Bìa btl 1 1 tgrsedgtđề bài các giai đoạn phát triển của triết học mác lênin vai trò của triết học mác lênin với cuộc sống hiện nay

11 0 0
Bìa btl 1 1   tgrsedgtđề bài các giai đoạn phát triển của triết học mác lênin vai trò của triết học mác lênin với cuộc sống hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quá trình này diễn ra độc lập với Các Mác.1.2 Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử 1844 – 1848Sự nhất trí về

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAAKHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC LÊNINĐề bài: “Các giai đoạn phát triển của Triết học Mác Lênin? Vai trò của Triết học

Mác Lênin với cuộc sống hiện nay?”

Trang 2

MỤC LỤC MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

Chương 1: Các giai đoạn phát triển của triết học Mác – Lênin 3

1 Giai đoạn C.Mác và Ăngghen 3 1.1 Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen hình thành tư tưởng triết học với bước quá

độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (1841 – 1844) 3 1.2 Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật

biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử (1844 – 1848) 4 1.3 Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển những quan điểm triết học duy vật biện chứng (1848 – 1895) 5 2 Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực

hiện 5 3 Giai đoạn Lênin phát triển chủ nghĩa Mác 6 4 Vận dụng và phát triển triết học Mác – Lênin trong điều kiện thế giới hiện nay 7

Chương 2: Vai trò của triết học Mác – Lênin với cuộc sống hiện nay 8KẾT LUẬN

MỞ ĐẦU1

Trang 3

Triết học là một trong những ngành khoa học lâu đời nhất và đã tồn tại hàng thế kỷ Từ thời cổ đại sơ khai, con người đã bắt đầu có những ham muốn khám phá thế giới, tìm hiểu nguồn gốc thế giới và biến đổi thế giới ấy Triết học ra đời không nhằm điều gì khác bởi những lý do ấy, vì vậy triết học đã trở thành một bộ môn khoa học được đánh giá cao về tính uyên bác và chiều sâu trí tuệ Các ý tưởng triết học đã tồn tại theo thời gian và tiếp tục truyền cảm hứng cho sự khám phá, khám phá và đam mê hiểu biết của con người.

Nằm trong mạch nguồn ấy, triết học Mác –Lênin đã kế thừa những tinh hoa được lưu truyền trong suốt lịch sử triết học, từ triết học cổ đại, trung đại và cổ điển Đức Đồng thời, triết học Mác – Lênin còn là sự thấm nhuần những giá trị từ các tiền đề tư tưởng, khoa học kỹ thuật dẫn đến sự ra đời của một lý luận bao hàm những tư tưởng và định hướng cách mạng sâu sắc vì một xã hội tốt đẹp hơn Không những thế, triết học Mác –Lênin còn cung cấp thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho loài người tiến bộ Vì vậy, những giá trị của triết học Mác - Lênin vẫn còn nguyên giá trị và tính đúng đắn cho đến ngày nay.

Để có thể nhận thức rõ giá trị của triết học Mác –Lênin thì trước tiên cần phải biết được các giai đoạn phát triển của triết học Mác –Lênin Bài viết gồm hai chương:

Chương 1: Các giai đoạn phát triển của triết học Mác – Lênin Chương 2: Vai trò của Triết học Mác Lênin với cuộc sống hiện nay

NỘI DUNG2

Trang 4

CHƯƠNG 1:CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

1 Giai đoạn C.Mác – Ph.Ăngghen

1.1 Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (1841 – 1844)

Các Henrich Mác (5/5/1818 – 14/3/1883) sinh trong một gia đình tri

thức ở thành phố Tơrevơ, tỉnh Ranh, một vùng có nhiều ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp và đạo Kitô là tôn giáo độc tôn Những ảnh hưởng giáo dục tốt của gia đình, nhà trường và các quan hệ xã hội khác đã giúp Các Mác hình thành tinh thần nhân đạo và xu hướng yêu tự do và từ đó đã đưa Các Mác tới chủ nghĩa dân chủ cách mạng Trong thời gian đi học Đại học, ông say mê nghiên cứu triết học và tập trung nghiên cứu triết học Hêghen, tham gia vào nhóm “Hêghen trẻ”.

Sau khi nhận bằng tiến sĩ triết học, Các Mác dự định xuất bản một tạp chí với tên gọi “Tư liệu của chủ nghĩa vô thần”, nhưng dự định đó không được thực hiện Ông và một số người theo phái “Hêghen trẻ” đã chuyển sang hoạt động chính trị đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chố Phổ giành lại quyền tự do dân chủ; đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng của ông.

Các Mác đã viết tác phẩm “góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” để phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen Trong khi thực hiện phê phán ông đã thấy những mặt hạn chế, nhất là việc rời xa những vấn đề chính trị nóng hổi của Phoi Ơ Bắc Sự phê phán sâu rộng triết học Hêghen, việc khái quát kinh nghiệm lịch sử cùng với ảnh hưởng quan điểm duy vật và nhân văn của triết học Phoi Ơ Bắc đã tăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong quan điểm triết học của Các Mác.

Cuối tháng 10/1843, Các Mác sang Paris Ở đây, không khí chính trị sôi sục và sự tiếp xúc với các đại biểu của giai cấp vô sản đã dẫn đến bước chuyển dứt khoát của sông sang lập trường của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản Các bài báo của Mác đăng trong tạp chí “Niên giám Pháp –

Đức” đã đánh dấu bước chuyển dứt khoát đó Bài báo “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegel Lời nói đầu”, Các Mác đã phân tích một cách sâu

sắc theo quan điểm duy vật; đã phác thảo những nét đầu tiên về “Cuộc cách mạng triệt để” Các Mác nêu rõ: “ Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình”

Ph.Ăngghen (28/11/1820 – 5/8/1895) sinh ra trong một gia đình giàu có.

Ông có thái độ căm ghét sự chuyên quyền và độc đoán của bọn quan lại

3

Trang 5

phong kiến ngay từ khi còn là học sinh trung học Việc nghiên cứu triết học trong thời gian ở Béc lin, khi làm nghĩa vụ quân sự đã hướng ông đi vào con đường khoa học Chỉ trong gần hai năm sống ở Anh, khi nghiên cứu đời sống kinh tế và chính trị nước Anh, nhất là việc trực tiếp tham gia phong trào công nhân mới dẫn đến bước chuyển căn bản trong thế giới quan của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.

Năm 1844 trên tạp chí “Niên giám Pháp – Đức”, Ăngghen đăng một số bài báo: “Bản thảo góp phần phê phán kinh tế - chính trị học”, “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Các bài báo đã cho thấy ở Ăngghen, quá trình chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản Quá trình này diễn ra độc lập với Các Mác.

1.2 Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử (1844 – 1848)

Sự nhất trí về quan điểm và lập trườn đã dẫn đến tình bạn vĩ đại giữa Các Mác và Ăngghen, gắn liền tên tuổi của hai ông với sự ra đời và phát triển một thế giới quan cách mạng của giai cấp vô sản Thời gian từ năm 1844 đến năm 1848 là quá trình hai ông từng bước xây dựng những nguyên lý triết học của mình.

Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” do Các Mác và Ăngghen viết chung năm 1845 đã nêu rõ sự phê phán của hai ông đối với “phái Hêghen trẻ” về quan điểm lịch sử Hai ông đã trình bày một số nguyên lý cơ bản của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: quan điểm về vai trò của sản xuất vật chất đối với xã hội, v.v

Năm 1845 – 1846, Các Mác và Ăngghen viết chung tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Thông qua việc phê phán các trào lưu triết học đương thời ở nước Đức hai ông đã trình bày quan niệm duy vật lịch sử một cách hệ thống Nội dung của tác phẩm đã trình bày rõ những quan điểm với tư cách là luận điểm xuất phát như: “Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống, đó là những con người hiện thực mà sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên của họ” và quan điểm: “Quan điểm duy vật lịch sử khi xem xét lịch sử xã hội phải xuất phát từ con người”.

Mùa xuân 1845, “Luận cương về Feuerback ra đời”, Các Mác đã nêu rõ quan điểm xuyên suốt đó là: vai trò quyết định của thực tiễn đối với đời sống con người Trong hệ tư tưởng Đức, học thuyết về chủ nghĩa cộng sản được hai ông trình bày như là một hệ quả trực tiếp của quan niệm duy vật lịch sử cho nên chủ nghĩa cộng sản chưa được diễn đạt thành luận điểm cụ thể Song, Các Mác và Ăngghen đã xây dựng phương pháp tiếp cận khoa học để nhận thức chủ nghĩa cộng sản.

4

Trang 6

Năm 1848, Các Mác và Ăngghen viết tác phẩm “Tuyên ngôn cộng sản” Với tác phẩm này, triết học Mác và chủ nghĩa Mác nói chung đã hình thành và sẽ được Các Mác và Ăngghen tiếp tục bổ sung phát triển trong thời gian sau.

1.3 Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển những quan điểm triết học duy vật biện chứng (1848 – 1895)

Từ sau “Tuyên ngôn cộng sản”, học thuyết triết học Mác tiếp tục được phát triển trong sự gắn bó hơn nữa với thực tiễn cách mạng vô sản mà hai ông là lãnh tụ Bằng hoạt động của mình, hai ông đã đưa phong trào cách mạng của giai cấp vô sản từ tự phát thành phong trào tự giác; qua đó, học thuyết học của hai ông không ngừng được phát triển.

Các Mác đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong trào đấu tranh cách mạng để khái quát tìm ra những kết luận, qua đó bổ sung và phát triển lý luận Trong khi đó, Ăngghen đã khái quát các thành tựu khoa học để viết các tác phẩm như: “Biện chứng của tự nhiên”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”,

2 Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện

Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại.

Mác và Ăngghen đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triệt để, không điều hòa với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong lịch sử phát triển của triết học, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên “hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học” Đó là cuộc cách mạng thật sự trong triết học xã hội, yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ăngghen đã thực hiện trong triết học.

Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân lao động và sự phát triểm xã hội Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên tự giác.

Vai trò cách mạng to lớn của triết học Mác được nâng cao còn vì sự thống nhất tính khoa học với tính cách mạng trong bản thân lý luận của nó Sự thống nhất hữu cơ chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng làm cho triết học Macsxit mang tính cách mạng sâu sắc nhất

Mác và Ăngghen đã xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Sự phát triển mạnh

5

Trang 7

mẽ của khoa học ngày nay càng chứng tỏ sự cần thiết có tư duy biên chứng duy vật, và ngược lại, phải phát triển lý luận triết học của chủ nghĩa Mác dựa trên những thành tựu của khoa học hiện đại.

3 Giai đoạn Lênin phát triển chủ nghĩa Mác

V.I Leenin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận Macsxit thiên tài: người sáng lập và là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế.

V.I Leenin đã phát triển triết học Mác thông qua cuộc đấu tranh bảo vệ triết học Mác, đặc biệt trong hoàn cảnh “cuộc khủng hoảng tư tưởng” ở nước Nga sau thất bại của cuộc cách mạng 1905 – 1907.

Trong những năm 90 của thế kỷ XIX Lênin nghiên cứu thể chế xã hội Nga và vai trò của các giai cấp khác nhau trong cuộc cách mạng đang tới gần; phê phán hệ thống quan điểm duy tâm chủ quan của những người dân túy Ý nghĩa to lớn của sự phê phán đó được thể hiện trong tác phẩm “Những người bạn dân là những người như thế nào và họ đã chống lại những người dân chủ -xã hội ra sao?” (1894) Đây là tác phẩm đánh dấu giai đoạn Lênin trong sự phát triển của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng Đồng thời, tác phẩm còn thể hiện một trong những tính chất đặc biệt của Lênin – nhà triết học, nhà cách mạng phát xít- đó là sự sáng tạo khi vận dụng lý luận chung vào việc phân tích hiện thực cụ thể; vận dụng triết học vào những nhiệm vụ chính trị của giai cấp vô sản Phương pháp siêu hình của tư duy triết học và xã hội học của những người dân túy bị Lênin đối lập với phép biện chứng macsxit, trong đó có học thuyết về tính cụ thể của chân lý và nhận thức duy vật về tính quy luật của sự phát triển của xã hội; về vai trò của quần chúng nhân dân, của các giai cấp và của cá nhân trong lịch sử.

Năm 1895, V.I Lênin ra nước ngoài và ông đã nghiên cứu tài liệu Mcascxiy, tóm tắt tác phẩm “Gia đình thần thánh” cuae C.Mác và Ph Ăngghen Tháng 12 cùng năm, trong lúc bị đi đày ở làng Suxenxkoie, Lênin đã không ngừng hoạt động lý luận viết nhiều bài báo và nhận xét, kết thúc tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước Nga”, chăm chú nghiên cứu những tạp chí nước ngoài và Nga nói về cuộc đấu tranh của những người Macsxit chống lại những kẻ xét lại, chống lại nhóm Bernstei và “chủ nghĩa kinh tế”.

Lênin đã viết hàng loạt các tác phẩm để vạch trần bản chất phản cách mạng của bọn dân túy Nga và phê phán những luận điểm duy tâm chủ quan về lịch sử của họ Trong cuộc đấu tranh đó, Lênin đã bảo vệ chủ nghĩa Mác và còn làm phong phú thêm quan điểm duy vật lịch sử, nhất là lý luận về hình thái kinh tế xã hội.

Năm 1900 Lênin viết tác phẩm: “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” để vạch rõ quan điểm duy tâm, siêu hình của những người

6

Trang 8

theo chủ nghĩa Ma Khơ và chỉ rõ tác hại của nó đến phong trào cách mạng ở Nga Năm 1914 – 1915, Lênin nghiên cứu nhiều tác phẩm triết học, đặc biệt quan tâm nghiên cứu về phép biện chứng của Hêghen để làm phong phú thêm phép biện chứng duy vật, nhất là lý luận về sự thống nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập Thông qua đó, Lênin chuẩn bị lý luận cho cuộc cách mạng 1917 Tinh thần sáng tạo của tư dụy biện chứng đã giúp cho Lênin có những đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác về triết học như: vấn đề về nhà nước, bạo lực cách mạng, chuyên chính vô sản, lý luận về đảng kiểu mới

V.I Lênin đã bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lênin Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ thống lý luận thống nhất, vũ khí lý luận của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

4 Vận dụng và phát triển triết học Mác – Lênin trong điều kiện thế giới hiện nay

Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết không ngừng đổi mới và phát triển cùng tri thức nhân loại và phong trào cách mạng thế giới Trong các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, triết học Mác – Leenin được truyền bá một cách rộng rãi và là nền tảng tư tưởng, định hướng hành động của Đảng và sự nghiệp cách mạng Mỗi Đảng cộng sản vận dụng, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin với những nội dung mới, xây dựng đường lối cách mạng phù hợp với thực tiễn đất nước và thời đại mới.

Với bản chất khoa học và cách mạng, phương pháp năng động và linh hoạt, chủ nghĩa Mác – Lênin có sức sống bền vững, tiếp tục được vận dụng, bổ sung và phát triển trong thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, phát triển và chủ nghĩa xã hội.

7

Trang 9

CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỚI CUỘC SỐNGHIỆN NAY

Triết học Mác -Lênnin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại Nó được C.Mác và Ph Ăngghen sáng tạo ra và V.I.Lênin phát triển một cách xuất sắc Đó là chủnghĩa duy vật biên chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người.

Mục đích của triết học Mác Lê-nin là nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn phục vụ lợi ích của con

người.Triết học Mác Lê-nin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân của thế giới quan cộng sản Nó giúp cho con người có cơ sở khoa học để đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa của cuộc sống, nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực Triết học Mác Lê-nin thể hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn Nócòn trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học, giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.Triết học Mác Lê-nin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại, nó được các mác và Ph Ăng-ghen sáng tạo ra và V.I.Lê-nin phát triển một cách xuất sắc Đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét thế giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duycon người Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp, triết học Mác Lê-nin là cơ sở triết học của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận.

Nắm vững triết học triết học Mác-Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học Nguyên tắc khách quan trong sự xem xét đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng, đồng thời nó ngăn ngừa thái độ chủ quan tuỳ tiện trong việc vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn.

8

Trang 10

Chính vì vậy, để đẩy mạnh phát triển khoa học cụ thể cũng như bản thân triết học, sự hợp tác chặt chẽ giữa những người nghiên cứu lý luận triết học và các nhà khoa học khác là hết sức cần thiết Điều đó đã được chứng minh bởi lịch sử phát triển của khoa học và bản thân triết học.

Ngày nay trong kỷ nguyên cách mạng khoa học công nghệ, sự gắn bó càng trở nên đặc biệt quan trọng Trong kỷ nguyên này, cuộc đấu tranh chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm không bị thủ tiêu mà vẫn tiếp tục diễn ra với những nội dung và hình thức biểu hiện mới Trong tình hình đó, lý luận triết học sẽ trở nên khô cứng và lạc hậu, nếu không được phát triển dựa trên sự khái quát khối tri thức hết sức lớn lao của khoa học chuyên ngành Ngược lại, nếu không đứng vững trên lập trườngduy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì đứng trước những phát hiện mới mẻ người ta có thể mất phương hướng và đi đến kết luận sai lầm về triết học.

Tuy nhiên, triết học Mác không phải là đơn thuốc vạn năng chứa sẵn mọi cách giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn Để có thể tìm lời giải đáp đúng đắn cho những vấn đề đó, bên cạnh tri thức triết học cần có hàng loạt những tri thức khoa học cụ thể cùng với những tri thức kinh nghiệm do cuộc sống tạo nên một cách trực tiếp ở mỗi con người Thiếu tri thức đó, việc vận dụng những nguyên lý triết học không những khó mang lại hiệu quả, mà trong nhiều trường hợp có thể còn dẫn đến những sai lầm mang tính giáođiều.

9

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan