1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kinh tế số đề tài tổng quan về kinh tế số

32 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng Quan Về Kinh Tế Số
Tác giả Phạm Hải Anh, Huỳnh Thị Minh Anh, Hoàng Vương Thùy Dung, Trần Thị Quỳnh Giao, Hứa Thị Ngọc Lam, Lê Nguyễn Uyên My
Người hướng dẫn Th.S Huỳnh Thị Ly Na
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang phát triển như ngày nay, nhiều sự đổi mới đã dẫn đến sự thay đổi thần kì của khoa học, công nghệ và kĩ thuật.. Giú

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

TIỂU LUẬN KINH TẾ SỐ

Trang 2

Danh sách thành viên:

Họ và tên Mã số sinh viên Mức độ hoàn thành

Phạm Hải Anh K214031232 100% Huỳnh Thị Minh Anh K214030187 100% Hoàng Vương Thùy Dung K214030189 100% Trần Thị Quỳnh Giao K214030194 100% Hứa Thị Ngọc Lam K214031517 100%

Lê Nguyễn Uyên My K214031525 100%

Nhận xét của GV:

GIẢNG VIÊN NHÓM TRƯỞ NG

(Kí và ghi rõ họ và tên) (Kí và ghi rõ họ và tên)

Trang 3

MỤC LỤC

1 Cách mạng công nghiệp và sự bùng nổ của kinh tế số 5

1.1 Cách m ng công nghiệp: 5

1.2 S bùng n c a kinh t sự ổ ủ ế ố: 10

2 Các định nghĩa và vai trò của Kinh tế số Tình hình phát triển Kinh tế số tại Việt Nam 15

2.1 Định nghĩa liên quan đến kinh t s ế ố: 15

2.2 Vai trò c a kinh t sế ố: 19

2.3 Tình hình phát tri n công ngh s t i Vi t Nam:ể ệ ố ạ ệ 21

2.3.1 S phát tri n tích cự ể ực: 21

2.3.2 H n ch và thách thạ ế ức: 22

3 Quan hệ gi a kinh t s ữ ế ố và các lĩnh vực khác 22

3.1 Thương mại điệ ử 23 n t 3.2 Blockchain và Fintech: 25

3.3 Các lĩnh vực khác 28

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang phát triển như ngày nay, nhiều sự đổi mới đã dẫn đến sự thay đổi thần kì của khoa học, công nghệ và kĩ thuật Điển hình là sự tiến bộ của làn sóng công nghệ số, hứa hẹn sẽ mang lại tiềm năng chuyển đổi cho Việt Nam Giúp nước ta có cơ hội trở thành một nền kinh tế hoạt động cùng hiệu quả vượt trội các quốc gia khác của châu Á

Để làm rõ hơn thuật ngữ công nghệ số, "kinh tế số" là nội dung mà chúng tôi lựa chọn cho chủ đề của bài báo cáo này Với sự khai thác và cung cấp thông tin khách quan một cách đầy đủ sẽ giúp cho người đọc có một cái nhìn rõ ràng về làn sóng công nghệ đổi mới, đang diễn ra ở hầu hết các nước phát triển và lớn mạnh

ở Việt Nam Bên cạnh đó, vai trò của nền công nghệ số đối với các hoạt động xã hội hiện nay cũng được đề cập đến như minh chứng cho sự ảnh hưởng của mình

Ngoài ra, mối quan hệ giữa chuyển đổi số với các lĩnh vực khác cũng được xem xét

và phân tích thêm, giúp mở rộng sự nhận diện và cung cấp kiến thức cần thiết cho nhiều ngành nghề

Tất cả các thông tin chúng tôi sử dụng trong bài viết này được khai thác, trích dẫn từ các nguồn thông tin trong nước và ngoài nước để có cái nhìn tổng thể một cách khách quan hơn về nền kinh tế kỹ thuật số Chúng tôi cam đoan rằng những phân tích, kết quả và các dự báo trong bài được tìm hiểu từ các nguồn thông tin đáng tin cậy Hi vọng sẽ giúp cho người đọc bổ sung thêm các tri thức quan trọng

và hiểu rõ hơn về đề tài kinh tế số này

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: diễn ra vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ

XX Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là sử dụng năng lượng điện và động

cơ điện Cuộc cách mạng lần 2 này là chuyển nền sản xuất cơ khí sang sản xuất điện - cơ khí và tự động hóa cục bộ trong sản xuất Trong cuộc cách mạng này, các nhà khoa học đã có những phát minh về các công cụ sản xuất mới như: máy tính, máy tự động, hệ thống máy tự động, hệ điều khiển tự động, người máy Cuộc cách mạng tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong vận tải và thông tin liên lạc thúc đẩy , dịch chuyển cơ cấu kinh tế mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ, thương mại, đồng thời dẫn đến quá trình đô thị hóa

Cách mạng công nghiệp lần thứ 3: diễn ra từ khoảng những năm đầu thập niên 60 đến cuối thế kỉ XX Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng này là sử dụng công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Cách mạng 3.0 diễn ra khi hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa trở nên phát triển sau dần tiến tới thành công trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao Sự phát triển của internet, máy tính điện tử và điện thoại di động là những thành tựu nổi bật trong giai đoạn này Cuộc cách mạng này

Trang 6

chuyển từ ngành cơ khí điện tử chuyển sang công nghệ kĩ thuật số tạo điều kiện - ,

để các nền kinh tế công nghiệp chuyển giao sang nền kinh tế tri thức, thời gian ứng dụng phát minh khoa học vào thực tiễn được rút ngắn

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: được nhắc tới lần đầu tiên tại Đức năm

2011 sau đó lan rộng ra các nước khác trên thế giới Cuộc cách mạng này lấy cuộc cách mạng số 3.0 trước đó làm nền tảng sau đó hình thành và phát triển ở các lĩnh vực khác như: vật lý, công nghệ số và sinh học

Các thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng này:

Công nghệ xe: công nghệ xe tự động đang được phát triển và thử nghiệm ở giai đoạn cuối và sẽ được thương mại hóa trong thời gian tới Ngoài ra xuất hiện dòng xe chạy bằng điện để hưởng ứng với trào lưu năng lượng sạch của thế giới

Trang 7

Hình 1.1.1 Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng về số lượng sáng chế (màu đỏ) và số

lượng sản phẩm in 3D (màu xanh) trên thế giới qua từng năm từ 2011 – 2020

(Số liệu từ công ty công nghệ MAXVAL)

Hình 1.1.2 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ doanh nghiệp trong các ngành đã áp dụng công nghệ in 3D hiện tại (trục hoành) và tiềm năng trong tương lai (trục tung) (Nguồn dữ liệu khảo sát 900 công ty tại một số quốc gia phát triển, tháng 4 năm

2019 bởi Ernst&Young)

Trang 8

Công nghệ in 3D đã và đang được phát triển cũng như ứng dụng trong các ngành nghề và lĩnh vực, có tiềm năng và ứng dụng rất lớn đặc biệt là ở công nghiệp hóa chất, hàng tiêu dùng, hàng không vũ trụ

Hình 1.1.3 Biểu đồ thể hiện g cổ phiếu của hãng xe điện Tesla trong 7 tháng đầu iá

tiên năm 2020 (Nguồn: VnExpress)

Theo VnExpress, một trong nhiều lý do khiến cho giá cổ phiếu của Tesla vào tháng 7 tăng gần gấp 4 lần so với đầu năm là vì đại bộ phận các nhà đầu tư hào hứng và tin tưởng vào tương lai của công nghệ xe điện Và thực tế ta đã chứng kiến thành công vượt bậc của dòng sản phẩm này với việc Elon Musk trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới

vào tháng 1 năm 2021

➢ Công nghệ số:

Dữ liệu lớn (Big data) là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp, được xử lý

để lấy các thông tin thích hợp phục vụ cho các nhu cầu kinh tế xã hội, văn hoá - và môi trường

Trang 9

Mạng internet kết nối vạn vật thông qua mạng wifi, 3G, 4G, Bluetooth, Zigbee, hồng ngoại… sẽ hình thành các hệ thống thông minh kết nối với nhau, để tạo nên hệ thống thông tin lớn hợp nhất.

Công nghệ Blockchain là sổ cái kỹ thuật số được chia sẻ hoặc danh sách được cập nhật liên tục các giao dịch Công nghệ Blockchain cho phép một cơ sở dữ liệu được chia sẻ trực tiếp không thông qua trung gian

Hình 1.1.4 Giống lúa TBR225 được ra đời từ công nghệ gen

(Nguồn: trang chủ của Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed)

TBR225 là giống lúa thuần do tác giả KS Trần Mạnh Báo và các cộng sự lai tạo thuộc bản quyền của Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed là giống thích

ứng rộng, đẻ nhánh khỏe, chịu thâm canh, cứng cây, trổ bông tập trung

Trang 10

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi hệ thống sản xuất, chuyển

từ sản xuất tập trung sang phân cấp, có sự hợp nhất về công nghệ, từ đó xóa bỏ ranh giới giữa ba lĩnh vực công nghệ số, vật lý và sinh học Cách mạng 4.0 đưa nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực không

có trần giới hạn là công nghệ và đổi mới sáng tạo Chính vì vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang hình thành bản đồ kinh tế thế giới mới, với sự gia tăng quyền lực của các quốc gia chú trọng công nghệ và đổi mới sáng tạo

1.2 Sự bùng nổ của kinh tế số:

Sự phát triển kinh tế số là một kết quả tất yếu khi người sử dụng công nghệ

và điện thoại di động lan rộng và phủ khắp rất nhiều nơi trên thế giới Từ sử dụng 2G chỉ có thể gọi điện thoại và nhắn tin qua lại thì hiện nay đã lên 3G và vượt bật lên cả 4G và 5G, với các hoạt động cảm biến và nhiều hoạt động trên các nền tảng thông minh, hiện đại khác

Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) được tích hợp vào hầu như tất cả các ngành công nghiệp khác ICT đã kích hoạt các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả hơn phương pháp sản xuất và cách thức mới để tương tác với người dùng.Giao dịch trực tuyến (thương mại điện tử) nơi mọi người có thể mua hầu hết mọi loại hàng hóa thông qua Internet Chúng ta đang trải qua quá trình chuyển đổi

từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế kỹ thuật số, từ sản phẩm vật chất sang hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số

Sáu tập đoàn lớn nhất thế giới theo giá trị vốn hóa thị trường tính đến ngày đầu tiên quý 2021 theo thứ tự giảm dần là Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet (Google), Facebook và Tencent (Wikipedia, 2021) Tất cả các công ty này đều sản xuất hàng hóa và dịch vụ kỹ thuật số và là những doanh nghiệp lớn trong nền kinh

tế kỹ thuật số

Trang 11

• Các lĩnh vực thị trường đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những đổi mới đột phá dựa trên CNTT TT là: truyền thông, viễn thông và tài chính - (Grossman, 2016).

• Dữ liệu số là nhạc được lưu trữ dưới dạng tệp trên máy tính, sách được tải xuống trên máy tính cá nhân hoặc máy tính bảng, thông tin tài khoản ngân hàng trong ứng dụng ngân hàng điện tử, e mail, phim ảnh và âm nhạc được phát trực -tiếp từ Internet, các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh một cách nhanh chóng và các dịch vụ nhắn tin Truyền hình cáp và đài phát thanh (ví dụ: DAB) cũng được mã hóa kỹ thuật số và vận chuyển qua các mạng truyền thông kỹ thuật

• Tự động hóa: Các dự án tự động hóa dựa trên CNTT TT có thể được tìm thấy trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, thay thế lực lượng lao động của con người bằng các dịch vụ kỹ thuật số tự động, rô bốt và thuật toán Tự động hóa quy trình bằng robot là một hình thức tự động hóa quy trình kinh doanh dựa trên việc

-sử dụng robot phần mềm làm công nhân thay vì con người Những robot này có thể thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại như cập nhật trang web, trả lời câu hỏi từ khách hàng, và gửi e mail tiêu chuẩn Robot tiên tiến hơn, dựa- trên tự động hóa nhận thức, đang được phát triển

• Công nghệ tài chính (FinTech): sử dụng các công nghệ mới và mới nổi để thay thế các dịch vụ tài chính truyền thống Ví dụ bao gồm các dịch vụ thanh toán

di động, tiền điện tử, phương pháp chuỗi khối, gây quỹ cộng đồng và hợp đồng thông minh

• Hệ thống giao thông thông minh (ITS) là việc sử dụng CNTT TT để tự động hóa đường và lĩnh vực giao thông vận tải Ví dụ về các ứng dụng ITS bao gồm biển báo giao thông thông minh và ô tô tự lái, vừa góp phần làm giảm chi phí vận chuyển vừa tăng cường an toàn giao thông

Trang 12

-Trong giai đoạn mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đã đóng góp rất lớn cho việc phát triển các ngành kinh tế và mang lại nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp, nhiều quốc gia và cả thế giới:

• Kinh tế số sẽ gồm nhiều lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, sản xuất, phân phối, giao thông vận tải, logistic, v.v cả những ngành liên quan đến truyền thông

• Như vậy, người tiêu dùng cũng có thể kết nối và tiếp cận các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu với giá cả cạnh tranh hơn do đó hiệu suất kinh tế đạt được , nhiều kết quả cao, điển hình các ngành công nghiệp có nhiều bứt phá trong mô hình kinh doanh từ các sàn thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tik Tok), giải trí (Netflix, Pinterest, VieOn), giao thông vận tải (Grab, Gojek, Be, GoViet) đến phân phối, bán buôn và bán lẻ (Amazon, Lazada, Shopee, Sendo, Tiki), Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể tận dụng thế mạnh của Chính phủ điện tử, hướng đến việc cung cấp những giải pháp thay thế hiệu quả hơn

so với cách thức truyền thống và đưa ra các phát kiến mới cho các vấn đề mang tính quốc gia như phổ cập các dịch vụ y tế, quản lý đô thị, biến đổi khi hậu, giao thông vận tải, Với những lợi ích to lớn như vậy, có thể khẳng định phát triển kinh

tế số là quy luật tất yếu trước làn sóng bùng nổ của cách mạng công nghiệp

• Khi đại dịch Covid-19 diễn ra, báo cáo của Forrester năm 2020 cho thấy ngân sách chi cho chuyển đổi số giảm còn 2.5% Một số ngành như chăm sóc sức khỏe, công nghệ và sản phẩm tiêu dùng dự kiến sẽ có mức tăng chi tiêu cho công nghệ đáng kể, trong khi các ngành khác chẳng hạn như bảo hiểm, ngân hàng, dịch

vụ chuyên nghiệp và tiện ích, ngân sách chỉ cho công nghệ có thể giữ nguyên hoặc chỉ tăng chừng mực, trong khi đó, ngành du lịch và năng lượng có thể giảm mạnh Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp sẽ lại cho rằng đại dịch chính là cơ hội để định hình lại chiến lược phát triển, đồng thời thúc đẩy quá trình số hóa diễn ra nhanh hơn

Trang 13

Hiện nay một doanh nghiệp có tham gia chuyển đổi số trong hoạt động kinh

và công sự, 2017, Šaković Jovanović & cộng sự, 2020, Ribeiro-Navarrete, 2021)

Xu hướng toàn cầu hiện nay cho thấy nhiều doanh nghiệp đang sử dụng mạng

xã hội để tương tác với khách hàng và xây dựng mạng lưới cộng đồng trực tuyến nhằm cải thiện hiệu quả kinh doanh Đây được xem là một trong những chiến lược tiếp thị phổ biến để tạo dựng mối quan hệ với khách hàng (Ayadej & Kuma 2019),

và thu thập thông tin để có được bộ dữ liệu lớn cho doanh nghiệp (Ferrans & cộng

và 2019), và hiểu hơn hành vi tiêu dùng của khách hàng (stoldt & công vụ, 2018) Nếu như giai đoạn 1980 1990 Học tín dụng công nghệ số vào doanh nghiệp còn -gặp nhiều khó khăn vì chi phí cao và cơ sở hạ tầng kém, thì ngày nay, sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số nhanh và hiệu quả hơn

Sự bùng nổ tại Việt Nam:

• Tại Việt Nam, các báo cáo về kinh tế số cũng đã ghi nhận xu hướng chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước, dựa trên các kết quả điều tra khảo sát và

Trang 14

phỏng vấn chuyên gia Điển hình như báo cáo về tương lai nền kinh tế số Việt Nam hưởng tới năm 2030 và 2045 của Cameron và cộng sự (2019) Cụ thể, báo cáo đã đưa ra bảy xu hướng chủ đạo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng thời đóng vai trò trọng yếu trong quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm các công nghệ số mới nổi hội nhập quốc tế đảm bảo an ninh mạng

và bảo mật cá nhân cơ sở hạ tầng năng lượng và kỹ thuật số nhu cầu của các thành phố thông minh gia tăng về kỹ năng số, dịch vụ số và nền kinh tế làm việc tự do thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng – hướng đến cộng đồng số

• Theo đó, kết quả khảo sát đã đánh giá khả năng tốc độ, sự hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ từ mẫu khảo sát gồm 500 doanh nghiệp (có 68 doanh nghiệp tiêu biểu) trong năm 2018 Bằng chứng cho thấy phần lớn các doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đều áp dụng CNTT IT trong hoạt động sản xuất chủ yếu là trong công tác vận hành tương tác với khách hàng và đối tác Động lực phổ biến mà các doanh nghiệp tiên hình đầu tư vào công nghệ sẽ chính là gia tăng năng xuất bản hàng, giảm thiểu chi phí đầu vào tăng trong công tác giám sát và quản lý Trong khi đó, doanh nghiệp ngành sản xuất và chế tạo tại Việt Nam chủ ý thực hiện lập ráp gia công, do đó nhóm nhiều này lại quan đến việc giám sát và kiểm sát hoạt động sản xuất (56%) robot (47%) và tự động hóa (29%) ,

• Và có lẽ giai đoạn đại dịch Covid 19 là minh chứng điển hình nhất cho xu hướng chuyển đổi số khi mà câu hỏi làm thế nào để các cá nhân, doanh nghiệp có thể thích ứng và tồn tại trong một nền kinh tế không tiếp xúc trực tiếp ngày càng phổ biến Lúc bấy giờ, việc chuyển đổi số trở nên cấp bách và quan trọng hơn bao giờ hết, mang tính chất sống còn cho mỗi doanh nghiệp để có thể vượt qua cuộc

-“Đại phong tỏa" do Covid-19 Việc ứng dụng công nghệ số tự động hóa sản xuất,

áp dụng các hoạt động đổi mới sáng tạo đã và đang góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn từ cuộc khủng hoảng y tế lẫn kinh tế Ngân hàng Thế giới (WB) & Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) đã có hai lần công bỏ báo cáo

Trang 15

khảo sát doanh nghiệp (BPS) vào tháng 06 2020 và tháng 09 2020 trên quy mô mẫu lần lượt là 499 và 501 doanh nghiệp thuộc 15 tỉnh thành đại diện cho các loại hình quy mô khác nhau liên quan đến bốn ngành chính nông nghiệp, sản xuất chế tạo, bán buôn - bán lẻ và dịch vụ khác

2 Các định nghĩa và vai trò của Kinh tế số Tình hình phát triển Kinh tế số tại Việt Nam

2.1 Định nghĩa liên quan đến kinh tế số:

Hình 2.1.1 Định nghĩa “kinh tế số” theo từ điển Oxford

Theo từ điển Oxford, kinh tế số là một nền kinh tế hoạt động hầu hết nhờ những công nghệ kỹ thuật số, đặc biệt là internet

Theo “The Digital Economics” của Harald Overby và Jan A Audestad:

• Để có thể hiểu được tường tận kinh tế số là gì, chúng ta cần phải nắm được khái niệm về công nghệ thông tin và truyền thông (Information and

Communication Technology ICT)– , thứ đặt nền móng cho ngành kỹ thuật số ICT là một thuật ngữ được kết hợp giữa công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông, chỉ chung cho tất cả các loại công nghệ cho phép người dùng tạo, truy cập

và thao tác với thông tin ICT bao gồm những phương tiện kỹ thuật dùng để xử lý

Trang 16

thông tin và hỗ trợ liên lạc như điện thoại, mạng máy tính, viễn thông, thiết bị xử

lý âm thanh, video và các phương tiện truyền thông khác, thêm vào đó là các dịch

vụ online như Netflix hay HBO gi-ung-dung-trong-nganh-it-va-moi-linh-vuc-doi-song-378) ICT đã trở nên quá phổ biến, có mặt ở hầu hết khắp mọi nơi và trở thành 1 phần thiết yếu trong cuộc sống hiện đại, với tốc độ tăng trưởng chóng mặt cùng những cải tiến công nghệ diễn ra hằng năm

(https://vieclam.thegioididong.com/tin-tuc/ict-la-• Trong 1 thập kỷ trở lại đây, ta có thể thấy tác động của ICT là rất lớn tới cách thức làm việc, chiến lược đầu tư và cách thức vận hành kinh doanh của con người Hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số đang dần thay thế cho những sản phẩm và dịch vụ phi kỹ thuật số Tuy đã có những sự thay đổi mạnh mẽ qua một khoảng thời gian, cuộc cách mạng về công nghệ này được cho là chỉ mới bước tới điểm khởi đầu mà thôi

Hình 2.1.2 Biểu đồ thể hiện và dự đoán chi phí đầu tư vào ICT theo Tập đoàn dữ

liệu quốc tế IDC qua từng năm từ 2018 - 2023

(Số liệu công bố vào năm 2020)

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w