Vận dụng nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước việt nam đánh giá thực trạng và đưa giải pháp để hạn chế thất thoát trong chi ngân sách nhà nước việt nam hiện nay

30 5 0
Vận dụng nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước việt nam   đánh giá thực trạng và đưa giải pháp để hạn chế thất thoát trong chi ngân sách nhà nước việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cũng như các Nhà nước khác , Nhà nước Việt Nam cũng có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực hiện các chức năng của mình thông qua việc chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư ,cho sự nghiệp ki

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN

MÔN: NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ:

Đề tài: Vận dụng nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà

nước Việt Nam Đánh giá thực trạng và đưa giải pháp để hạn chế thất thoát trong chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay.

Nhóm 8

Lớp học phần:

Giảng viên hướng dẫn:Ths Lê Thanh Huyền

Các thành viên của nhóm:

1 Nguyễn Hải Nam ( Nhóm trưởng ) 2 Nguyễn Thị Huệ Mai ( Thư kí )

Trang 2

Nhận được sự phân công của Khoa và sự đồng ý của giáo viên Lê Thanh Huyền giảng viên bộ môn nhập môn tài chính tiền tệ Chúng tôi đã thực hiện đề tài : “Vận dụng nguyên tắc chi ngân sách nhà nước trong hoạt động chi ngân sách nhà nước Việt Nam Đánh giá thực trạng và đưa giải pháp để hạn chế thất thoát trong chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay”.

Để hoàn thành bài thảo luận này , chúng tôi xin cảm ơn giáo viên bộ mô Lê Thanh Huyền cô đã tận tình hướng dẫn chúng tôi hoàn thành bài thảo luận này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài thảo luận một cách hoàn chỉnh nhất Song do còn sự hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những hạn chế mà bản thân chúng tôi không thể nhận thấy được chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô giáo và các bạn để bài thảo luận trở nên hoàn chỉnh hơn

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Bất kỳ Nhà nước nào đều mang trong mình bản chất giai cấp Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn tài chính.Bằng quyền lực công cộng ,Nhà nước đã ấn định ra các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp để lập ra quỹ tiền tệ riêng – Quỹ ngân sách Nhà nước (NSNN), để chi tiêu cho Bộ máy Nhà nước như : quân đội , giáo dục , y tế NSNN phản ánh mối quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định

Ngân sách quốc gia là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội ,định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền thông qua các chính sách chi NSNN.

Cũng như các Nhà nước khác , Nhà nước Việt Nam cũng có quỹ tiền tệ riêng để duy trì và thực hiện các chức năng của mình thông qua việc chi ngân sách Nhà nước cho đầu tư ,cho sự nghiệp kinh tế , cho y tế , cho giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học Tuy nhiên với tình hình kinh tế nước ta trong những năm gần đây, việc chi ngân sách không hợp lý và không đạt hiệu quả đã khiến NSNN luôn bị thâm hụt,điều này có tác động không nhỏ tới sự phát triển chung của đất nước

Nhận thấy đây là một vấn đề mang tính thời sự ,cần phải được nghiên cứu và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng Có như vậy chúng ta mới hiểu được việc chi ngân sách đó mang lại hiệu quả như thế nào? Và đã đạt được những mục đích gì? Cùng với đó là chỉ ra những mặt hạn chế, yếu kém và giải pháp khắc phục những hạn chế ấy.

Trang 4

A-LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I Khái niệm, đặc điểm chung và nội dung chi ngân sách Nhà nước

1 Khái niệm:

NSNN được coi là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với nhà nước và mang tính lịch sử Nói đến NSNN là đề cập đến 2 loại hình hoạt động tài chính cơ bản của nhà nước, đó là hoạt động thu ngân sách và hoạt động chi ngân sách Chi NSNN là một bộ phận trong cơ cấu NSNN Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học thì chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân phối và sử dụng quỹ NSNN Mục đích của chi NSNN là thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước Chi NSNN là nội dung của chấp hành NSNN nên thuộc trách nhiệm và quyền hạn của hệ thống cơ quan hấp hành và hành chính nhà nước các cấp Căn cứ để thực hiện chi NSNN là dự đoán ngân sách hàng năm, quy định của pháp luật và định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách.Nếu hoạt động thu NSNN là nhằm thu hút các nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên quỹ NSNN thì chi NSNN là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào quỹ tiền tệ đó.Do đó hoạt động thu ngân sách vừa là tiền đề, vừa là cơ sở thực tiễn thực hiện hoạt động chi ngân sách nhà nước phụ thuộc một phần vào kết quả của hoạt động thu NSNN.

Luật NSNN 2002 cũng đã đưa ra khái niệm chi NSNN nhưng ở dạng liệt kê , tại khoản 2 điều 2 Theo đó, chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm của hoạt động bộ máy nhà nước , ch trả nợ của nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật Khái niệm trên đã chỉ ra một cách khá đầy đủ những nội dung chi cơ bản, mang tính then chốt cho việc đảm bảo các hoạt động của bộ máy nhà nước, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong các lĩnh vực khác nhau.

Như vậy, ta có thể hiểu chi NSNN là phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo dự đoán ngân sách đã được chủ thể quyền lực quyết định nhằm duy trì sự hoạt động của bộ máy

Trang 5

nhà nước và đảm bảo thực hiện các chức năng của nhà nước Chi NSNN là một nội dung quan trọng cơ cấu nên đạo luật thường niên NSNN.

2 Đặc điểm:

- Chi NSNN gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế chính trị xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ.

- Chi NSNN gắn liền với quyền lực của Nhà nước Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định quy mô, nội dung ,cơ cấu chi NSNN và phân bổ vốn NSNN cho các mục tiêu quan trọng nhất,bởi vì Quốc hội là cơ quan quyết quan hành pháp, có nhiệm vụ quản lý, điều hành các khoản chi NSNN.

- Hiệu quả chi NSNN khác với hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp, nó được xem xét trên tầm vĩ mô và là hiệu quả kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội, anh ninh, quốc phòng,…mà các khoản chi NSNN đảm nhận.

- Chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp Các khoản chi cấp phát từ NSNN cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ người nghèo Không phải trả giá hoặc hoàn lại cho Nhà nước Đặc điểm này giúp phân biệt cáckhoản chi NSNN với các khoản tín dụng Tuy nhiên, NSNN cũng có những khoản chicho việc thực hiện chương trình mục tiêu mà thực chất là cho vay ưu đãi có hoàn trả gốc với lãi suất rất thấp hoặc không có lãi (chi giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo…)

- Chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liến với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tín dụng, thuế, tỉ giá hối đoái…

II.Phân loại chi Ngân sách Nhà nước.

1 – Theo nội dung của các khoản chi:

+ Chi đầu tư phát triển kinh tế: là khoản chi quan trọng thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của Ngân sách Nhà nước, có tác dụng tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh

Trang 6

tế, tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, làm tăng tổng sản phẩm quốc nội và tạo điều kiện để tái tạo và tăng nguồn thu NSNN

+ Chi phí phát triển sự nghiệp: là khoản chi của NSNN nhằm phát triển các lĩnh vực, sự nghiệp trong xã hội.

+ Chi cho quản lý Nhà nước: là khoản chi nhằm đảm bảo duy trì và cải tiến sự hoạt động của bộ máy Nhà nước.

+ Chi cho an ninh,quốc phòng: là khoản chi cho xây dựng duy trì và cải tiến sự hoạt động của các lực lượng an ninh, quốc phòng nhằm đảm bảo sức mạnh chuyên chính của Nhà nước, bảo vệ tổ quốc và duy trì trật tự trị an toàn cho xã hội.

+ Chi đảm bảo và phúc lợi xã hội: là khoản chi nhằm đảm bảo và nâng cao đời sống về vật chất và tinh thần cho dân cư, đặc biệt là tầng lớp người nghèo trong xã hội.

2- Căn cứ theo mục đích chi tiêu:

+ Chi cho tích luỹ: là khoản chi NSNN nhằm mục đích làm tăng cơ sở vật chất và tiềm lực cho nền kinh tế.

+ Chi cho tiêu dùng: là khoản chi NSNN không nhằm mục đích trực tiếp tạo ra sản phẩm vật chất để tiêu dùng trong tương lai mà chỉ là tiêu dùng ở hiện tại.

3 Căn cứ vào thời gian tác động của các khoản chi và phương thức quản lí

+ Chi thường xuyên: à các khoản chi nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của nhà nước,các khoản chi này thường mang tính chất chi cho tiêu dùng.

+ Chi đầu tư phát triển: bao gồm các khoản chi có tác dụng làm tăng cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước góp phần tăng trưởng kinh tế.

+ Chi trẢ nợ và viện trợ

Trang 7

+ chi dự trữ: là những khoản chi NSNN để hình thành và bổ sung quỹ dự trữ vật tư,hàng hóa thiết yếu,ngaoij tệ…

III Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN.

- Bản chất chế độ xã hội.

- Sự phát triển của lực lượng sản xuất.

- Khả năng tích luỹ cuả nền kinh tế.

- Mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, xã hội mà Nhà nước đảm nhiệm trong từng thời kỳ.

- Một số nhân tố khác như: biến động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái…

IV Các nguyên tắc chi ngân sách

- Dựa trên khả năng các nguồn thu có thể huy động được để bố trí các khoản chi: nguyên tắc này đồi hỏi việc quyết định các khoản chi NSNN phải trên cơ sở gắn chặt với nguồn thu thực tế có thể huy động được trong nền kinh tế Nếu vi phạm nguyên tắc này thì sẽ dãn đến tình trạng bội chi Ngân sách quá lớn và để bù đắp bội chi, Nhà nước có thể phải gia tăng nợ chính phủ hoặc phải tăng chỉ số phát sinh tiền, từ đó ảnh hưởng xấu đến hệ số an toàn tài chính quốc gia hoặc đưa đến khả năng bùng nổ lạm phát, gây mất ổn định kinh tế vĩ mô.

- Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả: các khoản chi NSNN thường mang tính bao cấp với khối lượng chi khá lớn nên dễ dẫn đến tình trạng buông lỏng quản lý, lãng phí, kém hiệu quả Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi các tổ chức, cá đơn vị sử dụng nguồn kinh phí hay nguồn vốn của ngân sách cấp phát cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm và đảm bảo tinh thần trách nhiệm và hiểu quả Để quán triệt nguyên tắc này trong việc sắp xếp, bố trí các khoản chi của Ngân sách Nhà nước thì cần phải xây dựng và hoàn thiện các

Trang 8

định mức chi, tiêu chuẩn chi có căn cứ khoa học và thực tiễn, tổ chức các khoản chi theo các chương trình có mục tiêu.

- Đảm bảo yêu cầu tập trung có trọng điểm: nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bố các khoản chi Ngân sách phải căn cứ vào và ưu tiên cho các chương trình phát triển kinh tế -xã hội trọng điểm của Nhà nước, tránh tình trạng đầu tư tràn lan, dàn trải, thiếu hiệu quả Điều này sẽ góp phần quan trọng để thực hiện thành công các chương trình, dự án lớn, trọng tâm của quốc gia, từ đó có tác động dây chuyền, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực phát triển.

- Đảm bảo yêu cầu Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc bố trí các khoản chi của Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là các khoản chi mang tính chất phúc lợi xã hội: nguyên tắc này đòi hỏi khi quyết định các khoản chi Ngân sách cho một lĩnh vực nhất định cần phải cân nhắc khả năng huy động các nguồn lực khác để giảm nhẹ gánh nặng cho Ngân sách nhà nước Quán triệt nguyên tắc này không những giảm nhẹ các khoản chi tiêu của NSNN mà còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân trong xã hội, tăng cường sự dám sát của dân chúng đối với chi tiêu của NSNN.

- Phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền theo quy định của pháp luật để bố trí các khoản chi cho thích hợp: nguyên tắc này đòi hỏi phải căn cứ vào những nhiệm vụ cụ thể của các cấp chính quyền theo luật định để phân giao nhiệm vụ chi NSNN nhằm tránh việc bố trí các khoản chi chồng chéo, khó kiểm tra giám sát, đồng thời nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cấp.

- Kết hợp chặt chẽ các khoản chi Ngân sách Nhà nước với việc điều hành khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động, thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô: chi NSNN thường đươc thực hiện với khối lượng lớn nên có tác động mạnh mẽ đến khối lượng lớn nên có tác động mạnh mẽ đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông Do vậy, khi bố trí các khoản chi NSNN, cần phải phân tích những tác động của nó đến khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, cũng như những ảnh hưởng đến diễn biến lạm

Trang 9

phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, từ đó tạo nên công cụ tổng hợp nhằm điều tiết nền kinh tế và thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

V Vai trò của chi NSNN trong nền kinh tế.

1 Điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ngân sách quốc gia là công cụ định hướng hình thành cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền Trước hết, Chính phủ sẽ hướng hoạt động cuả các chủ thể trong nền kinh tế đi vào quỹ đạo mà Chính phủ đã hoạch định để hình thành cơ cấu kinh tế tối ưu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững Thông qua hoạt động chi NSNN, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và tránh cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.

2 Giải quyết các vấn đề xã hội:

Chính sách ngân sách, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi ngân sách, góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước.

Nhà nước trợ giúp trực tiếp giành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt

Trang 10

hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ….

3 Góp phần ổn định thị trường chống lạm phát:

Đối với thị trường hàng hóa, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hóa, vật tư chiến lược ) được hình thành từ nguồn thu của NSNN Một cách tổng quát,cơ chế điều tiết là khi giá cả của một loại hàng hóa nào đó lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ,Chính phủ đưa dự trữ hàng hóa đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó sẽ bình ổn giá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây lạm phát chung cho nền kinh tế Và khi giá cả của hàng hóa đó giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hại cho người sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏ tiền ra để mua các hàng hóa đó theo một giá nhất định nhằm đảm bảo cho người sản xuất.

Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động,…hoạt động điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài chính, tiền tệ giá cả…trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp như phát hành công trái, chi trả nợ, các biện pháp chi tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội, đào tạo…

4 Tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh.

NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến xã, phường ở nước ta, nguồn NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy nhà nước đến các cơ quan quyền lực,cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư pháp NSNN còn cung ứng nguồn tài chính cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo Như vậy chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc quản lý và duy trì hệ thống chính trị của nước ta.

B- THỰC TRẠNG CHI NGÂN SÁCH NĂM 2012-2014

Trang 11

I- Đánh giá việc chi ngân sách nhà nước trong năm 2012-2014

1 Đánh giá việc chi ngân sách nhà nước năm 2012:

Trang 12

Năm 2012 là năm trong thời kì ổn định ngân sách mới ( 2011-2015), vì vậy việc bố trí dự toán cơ bản được thực hiện theo hệ thống định mức phân bố dự toán chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên NSNN hiện hành; đồng thời thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an ninh quốc phòng trong tình hình mới, tiếp tục ưu tiên đầu tư cho con người, thực hiện cải cách tiền lương, vì vậy nhu cầu tăng chi NSNN năm 2012 là rất lớn.

Với dự kiến thu NSNN như trên thì nguồn chi năm 2012 được bổ sung thêm 145.500 tỷ đồng từ tăng thu NSNN so với năm 2011 Ngoài ra, thực hiện chủ trương giảm dần bội chi NSNN, dự kiến năm 2012 bội chi ở mức 4% GDP, tương ứng 140.200 tỷ đồng Cùng với số dự kiến chuyển nguồn từ tăng thu NSTW năm 2011 sang là 22.400 tỷ đồng thì dự kiến nguồn cân đối chi NSNN năm 2012 tăng them so với dự toán năm 2011 là 177.500 tỷ đồng, trong đó nguồn NSĐP tăng them khoảng 62.904tỷ đồng ; nguồn NSTW tăng them khoảng 114.596 tỷ đồng, mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu tăng chi NSNN năm 2012 Căn cứ khả năng và yêu cầu, dự toán chi NSNN năm 2012 được bố trí theo nguyên tắc như sau:

-Thứ nhất , tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ưu tiên đầu tư cho con người, lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa thông tin , y tế, sự nghiệp bảo vệ môi trường.

-Thứ hai, phân bố chi ngân sách theo hướng tiết kiệm, tập trung, chống dàn trải, đảm bảo đủ kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành,tập trung hơn cho những nhiệm vụ quan trọng, vùng miền và địa phương, đơn vị khó khăn ; thúc đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp công , tăg cường cơ chế tự chủ tài chính, thực hiện cơ chế giá dịch vụ đi đôi với việc sửa dổi, ban hành chính sách hỗ trợ cho các đối tượng

Trang 13

chính sách, hộ nghèo.

-Thứ ba, bố trí chi dự phòng, dự trữ quốc gia hợp lí để chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh… , bố trí đảm bảo chi trả nợ theo cam kết.

-Thứ tư, dự toán chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia với mức tăng tương ứng hoặc cao hơn tốc độ tăng chi chung của các lĩnh vực chi.

Trên cơ sở các nguyên tắc như trên, dự toán chi NSNN năm 2012 là 903.100 tỷ đồng được bố trí cho các nhiệm vụ chính như sau:

A, Dự toán chi đầu tư phát triển:

180.000 tỷ đồng tăng 18,4% (28.000 tỷ đồng) so dự toán năm 2011, bằng 19,9% tổng chi NSNN ( dự toán năm 2011 là 20,9%) đẻ tập trung ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp nông thôn , các công trình giao thông cấp thiết;các công trình y tế, giáo dục, an sinh xã hội; các dự án phục vụ an ninh, quốc phòng đáp ứng yê cầu trong tình hình mới…; chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư Nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách;cho vay ưu đãi theo chính sách củ nhà nước ,đầu tư thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ; chi dự trữ quốc gia để ứng phó với diễn biến phưc tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ,…

Ngoài ra năm 2012 dự kiến phát hành khoảng 45.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để tiếp tục thực hiện các dự án giao thong , thủy lợi, y tế, giáo dục và các công trình thủy điện Tính cả nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn thu xổ số kiến thiết thì tổng chi đầu tư phát triển năm 2012 bằng khoảng 25% tổng chi NSNN và 8,2% GDP ( dự toán năm 2011 tương ứng là 26,3% và 9%)

B, Dự toán chi trả nợ và viện trợ :

Chi 100.000 tỷ đồng, tăng 14.000 tỷ đồng so với dự toán năm 2011 để đảm bảo chi trả các khoản nợ trong và ngoài nước đến hạn Đồng thời vẫn thực hiện biện pháp phát hành để đảo nợ và giãn trả các khoản vay từ các quỹ tài chính Nhà nước.

C, Dự toán chi thường xuyên: 542.000 tỷ đồng bằng 60% tổng dự toán NSNN tăng 10,9% so với dự toán năm 2011Trên cơ sở đó định hướng phân bố chi thường xuyên theo từng

Trang 14

lĩnh vực cụ thể như sau:

-Dự toán chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo: 135.920 tr đồng tăng 11,1% so với dự toán năm 2011, tổng chi giáo dục đào tạo và dạy nghề đạt 20% tổng chi NSNN theo Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 của Quốc hội Tập trung thực hiện các nhiệm vụ lớn sau: nâng cao chất lương kết quả xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng con em các hộ nghèo, sống thường trú tại vùng xâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn….tạo chuyển biến về chất lượng , hiệu quả và quy mô của giáo dục đại học.

- Dự toán chi sự nghiệp y tế: 51.100 tỷ đồng, tăng 14,5% so với dự toán năm 2011 Trong đó tập trung đảm bảo chi cho công tác khám chữa bệnh , chi phòng chống dịch bệnh , chi vốn đối ứng tiếp nhận các dự án ODA , chi mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ cá nhân thuộc hộ gia đình làm nông gnhiệp , lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp , hỗ trợ người cận nghèo, học sinh, sinh viên mua thẻ bảo hiểm y tế theo Luật bảo hiểm y tế ; dự phòng kinh phí phòng, chống dịch; dự kiến bổ sung , sửa đổi chố độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức người lao động ngành y tế, chi thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

-Dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: 7160 tỷ đồng, tăng 10.4% so với ự toán năm 2011, đảm bảo tổng dự toán chi NSNN cho khoa học ông nghệ bằng 2% tổng chi NSNN , đảm bảo kinh phí được thực hiện các đề tài,dự án của các chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ; các đề tài dự án khoa học, công nghệ và công nghệ độc lập cấp nhà nước ; chi phát triển thị trường khoa học ông nghệ ; cấp vốn điều lệ cho Qũy đổi mới cong nghệ quốc gia….

-Dự toán chi lĩnh vực văn hóa :chi lĩnh vưc văn hóa đạt trên 1,8% tổng chi NSNN Trong đó:

+ Dự toán chi sự nghiệp văn hóa thông tin 5450 tỷ đồng tăng 14,8 % so với dự toán chi năm 2011 Đảm bảo kinh phí thực hiện một số nhiệm vụ như hỗ trợ sang tạo tác phẩm văn học nghệ thuật , báo chí chất lượng cao; kinh phí thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn hóa nghệ thuật trong thời kì mới; kinh phí thục hiện các mục

Trang 15

tiêu về bảo tồn phà phát huy các di sản văn hóa của dân tộc , bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống… chi thục hiện các chương trình mục tiêu quóc gia theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Dự toán chi sự nghiệp phát thanh- truyền hình- thong tấn : 2890 tỷ đồng tăng 17,2% so với năm 2011 Đảm bảo kinh phí hoạt đôngj thường xuyên và nâng cao chất lượng cá chương trình phát thanh truyền hình,đổi mới phương thức sản xuất tin,thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị về thong tin, tuyên truyền, đổi mới phương thức sản xuất tin, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị về thong tin, tuyên truyền được Đảng và Nhà nước giao; bố trí kinh phí đặt hàng và dịch vụ truyền hình đối ngoại ( VTC10), dịch vụ truyền hình -Dự toán chi sự nghiệp thể dục thể thao: 1990 tỷ đồng tăng 11,5% so dự toán năm 2011 Đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát triển thể dục thể taho quần chúng, công tác giáo dục thể chất trong trường học, tổ chức các giải và hội thi thể thao khu vực, chuẩn bị lực lượng tham dự các đại hôi thể thao khu vực và thế giới, từng bước tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất , trang thiết bị các trung tâm, nhà thi đấu thể thao ở các cấp phục vụ cho các hoạt động thể thao thành tích cao

- Dự toán chi lương hưu và bảo dảm xã hội: 85.560 tỷ đồng , tăng 6,3% so với dự toán 2011 Bố trí đảm bảo chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho các đối tượng do NSNN đảm bảo, trợ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng ,người tham gia khánh chiến chống Mỹ , tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quóc và làm nhiệm vụ quốc tế sau năm 1975… Chi thục hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

-Dự toán cho sự nghiệp kinh tế : 49.488 tỷ đồng tăng 15,3% so với dự toán năm 1011 Uưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đặc thù như chương trình phát triênt kinh tế xã hội 62 huyện nghèo, chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biết là khu vực khó khăn, biên giới, hải đảo…, chi tực hiện phòng dịch, chống dịch lở mồm long móng , dịch cúm gia cầm, kinh phí thực hiện kiểm kê rừng toàn quốc; tăng cường hỗ trợ địa phương thực hiện miễn giảm thủy lợi phí Tăng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quản lí đất đai , bổ sung kinh phí thực hiện đo đạc đất đai, lập hồ sơ đọa chính… Chi bảo qunr dự trữ -Dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường: 9050tỷ đồng tăng 24,8 % so với dự toán năm

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:15

Tài liệu liên quan