1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và tác động của xu hướng phát triển nền kinh tế số tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng vietinbank

29 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Ngân Hàng Thương Mại Trong Nền Kinh Tế Số Và Tác Động Của Xu Hướng Phát Triển Nền Kinh Tế Số Tới Hoạt Động Kinh Doanh Của Ngân Hàng Vietinbank
Tác giả Vũ Lý Ngọc, Trần Thu Trang, Đỗ Thị Hồng, Đỗ Thị Kim Huệ, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Người hướng dẫn Phạm Hồng Linh
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Ngân hàng thương mại
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 835,91 KB

Nội dung

VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ SỐ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK... Nhận thấy tầm quan trọng về

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Khoa Ngân hàng

MÔN HỌC: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Hồng Linh

Sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2023

5 Nguyễn Thị Minh Nguyệt 24A4041423

Trang 2

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

5 Nguyễn ThịMinh Nguyệt 24A4041423 100%

Trang 3

MỤC LỤC

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN i

DANH MỤC HÌNH ẢNH iii

LỜI CAM ĐOAN iv

LỜI CẢM ƠN v

A.MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 2

PHẦN I SỰ CẦN THIẾT VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ TRONG 3 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2

1.1 Khái niệm về nền kinh tế số 2

1.2 Tổng quan về sự phát triển của nền kinh tế số thế giới 3

1.3 Sự cần thiết và xu hướng phát triển nền kinh tế số trong 3 năm trở ạ đây của Việt Nam 3

PHẦN II TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ 6

2.1 Vai trò của ngân hàng nói chung 6

2.2 Vai trò cụ thể của ngân hàng thương mại trong phát triển nền kinh tế số 8

PHẦN III TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK. .13

3.1 Tác động tích cực 13

3.2 Tác động tiêu cực 19

C KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO .22

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Báo cáo của Google 4 Hình 2 VietinBank iPay Web 18

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đây là bài tập của cả nhóm cùng thực hiện và dưới sự giúp đỡ của cô Phạm Hồng Linh Những nội dung nghiên cứu trong bài tập nhóm là trung thực và các thông tin liên quan phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, thu thập trên các nền tảng tìm kiếm Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận và không trung thực nào, chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tập của nhóm

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2023

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Phạm Hồng Linh khoa Lý luận chính trị đã hướng dẫn, đưa ra lời khuyên và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm chúng em trong suốt quá trình thực hiện bài tập nhóm này Nhóm chúng em đã cố gắng hoàn thiện bài một cách tốt nhất, tuy nhiên cũng không tránh khỏi sự sai sót Vì vậy nhóm 1 chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô để hoàn thiện bài, nâng cao kiến thức và khắc phục những hạn chế trong quá trình làm việc nhóm để nhóm chúng em có thể làm thật tốt trong chặng đường học tập sắp tới Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2023

Nhóm 1

Trang 7

Với sự phổ biến của công nghệ thông tin và, nền kinh tế số đã tạo ra những cơ hội

và thách thức mới đối với các ngân hàng thương mại Nhận thấy tầm quan trọng về vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số, vì vậy nhóm chúng em đã quyết định chọn đề ài Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế số và tác động của

kinh tế số, bao gồm các chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng trong việc cung cấp dịch

vụ tài chính và hỗ trợ phát triển kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong thời đại số hóa

Nghiên cứu cũng sẽ ập trung vào việc đánh giá tác động của xu hướng phát triển nền kinh tế số đ i với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VietinBank Xu hướng này

có thể bao gồm sự thay đổi trong quy trình giao dịch, sự xuất hiện của các công nghệ tài chính mới như blockchain, trí tuệ nhân tạo và dịch vụ ngân hàng trực tuyến

Mục tiêu của đề tài là đánh giá cách mà Ngân hàng VietinBank đã thích ứng với

xu hướng phát triển nền kinh tế số và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh Nghiên cứu sẽ phân tích các ưu điểm, thách thức và cơ hội mà Ngân hàng VietinBank đối mặt khi tiến hành chuyển đổi

số và phát triển dịch vụ tài chính điện tử

Trang 8

B NỘI DUNG PHẦN I SỰ CẦN THIẾT VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ

SỐ TRONG 3 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.1 Khái niệm về nền kinh tế số

Kinh tế số là một nền kinh tế duy trì và phát triển không ngừng dựa trên công nghệ

số hiện đại Kinh tế số còn được gọi là kinh tế Internet, kinh tế mới hay kinh tế mạng Nền kinh tế này được cấu thành từ các giao dịch điện tử qua Internet Hoạt động phát triển kinh tế là việc sử dụng công nghệ số cùng các dữ liệu tạo ra mô hình hợp tác, kinh doanh kiểu mới, phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ hiện đại

Về bản chất, chúng ta có thể thấy đây là các mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ số Ta có thể dễ dàng bắt gặp hàng ngày những biểu hiện của công nghệ số xuất hiện ở bất cứ đâu trong đời sống như các trang thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến hay các ứng dụng về ăn uống, vận chuyển, giao nhận, … cũng tích hợp công nghệ số để đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng Nhưng nếu xét ở ầm vĩ mô hơn thì kinh tế số cũng có những đóng góp không nhỏ trong sự hội nhập của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi công nghệ toàn

c u và tạo ra các giá trịvề kinh tế ớn thúc đẩy phát triển đất nước.c

Trang 9

1.2 Tổng quan về sự phát triển của nền kinh tế số thế giới

Trong những năm qua, nền kinh tế số thế giới đã chứng kiến sự bùng nổ của các nền tảng kinh doanh, nền tảng hỗ trợ kỹ thuật số như Amazon, Alibaba, Facebook, Google, Uber hay Airbnb Các nền tảng này đã tạo ra những giá trị mới cho người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời thay đổi cách thức hoạt động của nhiều ngành công nghiệp truyền thống Nền kinh tế số thế giới đã đóng góp mộttỷ trọng đáng kể vào GDP toàn cầu Theo Báo cáo Kinh tế số 2019, giá trị toàn cầu của các nền tảng kinh doanh nền tảng hỗ trợ kỹ thuật số đạt hơn 7.000 tỷ USD vào năm 2017, chiếm khoảng 10% GDP toàn cầu và dự kiến sẽ tăng lên 25% vào năm 2025

Một số quốc gia có nền kinh tế số phát triển cao như Mỹ, Trung Quốc, Anh hay Hàn Quốc đã có những lợi thế c nh tranh và thu hút đầu tư Kinh tế số của Mỹ với quy

mô thị trường hơn 1.300 tỷ USD vào năm 2020 Mỹ là quê hương của một số công ty công nghệ thành công nhất thế giới, bao gồm: Apple, Amazon, Google, Facebook và Microsoft đã đi đầu trong đổi mới kỹ thuật số trong nhiều năm

Tương tự, kinh tế số của Trung Quốc với quy mô thịtrường hơn 1.500 tỷ USD vào năm 2020 Trung Quốc được biết đến với các công ty công nghệ sáng tạo, bao gồm: Alibaba, Tencent, Baidu và JD.com đã đi đầu trong đổi mới kỹ thuật số ở Trung Quốc

và giúp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số

Nền kinh tế số thế giới cũng đã phản ứng linh hoạt và sáng tạo trước những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra Nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí hay thương mại đã chuyển sang hoạt động trực tuyến để duy trì và phát triển trong bối

c nh giãn cách xã hội và hạn chế di chuyển Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, điện toán đám mây hay internet vạn vật đã được áp dụng rộng rãi để c i thiện hiệu quả và an toàn của các hoạt động kinh tế số

1.3 Sự cần thiết và xu hướng phát triển nền kinh tế số trong 3 năm trở ại đây của Việt Nam

Nền kinh tế số Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong 3 năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ của các lĩnh vực như thương mại điện tử, thanh toán điện tử, du lịch trực tuyến hay giao hàng Theo báo cáo của Google, giá trị nền kinh tế số Việt Nam đã đạt 14 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025 Xu hướng

Trang 10

phát triển nền kinh tế số của nước ta là tập trung khai thác dữ liệu và công nghệ số ở một số nền tảng công nghệ trọng tâm như trí tuệ nhân tạo – AI, chuỗi khối Blockchain,

dữ liệu lớn – Big Data, Internet vạn vật – IoT, điện toán đám mây – Cloud Computing

Hình 1.Báo cáo của Google

Lợi ích phát triển kinh tế số:

Giảm chi phí giao dịch: Một số giao dịch trong ngành công nghệ tài chính trước

đây cần phải tới chi nhánh ngân hàng để thực hiện thì nay có thể dễ dàng hoàn tất ngay trên điện thoại di động chỉ trong vài giây

Giảm sự bất cân xứng thông tin: Hệ thống sinh thái được thiết lập từ hoạt động công nghệ giúp tiếp cận nhanh với một lượng lớn người tiêu dùng Nhờ phân tích dữ liệu về sở thích, thói quen người dùng cũng như tập trung vào mục tiêu cung cấp dịch

vụ, hoạt động cung cầu phù hợp hơn, hạn chế tối đa sự bất cân xứng về thông tin

Nâng cao hiệu quả sản xuất: Kinh tế số phát triển, sản xuất được tự động hoá Khi nền kinh tế số phát triển làm chu kỳ sản xuất được rút ngắn Đồng thời, chất lượng và mức độ tin cậy cũng được cải thiện Số lượng tầng lớp phân phối trung gian được giảm xuống, liên kết cung – cầu diễn ra ngay trên các nền tảng kỹ thuật số Nhờ vậy năng suất tăng lên, hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao

Nền kinh tế số Việt Nam cũng đã gặp phải những thách thức và rủi ro trong 3

năm qua, đặc biệt là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Một số ngành công nghiệp

Trang 11

số như vận chuyển, du lịch hay nhà hàng khách sạn đã bị suy giảm do giãn cách xã hội

và hạn chế di chuyển Nền kinh tế số của Việt Nam cũng gặp phải nhiều thách thức như thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ; thiếu hạ tầng

và an ninh mạng; thiếu chính sách và pháp luật thúc đẩy và quản lý hoạt động kinh tế số; và thiếu sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi giá trị kinh tế số

Do đó, Việt Nam cần có những chiến lược và giải pháp toàn diện để khắc phục những hạn chế này và phát huy tiềm năng của nền kinh tế số trong bối cảnh mới

Trang 12

PHẦN II TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ SỐ

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử - cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số Vì thế, kinh tế số đang trở thành đặc trưng và xu hướng phát triển kinh tế, công nghệ quan trọng nhất hiện nay

Kinh tế số, nền kinh tế dựa trên công nghệ số và nền tảng số, đang tăng trưởng rất nhanh và trở thành xu hướng phát triển mới trên phạm vi toàn cầu Tại Việt Nam, kinh

tế số được coi là một trong những động lực tăng trưởng trong những thập niên tới, cho phép Việt Nam đạt mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045 Trong

đó, mục tiêu đến năm 2025 kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP, đến năm 2030, kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP

Ngành ngân hàng nói chung và đặc biệt là các ngân hàng thương mại nói riêng đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam hiện nay và

cả trong tương lai

2.1 Vai trò của ngân hàng nói chung

Có thể thấy rằng, trong thời gian qua, các ngân hàng tại Việt Nam đã chủ động ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào các hoạt động ngân hàng, phát triển mô hình ngân hàng số, tạo lập hệ sinh thái số cung ứng các sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, chất lượng nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách hàng, từ đó, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế số, xã hội số

Xác định chuyển đổi số là tất yếu, các ngân hàng Việt Nam đã chủ động thực thi với 95% các ngân hàng tham gia khảo sát đã và đang xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số Nhiều nghiệp vụ ngân hàng như mở tài khoản thanh toán, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền/gửi tiết kiệm đã được số hóa toàn diện 100%, cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số; nhiều ngân hàng Việt Nam chuyển đổi số ở top đầu

đã ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số với tỷ

lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức tối ưu, chỉ từ 30 - 40%, phản ánh hiệu quả từ chuyển đổi số, phát triển dịch vụ ngân hàng số Thanh toán không dùng tiền mặt trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021, giao dịch thanh toán

Trang 13

không dùng tiền mặt tăng 86,7% về số lượng và 34,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Kết quả chuyển đổi số của ngành Ngân hàng đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, cho khách hàng cũng như bản thân ngân hàng thông qua sự đổi mới trong sản phẩm dịch vụ, cách thức tiếp cận, giao tiếp với khách hàng, quy trình phục vụ khách hàng hay trong cách thức quản lý, ra quyết định của bản thân ngân hàng

Số hóa ngành Ngân hàng giúp tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch

vụ tài chính nói chung, giúp thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử Đặc biệt những năm gần đây hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng trưởng rất cao, góp phần thực hiện tốt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của NHNN

Đến nay, đã có 90% hồ sơ của ngân hàng đã không sử dụng giấy tờ trong các quy trình nghiệp vụ; nhiều nghiệp vụ cơ bản đã được số hóa hoàn toàn 100% (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, mở và sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử, chuyển tiền, quản lý nhân sự, kế toán - tài chính…); nhiều ngân hàng đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số…

Các ngân hàng đã đa dạng hóa dịch vụ giúp xây dựng hệ sinh thái ngân hàng hoàn chỉnh, đáp ứng mọi nhu cầu về tài chính của khách hàng Hiện nay, các ngân hàng đã dần xây dựng được đủ 3 lớp dịch vụ bao gồm dịch vụ ngân hàng lõi, dịch vụ ngân hàng

bổ sung và dịch vụ phi ngân hàng

Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã khẳng định vai trò quan trọng đối với nền kinh

tế và an ninh tiền tệ quốc gia Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, là kênh dẫn vốn chủ lực phục vụ sản xuất kinh doanh, hệ thống ngân hàng đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao đời sống người dân Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, chủ động, linh hoạt bằng cách sử dụng các công cụ tiền tệ như điều chỉnh lãi suất, kiểm soát nguồn cung tiền, và mua bán ngoại tệ để duy trì ổn định tiền tệ và quản lý tỷ giá hối đoái… đồng thời phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, đồng thời làm tốt nhiệm vụ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Trang 14

Trong nền kinh tế số, càng khẳng định mạnh mẽ vai trò dẫn dắt của ngành Ngân hàng NHNN đã hoàn thiện thể chế, rà soát xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật trong ngành Ngân hàng phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số,

xã hội số

Với những kết quả đạt được, Việt Nam cũng đã được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận tích cực Theo hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey, năm 2021, ngành Ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực, tăng từ 41% năm 2015 lên đến 82% vào năm 2021, cao hơn mức tăng bình quân 23% của toàn khu vực và thậm chí cao hơn mức tăng bình quân 33% của thị trường mới nổi

2.2 Vai trò cụ thể của ngân hàng thương mại trong phát triển nền kinh tế số

Các ngân hàng thương mại (NHTM) cũng đồng loạt chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng số trên nền tảng đầu tư, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ; đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như các kênh cung ứng dịch

vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ Điều này góp phần quan trọng trong phát triển nền kinh tế nói chung và kinh tế số nói riêng

Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thức hoạt động ngân hàng sử dụng công nghệ số và các nền tảng trực tuyến để cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng Thay vì phải đến các ngân hàng truyền thống và tiếp xúc trực tiếp với nhân viên ngân hàng, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch và quản lý tài chính của mình thông qua các ứng dụng di động, trang web ngân hàng hoặc các kênh kỹ thuật số khác Ngân hàng số (digital banking) đang được coi là xu thế phát triển của các NHTM hiện nay, bởi vì một số lý do như:

• Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng: Ngày nay, khách hàng ngân hàng ngày càng mong đợi sự thuận tiện và trải nghiệm tốt hơn Với sự phát triển của công nghệ thông tin, khách hàng mong muốn có thể thực hiện các giao dịch tài chính mọi lúc, mọi nơi và thông qua nhiều thiết bị khác nhau Ngân hàng số đáp ứng nhu cầu này bằng cách cung cấp dịch vụ trực tuyến, ứng dụng di động và các công cụ

kỹ thuật số khác

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w