1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình luận mô hình cơ cấu tổ chức của Asean qua các giai đoạn phát triển dưới góc độ sau: “Phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của Asean trong từng giai đoạn (sơ đồ hóa cơ cấu tổ chứ của Asean trong từng giai đoạn đó

19 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận mô hình cơ cấu tổ chức của Asean qua các giai đoạn phát triển dưới góc độ sau: “Phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của Asean trong từng giai đoạn (sơ đồ hóa cơ cấu tổ chức của Asean trong từng giai đoạn đó)
Tác giả Dương Văn Dũng, Vũ Xuân Dương, Nguyễn Tiến Nghĩa, Phạm Nhật Quang, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Kiều Mai, Nguyễn Quang Nhân, Phạm Trung Hiếu, Phạm Nguyễn Quỳnh Anh, Vũ Thị Quỳnh Anh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Pháp Luật Cộng Đồng ASEAN
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đăk Lăk
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 488,42 KB

Nội dung

Để có được một cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ như ngày hôm nay ASEAN đã phải trải qua bốn giai đoạn với những mô hình cơ cấu tổ chức khác nhau, mỗi giai đoạn đánh dấu một bước phát triển qu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: PHÁP LUẬT CỘNG ĐỒNG

ASEAN

NHÓM : 06

ĐỀ BÀI: số 03

Bình luận mô hình cơ cấu tổ chức của Asean qua các

giai đoạn phát triển dưới góc độ sau: “Phân tích mô hình

cơ cấu tổ chức của Asean trong từng giai đoạn (sơ đồ hóa cơ cấu tổ chứ của Asean trong từng giai đoạn đó) và đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong từng mô hình cơ cấu tổ chức của Asean qua các giai đoạn”.

ĐĂK LĂK –10/2022

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM

GIA LÀM BÀI TẬ NHÓM

Ngày: 10 tháng 10 năm 2022

Nhóm số: 06 Lớp: 4537 – B Phân Hiệu Khóa: 45

Tổng số thành viên của nhóm: 10

Có mặt: 10

Vắng mặt: 0 Có lý do:

……… Không lý do: ……….

Tên bài tập: Bài tập nhóm môn pháp luật cộng đồng ASEAN Môn học: Pháp luật cộng đồng ASEAN Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm : 06 Kết quả như sau: ST T Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV Đánh gía của giáo viên A BC Điêm (số) Điểm (chữ) GV ký tên 1 453791 Dương Văn Dũng (NT) x 2 453794 Vũ Xuân Dương x 3 453743 Nguyễn Tiến Nghĩa x 4 453756 Phạm Nhật Quang x 5 4537114Nguyễn Hoàng Sơn x 6 453739 Nguyễn Kiều Mai x 7 453749 Nguyễn Quang Nhân x 8 4537103Phạm Trung Hiếu x 9 453705 Phạm Nguyễn Quỳnh Anh x 10 453785 Vũ Thị Quỳnh Anh x Đăk Lăk, ngày 10 tháng 10 năm 2022 Kết quả điểm bài viết: NHÓM TRƯỞNG - Giáo viên chấm thứ nhất:.………

- Giáo viên chấm thứ hai:.……….

Kết quả điểm thuyết trình:……….

- Giáo viên cho thuyết trình:……….

Dương Văn Dũng Điểm kết luận cuối cùng:………

- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………

Thông tin liên hệ

Số điện thoại

Gmail

: : :

Dương Văn Dũng 0387513298

dvdung.hlu@gmail.com

Trang 3

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á

ASEAN

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1

I Khái quát chung về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 1

1 Sự ra đời của ASEAN 1

2 Mục đích hoạt động 2

3 Ý nghĩa của sự ra đời tổ chức ASEAN 2

II Bình luận mô hình cơ cấu tổ chức của ASEAN qua các giai đoạn phát triển (Sơ đồ hoá cơ cấu tổ chức của ASEAN trong từng giai đoạn đó) 2

1 Giai đoạn 1: Giai đoạn từ khi thành lập (1967) đến Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976 2

2 Giai đoạn 2: Giai đoạn từ 1976 đến Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1992 4 3 Giai đoạn 3: Giai đoạn từ năm 1992 đến trước thời điểm thành lập Hiến chương có hiệu lực năm 2008 6

4 Giai đoạn 4: Giai đoạn từ khi Hiến chương có hiệu lực đến nay 8

III Liên hệ cơ cấu tổ chức của ASEAN với Liên minh châu âu (EU) và kiến nghị hoàn thiện cơ cấu tổ chức ASEAN 12

3.1 Liên hệ cơ cấu tổ chức của ASEAN với Liên minh châu âu (EU) 12

3.2 Kiến nghị hoàn thiện cơ cấu tổ chức ASEAN 13

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự tồn tại và phát triển của Cộng đồng ASEAN đang ngày càng có tác động mạnh mẽ, đa chiều đến sự phát triển của các nước trong khu vực Để có được một

cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ như ngày hôm nay ASEAN đã phải trải qua bốn giai đoạn với những mô hình cơ cấu tổ chức khác nhau, mỗi giai đoạn đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong cơ cấu tổ chức của ASEAN những bên cạnh những

ưu điểm cũng là những hạn chế Việc nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của ASEAN qua các giai đoạn phát triển sẽ góp phần có cái nhìn đúng đắn và giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về cộng đồng này Để làm rõ vấn đề này nhóm chúng em xin phép

lựa chọn đề tài số 03: Bình luận mô hình cơ cấu tổ chức của Asean qua các giai

đoạn phát triển dưới góc độ sau: “Phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của Asean

trong từng giai đoạn (sơ đồ hóa cơ cấu tổ chức của Asean trong từng giai đoạn đó)

và đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong từng mô hình cơ cấu tổ chức của Asean qua các giai đoạn”.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Khái quát chung về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Đông Nam Á là vùng đất rất giầu có về tài nguyên thiên nhiên, một khu vực đầy năng động và đa dạng bản sắc dân tộc bậc nhất trên thế giới hiện nay khu vực này đang có 11 quốc gia Với tổng diện tích 4,5 triệu km2 chiếm ba phần trăm tổng

số diện tích của trái đất, dân số năm 2020 là hơn 650 triệu người chiếm khoảng 8,6 phần trăm dân số thế giới với đa dạng các dân tộc tôn giáo cùng sinh sống với nhau

đã đưa Đông Nam Á trở thành một khu vực khá phức tạp và có nhiều bất ổn chính trị trên thế giới Vì vậy các quốc gia trong khu vực này đã liên kết với nhau thành một khối tạo ra một cộng đồng hợp nhất được gọi là các quốc gia Đông Nam Á với mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình, thịnh vượng

1 Sự ra đời của ASEAN

ASEAN được hình thành trong bối cảnh hai siêu cường quốc trên thế giới là Hòa Kỳ và Liên Xô đang đối đầu mãnh liệt với nhau Tổ chức này được thành lập trong thời kỳ căng thẳng nhất của chiến tranh Việt Nam Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia

Trang 6

của năm nước bao gồm: Thái Lan, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a

2 Mục đích hoạt động

Cải thiện hợp tác kinh tế xã hội và cân bằng các xung đột chính trị giữa các quốc gia này Thế nhưng mục đích quan trọng nhất là kiềm chế sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng Sản trong thời kỳ chiến tranh lạnh lên khu vực sau khi chiến tranh lạnh kết thúc năm quốc gia gồm có: Brunei, Việt Nam, Myanmar, Lào và Campuchia cũng gia nhập đưa tổng số thành viên của toàn khối lên 10 thành viên và giữ nguyên con số này cho đến ngày hôm nay Hiện nay quốc gia duy nhất trong khu vực chưa tham gia hiệp hội này là Đông timor

3 Ý nghĩa của sự ra đời tổ chức ASEAN

Thứ nhất, ASEAN ra đời đã đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của các

quốc gia Đông Nam Á

Thứ hai, thể hiện tinh thần hòa giải, hòa hợp giữa các quốc gia trong khu vực Thứ ba, đặt nền móng cho sự hợp tác và phát triển trong mọi lĩnh vực trong

những năm sau này

II Bình luận mô hình cơ cấu tổ chức của ASEAN qua các giai đoạn phát

triển (Sơ đồ hoá cơ cấu tổ chức của ASEAN trong từng giai đoạn đó)

1 Giai đoạn 1: Giai đoạn từ khi thành lập (1967) đến Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1976

1.1 Phân tích mô hình cơ cấu tổ chức

Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kỳ phát triển kinh tế và văn hóa, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa các nước Bên cạnh

đó các nước Đông Nam Á muốn hạn chế ảnh hưởng và sự can thiệp của các nước lớn ngoài khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng khó khăn và đứng trước nguy cơ thất bại cùng với xu thế khu vực hóa mở rộng, cách mạng khoa học-kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sự thành công của Khối thị trường chung châu Âu Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan)

Tại Tuyên bố Băng Cốc 1967 đã có quy định về cơ cấu tổ chức đầu tiên của ASEAN Trong giai đoạn đầu tiên, cơ cấu tổ chức của ASEAN được thiết kế một cách đơn giản và gọn nhẹ Căn cứ Điều 7 Tuyên bố Băng Cốc 1967:

Trang 7

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Asean giai đoạn 1967-1976

Có thể thấy, đây là giai đoạn ASEAN mới được thành lập, với trọng tâm là đưa ra những định hướng phát triển, tạo nền tảng hợp tác lâu dài, hoạt động chủ yếu trong giai đoạn này là giải quyết các vấn đề chính trị trong và ngoài nước, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết giữa các nước thành viên, Vì vậy, cơ cấu tổ chức của ASEAN ở giai đoạn này còn lỏng lẽo, chỉ đủ để duy trì hoạt động hợp tác giữa các quốc gia khi cần thiết, chưa có Ban thư ký chung mà chỉ có Ban thư ký của các quốc gia thành viên ASEAN trong giai đoạn này bị giới quan sát quốc tế chỉ coi

là một “liên minh kinh tế- chính trị lỏng lẻo”.

1.2 Đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức

1.2.1 Ưu điểm.

Cơ cấu tổ chức ASEAN giai đoạn này đơn giản và gọn lẹ gồm Hội nghị ngoại trưởng (AMM); Ủy ban thường trực; Ban thư ký quốc gia; Các ủy ban thường trực khác, Ủy ban đặc biệt Cơ cấu tổ chức đơn giản và gọn lẹ sẽ giảm bớt các khâu không cần thiết trong quá trình hoạt động, dễ dàng thuận lợi trong quá trình tổ chức quản lý và điều hành phát triển Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các Quốc gia

thành viên nắm bắt các thông tin quan trọng trong quá trình tham gia.

Do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau nên trong giai đoạn này ASEAN vẫn chưa có những hoạt động đáng kể Tuy nhiên mô hình cơ cấu

tổ chức ASEAN trong giai đoạn này đã mở ra thời kỳ định hướng phát triển Đã giải quyết các vấn đề chính trị trong và ngoài nước, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết giữa các nước thành viên tạo nền tảng hợp tác và phát triển lâu dài

Trang 8

1.2.2 Hạn chế

Đây là giai đoạn ASEAN mới được thành lập, với trọng tâm là đưa ra những định hướng phát triển, tạo nền tảng hợp tác lâu dài và khởi động các hoạt động hợp tác bằng một số hoạt động chung (chủ yếu là nhằm giải quyết các vấn đề chính trị trong và ngoài nước), tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước thành viên, Vì vậy, cơ cấu tổ chức của ASEAN giai đoạn này còn chưa hoàn thành, lỏng lẻo (chưa

có Ban thư ký chung mà chỉ có Ban thư ký của các quốc gia thành viên), khiến

ASEAN bị giới quan sát quốc tế chỉ coi là “liên minh chính trị lỏng lẻo để duy trì

hoạt động hợp tác của các quốc gia thành viên” Bộ máy tổ chức hoạt động còn

non yếu, cần phải hoàn thiện hơn trong giai đoạn tiếp theo

2 Giai đoạn 2: Giai đoạn từ 1976 đến Hội nghị thượng đỉnh Bali năm 1992.

2.1 Phân tích mô hình cơ cấu tổ chức.

Sang giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của ASEAN đã có những thay đổi lớn Để tăng cường hợp tác về chính trị và cả hiệu quả hoạt động của mình thì theo Tuyên

bố về sự hoà hợp ASEAN (TAC 1976) được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất tại Bali ngày 24/02/1976 đã thống nhất được ý kiến về việc cải thiện về cơ cấu tổ chức Sau tuyên bố này, cơ cấu của ASEAN trong giai đoạn này gồm các hội nghị ngoại trưởng, các hội nghị bộ trưởng khác, các uỷ ban và ban thư kí ASEAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Asean giai đoạn 1976- 1992

Trang 9

Như vậy, sau 9 năm hoạt động, cơ cấu tổ chức của ASEAN đã có những cải tiến quan trọng, phản ánh sự trưởng thành của ASEAN nhằm tăng cường hợp tác về chính trị và nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, đặc biệt là đã bắt đầu có Ban thư kí chung của Hiệp hội Việc thay đổi cơ cấu này được những người đứng đầu

chính phủ ASEAN đánh giá trong Tuyên bố Kuala Lumpur là: “những điều chỉnh

cần thiết được thực hiện đối với cơ cấu tổ chức ASEAN đã làm cho bộ máy đó có thể thực hiện được những hoạt động ngày càng tăng trong Chương trình hành động được vạch ra trong tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN” (Điểm 53)1

2.2 Đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức.

2.2.1 Ưu điểm.

Thứ nhất, ở giai đoạn này, sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức của

ASEAN đã đáp ứng được nhu cầu củng cố, hoàn thiện tổ chức ASEAN, đáp ứng nhu cầu hợp tác trong giai đoạn mới Sau tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (TEC 1976), cơ cấu tổ chức ASEAN bao gồm các bộ phận: Hội nghị ngoại trưởng, các Hội nghị bộ trưởng khác, Ban Thư ký ASEAN, ủy ban ASEAN So với giai đoạn trước, cơ cấu tổ chức của ASEAN chặt chẽ hơn, phát triển cả về lượng và chất

Về số lượng, bên cạnh Hội nghị ngoại trưởng là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất thì giai đoạn này bộ máy ASEAN có thêm 5 Hội nghị bộ trưởng: Hội nghị bộ trưởng kinh tế (AEM), Hội nghị Bộ trưởng lao động (ALM), Hội nghị phụ trách phúc lợi xã hội (ASWM), Hội nghị bộ trưởng giáo dục (AEM), Hội nghị bộ trưởng thông tin (AIM) để thông qua các chương trình hợp tác của ASEAN Vì thế

có thể bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để tăng hiệu quả trong thực tế thực hiện các quyết định, các chính sách Bên cạnh đó, ban Thư ký chung ASEAN thay cho ban thư ký của các quốc gia thành viên, ngoài ra còn có 9 ủy ban khác ra đời thay thế cho ủy ban thường trực và ủy ban ad hoc trước đó Điều đó tạo nên sự đồng bộ, thống nhất, trở thành cơ quan hành chính thúc đẩy xây dựng Cộng đồng ASEAN và các hoạt động khác đi vào hiệu quả, thiết thực hơn

Thứ hai, trong giai đoạn này đã xác định cụ thể hơn về chức năng, nhiệm vụ

của từng cơ quan trong bộ máy tổ chức Ví dụ, Ban Thư ký ASEAN là cơ quan hành chính của ASEAN Ngoài ra, ASEAN còn đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực như xác lập được các nguyên tắc, tổ chức hoạt động và hợp tác của

1 Cơ cấu tổ chức của ASEAN-Từ tuyên bố Băng Cốc đến hiến chương-Ths Lê Minh Tiến -Tạp chí Luật học

số 9/2008

Trang 10

ASEAN, thông qua nhiều văn kiện quan trọng làm cơ sở cho sự mở rộng hợp tác,

mở rộng lĩnh vực hợp tác nội khối, bước đầu phát triển kinh tế ngoại khối

2.2.2 Hạn chế

Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức của ASEAN ở giai đoạn này còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, chưa thật sự đảm bảo sự tập trung và tính chuyên trách, chỉ đủ để duy trì hoạt động hợp tác giữa các quốc gia khi cần thiết

Thứ nhất, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng cơ quan không được quy

định thống nhất trong một văn bản pháp lý mà quy định theo các thỏa thuận riêng biệt nên thiếu sự liên kết, đồng bộ, thống nhất

Thứ hai, khoảng cách giữa các kỳ họp của các hội đồng còn chưa phù hợp, đó

là mỗi năm một lần đối với Hội nghị bộ trưởng Vì thế sẽ khiến cho việc nắm bắt và

xử lý vấn đề của Hội nghị ngoại trưởng - cơ quan hoạch định chính sách cao nhất khó có thể phản ứng nhanh nhạy, kịp thời và thường xuyên

Thứ ba, cơ cấu tổ chức của ASEAN còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, thiếu tính tập

trung và chuyên trách Cụ thể, bên cạnh Hội nghị ngoại trưởng còn có 5 Hội nghị bộ trưởng khác được thiết lập để thảo luận và thông qua chương trình hợp tác của ASEAN gây chồng chéo giữa vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan Sự phân công, phân nhiệm và mối liên hệ giữa các cơ quan chưa được quy định chặt chẽ, còn rời rạc, thiếu sự gắn kết giữa cơ quan hoạch định chính sách cao nhất với các cơ quan khác trong hệ thống cơ cấu Việc thành lập nhiều ủy ban cũng gây nhiều khó khăn trong việc thống nhất ý kiến, quan điểm đối với các vấn đề xảy ra

3 Giai đoạn 3: Giai đoạn từ năm 1992 đến trước thời điểm thành lập Hiến chương có hiệu lực năm 2008.

3.1 Phân tích mô hình cơ cấu tổ chức.

Từ đầu thập niên của thế kỉ XX, thế giới bước sang đà phát triển vũ bão theo

xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa Mức độ liên kết của các tổ chức quốc tế khu vực ngày càng cao Cùng với xu thế đó, ASEAN cũng phải có những điều chỉnh thích hợp về mọi mặt để đáp ứng nhu cầu hợp tác trong điều kiện mới, nhất là đối với các hoạt động trong hợp tác kinh tế

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4 họp tại Singapore (năm 1992) được đánh giá là dấu mốc quan trọng trong con đường hợp tác phát triển của ASEAN cả

về cơ cấu tổ chức và mức độ hợp tác Để tăng cường hợp tác và phát huy thành tựu

Trang 11

đạt được trong 25 năm, không chỉ kế thừa một số thiết chế, ASEAN đã quyết định

cơ cấu lại bộ máy tổ chức Theo Điểm 8 Tuyên bố Singapore năm 1992, bộ máy của ASEAN trong giai đoạn này được cơ cấu lại như sau:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Asean giai đoạn 1992- 2008

3.2 Đánh giá mô hình cơ cấu tổ chức.

3.2.1 Ưu điểm.

Có thể thấy rằng cơ cấu tổ chức của ASEAN đã không ngừng tiến triển So với thời kỳ trước, cơ cấu tổ chức của ASEAN thời kỳ này đã có sự thay đổi mạnh mẽ, hoàn thiện hơn Quyết định cơ cấu lại bộ máy tổ chức của ASEAN tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ IV, năm 1992 là quyết định đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển, yêu cầu về một cơ cấu tổ chức hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu 10 hợp tác ngày càng toàn diện của ASEAN Với sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ

chức, ASEAN cũng đã “mạnh dạn” hơn trong các hoạt động hợp tác của mình,

thực tế đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể như kết nạp thêm thành viên, xây dựng khu vực thương mại tự do AFTA, thành lập diễn đàn khu vực ARF, tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á năm 2005 Đặc biệt, sự phân công, phân nhiệm và mối quan hệ giữa các cơ quan trong ASEAN cũng được xác định rõ ràng, chặt chẽ; đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan hoạch định chính sách với các cơ quan chấp hành, giữa cơ quan điều phối với cơ quan thực hiện, giữa cơ quan trụ cột với cơ quan chuyên ngành và giữa cơ quan cấp trên với cơ quan trực thuộc

3.2.2 Hạn chế.

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w