1.4 Bản Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên lại được xây dựng một cách khẩn trương nhưng mang một giá trị lịch sử dân tộc đặc biệt, là mốc son chói lọi trong lịch sử lập hiến của Nư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT CHẤT LƯỢNG CAO
LUẬT HIẾN PHÁP
Đề tài: Tham luận tìm hiểu LUẬT HIẾN PHÁP 1946
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGA
Mã sinh viên: 23062095
Lớp: K68CLC – A
Trang 2HÀ NỘI,THÁNG 11 NĂM 2023
MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
B NỘI DUNG
1 Lý do chọn đề tài
2 Hiến pháp và Ý nghĩa của mỗi bản Hiến pháp đối với mỗi quốc gia
3 Hiến pháp 1946
3.1 Lược sử hiến pháp Việt Nam
3.2 Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp 1946
3.3 Khái quát Hiến pháp 1946
3.4 Ý nghĩa, đánh giá Hiến pháp 1946
4 Chế định
5 Vận dụng Hiến pháp 1946 trong bối cảnh hiện nay
6 Tích cực và hạn chế của Hiến pháp 1946
C TỔNG KẾT
A LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuốn sách “ Các quyền của con người” (1791-1792), Thomas Paine viết: “ Hiến pháp không phải là một đạo luật của chính quyền, nhưng là của nhân dân tạo dựng nên chính quyền và một chính quyền không có Hiến pháp là quyền lực không có quyền Hiến pháp là một vấn đề đứng trước chính quyền và chính quyền là tay sai của Hiến pháp.” Với vai trò và ý nghĩa to lớn như vậy, Hiến pháp đặt nền móng cho một quốc gia hiện đại, là hiện thân của khế ước cơ bản giữa nhân dân và là hình thức cao nhất của Pháp luật
Hiến pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa với mọi quốc gia trên thế giới Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một hệ thống pháp luật thống nhất và cụ thể riêng nhắm mục đích để quản lí toàn xã hội, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách có hiệu quả và công bằng Để đảm bảo quyền và lợi ích của mỗi công dân cũng như sự phát triển của đất nước, Hiến pháp đóng một vai trò đặc biệt quan trọng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam
Ở Việt Nam, trong suốt hơn nửa thế kỉ đã có 5 bản Hiến pháp đã được ra đời khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (02/9/1945) đến nay Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, chứa đựng những giá trị đặc biệt cả về lịch sử và về khoa học chính trị- pháp lí
Trang 3B NỘI DUNG
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên kể từ khi giành độc lập năm 1945
1.2 Hiến pháp năm 1946 có những đặc điểm về mối quan hệ giữa lập pháp, hành pháp các cơ quan tư pháp Hiến pháp 1946 cũng quy định tổ chức chính quyền địa phương theo hướng phân biệt thành phố đô thị và nông thôn (đa dạng hóa giữa các mối quan hệ giữa các cấp chính quyền
mà biểu hiện cụ thể là theo hiến pháp 1946 không phải ở mọi cấp chính quyền, các cơ quan đại diện đều do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra) Đây là những đạc điểm không thể hiện trong các quy định của các bản Hiến pháp sau này
1.3 Hiến pháp 1946 với vai trò khẳng định vị trí mới của Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, lần đầu tiên quy định cách thức Nhân dân bầu ra Nhà nước của mình
1.4 Bản Hiến pháp 1946 là bản Hiến pháp đầu tiên lại được xây dựng một cách khẩn trương nhưng mang một giá trị lịch sử dân tộc đặc biệt, là mốc son chói lọi trong lịch sử lập hiến của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Từ những lý do trên, em đã chọn Hiến pháp 1946 là đề tài cho bài tham luận lần này
2.Ý nghĩa của mỗi bản Hiến pháp đối với mỗi quốc gia.
2.1 Khái niệm Hiến pháp.
Căn cứ vào Điều 119 Hiến pháp 2013 quy định về Hiến pháp như sau:
- Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý
- Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định
=> Như vậy, Hiến pháp là đạo luật gốc do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Trang 42.2 Bản chất của Hiến pháp.
Các hệ tư tưởng lập hiến hiện đại đều coi Hiến pháp như một văn bản có sứ mệnh xác lập chế độ mới thay thế chế độ cũ và coi nó như là một bản khế ước xã hội của nhân dân
Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1787 được coi là bản hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử lập hiến hiện đại Trước khi có Hiến pháp, Hoa Kỳ đã có các bản kiến ước một số tiểu bang và đặc biệt là Tuyên ngôn Độc lập ngày 04/7/1776 Chính vì vậy mà từ đó người ta thường gắn Hiến pháp với lập quốc và coi Hiến pháp là biểu tượng của nền độc lập Đó cũng là cách hiểu về Hiến pháp của người sáng lập ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á- chủ tịch Hồ Chí Minh Người đã nói: “ Trước chúng
ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ, chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ.” Việc ban hành Hiến pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam vào ngày 09/11/1946 không lâu sau ngày 02/9/1945 là sự khẳng định mạnh mẽ về mặt pháp
lý chủ quyền quốc gia của nhân dân Việt Nam, sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Xét về bản chất, Hiến pháp vừa là văn bản pháp lý của Nhà nước, vừa là bản khế ước mang trong mình ý chí chung của toàn xã hội Vì vậy, khi nói tới Hiến pháp, ta phải nhìn nhận ở cả hai mặt: bản chất pháp lí – bản chất xã hội của nó
a) Bản chất pháp lý:
Thể hiện ở vị trí của nó với tính cách là Luật cơ bản của Nhà nước.
Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản khác phải phù hợp với Hiến pháp Hiến pháp có tính ổn định cao nhất so với các văn bản pháp lý khác, việc ban hành, sửa đổi Hiến pháp luôn đòi hỏi những thủ tục chặt chẽ nhất, bảo đảm sự thận trọng nhất.
b) Bản chất xã hội:
Trong thực tiễn lịch sử lập hiến trên thế giới, việc xác nhận bản chất của Hiến pháp chỉ là góc
độ lợi ích giai cấp là rất đúng đắn nhưng chưa đủ Hiến pháp ghi nhận và thể hiện lợi ích cơ bản và sống còn của giai cấp thống trị hoặc một tầng lớp nổi trội nhất trong xã hội Hiến pháp- bản thân quyền lực Nhà nước luôn là cơ sở pháp lý của toàn xã hội nhằm ghi nhận và thể hiện những lợi ích tương hợp của các giai tầng xã hội, lợi ích chung của nhân dân, của dân tộc, được toàn xã hội và nhân dân chấp nhận và chia sẻ.
Ở Việt Nam, Hiến pháp cũng được phát triển theo hướng phản ánh những giá trị cao quý của dân tộc, nhân dân
Hiến pháp là văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng quy định về những vấn đề lớn, cơ bản, có tầm chiến lược lâu dài của đất nước; thể chế hóa cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các văn kiện Đại hội Đảng trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng nước ta
Trang 53 Hiến pháp 1946
3.1 Lược sử Hiến pháp Việt Nam
Từ năm 1946 đến nay, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam) đã có 5 lần ban hành Hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001 và Hiến pháp năm
2013 Mỗi bản Hiến pháp được ban hành đều chứa đựng tinh hoa của nền lập pháp Việt Nam, đánh dấu một bước phát triển mới của cả dân tộc
3.2 Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp 1946
HIẾN PHÁP 1946 LÀ BẢN HIẾN PHÁP ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Cách đây 77 năm, vào ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được Quốc hội khóa I thông qua tại kỳ họp thứ 2 Bản Hiến pháp ra đời ngay sau khi đất nước ta vừa giành được độc lập, vận mệnh của dân tộc đang đứng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc Nhiệm vụ của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là vừa phải củng cố chính quyền cách mạng, cải thiện đời sống nhân dân, vừa phải chống thù trong giặc ngoài Trước tình hình đó, Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó
có nhiệm vụ xây dựng tổ chức nhà nước, tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội để ấn định cho Việt Nam một Hiến pháp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không
có Hiến pháp Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ.” Đây có thể coi là tuyên bố lập hiến của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến đầu tiên tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa diễn ra thắng lợi trên toàn quốc Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa I, Quốc hội bầu ra Ban Dự thảo Hiến pháp và 08 tháng sau, ngày 09/1/1946, tại kì họp thứ 2 của Quốc hội khóa I, bản Hiến pháp 1946 đã được thông qua Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đặt nền tảng chính trị, pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước Việt Nam mới Với ý nghĩa đó, 09/11 hằng năm được Quốc hội nước ta ấn định là Ngày Pháp luật Với ý nghĩa đó, 09/11 hằng năm được Quốc hội nước ta ấn định là Ngày Pháp luật Việt Nam để
kỉ niệm ngày ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên và khẳng định vị trí thượng tôn pháp luật trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành và bảo vệ pháp luật tại Việt Nam và thúc đẩy tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta Có thể nói rằng, Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến pháp dân chủ, tiến bộ không kém bất kì bản Hiến pháp nào trên thế giới
Về nội dung, Hiến pháp nam 1946 thể hiện rõ tư tưởng pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
về kỹ thuật lập pháp, Hiến pháp năm 1946 là một văn bản hết sức ngắn gọn, súc tích (chỉ có 70 điều, mỗi điều chỉ có một dòng)
Trang 6Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của chính quyền nhân dân là tổng tuyển cử tự do và soạn thảo Hiến pháp Ngày 20/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí Sắc lệnh số 34-SL thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp gồm 7 thành viên:
1 Hồ Chí Minh
2 Vĩnh Thụy (cựu hoàng Bảo Đại)
3 Đặng Thai Mai
4 Vũ Trọng Khánh
5 Lê Văn Hiến
6 Nguyễn Lương Bằng
7 Đặng Xuân Khu ( Trường Chinh)
Ngày 02/3/1946, kì họp đầu tiên của Quốc hội đã bầu Ban Dự thảo Hiến pháp ( Tiểu ban Hiến pháp) chịu trách nhiệm nghiên cứu dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên Ngày 29/10/1946, Tiểu ban được mở rộng thêm 10 đại biểu đại diện cho các nhóm, các vùng và đồng bào thiểu số
để tu chỉnh dự thảo và trình ra quốc hội ngày 02/11/1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa và thông qua
Bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua vào ngày 09/11/1946, tại kỳ họp thứ 2 với 240 phiếu tán thành trên 242 phiếu, gồm 7 chương, 70 điều
Lời nói đã khẳng định 3 nguyên tắc cơ bản :
1) Đoàn kết nhân dân, không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo
2) Đảm bảo các quyền tự do, dân chủ
3) Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân
7 CHƯƠNG HIẾN PHÁP 1946
Chương I: quy định chính thể của Việt Nam là Dân chủ Cộng hòa
Chương II: quy định Nghĩa vụ và Quyền lợi công dân, xác nhận sự bình đẳng về mọi phương diện của tất cả công dân Việt Nam trước pháp luật
Chương III: quy định về Nghị viện nhân dân
Chương IV: quy định về Chính phủ - cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc
Chương V: quy định về phương diện hành chính, bộ, tỉnh, huyện, xã; quy định về cơ quan hành chính (UBND và Hội đồng nhân dân) các cấp
Chương VI: quy định về cơ quan tư pháp bao gồm: tòa án nhân dân tối cao, các tòa phúc thẩm, các tòa đệ nhị và sơ cấp
Chương VII: quy định về việc sửa đổi Hiến pháp ( trong đó có quyền phúc quyết Hiến pháp của dân)
Cách đây 77 năm, tại kỳ họp thứ 2 của quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu: “ Hơn 10 ngày nay, các đại biểu đã khó nhọc làm việc Quốc hội đã thu về một kết quả làm vẻ
Trang 7vang cho đất nước là đã Thảo luận xong bản Hiến pháp Sau khi nước nhà mới được tự do 14 tháng, đã làm thành công bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà Bản Hiến pháp đó còn
là một vết tích lịch sử, Hiến pháp đầu tiên trong cõi Á Đông này nữa Bản Hiến pháp chưa hoàn toàn nhưng nó đã làm nên theo một hoàn cảnh thực tế Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: nước Việt Nam đã độc lập, dân tộc Việt Nam đã hoàn toàn tự do, phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân Hiến pháp đó
đã nêu một tinh thần đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc Việt Nam và một tinh thần liêm khiết, công bình giữa các giai cấp.”
Hiến pháp 1946 cũng khẳng định những tư tưởng cơ bản về sự lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Việt Nam hiện đại sau khi đánh đổ đế quốc thực dân để trở thành một quốc gia độc lập, chấm dứt chế độ phong kiến cai trị hàng ngàn năm để lựa chọn một thể chế chính trị hiện đại hơn dựa trên 2 nguyên lí cơ bản : CỘNG HÒA & DÂN CHỦ ( trích dẫn từ hai nguyên lí cơ bản của Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ (1776) và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp (1792)
.3 Khái quát Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1946 với công cuộc xây dựng nhà nước dân chủ và kháng chiến giành độc lập dân tộc.
* Những giá trị của Hiến pháp 1946
- Nhà nước đại đoàn kết toàn dân, không phân biệt giai cấp ( Nhà nước dân chủ nhân dân, không
phân biệt tài sản, phi giai cấp, tiền thân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay)
Trang 8- Chính phủ là cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm về việc đưa ra các chủ trương, đường lối, chính sách
- Có mục tiêu vì con người và quyền lực Nhà nước bị kiểm soát
* Thực tế sự điều hành và áp dụng Hiến pháp năm 1946
- Trong điều kiện vừa có chiến tranh vừa có hòa bình, vừa phải cứng rắn, vừa mềm dẻo
- Trong điều kiện thời chiến, đảm bảo sự tham gia của cơ quan lập pháp – quyền tư pháp xét xử Được thông qua ở giai đoạn rất khó khăn trong giai đoạn đất nước vừa giành được độc lập nhưng vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ tái trở thành thuộc địa của thực dân Pháp, Hiến pháp 1946 có nhiều giá trị nhân văn và dân chủ chung của nhân loại mà các Hiến pháp sau này mỗi khi xây dựng, sửa đổi đều càn nghiên cứu, kế thừa Mặc dù không được công bố để thực hiện nhưng các cơ quan Nhà nước vẫn áp dụng các quy định và tinh thần Hiến pháp tùy từng điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể Chính nhờ việc áp dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo lại cứng rắn đã góp phần tạo nên thành công của giai đoạn đầu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ độc lập nước nhà, là tiền đề cho việc xây dựng nhà nước Việt Nam sau này
* NGUYÊN TẮC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
Tư tưởng về quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân trong Hiến pháp 1946
- Hiến pháp 1946 khẳng định chủ thể của quyền lập hiến thuộc về quốc dân
Lời nói đầu của Hiến pháp 1946 tuyên bố rõ ràng: “ Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Quốc hội nhận thấy rằng ” Từ đó cho thấy Quốc hội là chủ thể được quốc dân bầu ra để thực hiện quyền Lập hiến Do đó Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 1946 là Quốc hội Lập hiến
Hiến pháp được quan niệm là một phương thức để xác lập các giới hạn pháp lý đối với quyền lực Nhà nước
- Hiến pháp 1946 xuyên suốt một nguyên tắc: “ tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể Nhân dân Việt Nam
Điều 1 của Hiến pháp 1946: “ Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể Nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”
Hiến pháp 1946 xác lập các nguyên tắc:
+) tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể Nhân dân Việt Nam ( chủ quyền nhân dân) +) phân công quyền lực giữa ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp
+) kiểm soát quyền lực nhà nước
+) tư pháp độc lập
- Hiến pháp 1946 đặt quyền con người, quyền công dân lên hàng đầu
Trang 9Đề cao chủ quyền nhân dân ngay trong nguyên tắc của Hiến pháp: Bảo đảm các quyền tự do dân chủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa I: “ Hiến pháp
đó tuyên bố với thế giới biết dân tộc Việt Nam đã có đủ quyền tự do Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới: phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của công dân.”
Hiến pháp 2013 đã kế thừa và phát triển nguyên tắc quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân Bên cạnh đó, bản Hiến pháp 2013 đã bổ sung đầy đủ các hình thức Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước, bổ sung thêm về nguyên tắc: “ quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ( khoản 3 Điều 2); nguyên tắc: “ bảo đảm các quyền tự do dân chủ”, đề cao quyền con người, quyền công dân, coi con người là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển
Quyền lực nhân dân trong Hiến pháp 1946
Hiến phát 1946 là văn bản ghi nhận thành quả Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của toàn thể Nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Nhân dân
là nguồn gốc của quyền lực, là chủ thể tối cao của quyền lực Hiến pháp 1946 đã ghi nhận quyền lực Nhân dân - Là một dấu mốc lịch sử quân trọng về cách tổ chức quyền lực ở Việt Nam chấm dứt thời kì quân chủ chuyên chế
Quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp 1946 – một bộ phận quyền lực của Nhân dân
Quyền lực Nhà nước – quyền lực thể chế cộng đồng xã hội là quyền lực phát sinh bắt nguồn từ quyền lực Nhân dân Quyền lực Nhà nước không phải của bản thân thể chế Nhà nước mà thuộc cộng đồng xã hội, quốc gia dân tộc đã tổ chức nên Nhà nước Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực
Điều 21 Hiến pháp 1946 quy định : Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia (điều 32 và 70)
Điều 70 Hiến pháp 1946 việc sửa đỏi Hiến pháp phải tuân theo những quy định cụ thể, quyền lực Nhân dân cao hơn quyền lực Nghị viện, Nhân dân là người quyết định cuối cùng về Hiến pháp của mình, không một cơ quan nào có quyền đó Điều này quyết định tính tối cao của Hiến pháp
và bảo đảm cho sự ổn định, trường tồn của Hiến pháp
Các quy định của Hiến pháp 1946 đã thể hiện rõ ràng sự phân công, phối hợp giữ quyền lực Nhân dân với tự cách cả quốc gia dân tộc với Nhà nước – một thể chế do Nhân dân thành lập, thể hiện sự kiểm soát quyền lực Nhân dân với quyền lực Nhà nước
Khái quát lại:
- Quyền lực Nhân dân là cái toàn thể, tối cao
- Quyền lực Nhà nước là một bộ phận của quyền lực Nhân dân, do Nhân dân trao cho
Trang 10- Quyền lực Nhân dân mà Nhân dân giữ lại để thực hiện, không trao cho bất cứ một thể chế cộng đồng nào thực hiện
Cách thức tổ chức Nhà nước
- Hiến pháp đảm bảo tính độc lập của quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Sự khẳng định có tính nguyên tắc là những cơ quan : Nghị viện, Chính phủ và Tòa án là cơ quan cao nhất của quyền lực Nhà nước, mỗi cơ quan nắm giữ một bộ phận quyền lực Nhà nước
*Hiến pháp 1946 hình thành cơ chế “cân bằng quyền lực”
Điều 51 Hiến pháp 1946 quy định “Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi
là phạm tội phản quốc”
*Hiến pháp 1946 áp dụng chế độ “Hành pháp hai đầu”
Tức là vừa chứa đựng những yếu tố của chế độ Tổng thống, vừa chứa đựng những yếu tố của chế
độ đại nghị trong Hiến pháp Hoa Kỳ và Hiến pháp một số nước khác ở châu Âu
*Hiến pháp 1946 đề cao trách nhiệm cá nhân
Hiến pháp 1946 quy định: Bộ trưởng nào không được Nghị viện tín nhiệm thì phải từ chức, toàn thể Nội các phải chịu liên đới trách nhiệm, Thủ tướng là người là chịu trách nhiệm về con đường chính trị của Nội các Như vậy Thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước Các thành viên Nội các phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng – người lập ra Nội các
=> Hiến pháp đã xác định rất rạch ròi trách nhiệm của từng cá nhân trong Nội các và tập thể, của người đứng đầu Nội các Chính quy định này là cơ sở cho một nền hành pháp lành mạnh
Trong phiên họp ngày 29/10/1946, Tiểu ban Hiến pháp của Quốc hội “được mở rộng thêm 10 vị đại biểu cho các nhóm, đại biểu trung lập, đại biểu Nam bộ , đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số
để tham gia tu bổ thêm bàn dự án và Quốc hội bắt đầu thảo luận từ ngày 02/11/1946” Sau nhiều buổi thảo luận, tranh luận và bổ sung, sủa đổi từng điều cụ thể và “đã dành đến 2/3 thời gian trong số 13 ngày của chương trình nghị sự để thảo luận từng điều” Ngày 09/11/1946 tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa I đã thông qua toàn văn bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Hiến pháp dân tộc , dân chủ và công bằng của các giai cấp, mang đậm dấu
ấn tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền lực của Nhân dân
Hiến pháp năm 1946 đã củng cố cơ sở pháp lý, tính hợp hiến và hợp pháp của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tạo thế cho chính quyền chở thành vũ khí cần thiết nhất của Đảng và Nhân dân trong việc “Bảo toàn lãnh thổ giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ.”
Theo nghị quyết của Quốc hội, trong điều kiện chưa thi hành được Hiến pháp thì Chính phủ phải dựa vào những nguyên tắc đã quy định trọng Hiến pháp năm 1946 để ban hành các sắc luật Ngày 09/11/1946, cuộc Kháng chiến toàn quốc bùng nổ Do hoàn cảnh chiến tranh nên Hiến pháp năm 1946 không được chính thức công bố, song, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân ta xây dựng một Nhà nước độc lập và trở thành người chủ thực sự của Nhà nước đó, vững