Lý thuyết
Chat GPT là gì?
Chat GPT là viết tắt của Chat Generative Pre-training Transformer đây là ứng dụng được Công ty OpenAI cho ra mắt vào tháng 11 năm 2022 Nó được thiết kế để tạo ra văn bản ngôn ngữ tự nhiên tương tự như văn bản của con người Mô hình được đào tạo trên một bộ dữ liệu lớn của văn bản từ internet, sách và các nguồn khác, cho phép nó hiểu và tạo văn bản về một loạt các chủ đề với độ chính xác cao Nhưng trên thực tế thì việc tìm kiếm câu trả lời của Chat GPT là tổng hợp dữ liệu, thông tin khác nhau từ các nguồn khác nhau để ra một kết quả chung nhất theo phương trình của nó ChatGPT sẽ dựa trên việc tổng hợp từ nguồn tài nguyên được tích trữ trong nền tảng này hoặc cũng có thể từ nguồn bài viết khác, nhưng nguồn mà Chat GPT tổng hợp thì không cho ta biết nó lấy nguồn dữ liệu thông tin đó là từ đâu Từ đó có thể dẫn đến những kết quả thiếu chuẩn xác cho người tìm kiếm.
Quyền tác giả
a Khái niệm quyền tác giả
Theo khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Điều kiện một tác phẩm được bảo hộ:
Thuộc các loại hình tác phẩm được bảo hộ tại khoản 1 Điều 14 Luật SHTT, không thuộc các trường hợp không được bảo hộ tại Điều 15;
Thể hiện ra bên ngoài dưới dạng vật chất nhất định (lưu ý ngoại lệ đối với tác phẩm VH-NT DG theo khoản 3 Điều 18 NĐ 22/2018);
Có tính nguyên gốc (không sao chép, không bắt chước);
Không trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 8). b Đặc điểm của quyền tác giả
Thứ nhất, quyền tác giả bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ ý tưởng và nội dung sáng tạo Thứ nhất, quyền tác giả bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ ý tưởng và nội dung sáng tạo.
Thứ hai, tác phẩm phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định (khoản 1 Điều 6)
Thứ ba, tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả phải có tính nguyên gốc Thứ tư, quyền tác giả phát sinh một cách tự động từ khi tác phẩm được sáng tạo ra mà không cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. c Chủ thể của quyền tác giả
Theo khoản 1 Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022 thì có hai loại chủ thể được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền tác giả:
- Tác giả: là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm (khoản 1 Điều 13).
- Chủ sở hữu quyền tác giả:
+ Đồng thời là tác giả.
+ Không đồng thời là tác giả: Điều 39, 40, 41, 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. d Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Quyền tác giả bảo hộ các tác phẩm ở các lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 và hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP. e Nội dung bảo hộ quyền tác giả
Tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ quyền tác giả bao gồm 2 nhóm quyền: quyền nhân thân và quyền tài sản.
- Quyền nhân thân: Gồm 2 nhóm:
+ Nhóm quyền nhân thân không gắn với tài sản: Đặt tên tác phẩm (Không áp dụng cho tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác); Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm…
+ Nhóm quyền nhân thân gắn với tài sản:
Công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
+ Quyền làm tác phẩm phái sinh như cải biên, chuyển thể, dịch, phóng tác.
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp.
+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm.
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
+ Phát sóng, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến hoặc vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc băng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm vào thời gian do chính họ lựa chọn.
+ Cho thuê tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì có đầy đủ các quyền quy định tại Đ19, 20 của Luật sở hữu trí tuệ.
Nếu chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả thì tác giả có quyền nhân thân không gắn với tài sản, chủ sở hữu quyền tác giả có các quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. f Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
Hồ sơ đăng ký: Khoản 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ
Chủ thể nộp đơn: Khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ
Nơi nộp hồ sơ đăng ký: Khoản 1 Điều 34 NĐ 22/2018
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký: Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký: Điều 52 Luật Sở hữu trí tuệ g Thời hạn bảo hộ quyền tác giả (Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ)
Các quyền nhân thân không gắn tài sản (Khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ) được bảo hộ vô thời hạn.
Quyền nhân thân gắn tài sản (Khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ) và các quyền tài sản (Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ) được bảo hộ có thời hạn Thời hạn bảo hộ cụ thể tùy thuộc vào từng loại hình tác phẩm.
Hết thời hạn bảo hộ, tác phẩm thuộc về công chúng Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả.
Quyền tác giả đối với các sản phẩm do Chat GPT tạo ra
Quyền tác giả được định nghĩa là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Theo đó, Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định Theo cách hiểu thông thường thì việc sáng tạo tác phẩm được hiểu là quá trình tác giả trực tiếp sử dụng những kỹ năng của bản thân nhằm tạo ra tác phẩm thông qua các cách truyền thống (giấy, bút, mực) hay hơn thế là máy ảnh, máy tính, phần mềm và quan trọng hơn hết là thể hiện được dấu ấn cá nhân của tác giả như phong cách hội họa, văn phong trong tác phẩm của mình
Theo như khái niệm về Chat GPT đã nêu cùng với các quy định của pháp luật SHTT hiện hành thì các tác phẩm do Chat GPT tạo ra mà con người không có bất kì sự đóng góp đáng kể nào bằng các kĩ năng bản thân, dấu ấn cá nhân thể hiện sự sáng tạo, lao động bằng trí tuệ của tác giả trong tác phẩm đó thì có thể sẽ không được bảo hộ sở hữu trí tuệ cho đến thời điểm hiện tại
Vì vậy, theo nhóm thì các sản phẩm do Chat GPR tạo ra, ở thời hiện tại, thì chưa đủ điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
Câu 6 Sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo có xâm phạm quyền tác giả hay không?
- Trí tuệ nhân tạo hiểu đơn giản là một công nghệ mô phỏng trí tuệ và các hoạt động tư duy của con người Đối với lĩnh vực liên quan đến nghệ thuật, trí tuệ nhân tạo hoạt động dựa trên thuật toán học sâu (deep learning) để mô phỏng nơron, não bộ và các tư duy sáng tạo của con người.
- Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự động Các hệ thống trí tuệ nhân tạo này có khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu, nhận biết mẫu và tạo ra tác phẩm nghệ thuật mà có thể không thể định hình được thông qua cách thức sáng tạo của con người truyền thống.
Từ tranh dựa trên thuật toán đến âm nhạc được tạo ra bởi AI, tiềm năng sáng tạo của
AI là một thế giới đa dạng và hấp dẫn Những công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo nhận chỉ dẫn của con người dưới dạng từ khóa để dựa vào đó tạo nên tác phẩm theo lượng kiến thức được cung cấp từ trước.
- Hiện nay việc bảo hộ tác phẩm trí tuệ nhân tạo chưa được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Dựa trên Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, chủ thể Quyền tác giả phải là một cá nhân, tổ chức sáng tạo ra tác phẩm đó Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 6 Điều
4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009, chủ thể của Quyền Sở hữu trí tuệ:
“2 Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
6 Chủ thể Quyền Sở hữu trí tuệ là chủ sở hữu Quyền Sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao Quyền Sở hữu trí tuệ.”
Như vậy, do trí tuệ nhân tạo không thể xếp vào “cá nhân”, “tổ chức”, vì nó là sản phẩm tạo ra bởi con người nên không phải là con người được sinh ra tự nhiên và không có quyền nhân thân, quyền tài sản được quy định theo Bộ Luật Dân sự 2015.
Do đó, trí tuệ nhân tạo không thuộc đối tượng được quy định là chủ thể Quyền Sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả.
Quyền sở hữu công nghiệp thường yêu cầu các đối tượng phải do bản thân người có quyền sáng tạo ra hoặc sở hữu Do đó, bảo hộ bản quyền thông thường yêu cầu một tác phẩm phải "sáng tạo." Thế nhưng, việc trí tuệ nhân tạo sử dụng các thuật toán được quyết định trước để học và mô phỏng lại óc sáng tạo của con người đã đặt ra câu hỏi lớn trong việc quyết định tính sáng tạo trong tác phẩm văn học Và hiện tại, tính sáng tạo của AI vẫn đang có rất nhiều ý kiến tranh cãi của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.
+ Về thời hạn bảo hộ
Do trí tuệ nhân tạo không phải là đối tượng bảo vệ trong sở hữu trí tuệ nên việc xác định thời hạn bảo hộ sẽ không xảy ra Tuy nhiên, nếu xảy ra tác phẩm trí tuệ nhân tạo được công nhận bảo hộ thì cần phải có quy định rõ ràng về thời hạn mà không phụ thuộc vào tuổi thọ con người.
Tuy nhiên, một số quốc gia như Ấn Độ, Hồng Kông, Anh, New Zealand hay Ireland, hệ thống Luật Sở hữu trí tuệ lại trao quyền tác giả cho lập trình viên – người tạo ra các chương trình AI.
“Theo đó, tại Vương quốc Anh, khái niệm về bảo hộ các tác phẩm tạo ra từ AI đã được nhắc đến rất sớm, điều này đã được ghi nhận trong Đạo luật Bản quyền, Kiểu dáng và
Bằng sáng chế năm 1988 (CDPA) Cụ thể, điều 9 (3) CDPA 1988 nêu rõ: “Trong trường hợp tác phẩm văn học, kịch, âm nhạc hay nghệ thuật được tạo ra từ máy tính, tác giả sẽ là người sắp xếp cần thiết cho việc tạo ra tác phẩm được thực hiện”, cách tiếp cận này hướng đến nội dung ghi nhận quyền tác giả cho người đã tạo nên các chương trình máy tính này (cụ thể là lập trình viên).
Bên cạnh đó, tác phẩm do máy tính tạo ra (computer-generated) được định nghĩa là
“một tác phẩm được tạo ra bằng máy tính trong những trường hợp không có tác giả là con người” (điều 178 của CDPA 1988) Việc làm rõ khái niệm trên tạo ra tiền đề cho việc giải quyết các yêu cầu bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm được tạo ra bởi AI.”
Bài tập
Câu 1 Tìm các bản án tranh chấp quyền SHTT?
- Bản án 774/2019/DSPT ngày 03/09/2019 về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ của tác phẩm truyện tranh.
- Quyết định giám đốc thẩm 29/2009/DS-GĐT ngày 09/09/2009 về vụ án đòi bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.
- Bản án 18/2016/KDTM-ST ngày 12/05/2016 về tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.
- Quyết định giám đốc thẩm 22/2008/DS-GĐT ngày 28/08/2008 về vụ án tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp và bồi thường thiệt hại.
- Bản án 28/2019/KDTM-ST ngày 24/07/2019 về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tên miền.
Câu 2 Chế tài xử lý hành vi xâm phạm được quy định trong những văn bản nào?
Tại Điều 199 Luật SHHTT sửa đổi, bổ sung 2022, quy định: Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
**Biện pháp dân sự ((Điều 202 Luật SHHTT sửa đổi, bổ sung 2022)
Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
**Biện pháp hành chính (Điều 211 Luật SHHTT sửa đổi, bổ sung 2022)
Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Chính phủ quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức phạt và thủ tục xử phạt.
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Theo đó, Nghị định 131/2013/NĐ-CP có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan.
**Truy cứu trách nhiệm hình sự
Bên cạnh việc xử lý vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan tuỳ theo mức độ còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Cụ thể, tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan,
=> Chế tài xử lý được quy định trong các văn bản chuyên ngành liên quan tuỳ thuộc hành vi đó áp dụng biện pháp xử lý gì.
Câu 3 Trình bày dưới dạng sơ đồ các văn bản pháp luật quốc tế về SHTT?
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có 1 văn bản:
- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).
2 Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) có những loại văn bản: a Có liên quan đến WTO:
- Công ước Stockholm về việc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới.
- Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp.
- Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT).
- Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu.
- Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu
- Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới
- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.
- Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng.
- Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép trái phép
- Công ước Brussel về phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa truyền qua vệ tinh b Các điều ước quốc tế khác:
- Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh nhằm tiến hành các thủ tục về sáng chế
- Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế
- Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp
- Hiệp ước luật nhãn hiệu
- Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ dùng để đăng ký nhãn hiệu
- Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu
- Hiệp định Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và Đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ
- Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp
- Thỏa ước Locarno về phân loại quốc tế cho kiểu dáng công nghiệp
- Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả
- Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm
3 Các văn bản của Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN):
- Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ
- Hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN- Australia- New Zealand (phần sở hữu trí tuệ)
4 Các hiệp định giữa Việt Nam và đối tác:
- Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (các quy định về sở hữu trí tuệ)
- Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (các quy định về sở hữu trí tuệ)
- Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (các quy định về sở hữu trí tuệ)
- Hiệp định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
- Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (các quy định về sở hữu trí tuệ)
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile (các quy định về sở hữu trí tuệ)
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (các quy định về sở hữu trí tuệ)
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu (các quy định về sở hữu trí tuệ)
Câu 4 Trình bày các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến Luật SHTT
- Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ là Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH, hợp nhất các Luật sau:
+ Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.
+ Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009.
+ Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019.
+ Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi về quyền đối với giống cây trồng.
- Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Nghị định 01/2012/NĐ-CP sửa đổi, thay thế, hủy bỏ quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Nghị định 154/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và quy định về kiểm tra chuyên ngành.
- Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- Nghị định 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Nghị định 79/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.
Câu 5 Thống kê các vụ việc liên quan đến tranh chấp quyền SHTT (Vấn đề pháp lý, hướng giải quyết của Tòa Án)?
Vụ việc 1: Bản án 774/2019/DSPT ngày 03/09/2019 về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ của tác phẩm truyện tranh.
+ Cấp xét xử: phúc thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân Quận 1, TP HCM.
+ Kết quả giải quyết: Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn Giữ nguyên bản án sơ thẩm Công nhận ông Lê Phong L là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78 theo các Giấy chứng nhận bản quyền tác giả số 246/2002/QTG, 247/2002/QTG, 248/2002/QTG, 249/2002/QTG đã được Cục Bản quyền tác giả Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp ngày 07 tháng 5 năm 2002 cho Chủ sở hữu tác phẩm là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kỹ thuật và Phát triển Tin học PT (tên hiện nay là Công ty TNHH Truyền thông giáo dục và giải trí PT). Ông Lê Phong L được quyền liên hệ Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch để được ghi nhận là tác giả duy nhất đối với các tác phẩm nêu trên theo quy định của pháp luật.
Vụ việc 2: Vụ án tranh chấp bản quyền liên quan đến bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt.
+ Phán quyết từ TAND TPHCM: họa sĩ Lê Linh là tác giả duy nhất của hình tượng 4 nhân vật Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo; không thừa nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả vì không đúng với quy định của pháp luật; Công ty Phan Thị có quyền sở hữu đối với hình tượng của 4 nhân vật trên
Theo Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quyền tác giả đối với tác phẩm quy định bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản Tại phiên phúc thẩm diễn ra vào ngày 3-9, hội đồng xét xử (HĐXX) cho rằng, quyền nhân thân thuộc về họa sĩ Lê Linh, còn quyền tài sản thuộc về Công ty Phan Thị TAND TPHCM nhận định: