - Về vấn đề nhà pháp hành: nhà pháp hành là một trong các yếu tố quyết định hiệu quả của giải pháp vì đây là chủ thể trực tiếp thực hiện các biện pháp quản lý đối với các trang wed và ứng dụng này, là chủ thể tham gia thỏa thuận, kí kết các hợp đồng hợp tác, phân phối đối với nhà sản xuất, ca sĩ; trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh Như vậy, để đem lại hiệu quả quản lý cao nhất, nhà phát hành phải là đơn vị hiểu rất rõ về vấn đề quy định của pháp quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng như có trình độ chuyên môn cao trong việc lập trình và quản lý các ứng dụng số Hiện nay, chưa có cơ quan nào đáp ứng đầy đủ cả 2 yêu cầu này nên đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các cơ quan Đặc biệt trong các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, không thể không đề cập đến Cục sở hữu trí tuệ - cơ quan chuyên trách trong việc thiết lập các cơ chế bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sáng tạo tại Việt Nam Tuy nhiên, do là cơ quan nhà nước và đảm bảo việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ trong cả hệ thống các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ với nhiều đối tượng quyền khác nhau sẽ khó đem lại hiệu quả quản lý trong một lĩnh vực chuyên sâu và mang tính kinh tế cao Vì vậy phải có sự hợp tác giữa một đơn vị tư nhân chuyên về lĩnh vực giải trí và thương mại các tác phẩm nghệ thuật để đảm bảo chuyên môn về mặt công nghệ KẾT LUẬN Như vậy, việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam hiện nay không thể tách rời các thành quả của khoa học công nghệ thông tin Ứng dụng thành quả của khoa học công nghệ thông tin vào việc xây dựng cầu nối giữa các chủ thể sáng tạo tác phẩm âm nhạc và người nghe nhạc là một điều hết sức cần thiết và không thể bỏ qua Việc xây dựng các ứng dụng nghe nhạc trực tuyến với cơ chế tiền kiềm và cơ chế hậu kiểm, cũng như cơ chế thu phí quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc sẽ là biện pháp hữu và phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh hiện nay 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Văn Tân Từ điển Tiếng Việt H.: KHXH; 1994 2 Đại từ điển tiếng Việt - Trung tâm Thông tin - Thư viện ĐHQGHN [Internet] [cited 7 Tháng Tám 2021] Available at: http://find.lic.vnu.edu.vn/primoexplore/fulldisplay? docid=VIR35709&context=L&vid=lic&lang=vi_VN&search_scope=default_scope &adaptor=Local%20Search%20Engine&tab=default_tab&query=any,contains, %C4%91%E1%BA%A1i%20t%E1%BB%AB%20%C4%91i%E1%BB%83n%20ti %E1%BA%BFng%20vi%E1%BB%87t&mode=basic 44 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 50/2005/QH11 [Internet] [cited 7 Tháng Tám 2021] Available at: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Luat-So-huutri-tue-2005-50-2005-QH11-7022.aspx 4 Từ điển thuật ngữ quyền tác giả quyền liên quan [Internet] Thế giới, 227tr.; 2010 [cited 7 Tháng Tám 2021] Available at: http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/4783 5 2021] Thomson H Musical Works [Internet] Copyright 2018 [cited 7 Tháng Tám Available at: https://copyright.unimelb.edu.au/information/what-is- copyright/musical-works 6 World Intellectual Property Organization, International Trade Centre UNCTAD/WTO, World Trade Organization Secrets of intellectual property: a guide for small and medium-sized exporters Geneva, Switzerland: International Trade Centre UNCTAD/WTO and World Intellectual Property Organization; 2004 7 Dienst M, Goebel L, Birk S, Kohn D Bernese periacetabular osteotomy through a double approach : Simplification of a surgical technique Oper Orthopadie Traumatol Tháng Mười 2018;30(5):342–58 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quyền tác giả liên quan hướng dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ [Internet] [cited 4 Tháng Tám 2021] Available at: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/So-huu-tri-tue/Nghi-dinh-100-2006-ND-CPquyen-tac-gia-lien-quan-huong-dan-Bo-luat-Dan-su-Luat-So-huu-tri-tue14287.aspx 9 Trần TTD Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc [Internet] Đại học Quốc gia Hà Nội; 2017 [cited 7 Tháng Tám 2021] Available at: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/16788 10 Bộ luật dân sự 2015 [Internet] [cited 7 Tháng Tám 2021] Available at: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015296215.aspx 11 Xâm phạm quyền tác giả - Công ty Luật Việt An [Internet] Luật Việt An 2020 [cited 9 Tháng Tám 2021] Available at: https://luatvietan.vn/xam-phamquyen-tac-gia.html 45 12 Đẩy lùi hành vi xâm phạm bản quyền âm nhạc: Tạo môi trường lành mạnh [Internet] hanoimoi.com.vn [cited 8 Tháng Tám 2021] Available at: http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/1006044/day-lui-hanh-vi-xam-pham-banquyen-am-nhac-tao-moi-truong-lanh-manh 13 Lê ĐN Giáo trình luật sở hữu trí tuệ H.: GDVN; 2012 14 Thực trạng vi phạm bản quyền trong lĩnh vực âm nhạc hiện nay? [Internet] Văn phòng Luật Sư Phan Law Vietnam [cited 8 Tháng Tám 2021] Available at: https://phan.vn/thuc-trang-vi-pham-ban-quyen-trong-linh-vuc-am-nhac-hiennay.html/ 15 Bộ luật hình sự 2015 [Internet] [cited 7 Tháng Tám 2021] Available at: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015296661.aspx ... niệm tác phẩm âm nhạc, quyền tác giả tác phẩm âm nhạc, hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm âm - nhạc Nêu nên điểm mới, cần ý vi? ??c xây dựng giải pháp hạn chế hành vi xâm phạm quyền tác giả tác. .. tác giả tác phẩm âm nhạc Vi? ??t Nam thời đại công nghệ thông tin 5 - Chỉ trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm âm nhạc nguyên nhân dẫn đến hành vi xâm phạm quyền tác phẩm âm nhạc Vi? ??t Nam Đề xuất... nhạc, chủ sở hữu quyền tác giả âm nhạc có tranh chấp hay xâm phạm quyền tác giả xảy 1.3 Các hành vi xâm phạm quyền tác giả tác phẩm âm nhạc Xâm phạm quyền tác giả vi? ??c sử dụng tác phẩm bảo vệ pháp