Bài học đó thực sự là bổ ích, cần được vận dụng và ghi nhận vào việc xem xét các vấn đề dân tộc tron tình hình hiện nay và trong giai đoạn sắp tới trong giai đoạn quá độ khi mà kinh tế n
Trang 1ĐẠI HỌC ĐẠI NAM KHOA Y
Giáo viên hướng dẫn :
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Diệu Linh
Mã sinh viên : 157720055
Lớp : YDK14-01
Hà Nội, tháng 2 năm 2022
Trang 2CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm về dân tộc và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
2 Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về vấn đề dân tộc
3 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN
1 Thực trạng và thực tế đang diễn của chủ nghĩa xã hội Mac-Lenin về dân tộc
2 Thực trạng và thực tế đang diễn ra của Đảng và nhà nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội.
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP
1 Giải pháp để hoàn thiện khắc phục quan điểm của chủ nghĩa Mac-lenin vềdân tộc
2 Giải pháp để hoàn thiện và khắc phục vấn đề của Đảng và nhà nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
C KẾT LUẬN
Trang 3A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn và sự cần thiết của vấn đề.
Chủ nghĩa Mac-Lenin và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu vấn đề dântộc rất chi tiết, khoa học, có hệ thống và được ứng dụng vào việc xây dựng xã hội chủ nghĩa
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ cho chúng ta rằng, khi nào và ở đâuvấn đề dân tộc không được coi trọng một cách đúng đắn, được vận dụng,
xử lý một cách đúng đắn, được vận dụng, xử lý một cách cứng nhắc và giáo điều hoặc bị coi nhẹ thì cách mạng sẽ không chỉ gặp khó khăn mà thậm chí còn bị tổn thất nặng nề Bài học đó thực sự là bổ ích, cần được vận dụng và ghi nhận vào việc xem xét các vấn đề dân tộc tron tình hình hiện nay và trong giai đoạn sắp tới trong giai đoạn quá độ khi mà kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế,
sự phát triển chắc chắn sẽ đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo đầy rẫy những thách thức, nguy cơ và không ít những khó khăn.Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống (trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số) và có sự cư trú đan xen trên nhiều địa bàn của Tổ quốc Anh em các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, luôn kề vai sát cánh trong quá trình dựng nước và giữ nước Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề dân tộc và đã đề ra chủ trương, chính sách dân tộc với nguyên tắc nhất quán: các dân tộc “bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển” Chính sách của Đảng được đồng bào các dân tộc ủng hộ, đón nhận và ra sức thực hiện, tạo động lực to lớn, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cáchmạng dân tộc, dân chủ và những thành tựu to lớn của cách mạng XHCN Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước và hội nhập quốc tế với những thời cơ và thách thức đanxen, việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc có ý nghĩa quan trọng trong
Trang 4xây dựng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh Bởi vì vậy, mà bản thân em đã chọn đề tài chính sách dân tộc trong thời kỳ quá độ lên XHCN ở Việt Nam để có thể học thêm và nghiên cứu kỹ hơn Đồng thời cũng làm đề tàitiểu luận kết thúc phần Chủ nghĩa xã hội khoa học
2 Tính thời sự của vấn đề.
Dân tộc là vấn đề mang tính chất thời sự đối với tất cả các quốc gia trên thế giới Vấn đề dân tộc luôn mang tính lý luận và tính thực tiễn sâu sắc Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, vấn đề dân tộc đang có những diễn biến phức tạp đối với mỗi một quốc gia và cả toàn cầu Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm mà thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc của nhândân ta và chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc ta
Trang 5B NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc và thực tiễn lịch sử đấu tranh cách mạng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam cũng như dựa vào tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ngay
từ khi thành lập cho đến nay luôn luôn coi vấn đề dân tộc và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc có tầm quan trọng đặc biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, đồng bào các dân tộc đều là anh em ruột thịt, là con cháu một nhà, thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau là nghĩa vụ thiêng liêng của các dân tộc Người còn khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” Trong mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng và nhà nước coi việc giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, cũng như tiềm năng riêng của từng dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Hiện nay, khái niệm dân tộc đựoc sử dụng trong các văn kiện chính trị, văn bản pháp luật hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau: Theo nghĩa thứ nhất, “dân tộc” được hiểu là “tộc người” Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản
về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Si La, dân tộc Ba Na, dân tộc Chăm Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có nhữngdân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số.Theo nghĩa thứ hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc Ví dụ như: dân tộcViệt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Đức Theo nghĩa này, dân tộc là kháiniệm dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi những tộcngười khác nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định Như vậy, khái niệmdân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người, và cũng đồngnghĩa với nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyềnquốc gia Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của
Trang 6dân tộc khác bởi yếu tố quốc tịch Do đó, một tộc người có thể có ở những quốcgia dân tộc khác nhau theo sự di cư của tộc người đó Ví dụ: trong kết cấu dân
cư của dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa đều có tộc người H’Mông và tộcngười Dao
a) Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủnghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khixây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội Đặc trưng kinh tế của thời kì quá
độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần Nhiệm vụ cơ bản của nhànước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhândân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt kháctừng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
1 Quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lenin về vấn đề dân tộc.
Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc diễn
ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến nỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần phải giải quyết
Dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về tư tưởng chính trị, kinh
tế, lãnh thỗ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và
bộ tộc
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử Mác và Ăngghen đã đặt nền móng tư tưởng cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học
Hình thức cộng đồng dân tộc tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các dân tộc tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhỏ từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa Mác và Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản
có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản
Trang 7chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc.
Lênin đã phát triển quan điểm này thành hệ thống toàn diện và sâu sắc về vấn đềdân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các Đảng cộng sản
về vấn đề dân tộc Lênin đã đặt ra một loạt các vấn đề có tính nguyên lý và những phương hướng giải quyết các vấn đề dân tộc của chủ nghĩa quốc tế vô sảntrong sáng Ở đó các dân tộc đều có quyền bình đẳng và quyền tự quyết về vận mệnh của dân tộc mình trên tinh thần hợp tác và xích lại gần nhau giữa các dân tộc Đây là sự phát triển, hoàn thiện lý luận chủ nghĩa Mác về vấn đề dân tộc củaLênin
Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài Bởi do dân số và trình độ phát triển kinh tế -
xã hội giữa các dân tộc không đồng đều; do sự khác biệt về lợi ích; do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tâm lí; do tàn dư tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc; do thiếu sót, hạn chế trong hoạch định, thực thi chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước cầm quyền; do sự thống trị, kích động chia rẽ của các thế lực phản động đối với các dân tộc
2 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Kế thừa và phát triển những tư tưởng của C.Mác, V.I Lênin đã nói một cách cụ thể hơn về thời kỳ quá độ: "Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh
tế, có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội không? Bất cứ
ai cũng thừa nhận là có” Và, V.I Lênin, nói rõ hơn: về lý luận, không thể nghi(5)ngờ gì được rằng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, có một thời kỳ quá độ nhất định Thời kỳ đó không thể không bao gồm những đặc điểm hoặc những đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế - xã hội ấy Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giãy chết và chủ nghĩa cộng sản đang phát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản
đã phát sinh nhưng vẫn còn rất non yếu”
Trang 8Như vậy, theo các nhà kinh điển, thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản Đó là thời điểm
mà, đồng thời cùng tồn tại những đặc điểm, đặc trưng của cả hai kết cấu kinh tế
- xã hội tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa và diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng còn rất non yếu
Trên cơ sở quan điểm của C.Mác, V.I.Lênin đã chỉ ra bốn đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ là:
+ Thứ nhất, đó là thời kỳ, xét về mọi mặt của đời sống xã hội, đều do nhiều thành phần không thuần nhất tạo nên Đó là thời kỳ có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau giũa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội
Theo V.I Lênin, trong thời kỳ này một mẩu nhỏ của chủ nghĩa tư bản và một
mẩu nhỏ của chủ nghĩa xã hội tồn tại cạnh nhau
+ Thứ hai,đó là thời kỳ, sự phát triển của cái cũ, của những trật tự cũ đôi khi lấn
át những mầm mống của cái mới, những trật tự mới V.I Lênin cho rằng những mảnh vụn của trật tự cũ đôi khi chất đống lại một cách nhanh chóng, trong khi những mầm mống của cái mới có khi lại phát triển chậm chạp và không phải bao giờ cũng thấy rõ ngay được
+ Thứ ba, đó là thời kỳ xét về mọi phương diện, đều có sự phát triển của tính tự phát tiểu tư sản, là thời kỳ chứa đựng mâu thuẫn không thể dung hòa được giữa tính kỷ luật nghiêm ngặt của giai cấp vô sản và tính vô chính phủ, vô kỷ luật củacác tầng lớp tiểu tư sản V.I Lênin khẳng định, mâu thuẫn giữa tính tự phát tiểu
tư sản và tính kỷ luật nghiêm ngặt của giai cấp vô sản là một trong những đặc điểm nổi bật của giai đoạn quá độ
+ Thứ tư, đó là thời kỳ lâu dài, có rất nhiều khó khăn, phức tạp, phải trải qua nhiều lần thử nghiệm để rút ra những kinh nghiệm, những hướng đi đúng đắn; tuy nhiên, trong quá trình thử nghiệm ấy có thể phải trả giá cho những sai lầm nghiêm trọng V.I Lênin từng nói, chúng ta biết rằng việc chuyển từ chủ nghĩa
tư bản lên chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn Nhưng chúng tasẵn sàng chịu hàng nghìn khó khăn, thực hiện hàng nghìn lần thử, và, khi chúng
Trang 9ta đã thực hiện được một nghìn lần thử rồi, thì chúng ta sẽ thực hiện cái lần thử thứ một nghìn lẻ một
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN
1 Thực trạng và thực tế đang diễn của chủ nghĩa xã hội Mac-Lenin về dân tộc.
Như chúng ta đã biết, chủ nghĩa xã hội thường được hiểu với ba tư cách:
chủ nghĩa xã hội là một học thuyết; chủ nghĩa xã hội là một phong trào; chủ nghĩa xã hội là một chế độ Mỗi tư cách ấy lại có nhiều biểu hiện khác nhau, tuỳ
theo thế giới quan và trình độ phát triển ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể Chủnghĩa xã hội đề cập ở đây là chủ nghĩa xã hội khoa học dựa trên học thuyết Mác
- Lênin trong thời đại ngày nay Vậy thì chúng ta phải định hình chủ nghĩa xãhội thế nào, và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội thế nào cho phù hợp với hoàncảnh, đặc điểm cụ thể ở Việt Nam?
Trước đây, khi còn Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới thìvấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dường như không có gì phải bàn, nómặc nhiên coi như đã được khẳng định Nhưng từ sau khi mô hình chủ nghĩa xãhội ở Liên Xô và nhiều nước Đông Âu sụp đổ, cách mạng thế giới lâm vào thoáitrào thì vấn đề đi lên chủ nghĩa xã hội lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thuhút mọi sự bàn thảo, thậm chí tranh luận gay gắt Các thế lực chống cộng, cơ hộichính trị thì hí hửng, vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá Tronghàng ngũ cách mạng cũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn,khoa học của chủ nghĩa xã hội, quy kết nguyên nhân tan rã của Liên Xô và một
số nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là do sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lênin và
sự lựa chọn con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Từ đó họ cho rằng chúng ta
đã chọn đường sai, cần phải đi con đường khác Có người còn phụ họa với cácluận điệu thù địch, công kích, bài bác chủ nghĩa xã hội, ca ngợi một chiều chủnghĩa tư bản Thậm chí có người còn sám hối về một thời đã tin theo chủ nghĩaMác - Lênin và con đường xã hội chủ nghĩa! Thực tế có phải như vậy không?
Trang 10Thực tế có phải hiện nay chủ nghĩa tư bản, kể cả những nước tư bản chủ nghĩagià đời vẫn đang phát triển tốt đẹp không? Có phải Việt Nam chúng ta đã chọncon đường đi sai không?
Chúng ta thừa nhận rằng, chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu nhưngày nay và cũng đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giảiphóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công nghệ Nhiều nước tưbản phát triển, trên cơ sở các điều kiện kinh tế cao và do kết quả đấu tranh củagiai cấp công nhân và nhân dân lao động, đã có những biện pháp điều chỉnh,hình thành được không ít các chế độ phúc lợi xã hội tiến bộ hơn so với trước Từgiữa thập kỷ 70 và nhất là từ sau khi Liên Xô tan rã, để thích ứng với điều kiệnmới, chủ nghĩa tư bản thế giới đã ra sức tự điều chỉnh, thúc đẩy các chính sách
"tự do mới" trên quy mô toàn cầu; và nhờ đó hiện vẫn còn tiềm năng phát triển.Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơbản vốn có của nó Các cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục diễn ra Đặc biệt là, năm
2008 - 2009 chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh
tế bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng ra các trung tâm tư bản chủ nghĩakhác và tác động đến hầu hết các nước trên thế giới Các nhà nước, các chínhphủ tư sản ở Phương Tây đã bơm những lượng tiền khổng lồ để cứu các tậpđoàn kinh tế xuyên quốc gia, các tổ hợp công nghiệp, tài chính, ngân hàng, thịtrường chứng khoán, nhưng không mấy thành công Và hôm nay, chúng ta lạichứng kiến cuộc khủng hoảng nhiều mặt, cả về y tế, xã hội lẫn chính trị, kinh tếđang diễn ra dưới tác động của đại dịch COVID-19 và cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công
xã hội trong các xã hội tư bản chủ nghĩa: đời sống của đa số dân cư lao động bịgiảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu - nghèo ngàycàng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc.Những tình huống "phát triển xấu", những nghịch lý "phản phát triển", từ địa hạtkinh tế - tài chính đã tràn sang lĩnh vực xã hội, làm bùng nổ các xung đột xã hội,
và ở không ít nơi từ tình huống kinh tế đã trở thành tình huống chính trị với các
Trang 11làn sóng biểu tình, bãi công, làm rung chuyển cả thể chế Sự thật cho thấy, bảnthân thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản không thể giúp giải quyết được nhữngkhó khăn, và trong nhiều trường hợp còn gây ra những tổn hại nghiêm trọng chocác nước nghèo; làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa lao động và tư bản toàn cầu.
Sự thật đó cũng làm phá sản những lý thuyết kinh tế hay mô hình phát triển vốnxưa nay được coi là thời thượng, được không ít các chính khách tư sản ca ngợi,được các chuyên gia của họ coi là tối ưu, hợp lý
Cùng với khủng hoảng kinh tế - tài chính là khủng hoảng năng lượng, lươngthực, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái của môitrường sinh thái, đang đặt ra những thách thức vô cùng lớn cho sự tồn tại vàphát triển của nhân loại Đó là hậu quả của một quá trình phát triển kinh tế - xãhội lấy lợi nhuận làm mục tiêu tối thượng, coi chiếm hữu của cải và tiêu dùngvật chất ngày càng tăng làm thước đo văn minh, lấy lợi ích cá nhân làm trụ cộtcủa xã hội Đó cũng chính là những đặc trưng cốt yếu của phương thức sản xuất
và tiêu dùng tư bản chủ nghĩa Các cuộc khủng hoảng đang diễn ra một lần nữachứng minh tính không bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường sinhthái của nó Theo nhiều nhà khoa học phân tích, các cuộc khủng hoảng hiện naykhông thể giải quyết được một cách triệt để trong khuôn khổ của chế độ tư bảnchủ nghĩa
2 Thực trạng và thực tế đang diễn ra của Đảng và nhà nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Trong bối cảnh những thuận lợi và khó khăn hiện nay, Đảng ta chỉ rõ mục tiêutổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là, chúng ta xây dựng được về cơbản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị,
tư tưởng, văn hóa phù hợp tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủnghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc Cụ thể hơn, Đảng ta chỉ rõ, đến giữa thế
kỷ XXI, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xãhội chủ nghĩa Đây quả là những nhiệm vụ nặng nề bởi trước hết "xây dựngđược về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội" nghĩa là nền kinh tế của
Trang 12chúng ta phải liên tục phát triển vượt bậc để đến khi kết thúc thời kỳ quá độchúng ta đạt được nền kinh tế phát triển rất cao đủ cơ sở hiện thực để đưa xã hội
ta bước vào thời kỳ phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa; thứ hai, phải xây dựngđược kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp với hạ tầng
cơ sở phát triển cao như thế Đây quả là vấn đề không đơn giản như các nhàkinh điển đã chỉ ra Bởi vì, thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra những cuộc biến đổihết sức sâu sắc và căn bản, nó diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cáimới, giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, giữa giai cấp tư sản, những thếlực phản động và giai cấp công nhân, nhân dân lao động Nghĩa là, ở đó chúng
ta không chỉ có xây dựng mà cơ bản hơn là phải đấu tranh quyết liệt để giữchính quyền, bảo vệ chế độ và xây dựng những "cơ sở để nước ta trở thành mộtnước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc"
Nhận thức đúng những thời cơ và thách thức đang đặt ra để thực hiện được mụctiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ, Đảng ta chỉ rõ chúng ta phải quán triệt
và thực hiện tốt các phương hướng, nhiệm vụ cơ bản: Đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tàinguyên, môi trường; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa; Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Xây dựng conngười, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công băng xã hội; Bảođảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Thựchiện đường lối đối ngoại độc lập, dân chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và pháttriển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Xây dựng nền dân chủ xã hội chủnghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dântộc thống nhất; Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân; Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Đặc biệt, trong Đại hội XI, vấn đề mô hình phát triển xã hội - mô hình chủ nghĩa
xã hội Việt Nam đã được Đảng ta trình bày một cách vừa cụ thể vừa hết sức sâu
sắc, toàn diện Đảng ta khẳng định, "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh dân chủ, công bằng, văn minh; do
Trang 13nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiệnđại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện pháttriển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng đoàn kết, tôntrọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩacủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệhữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
Đây là mô hình chủ nghĩa xã hội đặc thù Việt Nam mang tính định hướng trongsuốt thời kỳ quá độ Sở dĩ nói định hướng là vì, như đã nêu trên, thời kỳ quá độ
là một giai đoạn phát triển mang tinh độc lập và nằm trong giai đoạn chuyên đổi
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Vì vậy, xã hội trong thời kỳ quá độchưa phải là xã hội xã hội chủ nghĩa mà chỉ là xã hội quá độ tiến lên chủ nghĩa
xã hội
Những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta khái quát trên phảnánh thực trạng xã hội ta hiện nay với tư cách là những bước đi ban đầu của thời
kỳ quá độ Khác với những nước tư bản phát triển, khi tiến lên chủ nghĩa xã hội,
họ trực tiếp thực hiện bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản, Việt Nam khi bước vàothời kỳ quá độ chúng ta chưa trải qua sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, dĩnhiên, chúng ta có đủ cơ sở thực tiễn khách quan và chủ quan như Đảng ta đã
chỉ rõ để thực hiện thành công sự quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Những đặc trưng của mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang tínhchất định hướng lâu dài vừa mang tính chất những nhiệm vụ cụ thể cần đạt tớitrong từng bước đi, từng giai đoạn, từng thời kỳ của cả thời kỳ quá độ Điều nàymang ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng không chỉ đối với thực tiễn mà
cả lý luận Về mặt thực tiễn, mô hình chủ nghĩa xã hội không phải là một hệchuẩn cố định, cứng nhắc, bất biến mà là một hệ thống giá trị phổ quát, sinhđộng luôn vận động và biến đổi cùng với sự vận động và biến đổi của thực tiễnlịch sử Về mặt lý luận, nhận thức là một quá trình và do đó, chân lý cũng là quátrình Nhận thức về chủ nghĩa xã hội với tư cách là nhận thức về một thực thể