Buổi thảo luận thứ nhất môn luật sở hữu trí tuệ vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình

13 0 0
Buổi thảo luận thứ nhất môn luật sở hữu trí tuệ  vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ

NHÓM

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1A1 LÝ THUYẾT 21 Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ cónhững đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình? 22 Quyền sở hữu trí tuệ có những đối tượng nào? Cho ví dụ minh hoạmỗi đối tượng 33 Đề xuất những giải pháp hạn chế hành vi xâm phạm quyền sở hữutrí tuệ 34 Cho ví dụ về các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT: tác phẩm,sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, thiết kế bố trí,chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh và giống cây trồng 4A2 BÀI TẬP 51 Theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành, đối tượng quyềnSHTT bao gồm những gì? Nêu cơ sở pháp lý Giả sử áp dụng quy định củapháp luật SHTT hiện hành thì hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinhan toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu có phải là đối tượng quyền SHTT haykhông? Vì sao? 52 Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệsinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấpcó phải là đối tượng quyền SHTT hay không? Vì sao Tòa án lại xác địnhnhư vậy? Anh/chị có đồng tình với quan điểm của Tòa án? 6B CÂU HỎI SINH VIÊN TỰ LÀM 71.Đối tượng bị xâm phạm trong vụ việc trên là gì? 7

Trang 3

2.Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội xâm phạm quyền tác giả,quyền liên quan được quy định như thế nào? 73 Quan điểm cá nhân về hướng giải quyết vụ việc trên liên quan đếnhành vi xâm phạm quyền tác giả 8

Trang 5

A1 LÝ THUYẾT

1 Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặctrưng gì so với các tài sản hữu hình?

Tài sản trí tuệ (TSTT) là một bộ phận của tài sản vô hình, là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật Cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ vì những lí do sau:

Thứ nhất, khuyến khích sự sáng tạo, thúc đẩy những nỗ lực, cống hiến vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, cải tiến kỹ thuật của chủ thể nắm quyền sở hữu, tạo nguồn thu nhập cho chủ thể nắm quyền sở hữu.

Thứ hai, giảm thiểu tổn thất và thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hợp pháp cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh, hạn chế tình trạng tràn lan những sản phẩm giả, kém chất lượng, ảnh hưởng nghiêm trọng về cả uy tín và doanh thu cho các chủ thể đang sản xuất, kinh doanh những mặt hàng có chất lượng, có sự đầu tư trí tuệ vào sản phẩm.

Thứ ba, người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn và sử dụng các hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.

Thứ tư, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ và đầu tư nước ngoài cho các quốc gia

So với tài sản hữu hình, Quyền sở hữu trí tuệ có các đặc trưng:

Thứ nhất, Sở hữu một tài sản vô hình, không bị chi phối bởi hình thức vật chất nhất

định Sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình Trong đó tài sản vô hình được hiểu là kết quả của quá trình tư duy sáng tạo trong bộ não con người hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ, được biểu hiện dưới nhiều hình thức vật chất khác nhau nhưng có trị giá được tính bằng tiền và có thể trao đổi.

Thứ hai, Quyền sử dụng có vai trò quan trọng

Thứ ba, Bảo hộ có chọn lọc: Không phải mọi tài sản vô hình đều được bảo hộ mà

bắt buộc phải có sự sáng tạo của người tạo ra sản phẩm đó; cũng có quy định về đối tượng không được bảo hộ: tin tức thời sự đưa tin thuần tuý; Văn bản hành chính; Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Thứ tư, Bảo hộ mang tính lãnh thổ và có thời hạn:

- Tính lãnh thổ được hiểu là việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là có giới hạn nhất định Chỉ được bảo hộ trong phạm vi một quốc gia, trừ trường hợp khi có tham gia Điều

2

Trang 6

ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành viên.

- Tính có thời hạn được hiểu là pháp luật có đặt ra thời hạn bảo hộ đối với quyền sở hữu trí tuệ Trong thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm Hết thời hạn bảo hộ này (bao gồm cả thời hạn gia hạn nếu có), tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại, có thể được phổ biến một cách tự do mà không cần bất kỳ sự cho phép nào của chủ sở hữu Việc bảo hộ này không tồn tại ở các loại tài sản khác.

2 Quyền sở hữu trí tuệ có những đối tượng nào? Cho ví dụ minh hoạ mỗi đốitượng.

Theo Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022 (sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ), đối tượng quyền SHTT bao gồm:

- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá;

VD: Tác phẩm văn học, sách giáo khoa…

- Quyền sở hữu công nghiệp: bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý;

VD: Nhãn hiệu: Chanel, Louis Vuitton…

Chỉ dẫn địa lý: Muối Tây Ninh, nước mắm Phú Quốc

- Quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân tạo.

VD: Táo ruột đỏ ở Anh…

3 Đề xuất những giải pháp hạn chế hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Những giải pháp hạn chế hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:

- Phải kiểm soát chặt chẽ hơn các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram… Bởi vì trên các nền tảng này hiện tại đang tràn lan việc bán hàng giả, hàng nhái từ các sản phẩm đã có kiểm định, ảnh hưởng uy tín của nhà sản xuất.

- Tăng mức xử phạt của hành vi vi phạm, theo khoản 14 Điều 10 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trước khi sửa đổi, bổ sung thì hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 13 Điều 14 Tuy nhiên hiện nay chỉ đình chỉ khi vi phạm đối với hành vi từ khoản 8 đến khoản 13 Việc giảm nhẹ hình phạt sẽ dẫn đến ngày càng nhiều hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Trang 7

4 Cho ví dụ về các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT: tác phẩm, sáng chế,nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý, bímật kinh doanh và giống cây trồng.

Ví dụ về các đối tượng được bảo hộ quyền SHTT:

- Tác phẩm: Tác phẩm văn học Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nhà văn

Nguyễn Nhật Ánh, đạo diễn đã tạo ra kịch bản điện ảnh và bộ phim Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được công chiếu cho khán giả.

- Nhãn hiệu: Biểu tượng Woolmark là một nhãn hiệu (chứng nhận) đã đăng ký

của công ty Woolmark Woolmark là một biểu tượng đảm bảo chất lượng xác nhận rằng các sản phẩm mang biểu tượng đó, được làm từ 100% len mới và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt do công ty Woolmark quy định

- Sáng chế: Quyền sở hữu trí tuệ Tập đoàn Apple với tính năng "trượt để mở

khóa" và liên kết nhanh là sản phẩm độc quyền của Apple

- Kiểu dáng công nghiệp: Anh Trần Viên Ngọc Trân thuộc công ty CÔNG TY

TNHH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH PRIME CAPITAL qua quá trình nghiên cứu phát triển đã tạo ra chiếc ghế có kiểu dáng độc quyền Đây là thiết kế được pháp luật bảo hộ quyền kiểu dáng công nghiệp.

- Tên thương mại: Báo Dân trí

+ “Báo” không có khả năng phân biệt với các báo khác + “Dân trí” là phần phân biệt.

- Thiết kế bố trí: lưới bóng chip bán dẫn của Samsung

- Chỉ dẫn địa lý: nước mắm Phú Quốc, tỏi Lý Sơn, thanh long Bình Thuận, dê núi

Theo bản án số 1437/2010/KDTM-ST ngày 14/9/2010 của Tòa án nhân dânTP.HCM, ông Trí và ông Định là 2 anh em, ông Định là chủ cơ sở kinh doanh cáthể Phước Lộc Thọ Từ năm 2000, ông Trí hợp tác làm ăn với ông Định để mở rộngcơ sở sản xuất Trong quá trình làm ăn cùng nhau, các bên xảy ra mâu thuẫn ÔngTrí cho rằng ông Định đã sử dụng đối tượng SHTT thuộc quyền sở hữu của ông làhồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm 7 loại rượu để bán4

Trang 8

các sản phẩm rượu Ông Trí đã khởi kiện ra Tòa yêu cầu giải quyết Trong bản án, Tòa án xét thấy các hồ sơ này được nộp cho Sở Y tế TP.HCM trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến 2004 và sử dụng từ đó đến năm 2009 nên áp dụng quy định về SHTT trong BLDS 1995 và Luật SHTT 2005 để xem xét Căn cứ vào Điều 747 Bộ luật Dân sự năm 1995 (các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả), Điều 781 (các đối tượng SHCN) và Điều 788 (xác lập quyền SHCN theo văn bằng bảo hộ) xác định các hồ sơ này không phải là đối tượng quyền SHTT Ngoài ra theo Điều 3, Điều 15 Luật SHTT năm 2005 thì hồ sơ này cũng không phải đối tượng SHTT được Nhà nước bảo hộ Do đó tranh chấp về việc sử dụng các hồ sơ này không thuộc sự điều chỉnh của các quy định pháp luật về SHTT Các hồ sơ này được xác định là các quyền về tài sản.

1 Theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành, đối tượng quyền SHTT baogồm những gì? Nêu cơ sở pháp lý Giả sử áp dụng quy định của pháp luật SHTThiện hành thì hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đốivới 7 loại rượu có phải là đối tượng quyền SHTT hay không? Vì sao?

Theo quy định của pháp luật SHTT hiện hành, đối tượng quyền SHTT bao gồm ba đối tượng:

Một là, Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;

đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Hai là, Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công

nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Ba là, Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu

thu hoạch.

Cơ sở pháp lý: Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ

Áp dụng quy định của pháp luật SHTT hiện hành, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất

lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không là đối tượng quyền SHTT

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là tập hợp các tài liệu chứng minh cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền rằng đối tượng hàng hóa, sản phẩm của chủ thể kinh doanh đó đạt được các yêu cầu nhất định trước khi được đưa vào lưu thông trên thị trường Hồ sơ công bố sản phẩm là điều kiện cần để doanh nghiệp đó thực hiện việc sản xuất kinh doanh

Trang 9

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không thuộc một trong các đối tượng quyền tác giả và đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

Do đó, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không là đối tượng quyền SHTT.

2 Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh antoàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp có phải là đốitượng quyền SHTT hay không? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy? Anh/chị cóđồng tình với quan điểm của Tòa án?

Theo Tòa án xác định, các hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu mà nguyên đơn đang tranh chấp không phải là đối tượng quyền SHTT căn cứ vào Điều 747 Bộ luật Dân sự năm 1995 (các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả), Điều 781 (các đối tượng SHCN) và Điều 788 (xác lập quyền SHCN theo văn bằng bảo hộ) xác định các hồ sơ này không phải là đối tượng quyền SHTT Ngoài ra theo Điều 3, Điều 15 Luật SHTT năm 2005 thì hồ sơ này cũng không phải đối tượng SHTT được Nhà nước bảo hộ

Nhóm em đồng tình với quan điểm trên của Tòa án Nhóm cho rằng hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với 7 loại rượu không là đối tượng của quyền tác giả hay quyền sở hữu công nghiệp thông qua lập luận như sau:

 Đối tượng quyền tác giả:

- Hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm là tập hợp các tài liệu được cơ quan Nhà nước cấp cho ông Trí xác nhận 7 loại rượu đủ chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm Hồ sơ sẽ được cấp khi đạt đủ các điều kiện được đặt ra, do đó căn cứ theo khoản 7 Điều 4 Luật SHTT thì đây không phải là sản phẩm sáng tạo trong khoa học để tạo thành tác phẩm

 Do đó hồ sơ trên không phải là đối tượng quyền tác giả  Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp:

- Nhóm căn cứ khoản 2 Điều 3 và khoản 23 Điều 4 Luật SHTT và nhận thấy có mối liên quan giữa hồ sơ nêu trên với bí mật kinh doanh và sáng chế thuộc đối tượng quyền SHCN.

- Tuy nhiên để được xem là bí mật kinh doanh thì phải thỏa mãn điều kiện tại Điều 84 Luật SHTT mà trong trường hợp này, hồ sơ nêu trên khi được công bố đã không còn tồn tại trong dạng bí mật nữa nên hồ sơ trên không được xem là bí mật kinh doanh.

- Bên cạnh đó, hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng không được coi là sáng chế bởi vì đây là hồ sơ được công bố theo quy chuẩn của Bộ y tế (không 6

Trang 10

phải cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xác lập quyền SHTT) Căn cứ Điều 60 Luật SHTT kết luận hồ sơ nêu trên không đảm bảo được tính mới.

Do đó, hồ sơ công bố chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm không là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp

B CÂU HỎI SINH VIÊN TỰ LÀM

Ngày 19/8/2021, cơ quan điều tra công an Tp HCM đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên website www.phimmoi.net.

Bạn hãy tìm hiểu các thông tin liên quan đến vụ việc này và cho biết:

1.Đối tượng bị xâm phạm trong vụ việc trên là gì?

Đối tượng bị xâm phạm trong vụ việc trên là Quyền tác giả và Quyền liên quan đến quyền tác giả.

CSPL: Khoản 3 Điều 28, Khoản 1 Điều 35 Luật SHTT.

2 Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liênquan được quy định như thế nào?

Theo Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định:

“1 Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cốý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quanđang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;

b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi

Trang 11

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấmđảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.4 Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huyđộng vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

3 Quan điểm cá nhân về hướng giải quyết vụ việc trên liên quan đến hành vixâm phạm quyền tác giả.

- Hành vi của “www.phimmoi.net” khi sử dụng các tác phẩm của các tác giả mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả và không trả tiền thù lao cho chủ sở hữu là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2022).

- Theo đó, căn cứ Điều 225 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội “Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan”, mức phạt cao nhất đối với tội này là bị phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Đối tượng bị khởi tố phải là các cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện tội phạm với lỗi cố ý; hành vi trên xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan được pháp luật bảo hộ Trường hợp nhóm đối tượng đã có các hành vi sao chép, khai thác, sử dụng các tác phẩm điện ảnh là các bộ phim có bản quyền… và dùng “công cụ phạm tội” điện tử website www.phimmoi.net để đưa ra công chúng khi không được phép của chủ thể có quyền sở hữu và quảng cáo sản phẩm, các hành vi của nhóm đối tượng khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra và xác định các hành vi nêu trên đã xảy ra và xác định có thu lợi bất chính với số tiền đủ mức được quy định từ 50.000.000 đồng trở lên sẽ bị xử lý hình sự.

8

Ngày đăng: 01/04/2024, 15:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan