1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THẢO LUẬN THỨ NHẤT CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ MÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SƯ

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Thể Của Pháp Luật Dân Sự
Tác giả Huỳnh Dương Thiên Hương, Trịnh Thị Mai Dung, Vừ Thị Lệ Huyền, Đỗ Nguyễn Gia Hõn, Nguyễn Kim Gia Hõn, Phạm Thị Hiền Hõn, Phạm Thị Thanh Huyền, Nguyễn Trần Bảo Duy, Vừ Thị Bỏch Hợp
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 203,28 KB

Nội dung

- Đồng thời, dựa trên khoản 1 Điều 23 BLDS 2015: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN THỨ NHẤT: CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

MÔN: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT DÂN SƯ

NHÓM 2- LỚP TM48A

1 Huỳnh Dương Thiên Hương (trưởng nhóm) 2353801011116

Trang 2

* Năng lực hành vi dân sự cá nhân

- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.

Điểm giống nhau:

 Thứ nhất, họ là những người từng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

 Thứ hai, việc họ bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên quyết định của Tòa án trên cở sở yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan

 Thứ ba, họ không thể tự mình tham gia tất cả các giao dịch dân sự mà pháp luật cho phép khi tòa đã tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân

sự, họ buộc phải tham gia thông qua người đại diện theo pháp luật

 Thứ tư, khi không còn căn cứ cho rằng họ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực

Điểm khác nhau:

Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Mất năng lực hành vi dân sự Căn cứ pháp lý Điều 24 Bộ luật Dân sự

năm 2015 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm2015

Đối tượng

Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình

Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi

Căn cứ Tòa án đưa

ra quyết định

Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan của

cơ quan, tổ chức hữu quan

Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan

Trên cơ sở kết luận giám định

Hệ quả pháp lý

Được xác lập, thực hiện các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, còn các giao dịch khác phải được sự đồng ý của người đại diện

Mọi giao dịch dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện

Giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện, xác lập là không có hiệu lực pháp luật

Trang 3

Người đại diện

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện

Người đại diện cho người mất năng lực hành vi dân sự có thể

là cá nhân hoặc pháp nhân và được gọi là người giám hộ Người đại diện có thể được chỉ định hoặc đương nhiên trở thành người đại diện theo quy định của pháp luật

Năng lực hành vi dân sự Không đầy đủ Không có

- Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Hạn chế năng lực hành vi

dân sự

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi Căn cứ pháp lý Điều 24 Bộ luật Dân sự

năm 2015

Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015

Đối tượng

Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần không

đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa tới mức mất hành vi dân sự

Căn cứ Tòa án đưa

ra quyết định

Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan của

cơ quan, tổ chức hữu quan

Theo yêu cầu của người bị Tòa

án tuyên bố; người có quyền, lợi ích liên quan; cơ quan, tổ chức hữu quan; kết quả giám định pháp y tâm thần

Hệ quả pháp lý

Được xác lập, thực hiện các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, còn các giao dịch khác phải được sự đồng ý của người đại diện

Thông qua người giám hộ của

họ và chỉ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý giao dịch dân sự trong phạm vi đã được xác trong Quyết định của cơ quan Tòa án

Nếu chứng minh được chủ thể giao dịch trong trạng thái tỉnh táo thì giao dịch dân sự có hiệu lực

Trang 4

Người đại diện

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện

Đại diện theo pháp luật Có thể

tự mình chọn người giám hộ nếu như tỉnh táo lúc yêu cầu Nếu không tỉnh táo, người đại diện do Tòa án chỉ định

* Về người mất năng lực hành vi dân sự

- Trong quyết định số 52, Tòa án nhân dân tối cao đã xác định năng lực hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?

Trả lời:

- Dựa trên "Biên bản giám định khả năng lao động" số 84/GĐYK-KNLĐ ngày

18/12/2007, Hội đồng giám định y khoa Trung ương - Bộ Y tế xác định ông Chảng " Không tự đi lại được Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người phải Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2 Tâm thần: Sa sút trí tuệ Hiện tại không đủ khả năng lập di chúc Được xác định tỷ lệ mất khả năng lao động do bệnh tật là: 91% "

- Đồng thời, dựa trên khoản 1 Điều 23 BLDS 2015: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần” thì có thể xác định ông Chảng là người mất năng lực hành vi dân sự

- Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục không?

Vì sao?

Trả lời: Hướng giải quyết của Tòa án với quyết định 52 là thuyết phục Bởi vì:

- Sau khi xác định lại giám định y khoa Trung ương của Bộ y tế thì nhận thấy rằng ông Chảng bị mất năng lực hành vi dân sự Có sơ sở khoa học và được chứng minh rõ ràng nên đủ điều kiện để Tòa án có thể quyết định về việc mất năng lực hành vi của ông Chảng

+ Không tự đi lại được: Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân và tham gia vào các hoạt động hàng ngày, có thể làm hạn chế năng lực hành vi dân

sự của ông Chảng

Trang 5

+ Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người phải: Sự khó khăn trong tiếp xúc và rối loạn vận động có thể ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội, cũng như tham gia vào các hoạt động hành vi dân sự

+ Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2: Đây là các vấn đề

về sức khỏe nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hành vi pháp lý

và tham gia vào các giao dịch dân sự

+ Tâm thần: Sa sút trí tuệ, không đủ khả năng lập di chúc: Sự giảm trí tuệ và khả năng hiểu biết có thể làm giảm khả năng tự quyết định và tham gia vào các hành vi dân

sự

- Đồng thời, theo khoản 1 Điều 22 BLDS 2015: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”

- Như vậy, cách giải quyết của Tòa đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật hiện hành

- Theo Tòa án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới có thể

là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân tối cao như vậy có thuyết phục không, vì sao?

Trả lời: Theo Toà án nhân dân tối cao, bà Bình không thể là người giám hộ và bà

Chung mới có thể là người giám hộ của ông Chảng

- Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao như trên là thuyết phục Bởi vì: + Qua điều tra, xác minh của Uỷ ban nhân dân phường Yên Nghĩa (Hà Nội) thì nhận thấy rằng không có bất kỳ một dấu hiệu, giấy tờ gì cho thấy việc đăng ký kết hôn giữa ông Chảng và bà Bích

+ Đồng thời, cũng không xác minh tình trạng hôn nhân, không lập hồ sơ theo quy định tại điều 15 và điều 23 của Nghị định số 83/1998/NĐ - CP, ngày 10/10/1998 quy định về đăng ký hộ tịch, do đó sẽ không có việc được ký giấy đăng ký kết hôn mà 15/10/2001 lại được cấp giấy đăng ký kết hôn như vậy đã có hành vi trái pháp luật Như vậy, bà Bích không phải là người vợ hợp pháp của ông Chảng

+ Theo khoản 1 Điều 62 BLDS 2005: “Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là

Trang 6

người giám hộ” Mà với những dẫn chứng chứng minh trên thì bà Bích không thể trở thành người giám hộ hợp pháp của ông Chỉnh

+ Ngoài ra, có tài liệu chứng minh bà Chung đã chung sống với ông Chảng, có đăng

ký kết hôn, có sinh con Như vậy theo, điểm a mục 3 Nghị quyết 35/2000/ NQ - QH10 ngày 09/6/2000, có công nhận ông Chảng và bà Chung là vợ chồng hợp pháp Do đó, căn

cứ vào điều 62 của BLDS như trên thì bà Chung được công nhận là vợ hợp pháp và là người giám hộ hợp pháp của ông Chảng

- Cho biết các Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý)

Quyền của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ

Cơ sở pháp lý: Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ được chia thành 2 trường hợp:

Thứ nhất, đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ có các quyền sau:

 Sử dụng tài sản của người được giám hộ cho mục đích chăm sóc, phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ

 Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ

 Đại diện người được giám hộ thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ

Thứ hai, đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: quyền của người giám hộ sẽ do Tòa án quyết định trong số các quyền đã được quy định tại khoản 1 Điều 58 của Bộ luật này

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ:

Cơ sở pháp lý: Điều 57 Bộ luật Dân sự 2015

Nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám học được chia làm

2 trường hợp

Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người giám hộ có các nghĩa vụ sau: Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự

Trang 7

Quản lý tài sản của người được giám hộ

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người giám hộ

Đối với người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì người giám hộ có các nghĩa vụ thuộc khoản 1 Điều 57 của Bộ luật Dân sự 2015 do Tòa án quyết định

Cụ thể về nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ dựa trên quy định Điều

59 Bộ luật Dân sự 2015

Ở đó ghi rõ, người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như của chính mình; thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người giám

hộ vì lợi ích của người được giám hộ

- Theo quy định và Toà án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Toà án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.

Theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao, người giám hộ của ông Chảng được tham gia vào việc chia di sản thừa kế

Cơ sở pháp lý: Điểm c, khoản 1, Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015

Việc hưởng di sản thừa kế là quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ, vì thế người giám hộ trong bản án dân sự phúc thẩm số 07/2009/DSPT ngày 14/01/2009 là

bà Bích (người đại diện hợp pháp của ông Chảng lúc bấy giờ) hoàn toàn có quyền tham gia vào việc chia di sản thừa kế Điều đó thể hiện qua việc “Bà Bích được giao quản lý số tiền do ông Lê Văn Chỉnh thanh toán trả ông Lê Văn Chảng” Việc xác định bà Bích là người giám hộ cũng như là người đại diện hợp pháp của ông Chảng dựa trên “Biên bản giám định khả năng lao động” và “Giấy chứng nhận kết hôn - Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 Bên cạnh đó, bà Chung không cung cấp được giấy chứng nhận kết hôn của mình với ông Chảng vì đã bị thất lạc Vì thế, bà Bích được công nhận là người giám hộ hợp pháp để tham gia vào việc chia di sản thừa kế

Trang 8

Hướng xử lý này chưa bảo vệ tốt cho người bị mất năng lực hành vi dân sự, ở đây có

sự bỏ sót cũng như cẩu thả trong việc kiểm tra các bằng chứng được cung cấp vì lý do sau:

Sau khi xét xử phúc thẩm, Công văn số 31/UBND-TP ngày 8/3/2019 và Công văn số

62 ngày 21/01/2020 đã chứng minh rằng “Giấy chứng nhận kết hôn - Đăng ký lại” ngày 15/10/2001 giữa bà Bích và ông Chảng xuất trình là không đúng thực tế và không có việc đăng ký kết hôn giữa 2 người

Về phía bà Chung, bà sống với ông Chảng từ năm 1975, có tổ chức đám cưới và có con chung Do đó có căn cứ xác định bà Chung và ông Chảng sống chung với nhau như

vợ chồng từ trước ngày 3/1/1987, và trường hợp này bà Chung và ông Chảng là vợ chồng hợp pháp theo quy định Điều này gây ra những sai sót nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Chảng trong vụ việc chia tài sản chung và thừa kế cụ thể đó bà Bích không yêu cầu kháng cáo với tư cách người đại diện hợp pháp mà bà Chung (vợ hợp pháp) không thể thực hiện quyền kháng cáo yêu cầu chia lại di sản vì việc xác định không đúng người đại diện hợp pháp của Tòa án

- Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi? Nêu cơ sở pháp lý.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Bộ luật dân sự 2015

Các điều kiện để xác định:

Về tình trạng: Do tình trạng thể chất hoặc tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa mất năng lực hành vi dân sự

Về chủ thể yêu cầu: chính người này; người có quyền và lợi ích liên quan hoặc của

cơ quan tổ chức hữu quan

Về cơ sở xác định: giám định pháp y tâm thần

Thông qua những điều kiện trên, Tòa án có cơ sở để tuyên bố 1 người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

Trong quyết định số 15, Toà án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

Trang 9

- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 23 BLDS 2015

Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này

là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ

- Tình trạng hiện tại của bà E:

+ Bà E đã là người thành niên

+ Mắc bệnh Rối loạn tiêu hóa (K29)/ Tăng huyết áp (I10) (theo chuẩn đoán của bác

sĩ tại Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ Đà Nẵng từ ngày 19/7/2020 đến ngày 20/7/2020) nên

bà E không có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi

+ Nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự, cụ thể bà có biểu hiện lúc nhớ lúc quên, bà có thể tự mặc quần áo, tắm rửa và làm các công việc trong gia đình tuy có hơi chậm nhưng đôi lúc bà vẫn còn năng lực hành vi

+ Có giám định tâm thần số1032/KLGĐTC ngày 08/12/2020 của Trung Tâm pháp y tâm thần khu vực Miền Trung đối với trường hợp Nguyễn Thị E thì tại thời điểm hiện tại kết luận về y học: Mất trí không biệt định (F03) Kết luận về khả năng hành vi dân sự: Khó khan trong nhận thức làm chủ hành vi

+ Có yêu cầu của bà Lê Thị A là người có quyền, lợi ích liên quan (là con cả của bà Nguyễn Thị E) và được người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác là: bà Lê Thị Q, ông

Lê Đức D,bà Lê Thị N, bà Lê Thị H và ông Lê Đức L đồng ý

 Kết luận, tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là hợp

lý và thuyết phục

Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A là người giám hộ cho bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

- Cơ sở pháp lý: Điều 46, Khoản 1 Điểm d Điều 47, Điều 49, Điều 53, Khoản 4 Điều 54

- Tình trạng hiện tại:

+ Bà E là người có khó khăn trong hành vi, nhận thức, nên bà E thuộc nhóm cần được giám hộ

+ Bà A có đủ điều kiện để trở thành người giám hộ

Trang 10

Điều 48 Người giám hộ: Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ

Điều 49 Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ :Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

2 Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ

3 Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác

4 Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên

+ Do chồng của bà đã chết tức là ông Lê Đức H đã chết và bà E (là mẹ ruột của

bà A) thì có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nên bà A với cương vị là con cả

và được các anh, chị, em trong gia đình bao gồm: bà Lê Thị Q, ông Lê Đức D, bà Lê Thị

N, bà Lê Thị H và ông Lê Đức L thống nhất đồng ý cử bà A làm người giám hộ nên bà A

có quyền trở thành người dám hộ đúng theo quy định của pháp luật

 Kết luận: Bà A trở thành người giám hộ của bà E theo chỉ định của tòa án là hợp lý

Trong quyết định số 15, Toà án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 BLDS năm 2015 có thuyết phục không? Vì sao?

- Cơ sở pháp lý : Khoản 2 Điều 59

A- Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án

=> Kết luận: Toà án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà E là thuyết phục

* Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý

- Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều kiện)

Theo Điều 74 Chương IV Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

Ngày đăng: 19/03/2024, 23:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w