1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ lý do chính cho sự khác biệt trong cách tờ the new york times đưa tin về hai sự kiện việt nam đưa quân vào campuchia 1978 và nga đưa quân ukraine 2022

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý Do Chính Cho Sự Khác Biệt Trong Cách Tờ The New York Times Đưa Tin Về Hai Sự Kiện Việt Nam Đưa Quân Vào Campuchia 1978 Và Nga Đưa Quân Ukraine 2022
Tác giả Nguyễn Ngọc Bảo Châu
Người hướng dẫn ThS. Vũ Đoàn Kết, ThS. Nguyễn Thị Ngân Giang
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay ĐỀ TÀI: Lý do chính cho sự khác biệt trong c

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn: Chính sách đối ngoại Việt Nam từ 1975 đến nay

ĐỀ TÀI: Lý do chính cho sự khác biệt trong cách tờ The New York Times đưa tin về hai sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia 1978 và Nga đưa quân Ukraine 2022

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

Giảng viên hướng dẫn : ThS.Vũ Đoàn Kết

ThS.Nguyễn Thị Ngân Giang

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Ngọc Bảo Châu

Mã sinh viên : TTQT48C1-1276

Chuyên ngành : Truyền thông quốc tế

Trang 3

MỤC LỤ

C

LỜI NÓI ĐẦU 1

I MỞ ĐẦU 2

1 Đặt vấn đề 2

2 Giả thuyết nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

II NỘI DUNG 2

1 So sánh khác nhau Error! Bookmark not defined 2 So sánh Error! Bookmark not defined III KẾT LUẬN 5

1 Bài học rút ra Error! Bookmark not defined 2 Kết luận Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 7

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Lời đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn bộ môn Chính sách đối ngoại của Việt Nam từ 1975 đến nay - thầy Vũ Đoàn Kết

và cô Nguyễn Thị Ngân Giang

Trong bài tiểu luận giữa kỳ của bộ môn Chính sách đối ngoại của Việt Nam từ

1975 đến nay, nhóm của tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “So sánh dư luận giữa sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia năm 1978 và Nga xâm lược Ukraine năm 2022” với đối tượng khai thác dư luận chính là tờ The New York Times Trong bài tiểu luận, chúng tôi đã có những phân tích về sự khác biệt giữa cách một tờ báo nổi tiếng của Hoa Kì đưa tin về hai sự kiện này Với mong muốn phân tích và so sánh sâu hơn, nhiều khía cạnh về sự khác biệt này, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu cá nhân cuối kỳ là “Phân tích sự khác biệt trong cách tờ Thời báo New York đưa tin về hai sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia 1978 và Nga xâm lược Ukraine 2022” Tôi kính mong được tiếp thu những nhận xét, góp ý từ giảng viên hướng dẫn

bộ môn về bài tiểu luận Xin được cảm ơn thầy và cô vì đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Trân trọng!

1

Trang 5

I MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Trong tiểu luận giữa kì của nhóm, chúng tôi đã phân tích rõ các lý do cho sự khác biệt trong cách tờ The New York Times đưa tin về hai sự kiện Việt Nam – Campuchia và Nga – Ukraine Nhưng phần bài làm chưa đi đến một kết luận cụ thể về một lý do chính cho sự khác biệt này Để làm sáng rõ hơn vấn đề này, trong bài tiểu luận cuối kỳ, tôi sẽ đi sâu vào các lý do vì sao Từ đó, tôi có thể rút ra được thấy được mối liên hệ giữa truyền thông với đối ngoại và tầm quan trọng của truyền thông với ngành ngoại giao

2 Câu hỏi nghiên cứu

Vì sao có sự khác biệt trong cách tờ The New York Times đưa tin về hai sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia và Nga đưa quân vào Ukraine?

3 Giả thuyết nghiên cứu

Lý do chính cho sự khác biệt trong cách đưa tin của tờ The New York Times

về hai sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia và Nga đưa quân vào Ukraine là do

vị trí chính trị của tờ báo này

II NỘI DUNG

1 Sơ lược về tờ The New York Times và vị trí chính trị của tờ báo

The New York Times là một trong những tờ báo nổi tiếng ở Hoa Kỳ và là một trang tin tức cố định của Hoa Kỳ trong hơn 150 năm Các bài báo của tờ báo này đã giành được nhiều Giải thưởng Pulitzer hơn bất kỳ công ty truyền thông nào khác trong lịch sử Hoa Kỳ Một cuộc khảo sát năm 2022 cho thấy 24% người Mỹ tin rằng The New York Times là một nguồn tin tức và thông tin rất đáng tin cậy thông qua các ấn phẩm in ấn và kỹ thuật số Chỉ 14% thực sự nghi ngờ độ tin cậy của tờ báo này và 10% khác có một số dè dặt về các bài báo được đưa tin

Các bài báo được biên tập và viết bởi các nhà báo của New York Times thường

có quan điểm theo chủ nghĩa tự do Thời báo New York đã không ủng hộ một ứng cử viên đến từ Đảng Cộng hòa Hoa kỳ cho vị trí tổng thống kể từ Tổng thống Dwight D Eisenhower vào năm 1956 Từ năm 1960, tờ báo đã tán thành các ứng cử viên của Đảng Dân chủ trong mọi cuộc bầu cử tổng thống Một nghiên cứu năm 2005 của Đại học California, Los Angeles cho thấy tin tức của The New York Times có khuynh hướng cánh tả Tương tự, một cuộc khảo sát năm 2007 do Rasmussen Reports thực

2

Trang 6

hiện cho thấy 40% số người trả lời khảo sát tin rằng New York Times có khuynh hướng tự do, 20% cho rằng tờ báo này không có khuynh hướng nào và 11% tin rằng

tờ báo này có khuynh hướng bảo thủ

2 Mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam trước sự kiện năm 1978 và với Nga trước sự kiện năm 2022

Sau chiến tranh, Hoa Kỳ lo ngại sự xuất hiện của một nước Cộng sản tại Châu

Á và sự bành trướng của Khối Cộng sản trên thế giới Vào tháng 12 năm 1978, Việt Nam đưa quân vào Campuchia, gây sự chú ý của toàn thế giới và khiến cho mối quan

hệ của Việt Nam và Hoa Kỳ thêm phức tạp Một số nhà phân tích của Hoa Kỳ đã đưa

ra giả thuyết rằng rằng Việt Nam đưa quân lật đổ chế độ Khmer đỏ có mục đích đằng sau đó là nhằm lập nên một chính phủ “bù nhìn” ở Campuchia mà thực chất do Việt Nam đứng phía sau điều khiển Tờ The New York Times, dù là một trong những cách

cờ đầu của ngành báo chí phản đối Chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, cũng có cùng giả thuyết này Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới cách một tờ báo được cho là có khuynh hướng tự do đưa tin về sự kiện Việt Nam – Campuchia năm 1978

Từ khi Putin trở thành Tổng thống Nga vào ngày 31 tháng 12 năm 1999 đến nay, dù có bước đầu cùng trí hướng trong việc chống lại vấn nạn khủng bố, Nga và Hoa kỳ ngày càng cạnh tranh và đọ sức chiến lược Mặt trận Nhân dân Toàn Nga là một liên minh chính trị ở Nga được bắt đầu vào năm 2011 bởi Thủ tướng Nga khi đó

là Vladimir Putin, được cho là một đảng thuộc khuynh hướng thiên hữu, trái ngược với vị trí của tờ The New York Times

Sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea (năm 2014) - nơi có quân cảng chiến lược Sevastopol - NATO đã đình chỉ quan hệ với Nga, coi Nga là mối đe dọa đối với

an ninh khu vực châu Âu Đồng thời, NATO tăng cường ngoại giao với Ukraine, hỗ trợ Ukraine về huấn luyện và cung cấp các trang thiết bị vũ khí hiện đại, đe dọa thắt chặt các biện pháp cấm vận kinh tế ngặt nghèo đối với Nga trong trường hợp Nga tấn công Ukraine và triển khai hàng loạt bước đi để ngăn chặn Nga tấn công Ukraine Điều này cũng chính là một trong những lý do dẫn đến sự kiện Nga đưa quân vào Ukraine đầu năm 2022

3 Sự khác biệt trong cách tờ The New York Times đưa tin về hai sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia 1978 và Nga đưa quân Ukraine 2022

3

Trang 7

Trong các bài báo được xuất bản, các tác giả đều đứng ở vị trí trung lập, lên án hành động đưa quân (hay “xâm lược”) của Việt Nam nhưng đồng thời chỉ trích sự tàn bạo của đội quân Pol Pot Tuy nhiên, các bài trên thời báo NY đều sử dụng từ

“invade” hay “invasion” để nói về hành động Việt Nam đưa quân vào Campuchia Một số bài báo coi sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia là xâm phạm lãnh thổ của Campuchia Dù đều đề cập đến hành động vô nhân đạo của chế độ Khmer Đỏ, nhưng hành động của Việt Nam phần nào được nhấn mạnh hơn khi đọc những bài báo

đó Đồng thời, họ không tập trung vào một đối tượng cụ thể trong các bài báo, thường tập trung vào hai phe và miêu tả sử dụng những từ như “tàn bạo”, “độc ác”,

Lý do cho vị trí trung lập là do Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia bấy giờ đều không mang lại lợi ích trực tiếp gì cho Hoa Kỳ Hai nước vẫn là hai nước nhỏ, chưa có sức mạnh lớn trên chính trường quốc tế, và vẫn chưa hoàn toàn hồi phục từ hậu quả của các cuộc chiến tranh Đồng thời, việc Việt Nam nêu lý do đưa quân vào Campuchia không thể xác minh được từ phía Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý và quan

hệ ngoại giao phức tạp bấy giớ, nên việc thẳng thắn đứng về một phe sẽ gây ra tranh cãi Tuy nhiên, việc The New York Times lựa chọn sử dụng những ngôn từ dè chừng

và chỉ trích Việt Nam nhiều hơn là do liên minh của Việt Nam – Liên Xô và mối lo ngại của Chính phủ Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh chính là sự bành trướng của Khối Cộng sản trên thế giới Việc một nước Cộng sản như Việt Nam đưa quân sang Campuchia có thể khiến cho Hoa Kỳ nghĩ rằng đây là hành động mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng của Việt Nam nói riêng và Chủ nghĩa Cộng sản nói chung tại Châu Á Nhưng, là một tờ báo có khuynh hướng ủng hộ chủ nghĩa tự do và thiên

tả, tờ The New York Times vẫn là một tờ báo của Chủ nghĩa Tư bản, nên để thể hiện

sự “công tâm” và “công bằng” của mình, họ lựa chọn vị trí trung lập, chỉ trích hai phía nhưng nghiêng về phía chỉ trính Việt Nam nhiều hơn

Còn về phía sự kiện Nga – Ukraine, các bài báo của The New York Times tập trung vào chỉ trích các hành động của Nga hay người mà họ phong nhân vật chính, Tổng thống Putin Mọi hành động, lời nói và cử chỉ của nhà lãnh đạo này đều được phân tích kỹ lưỡng và nghiên cứu bởi cánh nhà báo của The New York Times Họ đặc biệt đặt Tổng thống Putin vào vị trí trung tâm của nhiều bài đăng của họ, gán ông với vai trò là người là người khởi nguồn cho xung đột giữa Nga và Ukraine Ngoài

ra, nhiều bài báo của tờ The New York Times khai thác khía cạnh người dân của hai

4

Trang 8

nước Trong đó, người dân của Ukraine đang sống trong lo sợ và hoảng loạn vì chiến tranh, còn người dân Nga đổ xuống các quảng trường để biểu tình, chống lại Chiến sự lần này Các bài báo có phần ca ngợi sự dũng cảm của những người dân Nga sẵn sàng đứng lên biểu tình vì hòa bình

Tờ The New York Times tập trung vào Tổng thống Putin và đặt ông trong vai người khởi xướng cho Xung đột giữa Nga và Ukraine vì vị trí đặc biệt của ông Tổng thống Putin đã có 18 năm trong vị trí là Tổng thống của nước Nga, thậm chí đã sửa Hiến pháp của nước Nga để có thể ở lại vị trí này lâu hơn Với tờ The New York Times hay với bất cứ một chính trị gia nào của Hoa Kỳ, họ coi đây là hành động níu kéo quyền lực và độc tài Ngoài ra, việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014

và thường xuyên có các xung đột vũ trang với Ukraine gây ảnh hướng lớn tới an ninh

và quốc phòng của các đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Âu Trong thời đại công nghệ phát triển và mạng xã hội được sử dụng rộng rãi, việc cập nhật thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, hành động đưa quân chiếm đóng và các động thái của quân Nga được đưa tin rõ ràng hơn trước Vì vậy mà ngay từ đầu thì Nga đã sắm vai ác trong mắt dư luận thế giới, dẫn tới sự một chiều rõ rệt trong luồng thông tin Với cương vị ở thời kì hiện đại là ưa chuộng hòa bình và tự do, tờ The New York Times chắc chắn sẽ phải thường xuyên lên tiếng và lên án các chiến sự tại Ukraine

III KẾT LUẬN

Vậy, ta có thể rút ra được lý do chính cho điểm khác biệt trong cách tờ The New York Times đưa tin về hai sự kiện Việt Nam – Campuchia vào năm 1978 và Nga – Ukraine chính là vị trí chính trị của tờ báo này Họ đứng vị trí trung lập trong sự kiện Việt Nam – Campuchia vì khuynh hướng tự do và hòa bình nhưng vẫn định hướng dư luận bằng cách chỉ trích hành động của Việt Nam để bảo vệ lợi ích là một tờ báo nước Tư bản Còn với Nga – Ukraine, họ lên án hành động của Nga và đổ lỗi cho Tổng thống Putin – đối thủ trực tiếp trong vị trí chính trị – vì hành động họ cho là tước quyền tự do và xâm lược chủ quyền của nước khác

Với câu hỏi nghiên cứu, có thể kết luận được rằng có sự khác biệt trong cách tờ The New York Times đưa tin về hai sự kiện Việt Nam đưa quân vào Campuchia và Nga đưa quân vào Ukraine là vì vị trí chính trị của tờ báo là khuynh hướng tự do và thiên tả Như vậy, chúng ta có thể thấy giả thuyết đưa ra là hoàn toàn đúng khi The

5

Trang 9

New York Times đưa tin về các vấn đề liên quan đến chính trị quốc tế dựa trên chính

vị trí chính trị của họ

Qua đây, chúng ta có thể kết luận rằng truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá lý tưởng và quan điểm chính trị Trong tình hình ngoại giao hiện nay, Nhà nước cần quan tâm cách truyền tải thông tin về tình hình chính trị quốc

tế phù hợp để không chỉ tuyên truyền đến công dân Việt Nam mà còn đẩy mạnh ngoại giao mềm dẻo

6

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 The New York Times Company (n.d.) Awards and Recognition [online] Available at: https://www.nytco.com/company/prizes-awards/

2 Nieman Lab (n.d.) The New York Times’ success with digital subscriptions is accelerating, not slowing down [online] Available at:

3 AllSides (2018) New York Times - News [online] AllSides Available at:

4 Timeline: US-Vietnam Relations (2010) Contemporary Southeast Asia,

5 Fuchs, C (2019) Nationalism on the Internet: Critical Theory and Ideology in the Age of Social Media and Fake News [online] Google Books Routledge Available at:

6 Staff, R (2019) Timeline: Vladimir Putin - 20 tumultuous years as Russian President or PM Reuters [online] 9 Aug Available at:

7

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w