Đặc điểm các giai đoạn phát triển của tập thể và phong cách lãnh đạo phù hợp trong từng giai đoạn bài tập lớn kết thúc học phần

25 0 0
Đặc điểm các giai đoạn phát triển của tập thể và phong cách lãnh đạo phù hợp trong từng giai đoạn bài tập lớn kết thúc học phần

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 BỘ NỘI VỤTRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘITÊN ĐỀ TÀI: CHỦ ĐỀ 1ĐẶC ĐIỂM CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TẬP THỂ VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHÙ HỢP TRONG TỪNG GIAI ĐOẠNBÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌ

lOMoARcPSD|38842354 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TÊN ĐỀ TÀI: CHỦ ĐỀ 1 ĐẶC ĐIỂM CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TẬP THỂ VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO PHÙ HỢP TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN Học phần: Tâm lý học quản lý Hà Nội - 2022 1 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài tập lớn này trong tình trạng sức khỏe không ổn định khi đang cách ly điều trị tại nhà, cùng với sự nỗ lực không ngừng của bản thân và kiến thức đầy bổ ích và thiết thực được tiếp thu tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội Em luôn nhận được sự giúp đỡ ủng hộ nhiệt tình từ phía gia đình, thầy cô và bạn bè về tinh thần là nguồn động lực to lớn để bản thân có thể vượt qua khoảng thời gian khó khăn này Em xin bày tỏ lòng biết ơn, lời cảm ơn chân thành tới tất cả mọi người Em cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành đến giảng viên giảng dạy học phần “Tâm lý học quản lý” đã giúp đỡ, truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích về chuyên môn và những tình huống thực tiễn trong cuộc sống là nền tảng để em thực hiện bài tập lớn này Trong quá trình làm bài tập lớn, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp từ quý Thầy, Cô Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn! i Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài tập lớn về chủ đề 1 là do bản thân em thực hiện Bài làm là sự cố gắng nỗ lực của bản thân em dựa trên tinh thần học hỏi, tìm hiểu và tư duy Nếu có bất kì vấn đề gì em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài tập lớn của mình ii Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG .3 Chương I 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP THỂ VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 3 1.1 Một số khái niệm 3 1.1.1 Khái niệm “nhóm xã hội” .3 1.1.2 Khái niệm “tập thể” 3 1.1.3 Khái niệm “tập thể lao động” 4 1.2 Đặc trưng của tập thể 4 1.2.1 Có sự thống nhất mục đích hoạt động 4 1.2.2 Có sự thống nhất về tư tưởng, lập trường chính trị 5 1.2.3 Có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể 5 1.2.4 Có sự lãnh đạo tập trung thống nhất .5 1.2.5 Có kỉ luật lao động 5 1.3 Một số phong cách lãnh đạo phổ biến 6 1.3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 6 1.3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 7 1.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do 8 Tiểu kết chương I 9 Chương II 10 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TẬP THỂ VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TƯƠNG ỨNG 10 iii Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 2.1 Giai đoạn mới hình thành .10 2.1.1 Đặc điểm .10 2.1.2 Biện pháp từ nhà quản lý 11 2.1.3 Phong cách lãnh đạo phù hợp .13 2.2 Giai đoạn tập thể phân cực 13 2.2.1 Đặc điểm .13 2.2.2 Biện pháp từ nhà quản lý 15 2.2.3 Phong cách lãnh đạo phù hợp .15 2.3 Giai đoạn phát triển ở trình độ cao .15 2.3.1 Đặc điểm .16 2.3.2 Biện pháp từ nhà quản lý 16 2.3.3 Phong cách lãnh đạo phù hợp .17 Tiểu kết chương II .17 KẾT LUẬN .18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 iv Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 PHẦN MỞ ĐẦ 1 Lí do chọn đề tài Theo Matsushita Konosuke, cha đẻ của phương pháp kinh doanh Nhật Bản, đã từng nói rằng “tài sản quý giá nhất trong kinh doanh là con người” [ CITATION Nhó20 \l 1033 ] Con người là cơ sở cho sự phát triển của tập thể và tổ chức Tuy nhiên, tìm hiểu tâm lý con người chưa bao giờ là chuyện đơn giản, là bài toán nan giải mà các nhà tâm lý học luôn khao khát giải mã được Vì vậy, việc phân tích các giai đoạn hình thành tập thể là yếu tố quan trọng giúp lý giải tâm lý phát triển của con người để vận dụng phong cách lãnh đạo phù hợp, phương án hợp lý trong quá trình hình thành và phát triển tập thể đem lại lợi ích, giá trị thực tiễn cho sự phát triển của tập thể, tổ chức Trên cơ sở kiến thức đã được học và quá trình tự nghiên cứu tìm hiểu tôi đã lựa chọn đề tài “ đặc điểm giai đoạn hình thành tập thể và phong cách lãnh đạo phù hợp” để chứng minh, khẳng định tầm quan trọng của công tác nghiên cứu tâm lý của từng cá nhân trong từng giai đoạn hình thành Từ đó, giúp nhà quản lý đưa ra được biện pháp, phong cách lãnh đạo và phương án phù hợp để giải quyết các vấn đề trong từng giai đoạn Đồng thời, dự trù được các phương án cho những tình huống có thể xảy ra ở tập thể trong tương lai 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: giai đoạn hình thành của tập thể và phong cách lãnh đạo phù hợp Phạm vi: trong các tập thể 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu: phân tích đặc điểm từng giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của tập thể Từ đó, đưa ra được các biện pháp, phương án và phong cách lãnh đạo của nhà quản lý phù hợp trong từng giai đoạn 1 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Nhiệm vụ: Tìm hiểu cơ sở lý luận về tập thể và phong cách lãnh đạo Phân tích đặc điểm và phong cách lãnh đạo phù hợp trong từng giai đoạn hình thành tập thể 4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp nghiên cứu tài liệu Ngoài ra, tác giả sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp luận, phương pháp logic… để làm bài tập lớn 5 Kết cấu bài tập lớn Chương I Cơ sở lý luận tập thể và phong cách lãnh đạo Chương II Giai đoạn phát triển của tập thể và phong cách lãnh đạo tương ứng 2 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 PHẦN NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP THỂ VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm “nhóm xã hội” Nhóm xã hội là cầu nối trung gian giữa cá nhân và xã hội, tập hợp những người có liên hệ với nhau theo chiều hướng nhất định về vị thế, vai trò, nhu cầu, lợi ích và các định hướng giá trị theo đuổi tạo nên sức mạnh đoàn thể Nhóm xã hội là một cộng đồng người có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung.[ CITATION Mai19 \l 1033 ] Ví dụ: gia đình, nhóm bạn, câu lạc bộ thể thao, nhóm học tập, nhóm tôn giáo, nhóm tình nguyện… Nhóm gia đình là nhóm xã hội nhỏ, cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống Mọi người trong gia đình chung sống hòa thuận, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trong đời sống Nhóm học tập: các thành viên trong nhóm tích cực tham gia vào các hoạt động, đóng góp xây dựng, chia sẻ kiến thức triển khai kế hoạch mà nhóm trưởng đề ra góp phần xây dựng, phát triển nhóm, phát triển mỗi cá nhân 1.1.2 Khái niệm “tập thể” Tập thể là nhóm có tổ chức có tính thống nhất cao, phục vụ cho mục đích chung, phù hợp với lợi ích xã hội Lợi ích cá nhân hòa quyện chung với lợi ích tập thể 3 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Tập thể là nhóm chính thức có văn bản pháp quy quy định, một bộ phận của xã hội Các thành viên liên kết với nhau bởi mục tiêu chung trong hoạt động cùng nhau, phục tùng mục tiêu của xã hội.[ CITATION Mai19 \l 1033 ] Ví dụ: tập thể lớp 21A quản trị nhân lực được nhà trường đưa ra quyết định bằng văn bản để hình thành lớp 1.1.3 Khái niệm “tập thể lao động” Tập thể lao động là tập thể có tổ chức của người lao động, cùng làm việc dưới một người sử dụng lao động hoặc một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.[ CITATION Mai19 \l 1033 ] Tập thể lao động tập hợp những người lao động có quan hệ trong phạm vi sử dụng lao động nhất định, cùng hưởng quyền lợi và thực hiện theo chế độ chung như nghỉ ngơi, thời gian làm việc, tiền lương, phụ cấp xã hội….được phản ánh trong hợp đồng lao động Ví dụ: tập thể người lao động trong một doanh nghiệp, tập thể cán bộ giảng viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội… 1.2 Đặc trưng của tập thể Đặc trưng của tập thể là đặc điểm nổi bật của tập thể lao động bao gồm: 1.2.1 Có sự thống nhất mục đích hoạt động Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới công tác tổ chức của tập thể là mục tiêu của tập thể Có sự thống nhất về mục đích, quan điểm, hành vi, thái độ… là cơ sở điều chỉnh mỗi cá nhân, tạo nên bầu không khí chung của tập thể Nếu trong một tập thể không có sự thống nhất về mục đích, mục tiêu thì tập thể không có nền tảng vững chắc, tổ chức sẽ bị chia rẽ, là manh nha của sự tan dã Mục tiêu định hướng hướng phát triển của tập thể trong tương lai Hình thành nên ý chí của tập thể, mục tiêu của mọi thành viên xuất phát từ nhu cầu của cá nhân, lợi ích của xã hội và sự tiến bộ, phát triển của tập thể 4 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 1.2.2 Có sự thống nhất về tư tưởng, lập trường chính trị Là sự nhất trí, thống nhất về ý kiến, quan điểm đạo đức, chính trị của đa số các thành viên trong tập thể Mức độ nhận thức, sự hiểu biết đúng đắn về thái độ, hành vi trong lĩnh vực chính trị xu hướng về nhân sinh quan, thế giới quan đối với cách làm việc đều phải nhất quán với nhau Nếu trong tập thể xuất hiện thành viên có tư tưởng phản động thì sẽ khiến cho người quản lý khó kiểm soát, tập thể dối loạn, ảnh hưởng tới các thành viên khác Sự nhất quán về tư tưởng, lập trường chính trị đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức trong mọi hoạt động của tập thể và xã hội 1.2.3 Có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong tập thể Trong một tập thể lao động không thể xuất hiện tình trạng các thành viên hoạt động, làm việc riêng lẻ mà phải có sự cộng hưởng, đoàn kết, hợp tác, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, gắn kết Đây là nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh đảm bảo và duy trì sự tồn tại và phát triển lớn mạnh 1.2.4 Có sự lãnh đạo tập trung thống nhất Có sự thống nhất, tập trung quyền lực dưới một người đứng đầu, người xung quanh có thể giúp đỡ, hỗ trợ để họ đưa ra quyết định đúng đắn Điều này khiến cho tổ chức cũng như tập thể có sự kiểm soát, phối hợp hài hòa trong các hoạt động của tập thểc nhằm hoàn thành nhiệm vụ, hướng tới mục tiêu chung một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất 1.2.5 Có kỉ luật lao động Kỉ luật lao động là điều kiện cơ bản đảm bảo cho hoạt động của tập thể diễn ra theo đúng quy định, quy chế, trật tự tập thể đã đề ra Chỉ có kỷ luật nghiêm ngặt buộc mọi thành viên vận động, làm việc theo trật tự, hành vi nhất định thì tập thể mới phát triển một cách ổn định Nguồn nhân lực ngày càng trở nên đa dạng đặc biệt về cách sống, thái độ, cách làm việc, lối ứng xử… vì vậy 5 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 cần xây dựng môi trường có tính kỉ luật cao, hướng mọi người tuân theo và thực hiện nếu không tập thể sẽ bị dối loạn, không thể phát triển được 1.3 Một số phong cách lãnh đạo phổ biến Phong cách lãnh đạo là phương thức, cách tiếp cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên thực hiện tốt công việc của mình 1.3.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 1.3.1.1 Khái niệm Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền tập trung quyền lực vào nhà quản lý Họ quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí, sáng kiến của thành viên trong tổ chức 1.3.1.2 Ưu điểm Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đoán xây dựng được cho bản thân mình uy tín đích thực từ phẩm chất đến năng lực, trình độ chuyên môn có sức ảnh hưởng lớn đến cá nhân trong tập thể Người quản lý vạch ra kế hoạch buộc nhân viên cấp dưới, người dưới quyền phải hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao theo đúng chỉ thị, hướng dẫn, đúng thời hạn đảm bảo tính thống nhất hiệu quả loại bỏ sự trì trệ Công việc quản lý do một người lãnh đạo chịu trách nhiệm đưa ra quyết định, điều chỉnh, kiểm tra mọi hoạt động, công việc trong tập thể, tổ chức Chất lượng của quyết định quản lí phụ thuộc vào năng lực phân tích, xử lý thông tin của người quản lý để đưa ra được những quyết định ngắn gọn, rõ ràng, nhanh chóng Thiết lập kỉ luật cao trong tập thể, tổ chức, kiểm soát tốt các vấn đề và giải quyết nhanh chóng Khi có sự cố, vấn đề xảy ra cần phải giải quyết ngay thì họ có thể tự mình đưa ra quyết định không cần tham khảo ý kiến tập thể mà vẫn 6 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 đảm bảo tính đúng đắn, tối ưu trong quyết định Nếu là quyết định sai họ sẵn sàng đứng ra nhận lấy trách nhiệm về bản thân 1.3.1.3 Nhược điểm Một người cấp trên có phong cách lãnh đạo độc đoán bảo thủ luôn cho mình là đúng, bỏ qua những đóng góp, góp ý từ nhân viên cấp dưới khiến cho tập thể không phát huy được sức mạnh trí tuệ chung, các thành viên mất hứng thú, cảm hứng cống hiến cho công việc Việc khen thưởng, kỉ luật mang tính chủ quan, mệnh lệnh đưa ra không theo một hệ thống, không theo khuôn khổ thuộc quy định Chính vì những điều này dễ gây chống đối, sự bất mãn, bất đồng quan điểm từ các thành viên trong tập thể 1.3.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ 1.3.2.1 Khái niệm Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách mà người quản lý biết phân chia quyền lực quản lý, tận dụng ý kiến cấp dưới cho phép họ tham gia vào thảo luận, đóng góp Người quản lý sẽ lắng nghe, chắt lọc ra những phương án tốt nhất, hiệu quả nhất xem xét và đưa ra quyết định 1.3.2.2 Ưu điểm Khai thác được sức mạnh trí tuệ của tập thể Các thành viên tích cực tham gia trao đổi, đóng góp ý kiến, nêu ra quan điểm cá nhân với người quản lý Thành viên được tham gia vào quá trình lập kế hoạch và triển khai kế hoạch tạo nên một môi trường làm việc sôi động, bầu không khí trở nên thoải mái Nâng cao tinh thần tránh nhiệm của mỗi cá nhân là thành viên trong tập thể phải chủ động, tích cực tham gia đóng góp sức mình để hoàn thành công việc được giao 1.3.2.3 Nhược điểm 7 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Trước một vấn đề, công việc đều phải tổ chức cuộc họp để thống nhất quan điểm của tất cả các thành viên dẫn đến tình trạng mất thời gian khi đưa ra quyết định, dễ bỏ lỡ cơ hội Nhân viên được ủy quyền dễ bất đồng quan điểm với nhau, nảy sinh hiềm khích, xung đột trong tập thể 1.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do 1.3.3.1 Khái niệm Là phong cách lãnh đạo mà người quản lý sử dụng ít quyền lực tác động với người dưới quyền cho phép nhân viên được quyền ra quyết định, chịu trách nhiệm với quyết định được đưa ra 1.3.3.2 Ưu điểm Tạo ra môi trường mở trong nhóm, mỗi thành viên đều trở thành chủ thể cung cấp ý tưởng cho công việc nhằm tổ chức phát huy được sự sáng tạo, tự chủ cho nhân viên Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, tự chủ trong công việc khiến cho tự nguyện, toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc một cách tốt nhất, cống hiến cho tập thể, cho tổ chức 1.3.3.3 Nhược điểm Nhân viên thường không theo kỉ luật, khuôn khổ nề nếp của tập thể, tổ chức dẫn tới kết quả của công việc không được ổn định, người quản lý khó có thể kiểm soát được nhân viên, dễ gây rối loại, xung đột trong tập thể Việc đưa ra quyết định hoàn toàn do thành viên trong tập thể, thiếu đi sự giám sát, lãnh đạo từ người quản lý, người lãnh đạo như rắn không đầu dẫn tới tình trạng năng suất làm việc của tập thể kém, lực lượng nhân viên bị phân tán, chia thành các nhóm nhỏ, không mang lại giá trị mục tiêu ban đầu hướng tới 8 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Tiểu kết chương I Trong chương I, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận, khái niệm liên quan tới “nhóm xã hội”, “tập thể”, “tập thể lao động” Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những đặc trưng điển hình của tập thể và ưu nhược điểm của các phong cách lãnh đạo tiêu biểu Từ đó, là cơ sở, tiền đề để chương tiếp theo mọi người có thể hiểu rõ hơn về giai đoạn hình thành tập thể, phong cách lãnh đạo phù hợp trong từng giai đoạn, thời kì 9 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Chương II CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TẬP THỂ VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TƯƠNG ỨNG Cũng như bất kỳ tập thể lao động nào, sự hình thành và phát triển đều phải trải qua những giai đoạn, quá trình nhất định Nghiên cứu các giai đoạn phát triển của tập thể vô cùng quan trọng giúp người quản lý, người lãnh đạo cũng như tất cả nhân viên hiểu rõ và có thể lý giải được các vấn đề tâm lý nảy sinh trong quá trình hình thành, hoạt động và phát triển Gồm các giai đoạn sau đây: 2.1 Giai đoạn mới hình thành 2.1.1 Đặc điểm Đây là giai đoạn đầu tập thể mới được thành lập, đầy rẫy những khó khăn, thử thách phải vượt qua Các thành viên có thể đều xuất phát từ những người xa lạ hoặc họ đã nói chuyện, làm quen với nhau Đa số, họ đều xuất hiện cảm giác lo lắng, đề phòng lẫn nhau vì chưa biết điều gì có thể xảy ra trong tương lai sắp tới Số lượng thành viên trong tập thể khá lớn, các thành viên có xu hướng quan sát kĩ lưỡng trước mọi tình huống, lịch sự với tất cả mọi người, hạn chế xung đột ở mức tối đa Trong giai đoạn này, tập thể cũng chưa có nhiều công việc cần phải giải quyết, nên ít xung đột xảy ra, chưa có nhiều quan điểm được đưa ra, đa số ý kiến đều từ những người quản lý, cấp trên có chức vụ và quyền lực Hầu hết tất cả nhân viên đều nhiệt huyết dâng trào, hào hứng với công việc mà bản thân sắp được giao phó, họ luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất để tạo được ấn tượng, cái nhìn tốt từ các thành viên khác trong tập thể đặc biệt là đối với nhà quản lý 10 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thời gian này, các thành viên dành nhiều thời gian để làm quen với công việc mới và làm quen với các thành viên khá trong tập thể Dù còn nhiều bỡ ngỡ, rụt dè… mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể còn dè dặt, hình thành mối quan hệ bên ngoài nhưng dần dần mối quan hệ này càng được cải thiện hơn Họ không dám công khai bày tỏ ý kiến của mình Dù không hài lòng về cách làm việc, thái độ của thành viên khác hoặc người quản lý, cấp trên nhưng vì e dè, chưa hiểu hết về con người, tính cách, vị thế… của nhau nên họ chưa dám thẳng thắn, bộc bạch ý kiến cá nhân Khi bước sang một môi trường làm việc mới mỗi thành viên trong tập thể đều đứng trước những cám dỗ từ các yếu tố xung quanh, phân vân về quyết định lựa chọn tổ chức này đúng hay sai, vấn đề lương thưởng, được lợi nhiều hơn hay mất nhiều hơn khi tham gia vào tập thể này, công việc cũ chi phối… chính vì những điều trên tư tưởng của các thành viên bị phân tán, thiếu tập trung trong công việc Chưa nắm rõ được công việc và nhiệm vụ của bản thân mình, mục tiêu chung mà tập thể đề ra nên chưa khả năng tiếp thu, hoàn thiện công việc còn hạn chế 2.1.2 Biện pháp từ nhà quản lý Nhà quản lý cần có những biện pháp để tận dụng thế mạnh và khắc phục điểm yếu của tập thể, tôt chức: Nhà quản lý cần quan tâm tới các thành viên trong nhóm vì con người là nguồn tài nguyên vô giá, nếu biết tận dụng biến họ thành nhân tài, người có hữu ích, đem lại giá trị thì sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tổ chức, của tập thể Có thể ban đầu họ còn non nớt, chưa thể hòa nhập vào môi trường làm việc mới người quản lý cần nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của các thành viên trong tập thể để giúp họ nắm rõ được mục tiêu mà tập thể mong muốn đạt được, xác định mục tiêu cụ thể trong công việc cho mỗi cá nhân Quan sát, đánh 11 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 giá năng lực của từng người, giao đúng người đúng việc để tận dụng hết khả năng của mỗi người Đón nhận ý tưởng của mọi người, chia sẻ trao đổi thẳng thắn mà vẫn duy trì sự kì vọng cao với tất cả nhân viên Đặc biệt người quản lý cần có những biện pháp để các thành viên trong tập thể hiểu nhau hơn như tổ chức các hoạt động có sự góp mặt của các thành viên trong tập thể tạo cơ hội tăng sự tương tác, kết nối, mọi người lại với nhau Động lực luôn xuất phát từ bên trong Nhà quản lý, người lãnh đạo phải xây dựng được môi trường làm việc mà ở đó nhân viên có thể tự tạo động lực cho chính mình Tìm ra cách thức để công việc trở nên thú vị Đề cao thiết lập kỉ luật trong tập thể và tổ chức Thiết lập và ổn định cơ cấu của tập thể bằng việc thống nhất quy định, nguyên tắc hoạt động thông qua cách thức làm việc, giao tiếp, sự phân chia quyền ra quyết định, vai trò và trách nhiệm của từng thành viên rõ ràng, hợp lý Kỷ luật công việc nghiêm minh đảm bảo các hoạt động của tập thể được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra từ trước Mỗi thành viên trong tập thể có cách sống, cách làm việc, ứng xử, thái độ làm việc khác nhau… nên cần xây dựng môi trường, xây dựng văn hóa tập thể có tính kỷ luật cao, khuyến khích mọi người tuân thủ, noi theo Nếu không, tập thể sẽ rối loạn, không đủ điều kiện để phát triển Định hướng mục tiêu, hoạt động của tập thể, hướng mọi người vào hoạt động chung vì lợi ích tập thể Mục tiêu là nền tảng, có sự thống nhất về quan điểm, mục tiêu, đích đến là tiền đề để quản lý các thành viên, tạo nên môi trường làm việc, bầu không khí chung của tập thể Mục đích định hướng hướng đi, hướng phát triển của tập thể trong tương lai, hình thành ý chí của tập thể là mục tiêu xuất phát từ nhu cầu của cá nhân, lợi ích của xã hội và sự tiến bộ, phát triển của tập thể Hướng tất cả thành viên làm việc, cống hiến hết mình cho công việc chung 12 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Ví dụ: Trong giai đoạn đầu khi tập thể 21A quản trị nhân lực trường Đại học Nội vụ Hà Nội mới được hình thành, các thành viên trong lớp còn bỡ ngỡ, rụt dè chưa dám giao lưu, nói chuyện làm quen với nhau Cán bộ lớp cần chủ động đứng ra tổ chức các hoạt động để mọi người trong lớp có thể tương tác, làm quen với nhau như tổ chức ngày lễ, các buổi gọp mặt, trò chơi, hoạt động thể thao chung… để gắn kết mọi người lại với nhau, để các thành viên trong lớp có thể hiểu nhau, nói chuyện với nhau một cách cởi mở, đưa ra quan điểm, ý kiến của bản thân một cách thẳng thắn, đóng góp cho sự phát triển của tập thể lớp 2.1.3 Phong cách lãnh đạo phù hợp Phong cách lãnh đạo phù hợp trong giai đoạn này là phong cách lãnh đạo độc đoán độc đoán Giải thích: Vì trong giai đoạn mới hình thành các thành viên trong nhóm còn bỡ ngỡ, rụt dè, chưa nắm bắt rõ và hiểu rõ nhiệm vụ của bản thân, mục tiêu của tập thể, thông tin về các nguồn lực nên nhà quản lý cần sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán để thống nhất mục tiêu, phân chia công việc, nhiệm vụ cho từng cá nhân một cách cụ thể Nếu trong giai đoạn này trưng cầu ý kiến của tất cả các thành viên thì rất khó để tập hợp một cách nhanh chóng không đem lại giá trị cho tập thể Người quản lý nên tự mình đưa ra quyết định, định hướng cho tập thể, quyết đoán dựa trên năng lực, khả năng của mình Rút ngắn quá trình thực hiện công việc Ví dụ: trường Đại học Nội vụ Hà Nội yêu cầu các lớp trưởng thu thập thông tin, tình trạng tiêm vacxin phòng chống covid 19 của tất cả các thành viên trong lớp nộp lại cho nhà trường Các tập thể lớp năm nhất hoàn thành công việc một cách chậm chạp thường thì giai đoạn này thường kéo dài ở học kì 1 Các thành viên trong lớp không tập trung vào công việc, tình hình của tập thể lớp, chịu ảnh hưởng bởi thói quen làm việc cũ ở cấp ba Cán bộ lớp cần sử dụng 13 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 phong cách lãnh đạo độc đoán để bắt buộc tất cả các thành viên trong lớp phải hoàn thiện theo đúng kế hoạch mà nhà trường đặt ra nếu không sẽ có những biện pháp xứ lý như hạ mức điểm chuyên cần… 2.2 Giai đoạn tập thể phân cực 2.2.1 Đặc điểm Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đến giai đoạn này các thành viên bắt đầu thích nghi với môi trường làm việc mới Họ cởi mở hơn, mạnh dạn thể hiện chia sẻ và trình bày quan điểm, ý kiến, suy nghĩ cá nhân của mình trên nhiều phương diện như thái độ, cách làm việc, tham gia tích cực các hoạt động, đóng góp ý kiến, ý tưởng sáng tạo cho tập thể.Tập trung vào các hoạt động, công việc của tập thể Loại bỏ được các yếu tố bên ngoài gây sao nhãng, mất tập trung Tuy nhiên, họ vẫn chưa đủ tin tưởng, đồng cảm, thấu hiểu cộng sự của mình ai cũng muốn thể hiện cái tôi cá nhân vốn có, khẳng định giá trị của bản thân mình nên dễ xảy ra xung đột, mâu thuẫn tranh cãi, bất đồng quan điểm nhiều Điều này là điều tất yếu phải xảy ra bởi vì có mâu thuẫn, xung đột mọi người mới có thể hiểu nhau hơn, hiểu được cách làm việc của nhau, đi đến được thống nhất Khi tập thể đã tồn tại một thời gian, thông qua giao tiếp làm việc chung, tham gia các hoạt động cùng nhau một số cá nhân, các thành viên hiểu nhau hơn, hình thành điểm chung và thành lập nên các nhóm nhỏ Có sự phân chia thành các nhóm cần thiết cho sự phát triển của xã hội dựa trên thái độ có thể chia làm 3 nhóm cơ bản như: Nhóm tích cực tập hợp những thành viên tích cực trong hoạt động, chấp hành các yêu cầu của tập thể Họ luôn chủ động, tự giác trong công việc hoạt động vì mục tiêu chung của tập thể Chính vì vậy, giá trị của các thành viên 14 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 thuộc nhóm tích cực luôn được nhà quản lý và tổ chức coi trọng, tận dụng tối đa năng lực phục vụ cho tập thể Nhóm chống đối tập hợp các thành viên thiếu tích cực trong hoạt động chung, không tự giác chấp hành các quy định, yêu cầu mà tập thể đã đề r Họ không hẳn chống đối tập thể mà họ chưa thừa nhận giá trị chung của tập thể, luôn giữ khoảng cách với mọi người Nhóm thờ ơ là nhóm thành viên gồm những người ở trung gian không tích cực, cũng không chống đối Gió phả chiều nào theo chiều đó, bên nào mạnh thì họ có khuynh hướng ngả theo Làm việc một cách thụ động, thờ ơ với tất cả các hoạt động của tập thể 2.2.2 Biện pháp từ nhà quản lý Nhà quản lý cần phải là một người gương mẫu, có trách nhiệm, có chứng kiến riêng của bản thân trở nên trung lập trước các ý kiến của thành viên trong tổ chức để có góc nhìn tổng quan, phân tích ưu nhược điểm từ các ý kiến, quan điểm của các thành viên Tổng hợp, xem xét toàn diện để một quyết định, một phương án tốt nhất cho sự phát triển của tổ chức Từ đó, chung hòa ý kiến của tất cả các thành viên trong tập thể, giải quyết xung đột, bất đồng quan điểm Nhà quản lý phải quan sát xuyên suốt quá trình hoạt động, làm việc của các thành viên để nhận định trình độ, năng lực và tìm ra nhóm tích cực phát hiện và nhân rộng hạt nhân này Đây là yếu tố quan trọng, then chốt quyết định sự phát triển của tập thể trong tương lai Cứng rắn với các thành viên thuộc nhóm chống đối và nhóm thờ ơ để họ biết sợ, biết sửa sai, tập trung vào việc cống hiến nhiều hơn cho tổ chức 2.2.3 Phong cách lãnh đạo phù hợp Trong giai đoạn tập thể phân cực cần có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ 15 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com)

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan