Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:...5a Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- -MÔN HỌC: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
LỚP QT46B.2
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 3 năm 2024
1 Mai Nguyễn Phương Thảo 2153801015240 Thành viên
2 Nguyễn Thanh Thảo 2153801015241 Thành viên
4 Hồ Thị Ngọc Thủy 2153801015248 Thành viên
6 Lê Thị Thanh Trúc 2153801015273 Trưởng Nhóm
Trang 2A1 LÝ THUYẾT 1
1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 1
2 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả Cho ví dụ minh hoạ 1
3 Tìm và tóm tắt một tranh chấp trong lĩnh vực quyền tác giả, nêu quan điểm cá nhân liên quan hướng giải quyết tranh chấp của Toà án/Trọng tài 2
A2 NHẬN ĐỊNH 4
1 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh là Nhà nước 4
2 Quyền nhân thân của quyền tác giả là quyền không thể được chuyển giao 4
3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải chịu trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trên nền tảng họ cung cấp trong mọi trường hợp 4
4 Tác phẩm điện ảnh có thể được sao chép một bản mà không cần xin phép và trả tiền 4
5 Quyền liên quan đến quyền tác giả có thể phát sinh không dựa vào tác phẩm gốc.5 A3 BÀI TẬP 5
1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau: 5
a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả không? 5
b) Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt? 5
c) Ai là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo? 6
d) Công ty Phan Thị có quyền gì đối với hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?6 e) Việc công ty Phan Thị cho xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi có phù hợp với quy định pháp luật không? 7
2/ Nghiên cứu Bản án số 213/2014/DS-ST của Tòa án nhân dân quận Tân Bình ngày 14/8/2014 và trả lời các câu hỏi sau: 7
a) Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩm này có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao? 7
b) Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian” có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao? 8
c) Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn không? Nêu cơ sở pháp lý 9
B PHẦN CÂU HỎI 9
Trang 31/ Phân tích quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 về Giả định quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả 9 2/ Phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian đối với hành
vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường Internet 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 4DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Trang 5A1 LÝ THUYẾT
1 Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là gì? Tìm hiểu quy định của pháp luật nước ngoài về vấn đề này và so sánh với các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Nguyên tắc “sử dụng hợp lý” (“fair use”) là một khái niệm trong lĩnh vực bản quyền, cho phép người khác sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền Việc sử dụng tác phẩm phải hợp lý, không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả Nguyên tắc này giúp thúc đẩy sự sáng tạo, đa dạng văn hóa và truyền thông, cũng như khuyến khích sử dụng công bằng tác phẩm trí tuệ
Pháp luật Mỹ có nguyên tắc "Fair Use" trong Đạo luật bản quyền, cho phép sử dụng tác phẩm bản quyền mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu, với điều kiện các mục đích sử dụng là hợp lý như nghiên cứu, báo cáo tin tức, giảng dạy, hoặc tạo ra các tác phẩm mới
Ở Vương quốc Anh, nguyên tắc "Fair Dealing" tương tự với "Fair Use", nhưng
có tiêu chuẩn cụ thể hơn về việc sử dụng tác phẩm chỉ cho mục đích như nghiên cứu, học thuật, báo cáo tin tức, phê bình
Ở Việt Nam, pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành chưa có khái niệm rõ ràng về
“sử dụng hợp lý” (“fair use”) như các nước trên Nhưng có quy định cụ thể về việc sử dụng tác phẩm bản quyền trong Luật Sở hữu trí tuệ Việc sử dụng tác phẩm phải tuân thủ quy định của luật, bao gồm việc thông báo, thanh toán và được sự cho phép của chủ sở hữu
Như vậy, các nước phát triển có nguyên tắc “fair use” rõ ràng thì ở Việt Nam chưa có khái niệm tương tự Việc so sánh quy định sử dụng tác phẩm bản quyền giữa các quốc gia thì cần phải xem xét trong từng pháp luật quốc gia cụ thể
2 Phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả Cho ví dụ minh hoạ.
* Quyền tác giả
Khái niệm: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (khoản 2 Điều 4 LSHTT)
Chủ thể: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả (khoản 1 điều 13 LSHTT)
Đối tượng được bảo hộ: Tác phẩm theo khoản 1 Điều 14 LSHTT, tác phẩm phái sinh theo khoản 2 Điều 14 LSHTT
* Quyền liên quan đến quyền tác giả
Trang 6Khái niệm: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (khoản 3 điều 4 LSHTT)
Chủ thể: Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, phải biểu diễn, thể hiện, tổ chức, phát sóng dựa trên tác phẩm gốc của chủ sở hữu quyền tác giả (Điều
16 LSHTT)
Đối tượng được bảo hộ: Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa theo Điều 17 LSHTT
Vì vậy, mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, người phát sóng (chủ thế của quyền liên quan đến quyền tác giả) đóng vai trò trung gian, truyền đạt nội dung, thông tin, giá trị của tác phẩm gốc đến với công chúng Vì một tác phẩm được sáng tạo, thế hiện dưới một hình thức nhất định, được công bố nhưng chưa chắc cộng đồng
có thể đón nhận và tiếp thu hết giá trị, thông tin mà tác phẩm đó mang lại, nhưng thông qua những chủ thể trung gian của quyền liên quan, tác phẩm đó có thể dễ dàng đi vào lòng người hơn, được công chúng đánh giá cao hơn bởi khả năng truyền đạt hấp dẫn,
kỹ xảo của người biểu diễn, tổ chức phát sóng, ghi âm, ghi hình,…
Quyền liên quan đến tác giả tồn tại song song và gắn liền với tác phẩm (đối tượng được bảo hộ quyền tác giả) Vì quyền liên quan đến quyền tác giả chỉ được bảo
hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả và chỉ khi tác giả hoặc chủ
sở hữu quyền tác giả cho phép khai thác và sử dụng tác phẩm thì những chủ thể của quyền liên quan mới có thể thực hiện để tạo ra sản phẩm
Quyền liên quan đến tác giả giữ vai trò quan trọng Vì đã góp phần giúp cho tác phẩm được công chúng tiếp cận nhiều hơn, thu hút được nhiều người biết và nâng cao giá trị tác phẩm hơn
3 Tìm và tóm tắt một tranh chấp trong lĩnh vực quyền tác giả, nêu quan điểm cá nhân liên quan hướng giải quyết tranh chấp của Toà án/Trọng tài.
* Tóm tắt bản án số 774/2019/DS-PT ngày 03/09/2019 về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ:
Nguyên đơn: Ông Lê Phong L
Bị đơn: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật và phát triển tin học PT Nội dung: Ông Lê Phong L làm việc cho công ty TNHH Thương mại dịch vụ
kỹ thuật và phát triển tin học PT Giám đốc Công ty PT là bà Phan Thị Mỹ H1 có đề nghị ông vẽ bộ truyện dân gian để chuyển thể các điển tích và nhân vật trạng ngày xưa Ông có xây dựng khoảng 30 nhân vật và chọn ra 4 hình tượng nhân vật là O, P, Q, R
để sáng tác bộ truyện tranh E Theo yêu cầu của bà H1, ông có ký đơn để Công ty PT đăng ký quyền sở hữu đối với 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R Sau đó, Công ty PT
2
Trang 7được Cục bản quyền cấp Giấy chứng nhận ghi nhận là chủ sở hữu bản quyền của 4 hình tượng nhân vật trên Ông tiếp tục sáng tác truyện E cho đến tập 78 thì dừng lại và nghỉ việc tại Công ty PT Một thời gian sau, ông phát hiện Công ty PT đã tự tạo ra nhiều biến thể khác nhau của 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R trên các tập truyện E từ tập 79 cho đến nay và các ấn phẩm khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật mà không xin phép ông Vì vậy, ông Lê Phong L khởi kiện ra Tòa án yêu cầu: Công nhận ông là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78, buộc Công ty PT xin lỗi công khai trên các báo, Buộc Công ty PT thanh toán chi phí thuê luật sư
Quyết định của Tòa án phúc thẩm: Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn là bà Phan Thị Mỹ H1 và Công ty TNHH Thương mại dịch vụ kỹ thuật và phát triển tin học
PT, Giữ nguyên bản án sơ thẩm:
Công nhận ông Lê Phong L là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78;
Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT chấm dứt việc tự tạo ra và sử dụng các biến thể của hình thức thể hiện của các nhân vật O, Q, P, R trên các tập tiếp theo từ tập 79 của truyện tranh E cũng như trên các ấn bản khác như E Khoa Học, E Mỹ Thuật;
Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT phải xin lỗi ông Lê Phong L trên báo;
Buộc Công ty TNHH Truyền thông Giáo dục và Giải trí PT thanh toán cho ông
Lê Phong L chi phí thuê luật sư
* Quan điểm cá nhân đối với hướng giải quyết tranh chấp của Tòa án:
Nhóm em đồng ý với hướng giải quyết tranh chấp của Tòa án
Đối tượng tranh chấp trong vụ án là hình thức thể hiện của các nhân vật O, P,
Q, R Nguyên đơn cho rằng ông là người trực tiếp sáng tác ra hình tượng của 4 nhân vật, yêu cầu Tòa án xác định ông là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R Bị đơn cho rằng bà Phan Thị Mỹ H1 là tác giả của các tác phẩm tranh chấp do các tác phẩm này đã được định hình rõ ràng trong trí óc của bà, ông L chỉ là người được bà thuê để vật thể hóa các ý tưởng đó ra thế giới bên ngoài Mà theo Điều 12a Luật SHTT thì “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm Trường hợp
có từ hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là sự đóng góp của
họ được kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác giả” và Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Luật SHTT có quy định Thời điểm phát sinh quyền tác giả và quyền liên quan như sau: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định Không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố Đã đăng ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ” Như vậy, việc Tòa án xác định
Trang 8ông Lê Phong L là tác giả duy nhất của hình thức thể hiện của các nhân vật O, P, Q, R trong bộ truyện tranh E từ tập 01 đến tập 78 là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với quy định của pháp luật
A2 NHẬN ĐỊNH
1 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh là Nhà nước.
Nhận định sai CSPL: điểm b khoản 2 Điều 42, khoản 2 Điều 41 Luật Sở hữu trí tuệ
Theo đó, Nhà nước đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp tác phẩm khuyết danh cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả được xác định Trừ trường hợp tác phẩm khuyết danh nhưng được tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định
Nhà nước là đại diện quản lý
2 Quyền nhân thân của quyền tác giả là quyền không thể được chuyển giao.
Nhận định sai CSPL: khoản 2 Điều 45 LSHTT
Quyền nhân thân của quyền tác giả có thể được chuyển giao nếu chuyển giao quyền nhân thân trong trường hợp chuyển giao quyền công bố tác phẩm thì luật vẫn cho phép tác giả có quyền chuyển giao vì tác phẩm có được ai công bố thì nó cũng không ảnh hưởng đến việc thay đổi hay xác định tác giả của tác phẩm đó
Điều 19: chuyển giao quyền tài sản
3 Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải chịu trách nhiệm đối với hành
vi xâm phạm quyền tác giả trên nền tảng họ cung cấp trong mọi trường hợp.
Nhận định sai CSPL: khoản 3 Điều 198b Luật SHTT, Điều 112 Nghị định 17/2023
Không phải trong mọi trường hợp thì Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian phải chịu trách nhiệm đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trên nền tảng họ cung cấp Nếu như hành vi xâm phạm quyền tác giả của người sử dụng dịch vụ gây ra theo khoản 3 Điều 198b Luật SHTT thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ được miễn trách nhiệm pháp lý đối với hành vi xâm phạm này
4 Tác phẩm điện ảnh có thể được sao chép một bản mà không cần xin phép và trả tiền.
Nhận định sai CSPL: khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Luật SHTT
4
Trang 9Căn cứ vào CSPL nêu trên, sao chép tác phẩm là một trong các quyền tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật SHTT, các quyền được nêu tại khoản này là
do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện Tổ chức, cá nhân khác sử dụng các quyền được quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật SHTT phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và phải trả tiền bản quyền và các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả
Nhận định Đúng
Điều 25 SHTT
5 Quyền liên quan đến quyền tác giả có thể phát sinh không dựa vào tác phẩm gốc.
Nhận định sai CSPL: khoản 3 Điều 4, khoản 4 Điều 17 Luật SHTT
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền được hình thành dựa trên việc sử dụng một tác phẩm gốc được bảo hộ bởi quyền tác giả, và luôn gắn liền với quyền tác giả Nói cách khác, không thể tồn tại quyền liên quan mà không có quyền tác giả gắn với một tác phẩm tinh thần có trước Tuy không trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, cũng không phải là chủ sở hữu quyền đối với tác phẩm nhưng các chủ thể quyền liên quan lại đóng vai trò như cầu nối để đưa tác phẩm đến với công chúng Trong mối quan hệ với quyền tác giả, quyền liên quan chỉ được bảo hộ với điều kiện không được gây tổn hại đến quyền tác giả (theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022)
A3 BÀI TẬP
1 Nghiên cứu tranh chấp quyền tác giả trong vụ việc Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt và đánh giá các vấn đề pháp lý sau:
a) Theo Luật SHTT, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt có được bảo hộ quyền tác giả không?
Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt thuộc loại hình tác phẩm văn học được bảo
hộ quyền tác giả tại điểm a Khoản 1 Điều 14 LSHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020: “Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác” Theo Luật SHTT thì truyện tranh Thần Đồng Đất Việt là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả
Tác phẩm này đảm bảo tính nguyên gốc theo Khoản 3 Điều 14 Luật SHTT
2005 sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2022 do tác giả Lê Linh trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác Truyện tranh Thần Đồng Đất Việt đã được định hình dưới dạng vật chất nhất định là chữ viết, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc theo khoản 3 Điều 3 NĐ 22/2018/NĐ-CP Do
đó, truyện tranh Thần Đồng Đất Việt được bảo hộ quyền tác giả
Trang 10b) Ai là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo liên quan đến bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt?
Tác giả Lê Phong Linh là chủ sở hữu hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo Văn bản pháp luật áp dụng: Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13, Luật Sở hữu trí tuệ
Văn bản ký ngày 29/03/2002 gửi Cục Bản quyền tác giả để xin cấp giấy chứng nhận bản quyền cùng đứng tên với bà Phan Thị Mỹ Hạnh
Vì quyền đứng tên tác giả của tác phẩm là quyền nhân thân nên theo quy định tại khoản 2, điều 45 luật Sở hữu trí tuệ thì quyền nhân thân không được chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức nào
Nếu nguyên đơn có công nhận đồng ý chia sẻ cho bà Mỹ Hạnh toàn bộ hay một phần quyền nhân thân của mình trong việc sáng tạo 4 hình tượng nhân vật thì pháp luật cũng không cho phép
Xác định tư cách tác giả: “do các nhân vật này đã được định hình rõ ràng trong trí óc của bà Ông Linh chỉ là người được bà thuê để vật thể hóa các ý tưởng đó ra thế giới bên ngoài”
Theo điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20/09/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan “Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Để được công nhận là tác giả, những người quy định tại các khoản 1, 2 của điều này phải đề tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm được công bố, phổ biến; Cá nhân, tổ chức làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận
là tác giả”
Quyền tác giả: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật
Về hình thức thể hiện, 4 nhân vật Tý, Sửu, Dần, Mẹo là các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, theo điểm i khoản 1 Điều 747 của Bộ luật dân sự năm 1995
Khoản 1 Điều 6 luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố,
đã đăng ký hay chưa đăng ký”
c) Ai là tác giả hình tượng nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo?
Ông Lê Linh là tác giả của 4 nhân vật Tí, Sửu, Dần, Mẹo
Căn cứ vào các quy định ở Điều 6, Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ và nội dung vụ
án xác định ông Lê Linh là người đã trực tiếp sáng tạo ra các nhân vật bằng chính trí
6