Quy định về thuế đối với mặt hàng rượu, bia Trong hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam, có 3 loại thuế đánh vào mặt hàng rượu, bia; bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và th
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
“Tìm hiểu thực trạng pháp luật và đưa ra một số khuyến
nghị về thuế đối với mặt hàng rượu, bia.”
LỚP
: 4725 NHÓM : 02
Hà Nội, 2024
Trang 2LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 24/01/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 02 Lớp: 4725 Khóa: 47 Khoa: Pháp luật Thương mại quốc tế
Tổng số sinh viên của nhóm: 07
+ Có mặt:
+ Vắng mặt:
Tên bài tập: Đề bài số 16
Môn học: Luật Tài chính
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 02 Kết quả như sau:
STT Mã SV Họ và tên
Đánh giá của
SV SV
ký tên
Đánh giá của GV
A B C Điểm
(số)
Điểm (chữ)
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điếm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 0
NỘI DUNG 1
I Một số khái niệm về thuế đối với mặt hàng rượu, bia 1
1 Khái niệm về thuế 1
2 Quy định về thuế đối với mặt hàng rượu, bia và thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam hiện nay 1
II Thực trạng pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia 2
1 Pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia 2
1.1 Thuế tiêu thụ đặc biệt 2
1.2 Thuế nhập khẩu 4
1.3 Thuế giá trị gia tăng 7
2 Những thay đổi tích cực và hạn chế của các quy định pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia 10
2.1 Những thay đổi tích cực của các quy định pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia 10
2.2 Những hạn chế trong các quy định pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia 12
3 Thực trạng thực thi pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia trong giai đoạn hiện nay 13
3.1 Mặt tích cực 13
3.2 Mặt tiêu cực 14
III Một số khuyến nghị về thuế đối với mặt hàng rượu, bia 14
1 Khuyến nghị đối với các quy định của pháp luật 14
2 Khuyến nghị đối với việc thực thi các quy định của pháp luật 15
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt GTGT: Giá trị gia tăng XK: Xuất khẩu NK: Nhập khẩu
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, rượu bia là loại thức uống được nhiều người quan tâm và sử dụng Thời gian qua, chính sách quản lý thuế đối với mặt hàng rượu, bia đã có nhiều sửa đổi Cụ thể, trong vòng 15 năm qua, tại Việt Nam, ngành công nghiệp rượu vang và rượu mạnh đã chịu tác động của 5 lần thay đổi thuế tiêu thụ đặc biệt Mới đây nhất, thuế suất loại này đã tăng từ 50% (năm 2015) lên 55% (năm 2016) và sau đó lên 65% (năm 2018) áp dụng đến nay; đồng thời, giá tính thuế cũng bị thay đổi từ giá nhập khẩu thành giá bán buôn Ở góc
độ của cơ quan quản lý nhà nước, những thay đổi này được lý giải nhằm mục đích chính
là hạn chế tiêu thụ để bảo vệ sức khỏe người dân và giảm thiểu những tác động xã hội tiêu cực khác từ tiêu thụ đồ uống có cồn Tuy nhiên, xung quanh nội dung này vẫn còn nhiều vấn đề cần quan tâm, do đó, để đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về thuế đối
với mặt hàng rượu bia, nhóm chúng em xin chọn đi sâu nghiên cứu đề tài số 16: “Tìm hiểu
thực trạng pháp luật về thuế và đưa ra một số khuyến nghị về thuế đối với mặt hàng rượu, bia” Sau đây là quá trình tìm hiểu, đánh giá và đưa ra những khuyến nghị mà chúng em
đã tổng hợp và tìm hiểu được từ quá trình học môn Luật Tài chính
Trang 6NỘI DUNG
I Một số khái niệm về thuế đối với mặt hàng rượu, bia
1 Khái niệm về thuế
Thuế là một khoản thu của ngân sách nhà nước, một nghĩa vụ phải thanh toán của các tổ chức, cá nhân bằng tiền hoặc hiện vật 1 lần hoặc thường xuyên dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước cao nhất ban hành theo nguyên tắc bắt buộc không bồi hoàn trực tiếp
2 Quy định về thuế đối với mặt hàng rượu, bia và thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam hiện nay
2.1 Quy định về thuế đối với mặt hàng rượu, bia
Trong hệ thống pháp luật về thuế của Việt Nam, có 3 loại thuế đánh vào mặt hàng
rượu, bia; bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt:
Thứ nhất, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào hàng hóa khi có
hành vi dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia Theo Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 20161 thì hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam là đối tượng chịu thuế nhập khẩu Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 122/2016/NĐ-
CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu, thì mặt hàng rượu bia nằm trong Phụ lục II
- Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế nên mặt hàng này phải chịu thuế nhập khẩu
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hóa,
dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Căn cứ Điều 3 Luật
thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013): “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho
1 Điều 2 Đối tượng chịu thuế
1 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
2 Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước
3 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhâ ̣p
4 Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan
và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác; d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu
Trang 7sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.” Rượu, bia không thuộc các đối tượng quy
định tại Điều 5 của Luật này nên phải chịu thuế giá trị gia tăng
Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu đánh vào hàng hóa và dịch vụ mang
tính đặc biệt nhằm định hướng sản xuất, tiêu dùng Căn cứ điểm b, c Khoản 1 Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) quy định về hàng hóa là đối tượng chịu thuế thì rượu, bia là đối tượng chịu thuế của thuế tiêu thụ đặc biệt
2.2 Thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam hiện nay
Sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là ở giới trẻ
và được thể hiện ở ba tiêu chí: mức tiêu thụ bình quân/đầu người quy đổi ra lượng cồn nguyên chất, tỷ lệ sử dụng rượu bia ở cả hai giới, sử dụng ở mức nguy hại, đều ở mức cao
Mức tiêu thụ rượu bia tính theo lít cồn nguyên chất bình quân đầu người (trên 15 tuổi) mỗi năm tại Việt Nam là 8,3 lít, tương đương với 170 lít bia mỗi năm Việt Nam xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người Tình trạng uống quá độ đến mức nguy hại cũng đang rất phổ biến ở người trưởng thành Việt Nam: 44,2% nam giới; tăng gần gấp 2 lần so với năm 2015 (25,1%)2 Đặc biệt, trong thời gian giáp Tết Nguyên đán thì việc tiêu thụ rượu, bia của người dân ngày càng tăng cao nên cần phải có biện pháp để giảm thiểu việc sử dụng rượu, bia cũng
như để bảo vệ an toàn cho người dân
II Thực trạng pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia
1 Pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia
1.1 Thuế tiêu thụ đặc biệt
1.1.1 Văn bản pháp luật
Các văn bản pháp luật quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể là đối với mặt hàng rượu, bia hiện nay bao gồm:
- Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)
- Nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 14/2019/NĐ-CP)
1.1.2 Nội dung pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia
2 Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở Việt Nam đang gia tăng ở mức báo động (Thùy Giang - 06/07/2022):
https://www.vietnamplus.vn/ty-le-su-dung-ruou-bia-o-viet-nam-dang-gia-tang-o-muc-bao-dong-post803254.vnp
Trang 8* Chủ thể quan hệ pháp luật thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thu thuế, xem xét và
quyết định miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, gồm: Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và các cơ quan thu
Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế đối với mặt hàng rượu, bia (thuế tiêu thụ đặc
biệt): Theo Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2022), chủ thể
có nghĩa vụ nộp thuế đối với mặt hàng rượu, bia là các tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu rượu, bia - thuộc đối tượng chịu thuế của thuế tiêu thụ đặc biệt
* Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia: bao gồm 2 hành vi:
Đăng ký thuế: là hành vi bắt buộc đối với chủ thể nộp thuế tại cơ quan thuế trong
vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc kể
từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh,
cá nhân và hộ gia đình… Việc đăng ký thuế có thể coi là sự thừa nhận của các chủ thể
này về các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước mà mình sẽ phải gánh chịu khi bước vào kinh doanh
Sản xuất, tiêu thụ hoặc nhập khẩu rượu, bia: Nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
chỉ thực sự phát sinh khi chủ thể đăng ký thuế đã thực tế sản xuất và tiêu thụ rượu, bia hoặc thực tế nhập khẩu rượu, bia Khi nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt nảy sinh, cũng là lúc quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt hình thành giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu rượu, bia
1.1.3 Căn cứ tính thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia
* Giá tính thuế: Căn cứ vào Điều 6 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)
Đối với rượu, bia sản xuất trong nước và rượu, bia nhập khẩu do cơ sở kinh doanh
nhập khẩu bán ra: Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa có thuế GTGT - thuế BVMT
(nếu có)) / (1 + Thuế suất thuế TTĐB).
Đối với rượu, bia nhập khẩu tại cửa khẩu: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế
nhập khẩu + thuế nhập khẩu
* Thuế suất: Căn cứ vào Điều 7 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2022)
Trang 9STT Rượu, bia Thuế suất
* Cách xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: Số thuế TTĐB phải nộp = Giá
tính thuế TTĐB x Thuế suất
1.2 Thuế nhập khẩu
1.2.1 Văn bản pháp luật
Các văn bản pháp luật quy định về thuế nhập khẩu cụ thể là đối với mặt hàng rượu, bia hiện nay bao gồm:
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ban hành ngày 06/4/2016
- Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Chính phủ
Trang 10- Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của chính phủ sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25/05/2020 về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu
ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu
1.2.2 Nội dung pháp luật về thuế nhập khẩu đối với mặt hàng rượu, bia
* Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu:
Thứ nhất, người nộp thuế:Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, người nộp thuế nhập khẩu bao gồm:
- Chủ hàng hóa nhập khẩu
- Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu
- Người nhập cảnh có hàng hóa nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
- Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế
- Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán ta ̣i thi ̣ trường trong nước
và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t
- Người có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chi ̣u thuế theo quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
Thứ hai, người thu thuế: Trong lĩnh vực hành thu thuế nhập khẩu, cơ quan nhà
nước có thẩm quyền tổ chức việc thu thuế nhập khẩu là Tổng cục hải quan
* Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu đối với mặt hàng rượu, bia:
Các quy phạm pháp luật về thuế nhập khẩu: bao gồm các quy phạm pháp luật
quốc gia và quy phạm pháp luật quốc tể về thuế nhập khẩu Hầu như các quy phạm pháp luật quốc gia về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thường được quy định tập trung trong một đạo luật riêng, gọi là Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc được quy định thành một chương riêng trong đạo luật về hải quan Khác với các quy phạm pháp luật quốc gia (điều chỉnh quan hệ thuế giữa Chính phủ với người nộp thuế), các quy phạm pháp luật quốc tế lại có nhiệm vụ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong việc phân định quyền đánh thuế hoặc quan hệ giữa quốc gia này với các tổ chức, cá nhân mang quốc tịch nước khác trong việc thực hiện quyền đánh thuế và nghĩa vụ nộp thuế
Trang 11Các hành vi pháp lí do tổ chức, cá nhân là người nộp thuế và cơ quan thu thuế thực hiện trong quá trình hành thu thuế nhập khẩu mới là loại sự kiện pháp lí phổ biến
làm phát sinh quan hệ pháp luật thuế nhập khẩu Những hành vi pháp lí này là khá đa dạng
nhưng hoàn toàn có thể nhận diện được chúng dựa vào các tiêu chí cơ bản sau đây: Một là chủ thể thực hiện hành vi chính là người nộp thuế hoặc cơ quan thu thuế Hai là hành vi
pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật về thuế nhập khẩu đều được dự liệu rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật về thuế nhập khẩu và phải được chứng minh bằng các chứng
cứ cụ thể3
1.2.3 Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cụ thể là mặt hàng rượu, bia
Theo Điều 5, Điều 6 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, căn cứ để tính thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỉ lệ phần trăm (%) cụ thể
là mặt hàng rượu, bia được quy định như sau:
- Trị giá tính thuế đối với rượu, bia nhập khẩu được ghi trong tờ khai hải quan (là
giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, được xác định theo quy định của pháp luật về trị giá hải quan đối với hàng nhập khẩu)
- Thuế suất theo tỉ lệ phần trăm (%) đối với rượu, bia nhập khẩu.
- Thuế theo tỷ lệ phần trăm = số lượng hàng x giá tính thuế x thuế suất.
Mức thuế suất đối với mặt hàng rượu, bia dao động trong khoảng từ 17-50% Giá
cơ sở của thuế nhập khẩu là giá CIF đã bao gồm phí bảo hiểm và phí vận chuyển Thuế suất của các loại rượu bia được quy định tóm tắt trong bảng sau4:
suất
1 Bia sản xuất từ malt 35
2 Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc
nhóm 20.09
50
3 Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương liệu
từ thảo mộc hoặc chất thơm
50
4 Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong, rượu sa
kê); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với
đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác