1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần triết học mác – lênin đề tài quan điểm của triết học mác – lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý

16 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN TIỂU LUẬN HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA SỰ NHẬN THỨC CHÂN LÝ Họ và tên: Bạch Thi Thuỳ Mã sinh viên: 11226217 Lớp tín chỉ: LLNL1105(222)_20-Triết học Mác - Lênin Hà nội, tháng 6 năm 2023 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I: Quan điểm của mác – lênin về con đường biện chứng của nhận thức chân lý .4 1.1 Tìm hiểu về nhận thức 4 1.2 Quan điểm của Lênin về con đường biện chứng của nhận thức chân lý .4 CHƯƠNG II: Các giai đoạn của quá trình nhận thức .5 2.1 Trực quan sinh động ( nhận thức cảm tính) 5 2.2 Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) 7 2.3 Mối quan hệ giữa tư duy trừu tượng và hiện thực khách quan .9 2.4 Vấn đề chân lý và tiêu chuẩn của chân lý 10 CHƯƠNG III: Vận dụng con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, rút ra ý nghĩa về nghiên cứu và học tập của bản thân 13 PHẦN KẾT 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO .16 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, lý luận nhận thức và vấn đề cải tạo thực tiễn luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tượng Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của xã hội Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp biện chứng luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết phù hợp với các vấn đề do cuộc sống đặt ra Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đó sẽ không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho xã hội Trong đó, vai trò của lý luận về nhận thức của con người là không thể tách rời Nắm bắt các quy luật của hoạt động nhận thức sẽ giúp ta có cái nhìn đúng đắn về thế giới và đưa ra các quyết định chính xác Và sau đây là nội dung bài luận về đề tài: “Quan điểm của triết học mác – lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý và từ đó rút ra ý nghĩa về nghiên cứu khoa học và học tập của bản thân.” 3 CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA MÁC – LÊNIN VỀ CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA SỰ NHẬN THỨC CHÂN LÝ 1.1 Tìm hiểu về nhận thức Nhận thức được định nghĩa cơ bản chính là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người dựa trên cơ sở của thực tiễn, nhằm mục đích để có thể thông qua đó sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan Quan niệm được nêu cụ thể bên trên đây về nhận thức trên thực tế cũng chính là quan niệm duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức Thực chất thì quan niệm cụ thể này xuất phát từ bốn nguyên tắc cơ bản như sau: – Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người – Thừa nhận con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan vào bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể; thừa nhận không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có những cái mà con người chưa nhận thức được – Khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo Quá trình phản ánh đó diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến nhiều, từ chưa sâu sắc, chưa toàn diện đến sâu sắc và toàn diện hơn – Coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức; là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.[CITATION Ngu22 \l 1033 ] 1.2 Quan điểm của Lênin về con đường biện chứng của nhận thức chân lý Theo triết học Mác – Lênin, nhận thức thực chất không phải là một sự phản ánh mang tính thụ động, giản đơn, mà nhận thức chính là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy đủ đến đầy đủ hơn Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I.Lênin đã khái quát con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý như sau: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng 4 và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan.”[CITATION Chủ21 \l 1033 ] Theo sự khái quát này, con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý (tức là phản ánh đúng đắn đối với hiện thực khách quan) là một quá trình Đó là quá trình bắt đầu từ “trực quan sinh động” (nhận thức cảm tính) tiến đến “tư duy trừu tượng” (nhận thức lý tính) Nhưng những sự trừu tượng đó không phải là điểm cuối cùng của một chu kỳ nhận thức, mà nhận thức phải tiếp tục tiến tới thực tiễn Chính trong thực tiễn mà nhận thức có thể kiểm tra và chứng minh tính đúng đắn của nó và tiếp tục vòng khâu tiếp theo của quá trình nhận thức Đây cũng chính là quy luật chung của quá trình con người nhận thức về hiện thực khách quan Như vậy, nhận thức là sự phản ánh thế giới được thực hiện trên cơ sở thực tiễn và con đường biện chứng của nhận thức gồm hai giai đoạn kế tiếp, bổ sung cho nhau.[ CITATION 321 \l 1033 ] CHƯƠNG II: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC 2.1 Trực quan sinh động ( nhận thức cảm tính) Trực quan sinh động là giai đoạn thấp, giai đoạn đầu của quá trình nhận thức và gắn liền với thực tiễn Là nhận thức khách thể bằng các giác quan, bao gồm các hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng Nhận thức cảm tính là nhận thức bằng các giác quan Con người có 5 giác quan, mỗi giác quan có vị trí, vai trò nhất định, nhận thức của con người phải sử dụng toàn bộ giác quan để nhận biết sự vật một cách trọn vẹn Nhận thức cảm tính là nền móng đầu tiên, cơ sở đầu tiên của quá trình nhận thức, là cửa ngõ để các sự vật chuyển hoá thành các nếp nhăn trên vỏ não Thực tiễn lặp đi lặp lại hàng triệu lần, in vào trong bộ óc của con người một cách logic Chính vì vậy thực tiễn chính là khởi đầu của quá trình nhận thức gắn liền với hình thức trực quan sinh động a Cảm giác Cảm giác là sự tác động trực tiếp của khách thể vào các giác quan của chủ thể gây ra các cảm giác về hình thù, độ to nhỏ, màu sắc, mùi vị, của khách thể Mang 5 lại cho con người những thông tin trực tiếp, giản đơn nhất về một thuộc tính riêng lẻ của sự vật Cảm giác phản ánh đến từng mặt, từng khía cạnh của sự vật, hiện tượng Nguồn gốc và nội dung của cảm giác đó chính là thế giới khách quan, còn bản chất của cảm giác thì đó lại là hình ảnh chủ quan về thế giới đó b Tri giác Tri giác là kết quả của sự tác động trực tiếp của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan của con người, là tổng hợp của nhiều cảm giác cảm giác để giúp cho chủ thể nhận thức được khách thể trong tính toàn vẹn trực tiếp, chỉnh thể, từ đó tạo nên một hình ảnh tương đối hoàn chỉnh về sự vật Tri giác là phản ánh sâu hơn so với cảm giác, đầy đủ từ ngoài vào trong chứ không chỉ còn là những cảm nhận rời rạc Nhưng tri giác vẫn còn là hình ảnh trực tiếp, cảm tính về sự vật Từ tri giác, nhận thức chuyển lên hình thức cao hơn là biểu tượng c Biểu tượng Biểu tượng là hình thức cao nhất của nhận thức cảm tính, nó phản ánh gián tiếp sự vật khi sự vật không còn tác động đến giác quan, mà sau khi sự vật để lại ấn tượng sâu sắc được tri giác lưu giữ lại giúp ta có thể ghi nhớ và tái hiện lại sự vật, quá trình này cũng đã có sự tham gia của các yếu tố cụ thể như: phân tích, trừu tượng và khả năng ghi nhận thông tin của não người Tuy nhiên biểu tượng vẫn giống tri giác ở chỗ là hình ảnh cảm tính về sự vật, mặc dù tương đối hoàn chỉnh Do đó biểu tượng chưa phải là hình thức của nhận thức lý tính mà như là khâu trung gian chuyển từ nhận thức cảm tính lên nhận nhận thức lý tính Ở giai đoạn nhận thức cảm tính, nhận thức chưa đem lại những hiểu biết sâu sắc, khái quát trong tính chỉnh thể của sự vật Chưa phân biệt được cái riêng và cái chung, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, của sự vật Để hiểu được bản chất của sự vật sâu sắc hơn, nhận thức cần phải chuyển lên hình thức cao hơn là nhận thức lý tính ( tư duy trừu tượng) 6 2.2 Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính) Tư duy trừu tượng là quá trình cao của quá trình nhận thức và là hình thức nhận thức gián tiếp nhưng khái quát và sâu sắc trên nền tảng nhận thức cảm tính, mà những tài liệu của nhận thức cảm tính được kế thừa và phát triển, giúp cho tư trừu tượng cũng như nhận thức lý tính diễn ra Chính vì vậy tư duy trừu tượng chính xác và đầy đủ, đi sâu vào bản chất, đặc điểm, kết cấu của sự vật và mang tính khái quát Bản chất là chân lý của tồn tại, nhận thức của con người là hướng vào cái tồn tại nhưng không phải mô tả hình hài bên ngoài của cái tồn tại, nhận thức của con người đi sâu vào bản chất của cái tồn tại, nhận thức đúng bản chất của cái tồn tại thì đạt được chân lý Vì thế cho nên bản chất là chân lý của tồn tại (Hegen) Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự tồn tại, biến đổi, phát triển của sự vật đó Chân lý là những tri thức phản ánh đúng khách thể được thực tiễn kiểm nghiệm Nhận thức đúng bản chất thì sẽ đạt được chân lý Tư duy trừu tượng gồm 3 hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận a Khái niệm Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát một hoặc một số thuộc tính chung có tính bản chất nào đó của một nhóm sự vật, hiện tượng được biểu thị bằng một từ hay một cụm từ.[CITATION Chủ21 \l 1033 ] Khái niệm là kết quả của quá trình đối chiếu, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khai quát hoá những dấu hiệu, những đặc điểm chung nhất chủa các sự vật, hiện tượng cùng loại Khái niệm ra đời gắn liền với hàng loạt thao tác tư duy của con người Khái niệm có chiều sâu, đi vào bản chất của sự vật Đó là sự tổng kết, dồn nén, cô đúc, khái quát các sự vật cùng loại Con người dùng khái niệm để bao quát thế giới, nhận thức thế giới bằng khái niệm Các khái niệm có sự liên hệ, tác động, đấu tranh lẫn nhau, ràng buộc, phụ thuộc nhau, làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau vận động, phát triển, biến đổi và hình 7 thành một hệ thống gắn bó với nhau để bao quát thế giới Khi các sự vật vận động, biến đổi thì khái niệm cũng sẽ biến đổi b Phán đoán Phán đoán là hình thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới trong ý thức con người Phán đoán là một hình thức của tư duy trừu tượng, thực hiện việc liên kết các khái niệm lại với nhau để nhằm mục đích có thể khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính cụ thể nào đó của sự vật, hiện tượng; phán đoán cũng chính là hình thức được sử dụng để có thể phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào ý thức của con người tạo nên vai trò của phán đoán là hình thức biểu hiện và giúp có thể diễn đạt các quy luật khách quan Vì vậy, không phải tất cả mọi phán đoán đều đúng, mỗi phán đoán có thể đúng hoặc sai, không có phán đoán nào kông đúng lại không sai, cũng không có phán đoán nào vừa đúng vừa sai c Suy lý (suy luận) Suy luận là sự liên hệ giữa các phán đoán rút ra một phán đoán mới Có hai loại suy lý: + Quy nạp: là loại hình suy luận trong đó từ tiền đề là những chi thức về riêng từng đối tượng người ta khái quát thành tri thức chung cho cả lớp đối tượng, tức là tư duy vận động từ cái đơn nhất đến cái chung, cái phổ biến + Diễn dịch: là loại hình suy luận trong đó từ tiền đề là tri thức chung về cả lớp đối tượng người ta rút ra kết luận là tri thức về riêng đối tượng hay bộ phận đối tượng, tức là tư duy vận động từ cái chung đến cái ít chung hơn, đến cái đơn nhất (cái riêng) [CITATION Chủ21 \l 1033 ] Nhờ có suy luận mà con người nhận thức thế giới ngày càng đầy đủ, chính xác bởi suy luận là một phương tiện hùng mạnh của tư duy trừu tượng, giúp cho con người đi từ những cái đã biết đến những cái chưa biết một cách gián tiếp 8 Suy luận là phản ánh gián tiếp sự vật nên dễ có nguy cơ sai lệch so với hiện thực, vì thế tư duy trừu tượng phải quay trở về thực tiễn để thực tiễn kiểm nghiệm lại tư duy trừu tượng, những phán đoán và suy luận đó xem nó có chính xác hay không chính xác Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra tư duy trừu tượng, những tri thức, suy luận mà được thực tiễn khẳng định là đúng đắn thì đó là chân lý và được bổ sung vào kho tàng nhận thức của con người Những suy luận gián tiếp đó thông qua kiểm tra của thực tiễn mà khẳng định là không có căn cứ, suy luận đó là không chính xác thì những tri thức đó là phi lý và cần phải xóa bỏ Chính vì vậy, tư duy trựu tượng phải trở về thực tiễn để kiểm tra, áp dụng vào thực tiễn giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao hơn, xác định cái gì là chân lý, cái gì không phải là chân lý Đến đây nhận thức đã kết thúc một chu kì từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi quay trở về thực tiễn, chuẩn bị cho một chu kì mới Trong đó thực tiễn vừa là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của chu kì nhận thức Kết thúc chu kì cũ, mở ra chu kì mới hơn, cao hơn, cứ như vậy nhận thức tiếp cận mãi vào bản chất của khách thể Động lực của quá trình nhận thức là giải quyết mâu thuẫn giữa nhận thức và thực tiễn Thực tiễn thúc đẩy nhận thức, và nhận thức đạt được rồi thì phải thông qua thực tiễn để kiểm tra lại 2.3 Mối quan hệ giữa tư duy trừu tượng và hiện thực khách quan Trên thực tế, nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính thông thường diễn ra một cách đan xen vào nhau trong một quá trình nhận thức, tuy nhiên thì nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau Nếu nhận thức cảm tính có sự gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, nhận thức cảm tính cũng chính là cơ sở cho nhận thức lý tính thì nhận thức lý tính, thông qua việc có tính khái quát cao, nhận thức lý tính lại có thể hiểu biết được bản chất, quy luật vận động và phát triển sinh động của sự vật, hiện tượng từ đó mà nhận thức lý tính đã giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác nhau về chất nhưng lại thống nhất với nhau, liên hệ, bổ sung cho nhau trong qua trình nhận thức 9 của con người Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính Ngược lại, nhờ có nhận thức cảm tính mà con người mới đi sâu nhận thức bản chất của sự vật, hiện tượng Trong thực tiễn, cần tránh cường điệu tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức cảm tính, hạ thấp và phủ nhận vai trò của nhận thức lý tính Như vậy sẽ rơi vào chủ nghĩa duy cảm Đồng thời, cần tránh cường điệu thái quá vai trò của nhận thức lý tính, của trí tuệ dẫn đến hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính, của cảm giác, rơi vào chủ nghĩa duy lý.[CITATION Chủ21 \l 1033 ] 2.4 Vấn đề chân lý và tiêu chuẩn của chân lý a Chân lý khách quan Nhiệm vụ của nhận thức là phải đạt đến chân lý Vậy chân lý là gì? Chân lý là những tri thức có nội dung phù hợp với khách thể phản ánh được thực tiễn kiểm nghiệm Chủ nghĩa duy tâm phủ nhận tính khách quan của chân lý, cho rằng chân lý là một kết cấu tri thức do con người tạo ra, nó phụ thuộc vào tư tưởng, tinh thần và ý thức của con người Chủ nghĩa duy vật lại khẳng định tính khách quan của chân lý bởi nội dung phản ánh của chân lý là khách quan, nội dung đó không phụ thuộc vào ý thức của con người Chủ nghĩa duy vật biện chứng bác bỏ quan điểm cho rằng chân lý là cái gì đó sẵn có trong hiện thực và được con người tìm kiếm mang về Để đạt được chân lý bao giờ cũng là một quá trình gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người Trong hoạt động thực tiễn tác động cải biến thế giới vật chất, con người nhận thức bằng tác động thực tiễn vào các đối tượng vật chất, buộc khách thể bộc lộ đặc điểm, thuộc tính, kết cấu bản chất, quy luật vận động và con người nhận thức chính là phản ánh, nắm bắt những đặc điểm thuộc kết cấu đó, và những chi thức đạt được lại được thực tiễn kiểm nghiệm, từ đó con người biết được rằng tri thức là đúng hay sai, nếu đúng đó chính là chân lý b Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối 10 Để đạt được những hiểu biết đúng đắn thì con người phải vượt qua nhiều khúc quanh, trả giá bằng không ít sai lầm, vì thế cho nên có cả chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối  Chân lý tương đối Chân lý tương đối là những tri thức phản ánh đúng khách thể nhưng chưa đủ, chưa hoàn thiện, cần phải được bổ sung trong các giai đoạn nhận thức tiếp theo Tương đối ở đây là do điều kiện lịch sử chế ước chứ không phải phản ánh sai Có 2 lý do để tồn tại chân lý tương đối: - Hiểu biết của con người là hữu hạn còn thế giới thì rộng lớn mênh mông vô cùng tận, các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan vận động biến đổi không ngừng Nó vừa là nó, vừa không phải là nó, vừa là nó vừa vận động biến đổi trở thành cái khác nó, lâu dần có thể trở thành cái đối lập với nó Sự vật vừa tồn tại vừa không tồn tại, vì thế cho nên nhận thức của con người trong một thời điểm nhất định nào đó là hết sức hữu hạn Dùng cái hữu hạn để nhận thức cái vô hạn của thế giới thì chỉ đạt được hiểu biết tương đối gần đúng chứ không thế chính xác hoàn toàn - Nhận thức của con người đối với thế giới là nhận thức bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật Nhưng những khái niệm, phạm trù, quy luật của con người mang tính chủ quan trong sự tách rời với sự vật, trong tính trừu tượng của nó Vì vậy nhận thức của con người là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Con người nhận thức thế giới theo quan điểm, kinh nghiệm của mình, chỉ mang tính tương đối, gần đúng với bản chất của sự vật Một luận điểm nào nó được đưa ra trong hoàn cảnh, điều kiện này thì có thể là đúng nhưng trong hoàn cảnh, điều kiện khác có thể là không đúng  Chân lý tuyệt đối Chân lý tuyệt đối là những tri thức có nội dung phù hợp, đầy đủ hoàn toàn với hiện thực khách quan mà nó phản ánh Nhận thức chân lý tuyệt đối phải thông qua một loạt chân lý tương đối Về nguyên tắc, con người có thể đạt được đến chân lý tuyệt đối bởi trong hiện thực không tồn tại một sự vật nào mà con người không thể nhận thức một cách 11 hoàn toàn đầy đủ Tuy nhiên, con người ngày tiến gần đến chân lý tuyệt đối chứ không thể đạt đến chân lý tuyệt đối một cách trọn vẹn Triết học Mác – Lênin khẳng định rằng: nhận thức của con người đối với thế giới vừa đúng vừa không đúng, vừa tương đối vừa tuyệt đối  Mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối có mối quan hệ và tác động lẫn nhau, trong đó chân lý tuyệt đối là tổng số của các chân lý tương đối và mỗi chân lý tương đối là một hạt nhân để giúp con người tiến gần đến chân lý tuyệt đối Sự phân biệt giữa tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý cũng chỉ là tương đối Đường ranh giới này có thể vượt qua được Trong hoạt động thực tiễn cần chống cả hai khuynh hướng; hoặc cường điệu tuyệt đối hoá tính tuyệt đối, phủ nhận tính tương đối của chân lý; hoặc tuyệt đối hoá tính tương đối từ đó phủ nhận tính khách quan của chân lý [CITATION Chủ21 \l 1033 ] c Tính cụ thể của chân lý Lênin đã nhấn mạnh: “ Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo”, bởi vì sự vật luôn tồn tại dưới dạng cụ thể gắn với điều kiện không gian, thời gian và các mối quan hệ lịch sử cụ thể Chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm Khi mà các điều kiện không gian, thời gian thay đổi, các mối quan hệ cụ thể thay đổi thì phản ánh về sự vật cũng thay đổi theo Do đó, không thể kết luận một luận điểm nào là chân lý hay là sai lầm nếu không xem xét nó trong điều kiện biện chứng cụ thể Từ đây rút ra một kết luận: nghiên cứu xem xét sự vật thì phải gắn với điều kiện lịch sử cụ thể, vận dụng lý luận và thực tiễn thì phải biết sáng tạo, phải biết xuất phát từ những đặc điểm cụ thể của thực tiễn để vận dụng lý luận một cách sáng tạo và không được coi lý luận là một cái gì đó bất di bất dịch 12 CHƯƠNG III: VẬN DỤNG CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA SỰ NHẬN THỨC CHÂN LÝ, RÚT RA Ý NGHĨA VỀ NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với hoạt động thực tiễn Con đường biện chứng “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ trừu tượng đến thực tiễn” – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan Đây là một quy luật chung có tính chu kì lặp đi lặp lại của quá trình vận động, phát triển của nhận thức con người Từ thực tiễn đến nhận thức – từ nhận thức trở về thực tiễn – từ thực tiễn tiếp tục quá trình phát triển nhận thức Thực tiễn vừa là điểm xuất phát vừa là điểm kết thúc của quá trình nhận thức Quá trình này lặp đi lặp lại không có điểm dừng cuối cùng, trình độ của nhận thức và thực tiễn của chu kì sau thường cao hơn chu kỳ trước, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt dần tới những tri thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc hơn về thực tại khách quan Nguyên lý cho việc nghiên cứu và học tập cũng như vậy Cũng phải lấy thực tiễn làm điểm xuất phát và kết thúc của một chu trình Và liên tục diễn ra như vậy để qua đó nhận thức của bản thân đạt dần tới những tri thức đúng đắn, đầy đủ sâu sắc về thực tại khách quan Dưới đây là một vài vận dụng của con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý vào nghiên cứu và học tập: Thứ nhất, có phương pháp học tập, làm việc hay nghiên cứu một cách đúng đắn Cũng giống như việc nhận thức bắt nguồn từ sự lặp đi lặp lại từ thực tiễn, ứng dụng trong việc học tập cũng cần có sự nhắc lại, ôn tập thường xuyên mới có thể ghi nhớ kiến thức Nhất là là với sinh viên năm nhất mới làm quen với cuộc sống đại học tự do, thoải mái, chủ động nhưng cũng đầy khó khăn và cạm bẫy, cần làm chủ chính bản thân mình, tránh rơi vào trạng thái buông thả Người xưa cũng có câu “ cần cù bù thông minh”, chăm chỉ sẽ giúp ta nắm vững những kiến thức, trở thành nguồn vốn cho công việc cũng như cuộc sống sau này Chính vì vậy cần phải sắp xếp thời gian học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý, trong đó việc học vẫn là việc ưu tiên hàng đầu, tránh lãng phí thời gian vào những việc vô bổ mà khiến cho những kiến thức tích luỹ trên trường lớp không được củng cố Bên cạnh việc sắp xếp thời gian học tập, bản thân cũng cần tích cực tham gia các môn thể dục thể thao, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp để tăng cường thể chất và phát triển các kĩ năng mềm của bản thân, từ đó làm tiền 13 đề để sau này trở thành một công dân toàn diện, đóng góp cho sự tiến bộ chung của toàn xã hội Thứ hai, luôn tiếp nhận tri thức một cách khoa học, sáng tạo, tránh việc học vẹt, học tủ; mà học hiểu, biết vận dụng, biết đánh giá và sáng tạo ra tri thức mới Biết phân biệt tri thức đúng, sai; chỉ ra nguyên nhân cái sai, và khẳng định, phát triển tri thức đúng đắn Để phát huy năng lực sáng tạo của mình cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: môi trường, hoàn cảnh, năng lực, sự cố gắng Cần phải kết hợp các điều kiện khách quan và phát huy những nhân tố chủ quan để tạo ra động lực phát huy những sáng tạo của bản thân Con người sẽ phát triển tốt khi được ở trong môi trường điều kiện xã hội tốt, nhưng môi trường điều kiện xã hội không tự nhiên xuất hiện mà nó là kết quả hoạt động của con người Chúng ta có thể tìm kiếm một môi trường học tập tập tốt Nếu thấy kết quả học tập chưa tốt có thể thử thay đổi phương pháp học tập, tích cực trao đổi, thảo luận với bạn bè hoặc giảng viên để biến cách học một chiều thành cách học hai chiều có hiệu quả hơn Từ đó, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để phát triển bản thân, phát huy tính chủ động, năng động và sáng tạo trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện Cuối cùng, vì nhận thức sau cùng phải quay trở lại thực tiễn để kiểm nghiệm, chính vì vậy việc học tập, nghiên cứu cũng nhất thiết phải được thực tiễn kiểm nghiệp Là một sinh viên, em cần phải bắt đầu xây dựng kinh nghiệm làm việc thực tế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Có nhiều cách để nâng cao kinh nghiệm làm việc thực tế như xin thực tập tại các công ty chuyên ngành, học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước hay theo học các khoá học ngắn hạn về chuyên ngành Việc chuẩn bị sớm sẽ giúp em sau khi chính thức đi làm sẽ không gắp nhiều bỡ ngỡ, định hướng rõ hơn công việc trong tương lai, việc có kinh nghiệm thức tế cũng sẽ tạo thiện cảm đối với nhà tuyển dụng, nâng cao cơ hội việc làm cho bản thân 14 PHẦN KẾT Từ việc nghiên cứu các khía cạnh về quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin về “con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý” giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của nhận thức bao gồm : nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính Thông qua đó còn là mối quan hệ tương quan, hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng trong quá trình nhận thức của con nguời Một vòng khâu của quá trình nhận thức được bắt đầu từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Trong đó, thực tiễn vừa là cơ sở, vừa là khâu kết thúc và đồng thời có vai trò kiểm tra tính chân thực các kết quả nhận thức Kết thúc vòng khâu này cũng đồng thời là sự bắt đầu của một vòng khâu mới của sự nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn Cứ như thế nhận thức của con người là vô tận và nó đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con người Giúp con người hiểu được cái riêng, cái chung, hiểu được hiện tượng và bản chất của sự vật, sự việc Nhờ nhận thức mà con người biết được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất của sự vật, hiện tượng Bên cạnh đó việc nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về “con đường biện chứng của nhận thức chân lý” còn có thể rút ra được các nguyên lí và từ các nguyên lí đó áp dụng vào nghiên cứu và học tập Qua đó thúc đẩy phát triển toàn diện của mỗi cá nhân 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) (2021) Giáo trình tiết học Mác - Lênin Hà Nội: NXB Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật (2), N (2022, 05 24) Được truy lục từ HOANG PHI INVEST & I.P: https://luathoangphi.vn/tim-hieu-con-duong-bien-chung-cua-qua-trinh-nhan- thuc/? fbclid=IwAR26vImaWaySXbo7KdgdYrZLPcDRSzfsHBdSoNi62q24OkJJe OrM944aQ3I (3) (2021, 6 15) Được truy lục từ Viện pháp luật ứng dụng Việt Nam: https://vienphapluatungdung.vn/con-duong-bien-chung-cua-su-nhan-thuc- chan-ly.html?fbclid=IwAR2JPuTbw3u9Ur_00angCRupkxyob3hHJr5W98- OPltSoIof_mV5edOnliw 16

Ngày đăng: 14/03/2024, 22:45

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w