tiểu luận cuối kỳ lý luận của triết học mác lênin về hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người

17 0 0
tiểu luận cuối kỳ lý luận của triết học mác lênin về hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhưng trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, khi mà tư liệu sản xuất chủ yếu còn nằm trong tay giai cấp tư sản thì con người chưa thực sự được giải phóng về chính trị, cũng chưa được giải

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOALÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Lý luận của triết học Mác-LêninVề hiện tượng tha hóa con người và vấn đề

giải phóng con người

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT130105_22_1_95CLC NHÓM THỰC HIỆN: Tau Thứ 6 - tiết: 1-4

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Trần Ngọc Chung

Tp Hồ Chí Minh, tháng năm 20

1

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ , NĂM HỌC: 20 -20

NhómTau Thứ 6 tiết 1-4 Tên đề tài: Lý luâ cn của triết học Mác – Lênin về hiê cn tượng tha hoá conngười và vấn đề giải phóng con người

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC……….3

PHẦN MỞ ĐẦU………4

Lý do chọn đề tài ……… 4

Mục tiêu nghiên cứu……….…4

Chương 1: CON NGƯỜI, THA HÓA, GIẢI PHÓNG………4

Con người là gì ……….4

Tha hóa là gì ……….…4

Nguồn gốc của sựu tha hóa ……….4

Nguyên nhân đã đến sự tha hóa ……….5

Giải phóng con người là gì ……….………….5

Chương 2: QUAN ĐIỂM CỦA MÁC VỀ HIỆN TƯỢNG THA HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI……….6

Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về hiện tượng tha hóa con người …………6

Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về vấn đề giải phóng con người.………7

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

-Con người là đoi tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như sinh vật học, tâm lý học, đạo đức học, y học, triết học,… Song giải đáp những vấn đề chung nhất của con người, ý nghĩa cuộc sống của con người, trước hết là nhiệm vụ của triết học, bởi vì đặc trưng của tư duy triết học là sự phản tư duy của con người đối với chính bản than mình Triết học Mác-Lênin đã chỉ ra bản chất của con người, sự tha hóa của con người từ đó là vấn đề giải phóng con người, từ giải phóng những con người cụ thể sẽ tiến đến giải phóng nhân loại Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, sau đây nhóm chúng em sẽ trình bày đề tài “Lý luận của triết học Mác-Lênin về hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hiểu và nắm vững được kiến thức từ lý luận của triết học Mác-Lênin về hiện tượng tha hóa và vấn đề giải phóng con người Từ đó có cơ sở để phản ánh với đời sống xã hội hiện thực mà ta đang ở Đưa ra các lập luận, đánh giá và giải pháp về dv vấn đề tha hóa của con người cũng như về vấn đề giải phóng con người.

CHƯƠNG 1: CON NGƯỜI, THA HÓA VÀ GIẢI PHÓNG -“Con người” là gì?

Con người là một dạng sinh vật sống trên Trái Đất với các tiến hóa cao nhất của động vật sống, có tri thức, ý thức Các nhận thức và hành động tác động lên nhau để hình thành với những nhu cầu, đáp ứng cho nhu cầu của con người Nhưng định nghĩa về con người cho đến nay vẫn chưa được thống nhất cụ thể Việc đưa ra định nghĩa xác định với các góc nhìn khác nhau ở các khía cạnh thực tiễn.

-“Tha hóa” là gì?

Xét về khái niệm triết học, tha hóa là một hiện tượng xã hội, xuất phát từ con người, từ xã hội loài người; là lao động bị tha hóa; dẫn đến hệ quả - con người mất dần tính loài; con người đã trở thành không phải chính mình, quay trở lại chi phối, nô dịch con người và xã hội loài người Vậy tha hóa là sự biến đổi tiêu cực khác đi so với ban đầu, khiến con người trở thành người khác xấu hơn, không phù hợp với các chuẩn mực xã hội.

-Nguồn gốc của sự tha hóa

Nguồn gốc tư tưởng về tha hoá có thể tìm thấy ở những đại diện của triết học Pháp và Đức thời cận đại như Rút-xô, Gớt, Sin-lơ Trong triết học của Rút-xô (1712-1778), nhà triết học nổi tiếng của phong trào Khai sáng Pháp, tha hoá là sự chuyển hoá những mối quan hệ xã hội, những hiện tượng xã hội thành cái đối lập với bản chất tự nhiên của nó Khi nghiên cứu vấn đề con người và quá trình phát triển của xã hội, Rút-xô khẳng định bản chất con người là tự do - con người sinh ra vốn được tự do, tuy thế, trong các 4

Trang 5

xã hội từ trước tới giờ, luôn tồn tại sự bất công, mất dân chủ giữa người và người, tự do của con người luôn bị kìm hãm Ông đi tìm nguồn gốc của tình trạng đó ở bản thân sự phát triển kinh tế và các hình thái sở hữu của xã hội Nguồn gốc của sự tha hóa là do sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của chế độ tư hữu Theo C Mác, thực chất của lao động bị tha hóa quá trình lao động và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người để phát triển con người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người Người lao động chỉ hành động với tính cách con người khi thực hiện các chức năng sinh học như ăn ngủ, sinh con đẻ cái còn khi lao động, tức là khi thực hiện chức năng cao quý của con người thì họ lại chỉ như con vật.

-Nguyên nhân dẫn đến tha hóa

Đây là do sản phẩm của lao động, nó chi phối cuộc sống của con người Con người dần không còn thể hiện sự sáng tạo mà chỉ là cưỡng bức, do đó con người tự phủ định mình thay vì khẳng định mình trong lao động dẫn đến hiện tượng tha hóa Tha hoá là một hiện tượng phổ biến trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội cho đến ngày nay Trong xã hội chúng ta, xã hội ở trạng thái quá độ, còn tồn tại nhiều mâu thuẫn về lợi ích, thậm chí những mâu thuẫn có tính chất đối kháng, có thể thấy sự hiện diện của tha hoá trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều thời điểm

-Giải pháp cho sự tha hóa

Khắc phục sự tha hóa là một quá trình lâu dài và trước hết là phải gắn liền với việc xoá bỏ chế độ tư hữu Triết học Mác Lê nin chính là lý luận triết học về khắc phục sự tha hóa của con người, trước hết là lý luận giải phóng con người khỏi mọi sự áp bức, bóc lột Giải phóng con người là xoá bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hóa để con người chở về với chính minh, Ừ phát triển bản tính chân chinh của minh Cách mạng vô sản là điều kiện của sự khắc phục tha hóa và phát triển con người Thứ nhất, phải tiến hành cách mạng vô sản trước hết là giành quyền thống trị về tay giai cấp vô sản, đây là điều kiện tất yếu để xóa bỏ tha hóa Thứ hai là xây dựng chủ nghĩa cộng sản, đây là phương thức duy nhất để xóa bỏ hoàn toàn mọi sự tha hóa và phát triển tự do toàn diện con người.

-“Giải phóng con người” là gì?

Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hóa để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình Lênin nhận định rằng điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là thực hiện sứ mệnh giải phóng con người Xã hội tư bản, theo Các-Mác, là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại Nội dung bước tiến ấy là cơ sở cho sự phát triển của bản chất con người, là điều kiện cho sự giải phóng xã hội, giải phóng nhân loại Nhưng trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, khi mà tư liệu sản xuất chủ yếu còn nằm trong tay giai cấp tư sản thì con người chưa thực sự được giải phóng về chính trị, cũng chưa được giải phóng về kinh tế, văn hóa Do vậy, nếu không xóa bỏ nó (chế độ tư hữu tư sản) thì đại đa số nhân dân lao động sẽ không có sở hữu, và như thế thìtình trạng con người chịu sự nô lệ vào người khác còn tồn tại Từ đó, C Mác - Ph 5

Trang 6

Ăngghen đã khẳng định: “không thể thực hiện được một sự giải phóng thực sự nào khác nếu không thực hiện sự giải phóng ấy trong thế giới hiện thực và bằng những phương tiệ n hiện thực” Xóa bỏ đi kiểu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng đồng thời với việc lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản là cơ sở xóa bỏ tận gốc mọi điều kiện con người bị áp bức Sự tự do đem lại cho con người quyền được lao động, được phân phối công bằng của cải vật chất và tinh thần, được tham gia vào tất cả các công việc xã hội, được phát triển và vận dụng các năng lực của mình với tư cách sự thực hiện những nhu cầu cơ bản, quyền được nghỉ ngơi Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là phải pháp tối ưu cho các vấn đề xã hội liên quan tới sự phát triển xã hội và con người.

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA MÁC VỀ HIỆN TƯỢNGTHA HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG CON NGƯỜI-Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về hiện tượng tha hóa con người

Quan điểm của Mác về tha hoá đối lập với quan điểm của Hêghen và khác căn bản với quan điểm của Phơ-bách Mác không quy sự tha hoá thành những hiện tượng của ý thức mà xem xét nó trong chính đời sống hiện thực và hoạt động thực tiễn của con người Xuất phát từ chỗ cho rằng tha hoá biểu hiện những mâu thuẫn của một giai đoạn phát triển nhất định của xã hội, nó do sự phân công lao động có tính chất đối kháng đẻ ra và gắn liền với chế độ tư hữu Trong những điều kiện đó, các mối quan hệ xã hội được hình thành một cách tự phát và vượt khỏi sự kiểm soát của con người, còn những kết quả và sản phẩm của hoạt động thì bị tha hoá khỏi các cá nhân và các tập đoàn xã hội Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844” Mác đã chỉ ra sự tha hoá của hiện tượng cơ bản của đời sống xã hội - hiện tượng lao động Sự tha hoá của lao động là kết quả của tất yếu của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Trong điều kiện của chế độ bóc lột tư bản, sự tha hoá lao động của người công nhân được Mác phân tích trên 3 phương diện:

- Người công nhân bị tha hoá trong sản phẩm: Sản phẩm lao động là kết quả của quá trình lao động, trong quá trình đó, người công nhân đã chuyển đời sống của anh ta vào sản phẩm, tự phát tiết trong lao động để sáng tạo ra sản phẩm Sản phẩm lao động là kết quả sáng tạo của người công nhân, là biểu hiện năng lực lao động của anh ta, gắn bó với anh ta, thuộc về anh ta Nhưng những sản phẩm lao động của anh ta đều bị nhà tư bản tước đoạt Việc chiếm hữu sản phẩm biểu hiện ra là một sự tha hoá đến nỗi người công nhân sản xuất ra càng nhiều sản phẩm bao nhiêu thì lại càng nghèo đi bấy nhiêu, người công nhân càng tạo ra nhiều hàng hoá thì anh ta lại trở thành một hàng hoá rẻ mạt, thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới nhân loại càng mất giá trị Như vậy người công nhân bị chính sản phẩm của mình, tức tư bản thống trị Do đó người công nhân đối với sản phẩm lao động của mình như đối với một vật xa lạ Sự tha hoá của 6

Trang 7

công nhân trong sản phẩm được hiểu là mối quan hệ của công nhân với sản phẩm của lao động như với một vật xa lạ và thống trị anh ta.

- Người công nhân bị tha hoá trong lao động: sự tha hoá của công nhân trong sản phẩm lao động dẫn tới sự tha hoá trong hoạt động lao động của anh ta Mác phân tích, lao động là hoạt động bản chất của con người, thông qua lao động, con người tự khẳng định mình, có được trạng thái sung sướng, thoải mái; lao động giúp con người phát huy hoạt động thể xác tự do và hoạt động tinh thần tự do; hoạt động lao động do đó là một nhu cầu của con người, con người tự nguyện lao động và cảm thấy mình là chính mình trong quá trình lao động.

Song điều đó không xảy ra ở quá trình lao động trong chủ nghĩa tư bản, do sản phẩm của lao động là sự tha hoá nên bản thân lao động cũng là một sự tha hoá, đó là sự tha hoá bằng hành động, sự tha hoá của hoạt động Sự tha hoá đó biểu hiện ở chỗ: hoạt động lao động không còn là của người công nhân, không thuộc về anh ta mà thuộc về người khác; bản thân anh ta trong quá trình lao động không thuộc về anh ta mà thuộc về người khác Vì vậy lao động của người công nhân không phải để tự khẳng định mà lại phủ định anh ta, anh ta cảm thấy khổ sở, bị hành hạ trong lao động; lao động làm kiệt quệ thân thể của anh ta và huỷ hoại tinh thần của anh ta; lao động trở thành sự cưỡng bức đối với công nhân, tồn tại bên ngoài anh ta, trở thành xa lạ với anh ta, người công nhân đi đến chỗ trốn tránh lao động như trốn tránh bệnh dịch hạch.

- Sự tha hoá bản chất tộc loài của con người Lao động tha hoá làm cho giới tự nhiên (thân thể vô cơ của con người) bị biến thành một bản chất xa lạ với con người Nó cũng làm cho bản thân con người, chức năng hoạt động của bản thân con người, hoạt động sinh sống của con người trở thành xa lạ với chính họ.

Sự tha hoá bản chất tộc loài của con người được hiểu là: “lao động bị tha hoá làm cho thân thể của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như bản chất tinh thần của con người, bản chất nhân loại của con người trở thành xa lạ với con người”.

Tiếp tục phân tích kết quả của lao động bị tha hoá, Mác chứng minh mối quan hệ có tính chất quy luật giữa chế độ tư hữu và lao động bị tha hoá: Sở hữu tư nhân là cơ sở, nguyên nhân của lao động bị tha hoá, nhưng mặt khác nó lại là “phương tiện nhờ đó lao động tự tha hoá, nó là sự thực hiện sự tha hoá ấy” Mối quan hệ trên là đặc trưng của hệ thống các mối quan hệ tư bản chủ nghĩa, sự tha hoá của lao động là cơ sở của mọi hình thái tha hoá khác, kể cả sự tha hoá về tư tưởng Từ đó, theo Mác “còn có thể kết luận thêm rằng, sự giải phóng xã hội khỏi sở hữu tư nhân khỏi sự nô dịch, trở thành hình

7

Trang 8

thức chính trị của sự giải phóng công nhân, vả lại vấn đề ở đây không chỉ là sự giải phóng của họ, vì sự giải phóng của họ bao hàm sự giải phóng toàn thể loài người” Thủ tiêu sự tha hoá chỉ có thể bằng sự giải phóng giai cấp công nhân, cải tạo lại xã hội theo chủ nghĩa cộng sản nhằm giải phóng toàn diện con người.

Tóm lại, trong lịch sử triết học, khái niệm “tha hoá” được hiểu như sau:

Một là, quá trình và những kết quả chuyển hoá của các sản phẩm hoạt động của con

người cũng như của những đặc tính và năng lực của con người thành một cái gì độc lập với con người và thống trị con người.

Hai là, sự chuyển hoá của những hoạt động và quan hệ nào đó thành một cái gì khác với

bản thân chúng, sự bóp méo và xuyên tạc trong ý thức của con người những quan hệ sinh sống hiện thực của họ.

-Quan điểm của Triết học Mác-Lênin về vấn đề giải phóng con người

“Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bốc lột, ách áp bức” - Đây là một

trong những tư tưởng cơ bản cốt lõi của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác–Lênin về con người Giải phóng con người đã được chủ nghĩa Mác-Lênin triển khai trong nhiều nội dung lí luận và trên nhiều phương diện khác nhau Một trong những phương diện để giải phóng con người đó là đấu tranh giai cấp Đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất để giải phóng con người về phương diện chính trị Khắc phục được sự tha hóa của con người, biến lao động sáng tạo trở thành hoạt động mang tính tự nguyện ,tự tác trong điều kiện xã hội mới.

“Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tấtcả mọi người” – Một quan điểm khác của Mác Mục tiêu cuối cùng trong con người về

chủ nghĩa Mác Lênin là giải phóng con người trên tất cả các phương diện và các nội dung đó là con người cá nhân, giải phóng con người giai cấp,dân tộc và nhân loại Có thể khẳng định rằng sự phát triển tự do của mỗi người nó chỉ có thể đạt được khi mỗi con người thoát khỏi sự tha hóa, được giải phóng sự nô dịch do chính chế độ tư hữu,các tư liệu sản xuất gây nên Những tư tưởng về con người trong chủ nghĩa Mác đc nói là những tư tưởng cơ bản, là cơ sở lý luận khoa học, đóng vai trò là “kim chỉ nam”, định hướng cho các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa và tư tưởng cũng như tạo nên cuộc cách mạng trong lịch sử nhân loại Nó còn là tiền đề lý luận và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển của KHXH, là nền tảng cho việc nghiên cứu, giải phóng và phát triển con người trong xã hội hiện thực.

8

Trang 9

Nếu như G.Ph.Hêghen chỉ nhìn thấy mặt khẳng định của lao động với tư cách nhân tố sản sinh ra con người, thì C.Mác khẳng định lao động không chỉ là mặt khẳng định -nhân tố tạo ra con người, giúp con người không ngừng hoàn thiện và phát triển, khi nó là lao động tự nguyện, mà còn là mặt phủ định Trong chế độ tư hữu, khi lao động là lao động cưỡng bức, lao động đã bị tha hoá, thì nó là mặt phủ định, là nhân tố hành hạ, huỷ hoại con người Ở đây, C.Mác đã khắc phục cách nhìn phiến diện của G.Ph.Hêghen về lao động để thay vào đó cách nhìn biện chứng, lịch sử và cụ thể về vai trò của lao động đối với sự phát triển con người Từ đó, C.Mác đã đi tới kết luận quan trọng đầu tiên trong học thuyết về sự tự giải phóng con người của mình là: Sở hữu tư nhân, nhất là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa với tư cách kết quả của quá trình lao động bị tha hoá đã trở thành nguyên nhân suy đến cùng, nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất gây ra những tai hoạ khủng khiếp cho con người, làm tha hoá con người và do vậy, để giải phóng con người, cần phải xoá bỏ thứ sở hữu tư nhân đó.

Quan điểm của Các Mác về con người, về giải phóng con người có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, trở thành cơ sở lý luận cho nhiều ngành khoa học, cho Đảng ta trong việc giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội và con người: “Chủ nghĩa Mác có một ý nghĩa triết học; nó là một triết học: một “chủ nghĩa nhân bản… chủ yếu nó là triết học về sự giải phóng và của tự do” Quan niệm của Mác về phát triển xã hội lấy sự phát triển của con người làm thước đo cho sự phát triển càng được khẳng định khi loài người đang sống trong bối cảnh quốc tế đầy những biến động, khi tính đa dạng trong các hình thức phát triển của xã hội loài người đang ngày càng thể hiện rõ nét trong cộng đồng quốc tế Song dù phát triển ở các nước, các khu vực khác nhau, theo định hướng nào, thì mọi định hướng phát triển vẫn phải hướng tới giá trị nhân văn của nó - đó là hướng tới sự phát triển con người, phát triển con người toàn diện

Tình hình thực tế và một số dạng tha hóa

Từ cách tiếp cận của C.Mác về tha hóa và căn cứ vào tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay, có thể nói tha hóa ở Việt Nam là một hiện tượng xã hội khá phổ biến, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể như sau:

Thứ nhất, tha hóa về hành vi sản xuất (hình thái lao động) và sản phẩm lao động Hiện nay, lao động được coi làmột phương tiện kiếm sống, một phương thức bảo đảm nhu cầu cuộc sống hàng ngày Con người thường có xu hướngtìm kiếm những công việc có thu nhập cao, hơn là những việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng cá nhân Do đó, đối với nhiều người, lao động chỉ thuần túy là để thỏa mãn những nhu cầu vật chất khác, chứ chưa chứa đựng nhu cầu được lao động, được cống hiến Lao động chưa thể trở thành một hoạt động tự do, một niềm vui của con người Trước mắt, do kinh tế phát triển chưa cao nên việc bảo đảm các nhu cầu cơ bản còn gặp nhiều khó khăn, do đó cáccá nhân phải tự mình giải quyết và như vậy,việc các cá nhân phải tự nguyện lao 9

Trang 10

động, mặc dù nó là gánh nặng, là sự bắt buộc để kiếm sống, nghĩa là hành vi sản xuất phải tha hóa là điều dễ hiểu.

Bên cạnh những tha hóa về hình thái lao động, ở nước ta còn xuất hiện sự tha hóa về sản phẩm lao động Nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo những quy luật của sản xuất hàng hóa, mà theo Ph.Ăngghen sản xuất hàng hóa “cũng như mọi hình thức sản xuất khác, có những quy luật riêng, vốn có của nó và không thể tách rời với nó Những quy luật ấy biểu hiện ra trong hình thức duy nhất còn sót lại của quan hệ xã hội, tức là trong trao đổi, và chúng tác động đến những người sản xuất riêng lẻ với tư cách là những quy luật cưỡng chế của cạnh tranh Do đó, bản thân những người sản xuất ấy lúc đầu cũng không biết đến những quy luật ấy mà chỉ qua một kinh nghiệm lâu dài họ mới dần phát hiện ra chúng Như vậy là những quy luật ấy được thực hiện mà không thông qua những người sản xuất và chống lại những người sản xuất, với tính cách là những quy luật tự nhiên tác động một cách mù quáng của hình thức sản xuất của họ Sản phẩm thống trị người sản xuất”.

Trên thực tế, sản phẩm lao động của con người lẽ ra là niềm tự hào, vui sướngcủa họ, song, do quan hệ trao đổi, buôn bán chi phối, sản phẩm lao động lại trở thành “nỗi lo” với người lao động: sản phẩm có bán được không, có trao đổi được không? Và ở đây, tính tha hóa của sản phẩm lao động đã được “bộc lộ”.

Thứ hai, tha hóa về các quan hệ xã hội Ở nước ta hiện nay còn tồn tại tình trạng bất công trong một số lĩnh vực xã hội: thành quả nhận được không tương xứng với sản phẩm lao động, những người sống vì xã hội, vì công bằng xã hội không được đền đáp một cách xứng đáng “Chính vì hàng ngày phải va chạm với những hiện tượng ấy, con người (nhất là thanh niên) phải tự đi tìm cho mình thế giới riêng, những lợi ích riêng, không đồng nhất với lợi ích xã hội Họ sống lo toan về cuộc sống cá nhân, còn xã hội bên ngoài như một cái gì đó xa lạ, chứa đựng những yếu tố bất công mà cá nhân con người bất lực trước những hiện tượng đó Vì thế con người không còn tính tích cực xã hội, thờ ơ, xa lánh công việc xã hội, lợi ích xã hội Tính tích cực của con người như người chủ xã hội thực sự, nhất định sẽ dần dần giảm đi bởi sự tích cực không đem lại lợi ích cho họ, và ngược lại sự thờ ơ, xa lánh công việc xã hội, tự lo toan cho bản thân lại thỏa mãn được lợi ích cá nhân Giữa thế giới cá nhân và thế giới xã hội không còn thống nhất được nữa”.

Ngoài ra, chủ nghĩa quan liêu, nạn tham nhũng, lãng phí dần trở nên phổ biến trong xã hội Nhiều nguyên tắc rường cột để xây dựng nên một thể chế vững mạnh, đóng vai trò điều hành xã hội bị biến dạng, khiếnsức mạnh của thể chế, tổ chức bị yếu đi Trong một vài trường hợp, nguyên tắc tập trung dân chủ bị thay thế bởi tập trung quan liêu, hệ quả là các tổ chức, thể chế đó trở thành lực lượng xa lạ, tách rời khỏi nhân dân, đứng trên nhân dân.

Nhiều quan hệ xã hội đã có sự xâm nhập và lũng đoạn của đồng tiền, bị “tiền hóa” và được giải quyết thông qua tiền Thật ra, trong các quan hệ xã hội đó cũng ẩn chứa một loại tiền công, thế nhưng tiền công đó “chỉ là hậu quả tất nhiên của sự tha hóa của lao 10

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:05

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan