1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài đặc trưng vùng trung bộ tổng quan về khu vực trung bộ

41 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Trưng Vùng Trung Bộ
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 5,09 MB

Nội dung

Nếu như ở Bắc Bộ được xem là cái nôi hình thành của dân tộc Việt với những dãy núi cao hùng vĩ, hay ở vùng Nam Bộ được biết đến là vùng đất tận cùng của đất nước về phía Nam, thì mảnh đấ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong bối cảnh cả thế giới cùng nhau hội nhập và phát triển, Việt Nam đã

không ngừng nỗ lực và vươn lên trên trường quốc tế để khẳng định vị thế của mình Song vớinhững cơ hội và thách thức được đặt ra trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, Việt Nam cần có những động thái mang tính khẳng định và triển vọng trong việctìm hiểu rõ các đặc trưng của vùng miền trên cả nước nhằm phát huy một cách toàn diện những ưu điểm để tổng hợp nên sức mạnh tổng hợp quốc gia thông qua các lợi ích kinh tế, xãhội, đặc điểm địa lý tự nhiên và nguồn dân sinh ổn định Trong quá trình ấy, mỗi đặc trưng của từng vùng hay khu vực đều đem lại những giá trị thực tiễn nhất định nhằm nâng cao sức mạnh của toàn quốc gia

Trên từng một ngóc ngách, ngã rẽ của đất nước Việt Nam đều tồn tại một “hơi thở”

đặc trưng của từng vùng miền không nơi nào có thể trộn lẫn vào nhau được Nếu như ở Bắc

Bộ được xem là cái nôi hình thành của dân tộc Việt với những dãy núi cao hùng vĩ, hay ở vùng Nam Bộ được biết đến là vùng đất tận cùng của đất nước về phía Nam, thì mảnh đất miền Trung gắn liền với nắng và gió đã là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa đặc sắc Song vẻ đẹp của vùng Trung Bộ còn được khắc tả một cách đặc biệt thông qua hình dáng lao động khắc khổ của người dân, những bãi cát trắng trải dài trên bãi biển, nét đẹp cổ kính hòa với sự hùng vĩ của thiên nhiên chính là một trong những sự độc đáo chỉ riêng ở miền Trung của ViệtNam mới có Tiềm năng phát triển nhờ vào địa hình địa vật, các di sản văn hóa nổi bật được UNESCO công nhận đã tạo ra một nguồn lợi lớn cho miền Trung Hơn thế nữa cảnh sắc của khu vực này giống như môt hòn hồng ngọc thô chưa khai thác được hết giá trị, tiềm năng Miền Trung trong mắt của nhiều người không chỉ có sự khó khăn mà còn có những sự nỗ lực tuyệt vời của con người đang từng ngày chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên Tuy trước mắt miền Trung vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục và khó khăn phải vượt qua, nhưng trên thực tế vùng Trung Bộ của Việt Nam lại nhận được vô vàn lời khen cũng như những đánh gia mang tính tích cực của đông đảo bạn bè quốc tế về triển vọng phát triển về kinh tế, văn hóa và xã hội mà một phần trong đó chính là khai thác triệt để những cái có sẵn của miền Trung thông qua du lịch Do đó khi đến với vùng đất thân thương này, bất kỳ ai cũng sẽ cảm nhận được dòng “hơi thở” rất khác biệt của thời gian và màu sắc chỉ riêng ở miền Trung mới có, vẻ đẹp yêu kiều mà rất độc đáo được pha lẫn giữa cổ kính và phá cách của nếp sống hiện đại được xen kẽ hài hòa nhau tạo nên một khung cảnh hết sức diễm lệ cả

về cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, lối sống, ngôn ngữ, ẩm thực và con người,…

Chính vì những lý do trên, thiết nghĩ đề tài “Đặc trưng vùng Trung Bộ” sẽ là một vấn

đề được bàn tán sôi nổi khi được triển khai nghiên cứu rộng rãi Thông qua đó sẽ ngày càng

có nhiều người biết đến và yêu thêm nhiều nữa đối với vùng đất đẹp đẽ, hiền hòa này Đây sẽ

là một bước tiến đầy triển vọng để khai thác, phát triển mạnh mẽ tiềm năng của vùng Trung

Bộ Việt Nam trong tương lai

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TRUNG BỘ

1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC TRUNG BỘ

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Khu vực Trung Bộ hay được gọi với cái tên thân thuộc là miền Trung, là một trong ba

miền cùng với Bắc Bộ, Nam Bộ và các quần đảo lớn nhỏ hợp thành bản đồ Việt Nam Dải đấtmiền Trung được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông có xu hướng lan sát ra biển, đây cũng là vùng có chiều ngang theo hướng Đông - Tây hẹp nhất Việt Nam (chỉ khoảng 50km) và nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Khí hậu và thổ nhưỡng ở đây cũng có xu hướng khắc nghiệt hơn các miền còn lại Đây cũng là nơi có diện tích cồn cát lớn trải dài từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Bình Thuận

Trang 2

Gồm 3 khu vực cơ bản là:

 Bắc Trung Bộ

 Duyên hải Nam Trung Bộ

 Tây Nguyên

Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là 2 vùng thuộc hệ thống Đồng Bằng Duyên Hải

Miền Trung với thành phố Đà Nẵng là một trong những khu vực trung tâm về kinh tế, văn hoá, du lịch trọng yếu nơi đây

Bắc Trung Bộ

Bắc Trung Bộ bao gồm các dãy núi phía Tây Nơi giáp Lào có độ cao trung bình và

thấp Riêng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hoá có độ cao từ 1000 - 1500m Khu vực miền núiNghệ An - Hà Tĩnh là đầu nguồn của dãy Trường Sơn có địa hình rất hiểm trở, phần lớn các núi cao nằm rải rác ở đây Các miền đồng bằng có tổng diện tích khoảng 6.200km2, trong đó đồng bằng Thanh Hóa do nguồn phù sa từ sông Mã và sông Chu bồi đắp, chiếm gần một nửa diện tích và là đồng bằng rộng nhất của Trung Bộ

Tây Nguyên

Tây Nguyên có diện tích khoảng 54.473,7km2, nằm về vị trí phía Tây và Tây Nam

Trung Bộ (phía Tây dãy Trường Sơn) Tây Nguyên có phía Tây giáp 2 nước Lào và

Campuchia, phía Đông giáp khu vực kinh tế Nam Trung Bộ và phía Nam giáp khu vực Đông Nam Bộ Địa hình Tây Nguyên đa dạng, phức tạp, chủ yếu là cao nguyên với núi cao ở độ cao từ 250 - 2500m

Nam Trung Bộ

Nam Trung Bộ thuộc khu vực cận giáp biển Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven

biển và núi thấp, có chiều ngang theo hướng Đông - Tây (trung bình 40 – 50 km), hạn hẹp hơn so với Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên Có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp Các miền đồng bằng có diện tích không lớn do các dãy núi phía Tây trải dọc theo hướng Nam tiến dần ra sát biển và có hướng thu hẹp dần diện tích lại Đồng bằng chủ yếu do sông và biển bồi đắp, khi hình thành nên thường bám sát theo các chân núi

Như vậy nhìn chung, địa hình Trung Bộ có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi

gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven

bờ

1.2 KHÍ HẬU

Khí hậu Trung Bộ được chia ra làm hai khu vực chính là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ

Khu vực Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ phía Bắc đèo Hải Vân) Vào mùa đông, do

gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ Đến mùa Hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 độ C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung

Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân) Gió mùa Đông Bắc khi thổi đến đây thường suy yếu đi do

bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã Vì vậy khi về mùa hè khi xuất hiện gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan và tràn qua dãy núi Trường Sơn sẽ gây ra thời tiết khô nóng cho toàn

bộ khu vực

Nhìn chung đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không

cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ

1.3 CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH

Miền Trung được chia làm 3 tiểu vùng:

Trang 3

 Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế Thời nhà Nguyễn vùng này, không kể phủ Thừa Thiên còn được gọi là Hữu Trực Kỳ

 Nam Trung Bộ Việt Nam gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự bắc-nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận Thời nhà Nguyễn khu vực này là Tả Trực Kỳ

 Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng Thời nhà Nguyễn khu vực này là Hoàng Triều Cương Thổ

1.4 TRUNG BỘ THEO TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ

Ngay từ buổi đầu, lịch sử Việt Nam đã hình thành và phát triển ba không gian lịch sử

- văn hóa rất điển hình là không gian miền Bắc, miền Trung và miền Nam Miền Trung là khu vực giữa, trong đó văn hóa Sa Huỳnh và Champa giữ vai trò cơ sở nền tảng Không gian

từ Quảng Bình đến Bình Thuận, vùng duyên hải ăn sâu vào nội địa, dãy Trường Sơn và Tây Nguyên, mở ra Hoàng Sa, Trường Sa được quan niệm là không gian lịch sử - văn hóa miền Trung

Vào những thế kỷ đầu Công lịch, trên vùng Bắc bộ là lãnh thổ Việt Nam hiện nay lúc

ấy đang bị Nhà Hán đô hộ, cuối thế kỉ II TCN, nhà Hán đã chinh phục các vùng đất phía NamTrung Hoa, biến vùng này thành quận huyện trực thuộc nhà Hán Nhưng ở vùng đất là miền Trung và Nam Trung Bộ của chúng ta hiện nay; trước khi Việt Nam là một quốc gia thống nhất, thời kỳ này đang tồn tại một Vương quốc độc lập đó là nhà nước Champa cổ Vương quốc này có quá trình tồn tại và phát triển trong khoảng 17 thế kỷ (từ đầu công nguyên đến thế kỷ XVII), có quan hệ với nhiều quốc gia khác trong khu vực về chính trị - kinh tế - văn hóa Đến nay, vùng đất mà Vương quốc Champa từng tồn tại đã trở thành một phần lãnh thổ không thể tách rời của quốc gia và dân tộc Việt Nam

Theo đó, những tư liệu sớm nhất viết về vương quốc Champa là những thư tịch cổ của Trung Hoa có những tài liệu phản ánh sớm nhất về vương quốc Chămpa tương đối đều đặn qua từng thời kỳ, nhưng tập trung chủ yếu trong giai đoạn từ đầu Công nguyên đến khoảng thế kỉ XII – XIII, về sau thưa dần Trên cơ sở phản ánh việc bang giao triều cống của Chămpađối với Trung Hoa, các sử gia Trung Hoa cũng đã ghi chép được những thông tin cơ bản về địa lý, lịch sử, các sản vật, tập tục, đời sống của cư dân Champa Sau đó là những tác phẩm

Sử học dưới các thời kỳ phong kiến của Việt Nam cũng đã nhắc về vương quốc này ở những khía cạnh khác nhau Các tư liệu này đều cho rằng, Champa là quốc gia độc lập nằm bên ngoài lãnh thổ của dân tộc Việt Nam, như trong “Đại Việt sử ký toàn thư” có nhắc tới vương quốc cổ Champa dưới tên gọi là Chiêm Thành, trong “Lịch triều Hiến chương loại chí”, trongphần Bang giao chí có đề cập tới mối quan hệ bang giao giữa Chiêm Thành với các triều đại phong kiến Việt Nam

Vương quốc Champa ra đời vào cuối thế kỉ thứ II (năm 192) Gồm hai bộ phận

Champa: Phía Nam từ Phú Yên trở vào gọi là Nam Champa; phía Bắc từ Bình định trở ra có một bộ phận thuộc tiểu quốc Lâm Ấp gọi là Bắc Champa

Vùng Bắc Trung Bộ

Trong dòng chảy lịch sử, khu vực Bắc Trung Bộ có sự khởi đầu tương đồng với cả

nước Kết quả nghiên cứu gắn với những tên tuổi nổi tiếng đã khẳng định: “dấu ấn trong không gian văn hóa của cộng đồng cư dân trên vùng đất này khởi đầu từ văn hóa Núi Đọ, đậm nét là văn hóa Hòa Bình và rực rỡ với văn hóa Đông Sơn Từ đó, mở ra trang sử đầu tiên, là nền móng hình thành nên một hệ thống văn hóa - lịch sử mà cư dân xứ sở này đã sángtạo và trao truyền qua nhiều thế hệ” Tuy có khởi đầu sớm nhưng trên dòng chảy thời gian, bên cạnh cái đồng nhất với diễn trình lịch sử dân tộc, đây lại là địa bàn chứa đựng rất nhiều yếu tố dị biệt, riêng trong không gian và chu trình lịch sử - văn hóa Cần phải định vị được cái riêng, cái đặc thù đó để mang lại một nhận thức toàn diện và đầy đủ của toàn bộ lịch sử - văn hóa dân tộc Vùng đất này, từ khởi thủy có một giai đoạn văn hóa sơ sử với tổ chức hành

Trang 4

chính sơ khai: “Việt Thường Thị mà Bùi Dương Lịch viện dẫn từ rất nhiều thư tịch cũ, chẳng hạn:

“Thủy kinh chú”, “Thông giám Cương mục”, “Thông chú” Theo đó, Việt Thường Thị là một nhà nước cổ đại, có khung niên đại tương đồng với Văn Lang - Âu Lạc” Dòng chảy lịch đại trên nửa phía nam của vùng đất này đã hiện diện những cái tên: Lâm Ấp - Hoàn Vương - Chiêm Thành qua ngót một thiên niên kỷ trong sự tranh chấp (và có khi cả hỗn dung nữa) vớicác triều đại phong kiến Trung Hoa dưới thời Bắc thuộc Bắc Trung Bộ là lá chắn ngăn chặn

xu hướng Hán hóa thâm nhập sâu vào phía nam

Thiên niên kỷ thứ nhất (Công nguyên), nền chính trị - hành chính - văn hóa Việt

phía bắc chỉ vươn tới sông Mã, tạo được ảnh hưởng tới một phần châu thổ sông Lam Đại bộ phận khu vực Bắc miền Trung vẫn trong phạm vi chính trị - hành chính - văn hóa của các quốc gia phía nam, chủ nhân vùng đất này là người Chăm Đến khi Nhà nước Đại Việt hùng mạnh ra đời (đầu thiên niên kỷ thứ II), xu thế hội nhập tất yếu của lịch sử diễn ra đã làm cho dòng chảy văn hóa - lịch sử Bắc Trung Bộ bước qua thời kỳ tương tác của hai dòng văn hóa Việt - Chăm và ổn định trong không gian thuần Việt Đến đây, sự thụ ứng hay đan xen, chao đảo về văn hóa trước kia được thay bằng một quá trình phục sinh các giá trị vốn có từ thời Việt Thường và hoàn thiện trong không gian văn hóa thống nhất Đại Việt, tạo lập sự thuần nhất của văn hóa Việt với nền tảng cơ bản là làng và văn hóa làng tiếp nhận từ phía bắc Vì vậy, các giá trị văn hóa - lịch sử Bắc Trung Bộ đã được hình thành, trao truyền và trường tồn trên dòng chảy chung không phải là sự xếp lớp đơn thuần mà là sự biến thiên, khúc khuỷu theo “thời tiết chính trị” của hai đầu Nam – Bắc

Nói về quá trình tiến tới sự ra đời của Champa, có lẽ nên trở lại cuộc đấu tranh chống

nhà Hán vào thế kỉ II trong những vùng đất như Cửu Chân, Nhật Nam, Giao Chỉ Trong đó nên chú ý đến phong trào chống Hán của nhân dân quận Nhật Nam với vai trò to lớn có lẽ nằm ở huyện Tượng Lâm Trước ách áp bức bóc lột của nhà Hán nhân dân các vùng đã liên kết với nhau để chống trả Những năm 40 của thế kỉ I, Quận Nhật Nam cũng đã hưởng ứng mạnh mẽ phong trào của hai Bà Trưng, nhưng đều chịu kết quả chung là thất bại Sau thời gian lắng xuống, phong trào đấu tranh chống Hán lại nổ ra mạnh mẽ nhưng phải sau gần một thế kỉ Năm 136, huyện Tượng Lâm lại nổ dậy và tiếp sau đó là những năm 144, 157 và cuối thế kỉ II, vai trò lãnh đạo lúc này là của một người có tên là Khu Liên (Khu Đạt, Khu

Vương)

Như vậy suốt thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm nói riêng đã cùng với nhân dân Cửu Chân, NhậtNam bắt tay nhau để chống lại sựu đô hộ của nhà Hán và đến năm 193, cuộc đấu tranh của nhân dân Tượng Lâm thành công trước nhất Tiếp nối sau thắng lợi trên, cùng với trình độ của nền văn hóa đạt đến ngưỡng có thể hình thành nên một quốc gia thì không có lý nào mà không thể có một Nhà nước Nhìn lại những nền tảng của văn hóa Sa Huỳnh và nguyên nhân trực tiếp đã phân tích ở trên có thể nói rằng Champa ra đời trong bối cảnh đó, thời gian là vàocuối thế kỉ thứ II Nhưng cái tên Champa thật sự không phải là hiệu của đất nước do Khu Liên lập nên, Chămpa chỉ xuất hiện vào cuối thế kỉ VI thời vua Sambhuvarman Chắc hẳn là Lâm Ấp, điều này hợp lý hơn vì thứ nhất địa bàn của Lâm Ấp (tạm gọi là Lâm Ấp) và huyện Tượng

Lâm gần như nhau, phía bắc sông Gianh, ở bắc Hải Vân, từ sông Gianh đến sông thu Bồn, từ Quảng Bình đến Huế ngày nay Thứ hai, về tên gọi Lâm của Lâm Ấp được lấy từ chữ Lâm của Tượng Lâm

Cũng khẳng định một điều về Lâm Ấp và Champa, đây là hai quốc gia kế tiếp nhau,

chứ không phải là một Lâm Ấp chỉ là giai đoạn đầu, nơi của nhóm dân cư ngữ hệ Malyao – Polynesien đầu tiên với nền văn hóa biển của họ Và chính quốc gia này là bước đầu của sự giao thoa với văn hóa Ấn Độ, mở ra thời kì gọi là Champa Và giai đoạn đầu – Lâm Ấp được xem là sự lớn mạnh của phía Bắc, sau đó là Nam Champa

Trang 5

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Khoảng năm 349 -361 Phạm Phật (Phiên âm Hán – Việt) có công thống nhất Nam

Chăm và Bắc Chăm lập ra vương quốc Chămpa (Tên gọi này có thể chỉ một loài hoa mà ta thường gọi là hoa Đại, hoa Sứ - Michelia Chămpacca Lenaie) Tên nhân vua Phạm Phật có thểgọi là Vua Bhadravarman được biết đến đầu tiên trong các bia kí để lại

Nước Champa là một quốc gia cổ đại đã từng tồn tại trên phần đất liền miền Nam trung bộ của đất nước Việt Nam hiện nay Trong quá khứ hình thành và phát triển, nước Chăm Pa được các biên niên sử ghi chép là nước Lâm Ấp, nước Hoàn Vương, từ thế kỉ IX là Chiêm Thành hay Champa Nước Champa là một quốc gia cổ có nhiều thành phần dân tộc xuất hiện công nguyên, trong đó một nhóm tộc người nói tiếng chămpa cổ có liên quan đến nền văn hóa Sa Huỳnh là dân tộc chủ thể Nền văn hóa Champa cổ và tộc người Champa Kinh thành của vương quốc này đặt tại Virapura (theo tiếng Việt là “thành phố Hùng Tráng”), nay là thôn Palai Bachong, xã Hòa Trinh, huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận Sau này, khi Vương quốc

Chiêm Thành hình thành, Hoàn Vương trở thành một trong 5 tiểu vương quốc Địa phận của tiểu vương quốc này có thể nằm trong khu vực tỉnh Ninh Thuận ngày nay (trong sử sách ghi

là vùng Phan Rang Phan Rí)

Vương triều Gangaraga: Từ đầu thế kỉ thứ VI đến năm 731 Đây là thời kì cực thịnh

của vương quốc Champa, trải qua chín đời Vua và chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ giáo và văn hóa Ấn Độ Kinh đô lúc này là Trà Kiệu (Gọi là thành Sư Tử) Shinhapura thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Cách Thánh Địa Mỹ Sơn 28km về phía Tây nơi có hơn 70 công trình kiến trúc Chăm

+ Vương triều Panduranga: Từ 731 đến giữa thế kỉ thứ IX Lúc này Bắc Chăm có nhiều biến động nên trung tâm Champa chuyển về Khánh Hòa Vùng tháp bà Ponagar có 6 đời vua + Vương triều Vi-ra-pu-ra (Vương triều Ra-ja-pu-ra) là vương triều của các dòng vua

miền Nam, lập năm 757, tồn tại trong gần 1 thế kỉ, gồm 6 đời vua Kinh đô ở Vi-ra-pu- ra naythuộc Phan Rang Tên nước là Pan-du-ran-ga (tiếng Hin-đu, tiếng Chăm cổ là Pan- ran) hay

là Hoàn Vương quốc (sự trở về của vương quyền) Địa bàn bao gồm 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận ngày nay

+ Vương triều Indrapura (Vương triều Đồng Dương) Từ giữa Thế kỉ thứ IX đến thế kỉ

thứ X Lúc này kinh đô Chămpa chuyển ra phía Bắc và xây dựng tại làng Đồng dương, bên

bờ sông Ly Ly, một nhánh của sông Thu Bồn, cách cố đô Trà Kiệu 15km về phía Nam Indrapura có nghĩa là “Thành phố chiếu đầy hào quang” Thời kì này Champa ảnh hưởng của Phật giáo Đồng Dương là tập hợp đền chùa và cung điện, với hơn 30 công trình kiến trúc có

cả chùa Phật giáo và tháp Ấn độ giáo Vương triều Indrapura có 9 đời vua

+ Vương triều Vijaya: Vua Yangpuku lên ngôi năm 999 quyết định dời đô từ Đồng

Dương về Vijaya còn gọi là thành Đồ Bàn, với trung tâm được gọi là tháp Cánh Tiên, thuộc huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Định Đến thời (In-dra-var-man, 1277-1285) và Sin-ha-var-man

V (sử gọi là Chế Mân, 1285- 1307) Hai vị vua này đã lãnh đạo nhân dân Champa tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông Nguyên thắng lợi Đồng thời, Champa tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Tây, bao gồm cả một phần cao nguyên Nam Trung bộ, làm chủ cả một vùng biển rộng lớn của biển Đông

“Vương quốc Champa hình thành và phát triển trên dãi đất miền Trung Việt Nam và

một phần cao nguyên Trường Sơn, lúc mạnh nhất trải dài từ Hoành Sơn, sông Gianh ở phía bắc đến sông Dinh – Hàm Tân, ở phía nam đến lưu vực Krong Pôcô và sông Đà Rằng trên Tây Nguyên” Vào năm 1069, vua Rudravarman nhượng châu Bố Chính, Địa Lí và Ma Linh

để chuộc tự do cho mình sau một lần Đại Việt đánh Champa Như vậy, lúc này lãnh thổ Chămpa chỉ còn từ phía nam Quảng Trị trở xuống Lần thay đổi lớn thứ hai về cương vực có

lẽ là vào năm 1471, chính là lúc vai trò lịch sử của vương quốc này mất dần Sau khi đánh bạivương triều Vijaya, cương vực Champa chỉ còn phần đất Phú Yên – Khánh Hòa và Ninh

Trang 6

Thuận – Bình Thuận Và những vùng đất này cũng là nơi dân cư Champa – người Chăm trú ngụ đông đảo đến ngày nay

Văn hóa Sa Huỳnh không phải là nguyên nhân trực tiếp hình thành nên Champa mà

đó chỉ là nền tảng duy nhất như những nền văn hóa Óc Eo hay sông Hồng của Phù Nam hay Đại Việt Bởi lẽ việc hình thành nên một quốc gia hẳn phải có một nguyên nhân nào mang ý nghĩa sống còn hơn chẳng hạn như chống ngoại xâm, làm thủy lợi, chứ không phải là văn hóa

vì có thể từ nền văn hóa khác hay một nền văn hóa ưu thế chỉ là cơ sở và cái nhân của quốc gia Nói chung văn hoá Sa Huỳnh đóng vai trò thúc đẩy đến ngưỡng cửa lập quốc chứ không phải là nguyên nhân trực tiếp

Sự phát triển hùng mạnh được duy trì đến giai đoạn vua Po Binasor – sử Việt gọi là

Chế Bồng Nga, vị Vua này đã 4 lần đem quân tấn công thẳng vào kinh đô Thăng Long của Nhà Trần và đã tiến chiếm lại toàn bộ các châu Hoan, châu Ái, châu Thuận và châu Hóa (tức

là toàn bộ vùng Thanh - Nghệ - Tỉnh và Bình - Trị - Thiên của Việt Nam hiện nay) của Đại Việt trong nhiều năm Nhưng trong cuộc tấn công ra Thăng Long lần thứ 4 (1390), Chế BồngNga bị tướng Đại Việt là Trần Khát Chân giết chết Đại quân Champa thua trận, đã từ bỏ các vùng đất vừa chiếm của Đại Việt và rút quân về phía Nam đèo Hải Vân Nhưng do nền tảng kinh tế thiếu vững chắc cộng với các cuộc chiến tranh hao người tốn của với Đại Việt,

Campuchia lãnh thổ Champa ngày càng bị thu hẹp Từ sau thế kỉ XI trở đi, Champa ngày càng bị thu hẹp lãnh thổ xuống phía Nam Sau trận chiến năm 1471 của vua Lê Thánh Tông, kinh đô Đồ Bàn (Chà Bàn) của Champa bị quân Đại Việt đốt phá hoàn toàn, Vua Champa là Trà Toàn bị bắt đem về Thăng Long thì nhà nước Champa đã sụp đổ, đến mức gần như không

còn được nhắc đến trong sử sách

Theo những nghiên cứu cho thấy, khi hệ thống lại tiến trình lịch sử của Vương quốc

này chúng ta thấy nhà nước Champa đã phải trải qua những dấu mốc quan trọng trong quá trình biến mất của một thực thể quốc gia, đây là những dấu mốc không đáng nhớ của mọi quốc gia - dân tộc khác trên thế giới, như sau:

+ Thế kỉ XI, năm 1069, vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ Chế Củ xin dâng ba châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh (Quảng Bình và Bắc Quảng Trị) cho nhà Lý để chuộc tội

+ Thế kỉ XIV, để xin cưới công chúa Huyền Trân, với mục đính là nhằm kết thân với

thế lực nhà Trần quá hùng mạnh của Đại Việt; vua Chế Mân đã dâng cho nhà Trần hai châu

Ô, Lý (Nam Quảng Trị và Thừa Thiên)

+ Năm 1370 khi Vua Nghệ Tông lên ngôi, đã xảy ra tranh giành ngôi vị trong giới

hoàng tộc, một người Cung phi đã chạy vào Chiêm Thành cầu cứu vua Chiêm - Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt Quân Chiêm nhân cơ hội này vượt bể vào cửa Đại An tiến đánh Thăng Long Quân Trần không chống nổi, phải bỏ kinh thành Vua Nghệ Tông rời đô đilánh nạn Quân Chiêm vào thành đốt sạch cung điện, bắt đàn bà con gái, lấy hết vàng bạc châu báu rồi rút quân về

+ Năm 1377 Vua Trần Duệ Tông thân chinh đem quân chinh phạt Champa, trong một

cuộc tiến quân đánh chiếm thành Đồ Bàn, Vua Trần Duệ Tông vì mắc mưu trá hàng của địch

đã tử trận tại kinh đô Đồ Bàn, quân Đại Việt đại bại Quân Chămpa đã phản công tiến chiếm lại Thuận Hóa chiếm luôn các châu Hoan, châu Ái suốt 12 năm, đồng thời xua đuổi hầu hết người Việt khỏi khu vực này Quân Chămpa nhiều lần tấn công cướp phá thành Thăng Long, cho đến tháng Giêng năm Canh Ngọ (1390) - Vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga bị quân Đại Việt bắn chết trong khi tấn công thành Thăng Long quân Chiêm Thành mới rút khỏi vùngđất này Thành quả xây dựng gần 100 năm của cư dân vùng Thuận Hóa lại phải bắt đầu lại từ con số không

+ Nhưng không lâu sau đó nhà Trần suy vong (năm 1400), nhà Hồ lên thay, nhưng nhà Hồ tồn tại quá ngắn ngủi (1400 – 1407) Sau cuộc chinh phạt Chămpa thắng lợi của Hồ Nguyên

Trang 7

Trừng, người Champa phải cắt 2 châu Chiêm Động, Cổ Luỹ (Quảng Nam, Quảng Ngãi) cho nhà Hồ Biên giới Champa lùi vào phía Bắc Bình Định Vì mất lòng dân - cuộc kháng chiến chống quân Minh của Nhà Hồ bị thất bại, năm 1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt giải về Kim lăng; nước ta bị giặc Minh chiếm đóng trong hơn 20 năm và vùng đất này bị người Chămpa chiếm lại, cho đến năm Mậu Thân (1428) cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi giành thắng lợi hoàn toàn, đất nước mới trở lại thời tự chủ Trong thời gian Đại Việt bị quân Minh đô hộ, lợi dụng việc này quân Chămpa đã tiến chiếm lại vùng Thuận Hóa và 2 châu Chiêm Động,

Cổ Luỹ (Quảng Nam, Quảng Ngãi)

+ Sau chiến thắng giặc Minh (1428), Vua Lê Thái Tổ đã cử quan quân vào lấy lại

Thuận Hóa và cử các trọng thần vào trấn thủ, tổ chức ổn định đời sống nhân dân, tăng cường

di dân, khai hoang phục hóa, thành lập các làng xã mới Nhưng tình hình Thuận Hóa không

ổn định, quân Chiêm Thành nhiều lần tấn công châu Hóa Sau khi nhà Hậu Lê tiếp quản Thuận Hóa, quân Chiêm Thành đã liên tục quấy nhiễu khiến cho cư dân vùng này không thể

an cư được Nhất là sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (1434), quân Chiêm Thành lại nhiều lần vượt đèo Hải Vân tấn công châu Hóa Năm 1446 vua Lê Nhân Tông cử đại quân chủ động đánh Chiêm Thành nhằm giữ yên bờ cõi

+ Năm 1469, quân Chiêm Thành lại khởi sự chiến dịch quấy phá Hóa Châu, tháng

9/1470, vua Chiêm Thành là Bàn Trà Toàn đã huy động 10 vạn quân và voi ngựa tiến đánh châu Hóa Cuối năm đó vua Lê Thánh Tông ngự giá thân chinh đánh Chiêm Thành Sau nhiều trận giao tranh, quân Chiêm tan vỡ, vua Lê Thánh Tông đã đưa quân đánh vào tận kinh

đô Bồ Đàn, chiếm kinh đô của Chiêm Thành, bắt sống vua Chiêm là Trà Toàn đem theo về Đại Việt

+ Năm 1471, Champa gây chiến với Đại Việt Vua Lê Thánh Tông đã thân chinh đánh dẹp, chiếm được kinh đô Đồ Bàn (Chà Bàn) đẩy biên giới Chămpa lùi về phía nam đèo Cả (Phú Yên), hình thành nên vùng đất Thăng Hoa - Tư Nghĩa

+ Sau chiến thắng Đồ Bàn - năm 1471 của quân dân Đại Việt, chiến dịch bình định

phương Nam dưới quyền Tiết chế của vua Lê Thánh Tông thắng lợi hoàn toàn Đã chấm dứt mối đe dọa xâm lấn Hóa Châu của người Champa, cương giới nước Đại Việt đã vào tận tận đèo Cù Mông phía Nam tỉnh Bình Định ngày nay

+ Vương triều Panduranga: (giữa thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVII):Sau khi thành Đồ

Bàn thất thủ, vương quốc Chăpa bước vào giai đoạn cuối cùng của nó, lãnh thổ phía bắc đến đèo Cù Mông, lúc đầu đóng đô ở Kau Thara (Nha trang) Đến giữa thế kỉ thứ XVII chuyển vềvùng Phan Rang Năm 1653, chúa Nguyễn đã lệnh Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh đánh dẹp

và lập trấn Thuận Thành Sự tồn tại của Vương quốc Champa đến đây về cơ bản chấm dứt, tuy nhiên chúa Nguyễn và giai đoạn đầu nhà Nguyễn vẫn cho phép người Chămpa thực hiện

cơ chế tự trị trên phạm vi Ninh Thuận, Bình Thuận hiện nay Cho đến năm 1693 nhà Nguyễn chiếm được Phan Thiết thì vương triều Champa mất hẳn độc lập, chỉ tồn tại như một thế lực bán tự chủ Trong thời Vua Minh Mạng Champa trở thành một thành phần của dân tộc Việt Nam Đến năm 1832, cuộc cải cách của vua Minh Mạng xác lập đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước đã đổi trấn Thuận Thành thành tỉnh Bình Thuận Từ đó, Champa trở thành một bộ phận thống nhất trong lãnh thổ Việt Nam

Qua các mốc son của lịch sử, với quá trình mở mang bờ cõi và các cuộc di dân về

phương Nam của cộng đồng cư dân người Việt, đã cho chúng ta có được một cái nhìn tổng quan, một nhận định chung về sự hình thành và phát triển của cộng đồng dân cư Việt trên vùng đất phương Nam Thuở lập quốc, ranh giới cực Nam của cộng đồng cư dân người Việt

là dãy Hoành Sơn - dãy Hoành Sơn được lấy làm cương giới giữa Champa và Đại Việt trong suốt một thời gian dài Nhưng với nhiều điều kiện thuận lợi và khách quan đã thúc đẩy quá trình di cư mạnh mẽ của người Việt về phía Nam, nhất là trong các thế kỷ XV - XVI Trong khi vùng đất mới cực Nam Đại Việt mưa thuận gió hòa thì tình hình miền Bắc diễn biến ngược lại với những sự kiện thiên tai – hạn hán lớn như vào những năm 1559 và 1608 đã gián

Trang 8

tiếp thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này Nhưng theo đó, công cuộc Nam tiến không phải lúc nào cũng thuận lợi Năm 1306, sau khi vùng Thuận Hóa trở về với Đại Việt mà không phải đổ máu, nhưng đây cũng là giai đoạn cuối suy tàn của một triều Nhà Trần

hùng mạnh từng đánh thắng quân Mông Nguyên Trước sự thật lịch sử này đã lý giải được phần nào là tại sao có một khoảng trống trong lịch sử văn hóa - xã hội vùng Thuận – Quảng ởgiai đoạn này (1306 – 1470) Vì hầu như cho tới nay giới sử học đã không thể tìm thấy được bất cứ một thư tịch, một văn bản hoặc một chứng tích nào của người Việt ở giai đoạn này, còn lưu lại được đến ngày nay tại khu vực này Ở cấp độ vùng miền, tại các tỉnh (thành), trong các làng - xã, trong các dòng họ ở khu vực này cũng không thể tìm thấy được một thư tịch, một văn bản nào của người Việt được lập trong giai đoạn này hiện đang còn được lưu giữ

Chỉ sau chiến thắng lịch sử này (1471), nhân dân vùng Thuận Hóa - Thăng Hoa - Tư Nghĩa mới thực sự được hưởng thanh bình, ổn định liên tục trong nhiều năm sau Nhân dân vùng này, có được một khoảng thời gian hơn 50 năm thanh bình đã ra sức khôi phục và tái thiết quê hương, khôi phục lại các làng xóm bị tàn phá, nhân dân lưu tán do chiến tranh

CHƯƠNG 2 : ĐẶC TRƯNG VÙNG TRUNG BỘ 2.1 ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

2.1.1 Vùng Bắc Trung Bộ

Địa hình: Bắc Trung Bộ tương đối phức tạp với trên 70% diện tích là đồi núi, từ Tây

sang Đông Địa hình phân hóa thành 3 dải rõ rệt: dải đồi núi ở phía Tây, dải đồng bằng ở giữa, dải bờ biển, đảo và thềm lục địa ở phía Đông Vì vậy mỗi tỉnh trong vùng đều gồm nhiều dạng địa hình: núi đồi, đồng bằng, đảo và thềm lục địa…

Dải núi đồi ở phía Tây:

Dải địa hình này chạy dài từ phía nam thung lũng sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các

dãy núi song song và so le nhau, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Đây chính là sườn Đông của dãy Trường Sơn Bắc, trong khi sườn Tây của Trường Sơn Bắc (thuộc Lào) thoai thoải về phía sông Mê Công thì sườn Đông (thuộc Việt Nam) thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu

Phía bắc là vùng núi Tây Nghệ An – Hà Tĩnh có một số đỉnh núi cao trên 2000m, nằm trên vùng biên giới Việt – Lào

Ở giữa, trong vùng đồi núi Quảng Bình – Quảng Trị, địa hình thấp xuống, chỉ còn

những ngọn núi cao trên dưới 1000m Trong vùng có khối núi đá vôi Kẻ Bàng cao 800 – 1000m, hiểm trở, trong lòng có nhiều hang động nổi tiếng như động Phong Nha

Ở phía nam, vùng đồi núi Thừa Thiên - Huế lại cao lên với một số đỉnh cao trên 1500m Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam gây những khó khăn nhất định cho việc thông thương giữa

2 nước Việt – Lào Tuy vậy, giao thông cũng thuận tiện thông qua các đèo được hình thành trên những đứt gãy như đèo Keo Nưa (760m), đèo Mụ Giạ (418m), đèo Lao Bảo (350m)… Bên cạnh các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, lại có những dãy núi

đâm ngang ra biển theo hướng Tây – Đông như dãy Hoành Sơn với Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), dãy núi Thầy với đèo Lý Hòa, dãy Bạch Mã với đèo Hải Vân Chuyển tiếp từ vùng núi xuống đồng bằng là vùng trung du với đồi và núi thấp dưới 1000m Địa hình thoải, ít dốc với những bề mặt tương đối bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ, đôi chỗ có những dải đất đỏ ba dan như ở Phú Quỳ (Nghệ An), Gio Linh, Cam Lộ (Quảng Trị), Triệu Sơn (Thanh Hóa), thích hợp trồng một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp Xen giữa đồi núi thấp là các thung lũng mà quá trình canh tác lâu dài của nhân dân nơi đây đã trở thành những cánh đồng khá bằng phẳng

Dải đồng bằng ở giữa

Trang 9

Dải này gồm nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp ngang với tổng diện tích trên 8200km2 (trong

đó riêng đồng bằng Thanh Hóa đã chiếm hơn 1/3) Độ cao trung bình khoảng 5 - 10m Nhìn chung, đất đai có độ phì không cao, chất dinh dưỡng bị rửa trôi nhiều

Đồng bằng Thanh Hóa rộng 2900km2 , chủ yếu được bù đắp bởi phù sa của sông Mã

và sông Chu Rìa bắc và tây bắc là dải đất cao từ 2 – 15m, được cấu tạo bởi phù sa cũ, trong khi phù sa hiện đại trải ra trên một bề mặt rộng, hơi nghiêng về phía biển ở mé đông nam Trong đồng bằng vẫn có nhiều đồi núi sót, cao trung bình 200 – 300m, ven biển có nhiều cồn cát, đất phù sa châu thổ ở đây nghèo hơn ở đồng bằng Sông Hồng Ở nơi cao, đất bị chua và

có hiện tượng bạc màu, ở nơi thấp và gần biển đất nhẹ hơn do sự có mặt của các trầm tích biển

Đồng bằng Nghệ - Tĩnh rộng hơn 8500km2, gồm nhiều đồng bằng nhỏ hợp lại So với đồng bằng Thanh Hóa thì diện tích đồng bằng ở đây đã thu hẹp rất nhiều, nhất là từ Kỳ Anh trở vào, do những núi đá lan ra tận biển và do các cồn cát nằm thành những dãy liên tục, trừ những dải đất ven sông nhiều mùn, thì phần lớn là bị bạc màu và bị rửa trôi

Phía bắc là đồng bằng duyên hải Diễn Châu, bề mặt nhiều đồi và cồn cát, khí hậu khô

hạn Tiếp theo là đồng bằng Sông Cả, rộng hơn, phì nhiêu hơn và đông dân cư hơn, độ cao từ

1 – 2m đến 5 – 6m so với mực nước biển Phía nam có đồng bằng duyên hải Kỳ Anh, là một dải phù sa biển hẹp, ở phía nam cửa Nhượng nổi lên những cồn cát cao tới 15m, đồi núi chiếm diện tích khá lớn, có độ cao từ 200 – 400m và thung lũng Hương Khê cao 200 – 300m,đất đai tương đối màu mỡ.Đồng bằng Quảng Bình có diện tích hơn 600km2, bề ngang chỉ rộng khoảng 10 – 20km Địa hình thay đổi rất nhanh theo chiều Tây – Đông, sát chân dãy Trường Sơn là bề mặt cao 15 – 20m, bị xâm thực phá hủy chỉ còn một lớp đất mỏng, cây cối thưa thớt, ít giá trị về sản xuất nông nghiệp Tiếp theo là đồng bằng, đất đai tương đối màu

mỡ, ngoài cùng là các cồn cát cao 20 – 30m, có dạng lưỡi liềm, nối tiếp nhau chạy dài thành những dãy liên tục theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, các cồn cát này lấn dần vào đồng bằng với tốc

độ vài chục mét/năm Đồng bằng Quảng Trị chỉ rộng khoảng 500km2, bề ngang rất hẹp nhưng kéo dài đến 66km, địa hình giống như đồng bằng Quảng Bình nhưng xuất hiện các đồibadan chạy không liên tục từ Cửa Tùng vào Gio Linh, Cam Lộ, có giá trị sản xuất nông nghiệp và trồng các cây công nghiệp

Đồng bằng Thừa Thiên có diện tích khoảng 900km2 là sản phẩm bồi đắp của hệ thống sông Hương Phía bắc là những bãi cát nghèo chất dinh dưỡng giống như ở Quảng Trị, phía nam có nhiều cánh đồng phì nhiêu Ven biển là dãy đầm phá dài khoảng 70km, rộng hơn 10km và sâu khoảng 20m như các đầm phá: Tam Giang, Thủy Tú, Cầu Hai, Thuận An …

Dải bờ biển và đảo

Dọc bờ biển có nhiều địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng

Áng, Chân Mây…), nhiều bãi tắm có giá trị du lịch ( Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm…), hệ thống đầm phá có điều kiện để phát triển nuôi trồng thủy sản

Ngoài khơi có hệ thống đảo ven bờ như các đảo Nghi Sơn, Hòn Mê, Hòn Ngư, Hòn

Mắt, Hòn Gió, Hòn La, Cồn Cỏ… có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng Nhìn chung địa hình đa dạng đã tạo điều kiện để các tỉnh trong vùng có thể phát triển

nông – lâm – thủy sản Các hệ sinh thái rừng – đồng bằng – biển kết hợp là điều kiện phát triển du lịch, địa hình dốc, có nhiều sông suối là tiềm năng để phát triển thủy điện… Tuy nhiên do địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, đại bộ phận diện tích là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai kém màu mỡ nên việc tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế với quy mô lớn cũng như xây dựng và bảo vệ cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn

Khí hậu:

mang tính chất chuyển tiếp giữa nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ở phía

bắc và nhiệt đới gió mùa ẩm ít lạnh hơn và mùa mưa chuyển sang thu – đông ở phía nam

Trang 10

Đây là vùng có khí hậu khắc nghiệt nhất cả nước Sự khắc nghiệt của khí hậu biểu hiện ở một

số kiểu thời tiết cực đoan: gió Tây (gió Lào) khô nóng; bão và áp thấp nhiệt đới là thiên tai gây thiệt hại nặng nề, Bắc Trung Bộ cũng là vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của hạn hán và mưa

đá

Sông ngòi:

phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phù hợp với hướng nghiêng địa hình Hầu hết các sông đều ngắn dốc Các sông lớn trong vùng là sông Mã, sông

Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Bến Hải, sông Hương Trên các con sông đã xây dựng một

số hồ có giá trị thủy điện, thủy lợi và du lịch như: hồ Cửa Đạt, hồ Kẻ Gỗ, hồ Tà Trạch

Tài nguyên rừng:

Ở vùng Bắc Trường Sơn, rừng phát triển tốt, rừng nguyên sinh có năng suất lớn nhất

và có nhiều loại gỗ quý; có sự giao thoa về thành phần loài phương bắc và phương nam, trong đó loài đặc hữu vẫn là họ dầu Cùng với đó là khu bảo tồn quốc gia (vườn quốc gia Bạch Mã), phong phú về kiểu rừng: rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới trên núi, rừng kín nửa rụng lá hơi ẩm

Ở khu Đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh: rừng tự nhiên chỉ còn những dải hẹp và là

rừng thứ sinh cây bụi, ven biển ngập triều có những dải nhỏ rừng ngập mặn, phong phú về hệ động – thực vật

Ở khu Đồng bằng Bình Trị Thiên: rừng không đáng kể, chủ yếu là rừng thực bì thứ

sinh, sát vùng đồi ở các bậc thềm có các loại bạch đàn, thông nhựa; sinh vật phong phú, dồi dào về nguồn thủy sản

Tài nguyên khoáng sản: tương đối đa dạng Đặc biệt có một số loại khoáng sản có

mức độ tập trung rất cao như crom, thiếc, sắt, đá vôi xi măng Bên cạnh đó, vùng còn có một

số loại khoáng sản có giá trị kinh tế: đá xây dựng, cát thủy tinh, đá vôi, titan, cát kết, sét xi măng, sét làm gốm, đá ốp lát, cao lanh, đôlomit, cuội sôi, photphorit

2.1.2 Duyên hải Nam Trung Bộ (Nam Trung Bộ)

Địa hình Duyên hải Nam Trung Bộ - một rìa núi - cao nguyên bị chia cắt bởi các

vùng biển

Vùng Nam Trung Bộ nằm ở phía Nam của khu vực miền Trung Việt Nam Chiều dài

của vùng trải ra trên 3 độ vĩ tuyến, nhưng chiều rộng tính theo ranh giới phía tây giáp với TâyNguyên của từng tỉnh lại tương đối hẹp khi trung bình chỉ khoảng từ 40-50 km, có nơi diện tích chỉ rộng khoảng 20 km như ở phía Nam đèo Cổ Mã

Một lãnh thổ - sườn núi bị biển chia cắt là chính

Biển và phù sa biển là những nhân tố chính cấu tạo nên các đồng bằng ở tiểu vùng

Nam Trung Bộ Các đồng bằng ở đây một số là đồng bằng cửa sông, một số khác là những thành tạo sông- biển, số còn lại là các đồng bằng thành tạo do biển bồi đắp ở đáy các vùng Các đồng bằng ở Nam Trung Bộ có diện tích khá khiêm tốn Từ phía Nam huyện

Đức Phổ (Quảng Ngãi) trở đi, núi đâm ra sát biển, càng đi về phía Nam thì đồng bằng càng thu hẹp diện tích nhường chỗ cho núi Tỉnh Bình Định có diện tích tổng cộng của các đồng bằng là 1750 km2, bao gồm đồng bằng Tam Quan - Bồng Sơn, nơi có sông Lại Giang chảy qua, đồng bằng Vạn Phúc, đồng bằng Phù Mỹ với sông La Xiêm đổ vào vụng nước ngọt, và cuối cùng là đồng bằng Quy Nhơn hình thành do một số sông bồi đắp - trong đó quan trọng nhất là sông Hà Giao, bắt nguồn từ dãy núi An Khê chảy vào cửa biển Thị Nại

Sau đèo Cù Mông, các dãy núi lan ra sát biển nên gần như trên toàn bộ chiều dài từ

Trang 11

Khánh Hòa cho đến Bình Thuận, các dãy núi đã bao chiếm những diện tích rộng lớn đến mứckhiến cho diện tích các đồng bằng (thực tế là những vụng biển được bồi lấp ở chân núi) thu hẹp lại Ngoài hai đồng bằng Tuy An và đồng bằng Tuy Hòa ở Phú Yên chiếm diện tích đến

500 km2, các đồng bằng nhỏ khác có diện tích không đáng kể khi tổng diện tích các đồng bằng này chỉ khoảng hơn 300 km2 Trong đó, đồng bằng Tuy Hòa cũng là đồng bằng màu

mỡ nhất do được sông Đà Rằng khi chảy qua các vùng đồi badan ở thượng lưu đã mang về hạlưu nhiều hạt mịn và phì liệu Bên cạnh đó, nhờ có đập Củng Sơn (đập Đồng Cam), có chừng 18.000 ha hiện đã được tưới nước trong mùa khô Đất ở đây đặc biệt phù hợp với việc trồng lúa nước và trồng mía

Dải đất duyên hải cũng gồm nhiều cồn cát trắng bọc nhiều đầm lớn, chẳng hạn như

đầm Ông Tong, đầm Ô Loan Do có nhiều dãy núi nhỏ nằm ngay ven biển nên bờ biển có dạng răng cưa, gồm những bộ phận bồi tụ - mài mòn xen kẽ, một số đảo nhỏ được phân bố rải rác ngoài khơi, trong đó có nhiều đảo san hô

Giới hạn đồng bằng Tuy Hòa ở phía Nam là khối núi Vọng Phu, vách núi đổ thẳng

xuống biển tạo thành những mũi đá đồ sộ như Mũi Lớn, Mũi Nạy, Mũi Kê Gà Các vũng, vịnh rộng lớn thường được những bán đảo nằm dọc phía biển che chắn - trong đó nổi bật nhất

là vịnh Văn Phong nằm sau bán đảo Phước Mai, cùng với đó là vịnh Cam Ranh- một căn cứ nước sâu nổi tiếng Cả hai vịnh này đều có tầm quan trọng chiến lược trên biển Đông

Từ phía Nam Khánh Hòa trở đi, tất cả dãy núi đều tiếp giáp với biển Các núi trên

cao nguyên Lâm Đồng vươn ra biển dưới dạng một bình phong hướng tây đông ở khối núi Đèo Cả và núi Đá Bạc Bờ biển từ phía nam Khánh Hòa đến Ninh Thuận- Bình Thuận khúc khuỷu, gồm những đoạn mài mòn và bồi tụ Đáng chú ý là các Mũi Đinh, Mũi Sừng Trâu, Mũi Né đã đánh dấu sự đổi hướng của bờ biển ngày càng lệch xa hơn về phía tây nam hoặc tây- tây nam, chuẩn bị cho sự xuất hiện bờ biển Nam Bộ

Nhìn chung, các điều kiện về mặt địa lý tự nhiên đã định hình phương thức sống và

sinh hoạt của đa số người dân địa phương nơi đây là gắn liền với biển, với các đảo và quần đảo, trong đó quan trọng nhất là quần đảo Trường Sa

Những đồng bằng ở cực Nam Trung Bộ vừa nhỏ vừa nằm trong một điều kiện “lõm khí hậu đặc sắc”

Những đồng bằng ở cực Nam Trung Bộ đều nhỏ hẹp, gần như chỉ là những thành tạo

do sông và biển bồi đắp, bám vào các thung lũng chân núi Có thể kể đến là đồng bằng Ninh Hòa với diện tích khoảng 100 km2, gần như nằm kẹp giữa bốn bề là núi, chỉ thông ra biển bởivụng Hòn Khói ở phía Bắc và vụng cửa sông Đá và sông Cần Lam ở phía Nam Không chỉ vậy, cộng tất cả đồng bằng ở Khánh Hòa lại thì diện tích là khoảng 400 km2, trong đó đồng bằng Nha Trang cũng chỉ rộng 135 km2 Phần lớn diện tích các đồng bằng này đều được cấu tạo bởi các thành tạo cát biển trừ dải đất phù sa mới dọc sông Cái

Ngoài ra, các đồng bằng Ninh Thuận và Bình Thuận có điểm đặc biệt là các đồng

bằng này được bao bọc từ phía biển bởi một diện tích rộng lớn các cồn cát đỏ, vàng và trắng Việc cảnh quan đồng bằng được cấu tạo chủ yếu bằng cát biển đã là yếu tố cho thấy sự khô hạn của đất đai Không chỉ vậy, điều kiện khí hậu ở tiểu vùng này càng làm tăng thêm sự khô hạn đó: bắt đầu từ cực Nam tỉnh Khánh Hòa cho đến cuối tỉnh Bình Thuận, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đã bị thay thế bởi kiểu khí hậu nhiệt đới khô, nếu xét theo kiểu thực vật thì đây là kiểu khí hậu xavan Người ta cũng có thể coi đó là một “lõm khí hậu đặc sắc” ở ven

bờ biển

Đất đai ở tiểu vùng Nam Trung Bộ gồm 4 nhóm đất chính: nhóm đất đỏ vàng;

nhóm đất xám, bạc màu; nhóm đất phù sa; nhóm đất cát ven biển Nhìn chung, đất ở đây có

độ phì nhiêu thấp, lượng đất phù sa chiếm phần trăm không quá lớn, do hình thành trên đá mẹnghèo chất dinh dưỡng, địa hình dốc, dễ bị rửa trôi, thoái hóa

Sông ngòi: phổ biến nhất là sông ngắn và dốc, bắt nguồn và chảy trong nội tỉnh, chế

độ nước theo mùa, tập trung vào mùa mưa bão

Trang 12

Tài nguyên rừng: đây là một trong những vùng có thế mạnh về tài nguyên rừng nên

tài nguyên động, thực vật phong phú, đa dạng nên đã tạo được điều kiện để phát triển ngành lâm nghiệp, trở thành cơ sở cho sự phát triển của ngành du lịch sinh thái, các vườn quốc gia như Phong Nha - Kẻ Bàng, Phước Bình, Bidoup Núi Bà…

Tài nguyên khoáng sản: phong phú giống Bắc Trung Bộ, chủ yếu là khoáng sản phi

kim như thạch anh, grapit, than Ngoài ra có thiếc, vàng, chì, kẽm, các loại đá ngọc, đá quý,

đá xây dựng nhưng trữ lượng không lớn Đáng kể, có mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), cát thủy tinh (Cam Ranh, Khánh Hòa),

Tài nguyên biển: nhờ có đường bờ biển dài tới 1290 km, nên tổng trữ lượng thủy sản

mỗi năm lớn và dồi dào, khả năng khai thác hàng năm lên đến nghìn tấn Nhiều loài thủy sản

có giá trị xuất khẩu cao Bên cạnh đó, ven biển có nhiều cánh đồng muối chất lượng tốt Thêm nữa, ở một số đảo ở Khánh Hòa còn là nơi trú ngự của chim yến, tổ yến là đặc sản có giá trị cao Đường bờ biển khúc khuỷu và cắt xẻ nhất nước ta, nhiều bán đảo, vũng vịnh kín gió, nhiều bãi tắm đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch biển Xây dựng các cảng nước sâu để giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước, khu vực và quốc tế

2.1.3 Tây Nguyên

Về vị trí địa lý: Tây Nguyên là một vùng cao nguyên rộng lớn với đặc trưng là sự xếp

tầng cao thấp khác nhau của các cao nguyên với 5 tỉnh xếp dần theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là Kontum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và cuối cùng là Lâm Đồng Tổng diện tích tự nhiên cả vùng là 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích tự nhiên cả nước Vốn dĩ, trước 1975, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Cao nguyên Trung Phần thành 7 tỉnh: Kontum, Pleiku,Phú Bổn, Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức và Lâm Đồng với tổng cộng gần một triệu dân với 50% dân số tập trung vào hai tỉnh Darlac và Tuyên Đức Từ 1976 đến đầu thập niên 1990, Tây Nguyên được chia thành 3 tỉnh là Gia Lai – Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng Sau đó tỉnh Gia Lai-Kon Tum được chia thành hai tỉnh: Gia Lai và Kon Tum vào năm 1991 Tỉnh Đắk Lắk chia thành hai tỉnh: Đắk Lắk và Đắk Nông vào năm 2004 Cho đến hiện nay thì địa bàn Tây Nguyên có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

- Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam

- Phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh

Thuận, Bình Thuận

- Phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước

- Phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia)

Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai,

Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia Còn Lâm Đồng không

có đường biên giới quốc tế

Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà là một loạt cao

nguyên liền kề Đó là các cao nguyên Kon Tum cao khoảng 500m, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Pleiku cao khoảng 800m, cao nguyên M'Drăk cao khoảng 500m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500m, Mơ Nông cao khoảng 800-1000m, cao

nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500m và cao nguyên Di Linh cao khoảng 900-1000m Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính

là Trường Sơn Nam)

Về địa hình, Tây Nguyên nằm ở phía Tây của dãy Trường Sơn với bề mặt địa hình

dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào Đặc điểm nổi bật của địa hình ở đây là tính phân biệt rõ ràng, bao gồm các cao nguyên lượn sóng

Độ cao trung bình là 600-800m so với mặt nước biển Địa hình dốc thoải từ Đông sang Tây, các bậc cao nhất nằm phía Đông, thấp nhất về phía Tây Tuy địa hình phức tạp nhưng lại có thể khái quát thành ba dạng địa hình chính, bao gồm:

- Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của

vùng vì chiếm tới 37% diện tích toàn vùng Các cao nguyên có độ cao trung

Trang 13

bình là 300 – 800m Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp

với quy mô lớn

- Địa hình vùng núi: dạng địa hình này chiếm gần ½ diện tích của Tây Nguyên

với độ cao trung bình là 500 – 1.000m, đa số là núi cao, phù hợp trồng các cây

công nghiệp, đặc biệt là các cây ưa lạnh

- Địa hình thung lũng: dạng địa hình này chiếm diện tích nhỏ nhất ( khoảng 13%

); chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt

Về khí hậu, do nằm hoàn toàn ở phía Nam vĩ tuyến 16 độ Bắc, vị trí địa lí có vai trò

quan trọng nhất trong sự tác động qua lại với điều kiện bức xạ và hoàn lưu khí quyển mà hệ quả của nó là sự hình thành một kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên Đồng thời, do chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa tây nam kết hợp vớihướng của địa hình đem lại cho khí hậu Tây Nguyên tính chất phân mùa (ở đây có 2 mùa chính đó là mùa mưa với mùa khô) và phân vùng rõ rệt Ngoài ra khu này ít xảy ra các điều kiện thời tiết bất lợi như lũ lụt, sương muối, hay giá rét đem lại cho Tây Nguyên khả năng hoạt động hầu như không gián đoạn trong năm

Về thuỷ văn, do nhận lượng mưa lớn trong năm nên dòng chảy ở Tây Nguyên dồi dào, vào

loại trung bình khá Nguồn tài nguyên nước phong phú Có nhiều hệ thống sông có giá trị không chỉ về vấn đề cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất cũng như các hoạt động du lịch mà còn góp phần điều hoà vi khí hậu, tạo môi trường cảnh quan sinh động Trong đó cũng có nhiều hệ thống hồ, hệ thống thác, hệ thống suối nước nóng, nước khoáng (Guga, ĐăkMil, Kondrai, Kondu, Đăk Tô)

Về tài nguyên, với địa hình đa dạng và có sự phân chia rõ rệt, tài nguyên của Tây

Nguyên có tiềm năng vô cùng lớn cả về khoản tài nguyên nước, đất đai, sinh vật, khoáng sản,

và đặc biệt là tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng: Tây Nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất

cao Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại nên có thể nói rừng là một trong những tiềm năng lớn nhất của Tây Nguyên Diện tích rừng Tây nguyên năm 2015 có gần 2,5 triệu ha, chiếm 182% diện tích rừng cả nước, trong đó 87,7% là rừng tự nhiên và độ che phủ là 46,1% đúng thứ 3/7 vùng Trữ lượng rừng gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng

gỗ của cả nước Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng

cả nước Các cây dược liệu quý được tìm thấy ở đây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng, và các cây thuốc quý có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung…

Tài nguyên đất đai: Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển

nông lâm nghiệp Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đăk Nông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều và rừng Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu

ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều loại cây trồng Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực Tuy nhiên, diện tíchđất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hóa nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới 20%) Việc thoái hoá và đất trống đồi núi đang là một trong những vấn đề cần được giải quyết của Tây Nguyên hiện nay

Tài nguyên thực vật: khá giàu về số lượng loài và đa dạng về thành phần các loài Có

khoảng 3.600 loài thực vật bậc cao, thuộc gần 223 họ và 1.200 chi Ở đây loài đặc hữu thuộc loại quý trên thế giới; còn có 300 – 400 loài cây thuốc, trong đó hầu hết là các loại thuốc quý ( sâm bố chính , thiên niên động , …)

Tài nguyên động vật: tài nguyên động vật hoang dã hết sức phong phú Nhiều loài có

Trang 14

giá trị cao về mặt kinh tế , khoa học và có ý nghĩa đối với việc phát triển du lịch Tây Nguyên

có 6/31 vườn quốc gia , khu bảo tồn thiên nhiên Tuy nhiên ở Tây nguyên hiện nay có nhiều khu vực bị đe dọa bởi vấn nạn khai thác quá mức và cháy rừng

Tài nguyên khoáng sản: Chủng loại khoáng sản ở Tây Nguyên khá ít Đáng kể nhất

là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai Kon Tum Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của vùng Ở đây có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai Ngoài ra còn các loại đá quý, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chư Sê - Gia Lai và Bản Đôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng - Đắc Lắc

2.2 THÀNH PHẦN DÂN CƯ

2.2.1 Bắc Trung Bộ

Ở tiểu vùng Bắc Trung Bộ, sự phân bố dân cư không đồng đều do khác biệt giữa khu

vực đồng bằng duyên hải phía đông và khu vực gò đồi và núi ở phía Tây So với duyên hải Nam Trung Bộ thì trình độ đô thị hóa còn ở mức thấp, tỷ lệ dân thành thị tăng chậm

Bắc Trung Bộ còn là địa bàn cư trú của 25 dân tộc Trong đó người Kinh chiếm số

đông, phần lớn cư trú vùng duyên hải và đô thị ven biển Vùng gò đồi và miền núi phía Tây

là địa bàn của các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Mông, bên cạnh đó, còn có một số dân tộc ít người khác như Tày, Khơ Mú, Bru-Văn Kiều, Chứt, Ơ đu

2.2.2 Nam Trung Bộ

Dân cư phân bố không đồng đều giữa các vùng tập trung chủ yếu ở đồng bằng duyên

hải Là vùng có tỉ lệ dân thành thị cao hơn mức trung bình của cả nước, trong đó TP Đà Nẵng có tỷ lệ dân đô thị cao nhất

Thành phần dân tộc đa dạng Trong thành phần đa dân tộc của vùng, người Kinh

cũng là bộ phận chủ yếu, ngoài ra còn các dân tộc khác như Chăm, Hre, Raglay, Chơ-ro, Xơ- đăng, Cơ-tu, Ê-đê, Ba-na, Hoa, khoảng 70% dân tộc sống ở vùng núi cao phía Tây, mật độ dân số chỉ khoảng 13 người trên km2

2.2.3 Tây Nguyên

Dân số Tây Nguyên hiện nay khoảng 6 triệu người, có nguồn gốc từ 63 tỉnh, thành

trên cả nước, với đủ 54 thành phần dân tộc; người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 36,52%, trong đó, 12 DTTS tại chỗ gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 25%; các DTTS khác chiếm trên 10% (đông nhất là DTTS các tỉnh phía Bắc, như Tày, Nùng, Mông, Thái, Mường, Dao ) (số liệu thống kê năm 2022)

2.3 ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA

2.3.1 Bắc Trung Bộ

Đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây rất phong phú đa dạng với những

làn điệu dân ca trong đó có điệu hò sông nước Bắc Trung Bộ là sản phẩm tinh thần, biểu hiện

sự cố kết của cộng đồng người Việt Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của cả nước, là nơi có 3 di sản thế giới: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, quần thể di tích cô đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp Vì có sự đa dạng trong thành phần các dân tộc nên văn hóa cũng rất đa dạng với những nét sinh hoạt độc đáo của mình đã tạo nên một bức tranh đầy màu sắc trong đời sống văn hóa của khu vực

2.3.2 Nam Trung Bộ

Từ thế kỷ XV cho đến nay, lãnh thổ duyên hải Nam Trung Bộ là nơi sinh sống của

người Kinh, người Chăm, một số dân tộc khác ở miền núi như người Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho, Hrê, Raglai Nền văn hóa Chăm không chỉ lưu dấu qua các đền đài (các tháp Chàm), mà còn thể hiện ở các công trình thủy lợi (các đập Nha Trinh, đập Marên) Người Chăm cũng có những hoạt động nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại tương tự như người Việt, tạo nên

Trang 15

sự hòa hợp giữa hai nền văn hóa Việt và Chăm, song mỗi dân tộc vẫn giữ nguyên vẹn bản sắcvăn hóa riêng

2.3.3 Tây Nguyên

Trong văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nhiều biểu tượng văn hóa đã được tiếp biên trong các tôn giáo mới (Công giáo và đạo Tin Lành) Bởi sự đa dạng vàgiao thoa giữa các dân tộc nên văn hoá của vùng Tây Nguyên vô cùng phong phú, đầy đủ mọikhía cạnh bản sắc Các đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên đã hình thành và lưu giữ được những nét văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, nhiều di sản văn hóa vật thể vàphi vật thể, có giá trị lịch sử và thẩm mỹ độc đáo, như rượu cần, nhà rông, nhà dài, nhà mồ, đàn T’rưng, các bộ sử thi đồ sộ hay “không gian văn hóa cồng chiêng”, Mỗi tỉnh trong vùng

có sự hiện diện ít nhất một sắc màu văn hóa nổi bật có tính đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương, cụ thể: dân tộc Ê-đê đại diện cho văn hóa ở tỉnh Đắk Lắk (người Ê-đê chiếm 17% dân số toàn tỉnh dân tộc thiểu số; dân tộc Gia-rai, Ba-na đại diện cho văn hóa tỉnhGia Lai (người Gia-rai chiếm 29,2% dân tộc thiểu số , người Ba Na chiếm 11,8%

dân tộc thiểu số); dân tộc M-nông đại diện cho văn hóa tỉnh Đắk Nông (người M-nông chiếm9,7% dân tộc thiểu số); đại diện cho bản sắc văn hóa ở tỉnh Lâm Đồng là dân tộc Mạ, Cơ-ho (người Mạ chiếm 76,5% toàn bộ người Mạ ở Việt Nam, người Cơ-ho chiếm 13,5% dân tộc thiểu số và 87,4% toàn bộ người Cơ-ho ở Việt Nam); đại diện cho bản sắc văn hóa ở tỉnh Kon Tum là dân tộc Xơ-đăng, Giẻ-triêng (người Xơ-đăng chiếm 24,4% dân tộc thiểu số, chiếm 62,7% toàn bộ người Xơ-đăng ở Việt Nam; người Giẻ-triêng ở tỉnh Kon Tum chiếm 62,4% tổng số người Giẻ-triêng ở Việt Nam

Nhưng đặc trưng nhất khi nói đến Tây Nguyên không thể không nói đến Nhà Rông và

văn hóa cồng chiêng nơi đây Nhà Rông là một biểu tượng văn hóa của không chỉ người Gia Rai, Ê Đê ở Tây Nguyên, nó đã trở thành biểu tượng mang tính phổ quát, đặc trưng của vùng.Với người Tây Nguyên nối riêng và cả nước nói chung, mái nhà Rông đã trở thành biểu tượng đặc trưng của vùng đất đỏ bazan này Biểu tượng văn hóa tiêu biểu ấy cũng được Cônggiáo tiếp biển để hoàn chỉnh hơn nữa việc khai thác thế giới tâm linh của người Gia Rai nhằmđưa họ theo Chúa, xây dựng nên một miên đạo riêng của người Gia Rai ở Tây Nguyên Cồng chiêng Tây Nguyên chính là một biểu tượng đặc trưng trong sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên Nó gắn liền với các lễ hội, những buổi tụ họp, vào trong đời sống của mỗi con người nơi đây một cách sâu đậm

2.4 ĐẶC TRƯNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

2.4.1 Bắc Trung Bộ

Hệ thống các đô thị ở Bắc Trung Bộ tương đối phát triển, được phân bố khá hợp lý,

nhưng dân thành thị thưa thớt Quy mô tập trung dân cư không lớn như Duyên hải Nam Trung Bộ Mặc dù đã cố gắng trong sản xuất, Bắc Trung Bộ về cơ bản đã được cải thiện đáng

kể nhưng vẫn còn nghèo Tăng trưởng kinh tế chưa thực sự bền vững Cơ cấu kinh tế kinh tế chuyển dịch chậm, chưa có đột phá

2.4.2 Nam Trung Bộ

Duyên hải Nam Trung Bộ là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam,

có vai trò quan trọng là cầu nối kinh tế, quốc phòng giữa vùng Bắc Trung Bộ với Tây

Nguyên và Đông Nam Bộ, giữa đất liền với các quần đảo Trong những năm qua, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, định hướng phát triển, vị thế kinh tế của vùng ngày càng cải thiện

Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có tất cả các tỉnh đều giáp biển ở phía Đông, tiếp

đến là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển và vùng đồi núi thấp phía Tây Vì vậy, vấn đề hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp có ý nghĩa lớn với tất cả các tỉnh trong vùng Tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của toàn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2011- 2017 nhìn chung cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành nông, lâm thủy sản cả nước, mặc dù mức tăng trưởng không ổn định; mức tăng trưởng cao nhất vào năm

Trang 16

2011 (108,1%) giảm dần đến mức thấp nhất vào năm 2013 (101,8%); năm 2014 tăng trở lại mức 105,1% rồi lại tiếp tục giảm vào năm 2015, 2016 xuống mức 102,8% và tăng trở lại vào năm 2017 (105,5%) Đa số các tỉnh trong vùng cũng có mức tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản cao hơn mức trung bình của cả nước, ngoại trừ Thừa Thiên Huế và KhánhHòa

Đối với ngành công nghiệp, đa số các tỉnh có mức tăng ngành công nghiệp cao hơn mức trung bình của cả nước, tính đến năm 2017, toàn vùng có 6 khu kinh tế, 52 khu công nghiệp,

số lượng dự án đầu tư là 986 Bên cạnh đó tăng trưởng ngành dịch vụ của toàn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2011- 2017 nhìn chung cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước, tăng trưởng khá ổn định hầu hết các năm đều đạt mức trên 110% Một đặc điểm phát triển kinh tế ở tiểu vùng Nam Trung Bộ không thể không nhắc đến là sự phát triển kinh tế biển, gồm du lịch biển và khai thác thủy hải sản, qua đó còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển,đảo của tổ quốc Sở hữu đường bờ biển dài gần 1.200 km cùng với các điều kiện tự nhiên thuận lợi, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có những chính sách nhằm phát triển kinh tế biển ở Nam Trung Bộ theo hướng bền vững Các chính sách này đã mang lại nhiều kết quả khởi sắc Trong suốt các năm từ 2011 - 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ luôn cao hơn cả nước, mặc dù sự chênh lệch không nhiều Trong vòng 18 năm, quy mô GDP vùng đã tăng từ 173.207 tỷ đồng năm 2010 lên đến 375.986 tỷ đồng năm

2018 Bình quân 2011 - 2018, tính theo giá so sánh 2010, GDP vùng

tăng 10,54%/năm, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (6,09%/ năm) Giai đoạn 2011 -

2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng cao hơn tốc độ tăng dân số rất nhiều (10,54% so với 0,65%), khẳng định tính vững của tăng trưởng Đây là thành tựu nổi bật trong phát triển kinh

tế của vùng, trong đó có sự đóng góp đáng kể của nhiều địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi với tỷ lệ đóng góp bình quân giai đoạn 2010 - 2018 lần lượt là 28,74%; 25,24% và 23,14% (Niên giám thống kê các địa

phương thuộc vùng, 2018)

2.4.3 Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước thế việc phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững chính là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, trước hết là của các địa phương trong Vùng và vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ Theo đó Đảng ta đã nhận định xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên là phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh và tăng cường công tác đối ngoại Lấy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng,

an ninh, ổn định chính trị - xã hội

Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW và 10 năm thực hiện Kết luận 12-NQ/TW, kinhtế-xã hội vùng Tây Nguyên đạt được nhiều kết quả khá toàn diện Quy mô kinh tế được mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 287 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng 14 lần năm 2002 GRDP bình quân giai đoạn 2002-2020 là 7.98 %, cao nhất trong các vùng GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 48,08 triệu đồng/người/năm, gấp 10,6 lần năm 2002 Chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ Công nghiệp phát triển nhanh, tốc

độ tăng trưởng công nghiệp đạt 12,79%, cao hơn bình quân cả nước (11,54%) và cao nhất trong 6 vùng kinh tế-xã hội Đóng góp của khu vực công nghiệp tăng từ 11,58% năm 2002 lên 17,98% năm 2020 Công nghiệp tập trung vào thủy điện, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng, khai khoáng Nông nghiệp trở thành vùng sản xuất nông sản lớn (càphê, cao su, chè, tiêu, bông, dược liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy), nhiều mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong

Trang 17

xuất khẩu của cả nước; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2002-2020 đạt 5,5%, cao hơn bình quân

cả nước và cao nhất trong các vùng kinh tế-xã hội

Dịch vụ, du lịch phát triển khá, hình thành các chuỗi phát triển du lịch liên vùng, đang

trở thành vùng du lịch sinh thái-văn hóa có sức hấp dẫn Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ giai đoạn 2002-2020 đạt 9,8%, cao nhất trong các vùng; quy mô giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ năm 2020 đạt 121,7 nghìn tỷ đồng, gấp 13,7 lần năm 2002

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng gần 2 lần, từ 1,4 tỷ USD năm 2010 lên 2,47 tỷ

USD năm 2020 Tốc tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2002 -

2020 đạt 19%/năm, cao hơn bình quân cả nước và cao nhất các vùng

Cùng với sự nâng cao chất lượng về kinh tế cũng như hạ tầng cơ sở, về văn hóa-xã hội

có nhiều tiến bộ; hệ thống giáo dục, đào tạo được đầu tư đồng bộ; mạng lưới y tế được củng

cố (từ năm 2010 đến 2020, số bệnh viện tăng từ 75 lên 90, có trạm y tế ở tất cả các xã, phương, số giường bệnh tăng từ 8.647 lên 14.742)

CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ 3.1 TIỀM NĂNG TRIỂN VỌNG

3.1.1 Tiềm năng từ điều kiện tự nhiên

Trung Bộ là địa bàn chuyển tiếp về mặt tự nhiên từ đồng bằng Bắc Bộ vào đồng bằng

Nam Bộ, chuyển tiếp từ lục địa ra biển; là cầu nối về kinh tế giữa các vùng núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long với các vùng đất cao thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ Đặc điểm vị trí địa lý cho thấy vị thế quan trọng củacác tỉnh ven biển miền Trung trong sơ đồ phát triển kinh tế - xã hội, trong chiến lược bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững không chỉ đối với vùng Trung Bộ mà còn cho toàn lãnh thổ Việt Nam

Trung Bộ sở hữu tiềm năng phát triển nền kinh tế mở, phát triển các khu kinh tế cửa

khẩu, hình thành các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây

Những cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây giáp đường biên

giới Lào, Campuchia và Đông Bắc Thái Lan đã tạo điều kiện thuận lợi để Trung Bộ phát triểnnền kinh tế mở, hình thành chuỗi các khu kinh tế cửa khẩu với các nước Đông Nam Á trên đất liền, đó là các KKT cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh); KKT cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình); KKT cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị; hình thành các tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, trong đó trục chính của hành lang kinh tế Đông - Tây chạy theo đường quốc lộ số 9 từ khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo về Đông Hà, nối với trục đường 1A đi cảng Chân Mây (Thừa thiên Huế) và cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng)

Tài nguyên đất (đất badan có diện tích lớn nhất cả nước, đất phù sa mới tập trung ở

các con sông, đất cát biển, đất feralit ở vùng rìa đồng bằng…) thuận lợi cho việc hình thành

các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực và các loại cây ăn quả

Tài nguyên rừng (diện tích rừng chiếm >50% cả nước, đa dạng về loại sinh thái như

rừng giàu, rừng ngập mặn dọc ven biển, rừng tràm, rừng trên các đảo đá vôi) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp

Tài nguyên nước: hệ thống sông Mã, Cả, Thu Bồn và Đà Rằng có giá trị lớn về thủy

lợi, giao thông thủy ở hạ lưu và tiềm năng thủy điện

Tài nguyên biển: thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển, phát triển du lịch

Tài nguyên khoáng sản: một số tài nguyên khoáng sản có giá trị như crômit, vàng,

thiếc, sắt, đá vôi và sét làm xi măng, đá quý thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp Tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo: khai thác nguồn năng lượng mặt trời, năng

lượng gió…

3.1.2 Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

Khu vực miền Trung có dân số đông (hơn 25 triệu người, chiếm 27,4% số dân cả

Trang 18

nước), nguồn lao động dồi dào, ở các thành phố lớn tập trung nhiều lao động có chuyên môn

kĩ thuật

Dải đất Trung Bộ có những thế mạnh tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội,

trong đó điểm nhấn là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với 10 khu công nghiệp trọng điểm

Trên dải ven biển miền Trung có 11 khu kinh tế: KKT Nghi Sơn (Thanh Hoá); KKT

Đông Nam Nghệ An (Nghệ An); KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh); KKT Hòn La (Quảng Bình); KKT Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế); KKT cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị); KKT mở Chu Lai (Quảng Nam); KKT Dung Quất (Quảng Ngãi); KKT Nhơn Hội (Bình Đinh); KKT Nam Phú Yên (Phú Yên); KKT Vân Phong (Khánh Hoà); KKT đảo Phú Quý (Bình Thuận) Ngoài ra còn có chuỗi đô thị và các trung tâm công nghiệp ven biển (Thanh Hoá - Bỉm Sơn, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định - Quy Nhơn, Khánh Hòa - Nha Trang, Bình Thuận - Phan Thiết) → Như vậy, ngoại trừ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Ninh Thuận, dọc ven biển miền Trung mỗi tỉnh đều có một khu kinh tế, làm thành một chuỗi các khu kinh tế ven biển

Các tuyến đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, các tuyến đường

ngang (quốc lộ 7, 8, 9, 24, 19, 25, 26, 27, 28) nối với quốc lộ 1 tạo điều kiện thuận lợi để pháttriển mối quan hệ giữa vùng ven biển - đồng bằng với vùng đồi núi phía tây và các nước láng giềng

3.1.3 Tiềm năng văn hóa

Miền đất Trung Bộ có bề dày văn hóa lâu đời Các vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An,

Hà Tĩnh vẫn luôn được biết đến như những vùng đất hiếu học, sản sinh nhiều nhân tài trong lịch sử đất nước ta Thanh - Nghệ - Tĩnh là quê hương của nhiều anh hùng dân tộc (Lê Lợi,

Bà Triệu), nhiều học giả và nhà văn hóa (Nguyễn Du, Lê Văn Hưu, Đào Duy Từ, Lê Hữu Trác), nhiều nhà cách mạng (Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong)

Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể:

Di sản văn hóa vật thể: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An, quần thể di tích cố đô

Huế, Thành nhà Hồ…

Di sản văn hóa phi vật thể: Nghệ thuật bài chòi, Nhã nhạc cung đình Huế, không gian

văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…

3.2 CÁC VẤN ĐỀ VỀ KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.2.1 Khó khăn

Từ góc độ môi trường sinh thái, các tỉnh miền Trung là nơi có điều kiện tự nhiên

khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai: mưa bão, lũ lụt, hạn hán… cùng với đó là hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất ở vùng núi, ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng vào mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô Đây là những khó khăn lớn nhất đối với việc nâng caochất lượng đời sống kinh tế - xã hội ở khu vực Trung Bộ

Hậu quả chiến tranh: Hậu quả chiến tranh vẫn còn hiển hiện từ thương tích trên cơ

thể những cựu chiến binh và dân thường, những bệnh tật và dị tật của nạn nhân chất độc hoá học đến sự ly tán trong nhiều gia đình; bom mìn còn sót lại sau chiến tranh vẫn tiếp tục gây tổn thất nặng nề về sinh mạng, tài sản, ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế – xã hội; không chỉ vậy đó còn là hệ lụy tác động đến môi trường sinh thái, khiến cho những thảm thựcvật hoàn toàn biến dạng, những vùng đất bị nhiễm độc Việc khắc phục hậu quả chiến tranh chính là nguyên nhân chủ yếu khiến cho tốc độ phát triển kinh tế ở miền Trung chậm hơn so với các vùng miền khác trên đất nước ta

Ô nhiễm môi trường: Xuất phát từ nhiều nguyên do như sự lỏng lẻo trong quản lý

các chất thải, sử dụng các chế phẩm hóa học trong sản xuất nông nghiệp, canh tác chưa hợp

lý, sự gia tăng nhanh chóng các đô thị, khu công nghiệp, phương tiện tham gia giao thông;

Trang 19

chất thải từ các tàu, bến cảng dẫn đến ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước

Hệ sinh thái và môi trường biển bị đe dọa: Những hành động khai thác tài nguyên

biển bằng những phương pháp phản môi trường như sử dụng chất nổ, điện, lưới quét… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường biển, nhất là những vùng nhạy cảm của các rạn san hô ven bờ Bên cạnh đó, sự thiếu trách nhiệm trong các hoạt động vận tải trênbiển đã là nguyên nhân gây ra những sự cố trên biển: tràn dầu, tai nạn trên biển…

Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, cháy rừng diễn ra hàng năm: chặt phá rừng

làm nương rẫy, khai thác tài nguyên không có quy hoạch, canh tác đất dốc không hợp lý dẫn đến hoang hóa, xói mòn, rửa trôi đất đai, làm giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp vốn rất quý hiếm trên các vùng núi, giảm chất lượng, độ phì nhiêu của đất, giảm năng suất sinh học mà đến nay vẫn chưa phục hồi được

Tình trạng chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, rào cản trong việc thực thi bình

đẳng giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên và Nam Trung Bộ: Trong

cách thức tổ chức đời sống gia đình và dòng họ thì ở Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, phần lớn các dân tộc thiểu số như Ê- đê, Ba Na, Gia Rai… vẫn duy trì truyền thống văn hóa mẫu

hệ, xác lập vai trò quan trọng của người phụ nữ trong đời sống gia đình Tuy nhiên vai trò này của người phụ nữ có mang đến hay tạo cơ hội cho họ có được vị trí tương xứng trong đờisống cộng đồng, xã hội hay không là vấn đề cần được lưu tâm Cần phải nhìn nhận thực tế rằng người phụ nữ dân tộc thiểu số hiện nay tuy đảm đương những trách nhiệm quan trọng trong gia đình và dòng họ, nhưng vai trò, vị trí của họ trong cộng đồng xã hội đang ở mức thấp hơn nhiều so với nam giới Cách phân công lao động theo hình thức người vợ quán xuyến toàn bộ công việc gia đình, còn người chồng nhận trách nhiệm giao tiếp với bên ngoài tồn tại

hàng trăm năm đã và đang trở thành gánh nặng quá sức đối với người phụ nữ, khiến họ không

có điều kiện để phát huy và thể hiện giá trị của mình ra khỏi ranh giới của gia đình, dòng họ, buôn làng, cũng như cản trở họ tiếp cận, thực thi các giá trị bình đẳng giới tiến bộ được quy định trong chính sách, pháp luật hiện hành Ngoài ra một số tập tục lạc hậu gắn với văn hóa truyền thống mẫu hệ vẫn còn tồn tại dai dẳng: hôn nhân cận huyết thống, những tập tục hạn chế phụ nữ mang thai, tục nối dây (ép hôn), tảo hôn (lấy vợ/ chồng khi cả hai chưa đủ tuổi kếthôn)…

Âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm kích động ly khai ở các vùng dân tộc thiểu số, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc từ các thế lực thù địch: Tây Nguyên có đường

biên giới trên bộ với hai quốc gia là Lào và Cam-pu-chia Nằm trên khu vực địa hình cao, rộng lớn (trong lịch sử Tây Nguyên được xem như là nóc nhà của Đông Dương) Tây Nguyên

có vị trí đặc biệt quan trọng về mặt quốc phòng do có đường biên giới dài, giáp với hạ Lào vàđông bắc Campuchia, có ý nghĩa về bảo vệ an ninh quốc phòng với 2 quốc gia còn lại của Đông Dương và các quốc gia khác cùng phía với hai quốc gia này Vì thế, tình hình biên giới

ở Tây Nguyên diễn biến vô cùng phức tạp, khó lường Tình hình an ninh chính trị khu vực biên giới Lào giáp Việt Nam diễn biến phức tạp do hoạt động chống phá của các tổ chức phản động với Lào, hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, hoạt động của các loại tội phạm

ma túy, buôn lậu, di cư tự phát và kết hôn trái pháp luật Việt - Lào khu vực biên giới; An ninh, trật tự ở khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia là nhân tố tiềm ẩn bất ổn Một số

tổ chức phi chính phủ, tổ chức phản động lưu vong ở khu vực biên giới Việt Nam -

Campuchia hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, gây mâu thuẫn giữa người dân Campuchia và người Việt Nam tại Campuchia; hỗ trợ phát triển việc truyền giáo bất hợp pháp và can thiệp, xuyên tạc các chính sách của Chính phủ về dân tộc, tôn giáo Hoạt động chống chiến của các thế lực thù địch cũng ngày càng tinh vi Các thế lực thù địch bên ngoài đã tăng cường, chỉ đạo, giúp đỡ và lợi dụng một số nhóm phản động trong nước để kích động các dân tộc thiểu

số ở Tây Nguyên ly khai; tổ chức hoạt động gây rối, chống đối, tạo tình hình mất ổn định

Trang 20

chính trị - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh Đông Bắc Campuchia Chúng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo là những vấn đề rất nhạy cảm để kích động, dụ dỗ những ngườingu dốt, cả tin,

vượt biên trái phép nhằm gây bất ổn cho các địa phương, các mưu đồ quốc tế Ngoài ra, một

bộ phận quần chúng và một số cán bộ, đảng viên còn dao động, mập mờ, hiểu sai lệch về

“Bang De Ga” ; Tâm trạng xã hội diễn biến phức tạp, tâm lý kỳ thị dân tộc, tình cảm người Kinh-Thượng đôi khi dâng cao là những nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định quốc phòng, an ninh trên địa bàn

3.2.2 Giải pháp

- Về kinh tế:

+ Mở rộng quy mô nền kinh tế vùng và tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và toàn khu vực

+ Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, năng động và hiệu quả trên cơ sở phát triển các

ngành, lĩnh vực cơ bản như vận tải biển, công nghiệp, thuỷ điện, du lịch… gia tăng nhanh chóng giá trị vùng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

+ Nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của vùng, tăng cường đào tạo

phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, quy hoạch không gian đô thị, tăng cường hợp tác liên kết giữa các địa phương gắn với quy hoạch vùng

- Về văn hóa - xã hội:

+ Xây dựng những chính sách xoá đói giảm nghèo, giảm khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, duy trì và phát triển sản xuất nông nghiệp tại chỗ, đảm bảo giải quyết vấn đề lương thực cho hộ nghèo, phát triển mô hình thanh niên nông thôn xây dựng kinh tế mới, thanh niênlập nghiệp, mở rộng cơ hội cho người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội

+ Đánh giá lại một cách đúng đắn di sản văn hóa truyền thống mẫu hệ, xác lập các

quyền lợi, nghĩa vụ bình đẳng hơn giữa phụ nữ và nam giới trong phân công lao động gia đình Nam giới trong các gia đình dân tộc thiểu số có truyền thống mẫu hệ cần phải thay đổi nhận thức, có trách nhiệm chia sẻ, giảm gánh nặng công việc gia đình với phụ nữ, mở rộng khả năng cho người phụ nữ có thể tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội cũng như trong các hoạt động kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước

- Về quốc phòng, an ninh:

+ Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động phát hiện, ngăn

chặn các nhân tố gây nguy cơ mất ổn định, không để các thế lực thù địch lợi dụng, gây bức xúc trong nhân dân, kích động biểu tình

+ Nâng cao chất lượng công tác an ninh quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân

và cơ quan bảo vệ pháp luật trong sạch, vững mạnh, quan tâm an ninh khu vực biên giới

- Về bảo vệ môi trường sinh thái:

+ Tuyên truyền và phổ biến các quy định và chính sách bảo vệ môi trường; Quán triệt

quan điểm đầu tư phát triển bền vững, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế, không thu hút đầu tư bằng mọi giá

+ Tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, quản lý và chăm sóc rừng trồng, khoanh nuôi, bảo

vệ và trồng rừng

+ Tiến hành rà soát, đánh giá, khoanh vùng các nguồn thải lớn, rủi ro gây ra sự cố môi trường và áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ từng nguồn thải (quan trắc, lấy mẫu tự động, hồ điều hòa lưu giữ nước thải sau xử lý, sử dụng chỉ thị sinh học, camera tự động để giám sát) Chủ động thực hiện các phương án phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, đặc biệt là phòng chống chảy rừng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, rét đậm, rét hại… cùng với đó thực hiện định kỳ diễn tập phòng chống bão lụt, chống cháy rừng

Ngày đăng: 29/03/2024, 12:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w