ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VÀ QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM1.. Nhắc lại khái niệm về dân tộc Theo nghĩa rộng, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồngngười ổn đ
Trang 1ĐẶC ĐIỂM DÂN TỘC VÀ QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1 Nhắc lại khái niệm về dân tộc
Theo nghĩa rộng, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồngngười ổn định làm thành nhân dân một nước, có lãnh thổ riêng, nền kinh
tế thống nhất, có ngôn ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất củamình, gắn bó với nhau bởi quyền lợi chính trị, kinh tế, truyền thống vănhóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dàidựng nước và giữ nước
Trang 2Theo nghĩa hẹp, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ một cộng đồngtộc người được hình thành trong lịch sử, có mối liên hệ chặt chẽ và bềnvững, có chung ý thức tự giác tộc người, ngôn ngữ và văn hóa
2 Dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
2.1 Đặc điểm dân tộc Việt Nam
Việt Nam là 1 quốc gia đa tộc người có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất: Có sự chênh lệch về số dân giữa các dân tộc
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 85,7% dân số
cả nước và 53 dân tộc thiểu số còn lại chiếm 14,3% dân số
Trang 3 6 dân tộc với số dân lớn hơn 1 triệu người đó là Tày, Thái, Mường,Khơ me, Mông, Nùng.
Đặc biệt 5 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1 nghìn người, đó là Si
La, Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơ Đu
Tuy có sự chênh lệch đáng kể về đời sống vật chất cũng như tinh thần, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh em đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Thứ hai: Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau.
Trang 4Địa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, Chăm sống ở đồng bằng.
Trang 5
Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không
cứ trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc kháctrong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản, mường
Nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc cư trú như Lai Châu, Lào Cai,Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng Phần lớn các huyện có
từ 5 dân tộc trở lên cư trú
Tạo điều kiện thuận lợi để các dân tộc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu giúp đỡ, tạo nên một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng nhưng cũng dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột.
Trang 6Thứ ba: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng.
Trang 8o Các dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú ở miền núi, chiếm ¾ diện tích
cả nước Đây là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn màtrước hết là tiềm lực về tài nguyên rừng và đất rừng
o Ở vùng biên giới, một số dân tộc có quan hệ đồng tộc với dân tộccủa các nước láng giềng, nên khách quan có nhu cầu thăm thân,
mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ở hai bên biêngiới
Bởi vậy chính sách dân tộc của Đảng nhà nước Việt Nam không chỉ vì lợi ích các dân tộc thiểu số mà còn vì lợi ích của cả nước, không chỉ còn là đối nội mà còn là đối ngoại, không chỉ vì kinh tế -
xã hội, mà cả về chính trị, quốc phòng, an ninh quốc gia.
Thứ tư: Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển không đều.
o Về phương diện xã hội, trình độ tổ chức đời sống, quan hệ xã hộicủa các dân tộc thiểu số khác nhau
Trang 9o Về phương diện kinh tế, các dân tộc thiểu số Việt Nam ở nhữngtrình độ phát triển rất khác nhau.
Trang 10o Về văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhiều dân tộc thiểu
số còn thấp
Trang 11Thứ năm: Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết gắn
bó lâu đời trong cộng đồng dân tộc – quốc gia thống nhất.
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có chung cội nguồn.Bên cạnh đó, khu vực địa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiêncũng rất khắc nghiệt
Trang 12Cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên, nhân dân ta còn có lịch sửchống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt Ðặc điểm nổi bật của lịch sửViệt Nam là lịch sử các cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địchhùng mạnh, giàu có và hung bạo nhất thế giới.
Ðoàn kết trong lao động và trong chiến đấu là truyền thống nổi bậtnhất của các dân tộc Việt Nam được hun đúc qua mấy ngàn năm lịch sử.Trong sự nghiệp cách mạng do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,truyền thống đoàn kết dân tộc được phát huy cao độ, là một trong nhữngnhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta
Thứ sáu: Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất.
Trang 13Trong văn hóa của mỗi dân tộc đều có những sắc thái độc đáoriêng góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.
Do đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách dân tộc, xem
đó là vấn đề chính trị - xã hội rộng lớn và toàn diện với các mục tiêutrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Trang 142.2 Quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc
o Thứ nhất: Quan điểm của Đảng về vấn đề dân tộc
Trang 15o Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản,lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạngViệt Nam.
o Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, cùng nhau phấn đấu thực hiệnthắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây
Trang 16dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Kiên quyếtđấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ dân tộc.
o Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh –quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởngkinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sáchdân tộc; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
Trang 17o Ưu tiên đầu tư phất triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miềnnúi, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, khai thác
có hiệu quả tiềm năng đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinhthái
Trang 18o Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ củatoàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và toàn bộ
hệ thống chính trị
o Thứ hai: Chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam
Chính sách dân tộc cơ bản của Đảng và Nhà nước ta thể hiện cụthể ở những điểm sau:
Trang 19Về chính trị: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau
cùng phát triển giữa các dân tộc
Trang 20 nâng cao nhân thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quantrọng của vấn đề dân tộc, đoàn kết các dân tộc, thống nhất mục tiêuchung
Về kinh tế: các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
miền núi, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước khắn phụckhoảng cách chênh lệch giữa các vùng, giữa các dân tộc
Trang 21Về văn hóa:
o xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người.
Trang 22o phát triển ngôn ngữ, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, nâng caotrình độ văn hóa cho nhân dân các dân tộc.
Trang 23o mở rộng giao lưu văn hóa với các quốc gia, các khu vực trên thếgiới và đấu tranh chống tệ nạn xã hội.
Trang 24Về an ninh quốc phòng:
o tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trên cơ sở đảm bảo ổn địnhchính trị, thực hiện tốt an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Trang 25o tăng cường quan hệ quân dân, tạo thế trận quốc phòng toàn dân trong vùng đồng bào dân tộc sinh sống.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính chất toàn
diện, tổng hợp, bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liênquan đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc trong cộng đồng quốcgia
Trang 26 Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta mang tính cách mạng
và tiến bộ tính nhân văn sâu sắc,
TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN
Biết sống hòa đồng, không phân biệt vùng miền, dân tộc, tôn giáovới các bạn cùng trang lứa cũng như mọi người xung quanh, nhằm giúpvững mạnh khối đoàn kết dân tộc
Trang 27Quan tâm, nắm rõ tình hình thời thế của đất nước về nhiều mặt đờisống-xã hội để có cái nhìn đa chiều, và rèn luyện óc phản biện trước các
âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù Đề cao ý thức của mỗi người trong côngcuộc xây dựng đất nước Không chia bè chia phái, lôi kéo người kháclàm những việc trái pháp luật
Trang 28Có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình bản thân Thực hiệntốt nhiệm vụ của Đảng đưa ra Noi gương phấn đấu, rèn luyện tu dưỡngđạo đức lối sống của mỗi sinh viên theo gương chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phải phấn đấu và trở nên gương mẫu trong các hoạt động xã hội,vận dụng sáng tạo để góp phần cho đất nước ngày càng một phát triểnmạnh mẽ hơn
Trang 29Trong xu thế toàn cầu hiện này, bản thân ta là một sinh viên thìphải có trách nhiệm sáng suốt trong việc chọn lọc thông tin Tích cựctham gia vào các hoạt động tình nguyện giúp đỡ các em học sinh đồngbào dân tộc thiểu số khó khăn ở miền núi, tuyên truyền ý thức tự giác,
kỷ luật nhằm đẩy mạnh trong công tác xây dựng Đảng ta