1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thảo luận luật sở hữu trí tuệ buổi thứ năm các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp khác
Tác giả Nguyễn Lê Nhã Thuy, Lê Triệu Minh Thư, Nguyễn Cao Xuân Thư, Lê Lương Minh Trang, Nguyễn Ngọc Minh Trang, Trần Dương Minh Trí, Đào Thanh Trúc, Bùi Thuỵ Thục Uyên, Nguyễn Thuỳ Vân, Hoàng Trần Thảo Vy, Hứa Yến Xuân
Người hướng dẫn Nguyễn Trọng Luận
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 88,33 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKhoa: Luật Thương mại

~~~~~~ ~~~~~~

BÀI THẢO LUẬN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ BUỔI THỨ NĂM:CÁC ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁCLớp : TM46B2 – Nhóm 4

Giảng viên: Nguyễn Trọng LuậnSinh viên thực hiện :

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023

Trang 2

I Lý thuyết 2

1 So sánh chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể 2

II Bài tập 4

1 Đọc, nghiên cứu Bản án số 369/2012/KDTM-ST ngày 28/3/2012 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (đính kèm dưới đây) và trả lời các câu hỏi sau: .4 a) Tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thương mại giữa hai chủ thể này giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao? Anh (chị) có đồng ý với quan điểm bị đơn cho rằng hai tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn là không tương tự nhau vì hai công ty thuộc hai loại hình doanh nghiệp khác nhau hay không? 4

b) Theo Tòa án, lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là trùng nhau, tương tự gây nhầm lẫn hay khác nhau? Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của Tòa án không? Vì sao? 4

c) Với những phân tích trên, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại của nguyên đơn không? 5

2 Tình huống 1 5

3 Tình huống 2 7

4 Tình huống 3 7

III Câu hỏi sinh viên tự làm 8

a/ Tên miền có phải là đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ theo pháp luật Việt Nam hay không? 8

b/ Hành vi sử dụng các tên miền trên của ông T có xâm phạm nhãn hiệu của Công ty BMW hay không? Vì sao? 9 c/ Các yêu cầu của nguyên đơn có cơ sở để Tòa án chấp nhận hay không? Vì sao?.9

Trang 3

I Lý thuyết

1 So sánh chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể.● Giống nhau:

- Đều là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở

hữu trí tuệ Việt Nam.

- Đều chứa địa danh, nguồn gốc địa lý trên lãnh thổ Việt Nam.

- Quyền sở hữu công nghiệp đều được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo

hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký.

- Đều là các chỉ dẫn thương mại, xuất hiện trên hàng hóa, giúp người tiêu dùng phân

biệt các loại hàng hóa

- Nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý đều có thể sử dụng bởi cá nhân; tổ chức kinh

doanh hàng hóa dịch vụ.

- Các cá nhân; tổ chức kinh doanh hàng hóa dịch vụ có sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc

chỉ dẫn địa lý đều phải tuân theo những quy định chung về nguồn gốc xuất xứ; chất

lượng sản phẩm nhằm đảm bảo được sản phẩm sản xuất có chất lượng ổn định, giữ

được danh tiếng cho nhãn hiệu tập thể và chỉ dẫn địa lý.

● Khác nhau

Khái niệm Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT

2005: “Chỉ dẫn địa lý là dấu

Khoản 17 Điều 4 Luật SHTT

2005: “Nhãn hiệu tập thể là

Trang 4

viên của tổ chức là chủ sở hữu

nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch

vụ của tổ chức, cá nhân không

phải là thành viên của tổ chức

đại diện cho tổ chức, cá nhân

trên; cơ quan quản lý hành

chính địa phương mới có

Chủ thể có quyền đăng ký bảo

hộ nhãn hiệu tập thể là tổ chức

được thành lập hợp pháp Tổ

chức đó trở thành chủ sở hữu

nhãn hiệu tập thể, và được

Trang 5

quyền đăng ký bảo hộ chỉ

dẫn địa lý Chủ thể có quyền

đăng ký bảo hộ không được

là chủ sở hữu, mà chủ sở hữu

chỉ dẫn địa lý là Nhà nước.

Nhà nước trực tiếp quản lý

chỉ dẫn địa lý hoặc trao

quyền quản lý cho tổ chức

đại diện, không được chuyển

nhượng quyền SHCN đối với

chỉ dẫn địa lý cho các chủ thể

chuyển nhượng quyền SHCN

đối với nhãn hiệu tập thể cho

các chủ thể khác.

Chủ sở hữu Chỉ dẫn địa lý thuộc sở hữu

nhà nước và các chủ thể sản

xuất, kinh doanh sản phẩm

đó tại địa phương, họ đều có

Trang 6

Thời hạn bảo hộ Theo khoản 7 Điều 93 Luật

SHTT 2005: Giấy chứng

nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý

có hiệu lực vô thời hạn kểtừ ngày cấp Tuy nhiên nếu

chất lượng sản phẩm thay đổi

đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực

từ ngày cấp và kéo dài đến hết

10 năm kể từ ngày nộp đơn, có

thể gia hạn nhiều lần liên tiếp,

mỗi lần mười năm.

II Bài tập

1 Đọc, nghiên cứu Bản án số 369/2012/KDTM-ST ngày 28/3/2012 của Tòa án nhândân thành phố Hồ Chí Minh (đính kèm dưới đây) và trả lời các câu hỏi sau:

a) Tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thương mại giữa hai chủ thểnày giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao? Anh (chị) có đồng ý với quan điểm bịđơn cho rằng hai tên thương mại của nguyên đơn và bị đơn là không tương tự nhauvì hai công ty thuộc hai loại hình doanh nghiệp khác nhau hay không?

- Tên thương mại của nguyên đơn là Công ty TNHH SECOM, tên thương mại của bị

đơn là Công ty TNHH SE COM Tên thương mại của 2 chủ thể này là tương tự nhau.

Trang 7

- Tên thương mại giữa 2 chủ thể này được xem là dễ gây nhầm lẫn với nhau Tên doanh

nghiệp được được coi là gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác nếu tên riêng của

các doanh nghiệp chỉ khác nhau bằng các từ “miền Bắc”, “miền Trung”, “miền Nam”,

“miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp doanh

nghiệp này là công ty con của doanh nghiệp kia Trong trường hợp này, tên riêng của bị

đơn là “SE COM” và “SECOM VIỆT NAM” chỉ khác nhau chữ “VIỆT NAM” mà

“VIỆT NAM” được xem là chỉ dẫn địa lý.

- Em không đồng ý với quan điểm bị đơn cho rằng tên thương mại của nguyên đơn và bị

đơn là không tương tự nhau vì 2 công ty này thuộc 2 loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 34 LDN 2020, việc xem xét sự tương tự gây

nhầm lẫn dựa vào tên riêng, nghĩa là “SE COM” và “SECOM VIỆT NAM” sẽ không

dựa vào loại hình công ty.

b) Theo Tòa án, lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là trùng nhau, tươngtự gây nhầm lẫn hay khác nhau? Anh (chị) có đồng tình với quan điểm của Tòa ánkhông? Vì sao?

- Theo Tòa án, lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là khác nhau, không thể

thay thế cho nhau Trong đó, lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn (thể hiện bởi ngành,

nghề kinh doanh ghi trong giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư) là: Tư vấn và

cung cấp các giải pháp an toàn và các dịch vụ tư vấn về thiết bị an toàn và thiết bị môi

Trang 8

trường; còn lĩnh vực kinh doanh của bị đơn (thể hiện bởi ngành nghề kinh doanh ghi

trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp)

là: Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, mua bán thiết bị phòng cháy, chữa cháy, camera quan sát,

thiết bị báo động - báo cháy, cửa tự động và một số ngành, nghề khác Do đó, tuy có

cùng đối tượng là thiết bị an toàn nhưng nguyên đơn là cung ứng dịch vụ tư vấn thiết bị

an toàn còn bị đơn là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ lắp đặt thiết bị an toàn Vì

vậy Tòa xác định đây là trường hợp không có hành vi xâm phạm quyền bảo hộ tên

thương mại.

- Em không đồng ý với cách xác định của Tòa án Theo quy định tại Điều 76 LSHTT thì

tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên

thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Do đó, pháp luật SHTT yêu cầu phải phân biệt lĩnh vực và khu vực kinh doanh của các

chủ thể trong trường hợp có tên trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn, việc Tòa án dựa vào

hình thức kinh doanh là không chính xác Trong trường hợp này mặc dù nguyên đơn

kinh doanh dịch vụ tư vấn, bị đơn kinh doanh mua bán thiết bị và cung ứng dịch vụ lắp

đặt tuy nhiên đối tượng công việc của cả hai đều có điểm chung là các thiết bị an toàn.

Vì vậy trong trường hợp này có thể coi trường hợp các bên ở trong cùng một lĩnh vực

kinh doanh đó là lĩnh vực an toàn cháy nổ, phòng cháy chữa cháy Trên thực tế, khách

hàng của nguyên đơn có thể nhầm bị đơn là nguyên đơn khi cần sử dụng thiết bị chữa

cháy và tuy không phải là công việc chính nhưng bị đơn vẫn có thể thực hiện việc tư

Trang 9

vấn đối với khách hàng của mình khi thực hiện việc mua bán và lắp thiết bị an toàn.

Trong trường hợp này có thể thấy nguyên đơn và bị đơn đang kinh doanh cùng một lĩnh

vực kinh doanh tương tự (lĩnh vực an toàn).

c) Với những phân tích trên, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại củanguyên đơn không?

Từ những phân tích trên có thể thấy bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại của

nguyên đơn vì có hành vi sử dụng tên thương mại tương tự gây nhầm lẫn với tên thương

mại được bảo hộ hợp pháp và lĩnh vực kinh doanh của bị đơn là có sự tương tự với

nguyên đơn.

2 Tình huống 1

Giáo sư A của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM đến công ty của anh/chịnhờ tư vấn về việc bảo hộ một giải pháp kỹ thuật do giáo sư tạo ra trong quá trìnhcông tác tại trường Thông qua việc so sánh cơ chế bảo hộ thể hiện ở các quy địnhpháp luật hiện hành (đối tượng bảo hộ, điều kiện bảo hộ, căn cứ xác lập quyền, thờihạn bảo hộ, nội dung quyền…), anh/chị hãy tư vấn về những lợi thế và bất lợi trongtrường hợp lựa chọn hình thức bảo hộ giải pháp kỹ thuật này dưới dạng sáng chếhoặc BMKD để giáo sư A quyết định.

Trang 10

Để ông A có thể lựa chọn được mô hình bảo hộ phù hợp, cần phân tích các ưu nhược

điểm của 2 hình thức bảo hộ như sau:

● Về hình thức bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh:

- Ưu điểm:

+ Không cần thực hiện các thủ tục đăng ký

+ Không phải nộp lệ phí các loại

+ Nếu bảo mật tốt, không lo quyền ở hữu trí tuệ bị xâm phạm vì sản phẩm không bị

công bố ra thị trường với bất kỳ hình thức nào

+ Không giới hạn về thời hạn bảo hộ, chủ thể có thể khai thác sản phẩm tới thời hạn

không xác định trong tương lai Nếu sản phẩm có khả năng mang lại nguồn lợi lớn và

lâu dài, ông A có thể tự khai thác độc quyền trong 1 khoảng thời gian vô hạn mà không

lo bị hết thời hạn bảo hộ.

+ Có các quyền đối với trường hợp bí mật kinh doanh được quy định rõ tại khoản 4

Điều 124.

- Nhược điểm:

+ Không có căn cứ thể hiện sự minh bạch, rõ ràng về quyền sở hữu đối với sản phẩm.

+ Có khả năng bị bộc lộ hợp pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 125 LSHTT.

+ Khó khăn trong việc hợp tác khai thác sản phẩm vì sản phẩm thuộc phạm vi bí mật,

do đó ông A phải tự mình khai thác sản phẩm, ví dụ như lời ăn lỗ chịu…

+ Chi phí bảo mật cao

Trang 11

● Về hình thức bảo hộ dưới dạng sáng chế:

- Ưu điểm:

+ Bảo hộ dưới hình thức văn bằng bảo hộ nên có tính minh bạch, rõ ràng về quyền nhân

thân và quyền tài sản của ông A đối với sáng chế Các chủ thể khác không thể thực hiện

hành vi xâm phạm, khai thác, sử dụng sáng chế của ông A khi chưa được ông A cho

phép trong thời gian văn bằng có hiệu lực.

+ Văn bằng bảo hộ tạo ra căn cứ cụ thể về quyền sở hữu của ông A đối với giải pháp kỹ

thuật, ông A có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản trí tuệ của mình

Từ đó ông A có thể tự khai thác hoặc hợp tác sản phẩm đạt lợi ích kinh tế cao hơn, có

thể sử dụng văn bằng bảo hộ của mình như một căn cứ trong quá trình khai thác, sử

dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Luật SHTT.

+ Văn bằng bảo hộ kéo dài 20 năm kể từ ngày nộp đơn, trong thời gian này ông A có

thể khai thác được tối đa lợi nhuận.

+ Không cần nộp lệ phí gia hạn

+ Không mất chi phí bảo mật thông tin

+ Không phải lo nghĩ về việc lộ bí mật kinh doanh.

+ Có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sản phẩm của mình theo quy định tại Điều

126 Luật SHTT, có quyền được bảo vệ theo quy định tại phần V LSHTT.

- Khuyết điểm

+ Mất công làm thủ tục đăng ký bảo hộ.

Trang 12

+ Phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực

+ Hiệu lực của văn bằng là có thời hạn xác định, hết thời hạn thì nội dung của sản phẩm

sẽ không được bảo hộ nữa mà thuộc về nhân loại, các cá nhân tổ chức có thể tự do sử

dụng sản phẩm mà không cần thực hiện bất cứ nghĩa vụ tài sản nào cho ông A.

+ Có thể bị giới hạn quyền theo quy định

+ Có thể bị buộc chuyển giao theo quy định.

Với mỗi đặc trưng nêu trên của hai hình thức bảo hộ đối với đối tượng sở hữu công

nghiệp, ông A có thể dựa vào để xem xét lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện của

3 Tình huống 2

Theo các chuyên gia kiểm định chất lượng thì nhà vườn ông E tuy trồng bưởi tại xãPhúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh nhưng chất lượng bưởi lại khôngngon, không đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng Do vậy nhà vườn này khôngđược sử dụng chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch cho sản phẩm bưởi của mình Anh (chị) cóđồng ý với quan điểm trên không? Vì sao?

- Nhóm không đồng ý với quan điểm trên Theo quy định tại Điều 79 Luật SHTT:

“Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh

thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

Trang 13

2 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do

điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ

dẫn địa lý đó quyết định”

Như vậy, để sử dụng chỉ dẫn địa lý thì sản phẩm phải có nguồn gốc tại địa phương

tương ứng, trong trường hợp này nhà vườn ông E trồng bưởi ở nơi được bảo hộ chỉ dẫn

địa lý, nhà vườn ông E là một nhà vườn chuyên trồng bưởi tại địa phương do đó về điều

kiện địa lý theo quy định tại Điều 83 thì nhà vườn ông E đã đáp ứng được quy định của

luật Tuy nhiên, đối với điều kiện về chất lượng sản phẩm thì bưởi do nhà vườn ông E

đang có sự tranh chấp Theo quy định tại khoản 2 Điều 81: “Chất lượng, đặc tính của

sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính,

định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả

năng kiểm tra được bằng phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm

tra phù hợp” Các kết luận về chất lượng của sản phẩm nhà vườn E chưa có sự kiểm

chứng một cách bài bản cho thấy đây là kiểm chứng chưa thật sự đáng tin cậy, do đó

chưa có căn cứ để kết luận sản phẩm của nhà vườn E không được sử dụng chỉ dẫn địa lý

của địa phương.

- CSPL: điểm a khoản 3 Điều 129

Trang 14

4 Tình huống 3

Tấm có một bí quyết nấu ra nước phở với mùi vị đặc biệt, thơm ngon và đã đem lạinhiều lợi nhuận cho quán phở của mình Cám là một thực khách sành ăn, trong mộtlần đến quán phở của Tấm, Cám rất thích loại nước phở đó nên đã thử nghiệmnhiều lần và cuối cùng đã nấu ra được nước phở có mùi vị giống nước phở của Tấmvà mở quán phở kinh doanh cạnh tranh với Tấm Hỏi hành vi của Cám có xâmphạm bí mật kinh doanh của Tấm không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 127 Luật SHTT 2005 quy định về hành vi xâm phạm đối với

bí mật kinh doanh như sau:

“1 Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:

a) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện

pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

b) Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở

hữu bí mật kinh doanh đó;

c) Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi

dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí

mật kinh doanh;

d) Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục

xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp

bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

Trang 15

đ) Sử dụng, bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh

doanh đó do người khác thu được có liên quan đến một trong các hành vi quy định tại

các điểm a, b, c và d khoản này;

e) Không thực hiện nghĩa vụ bảo mật quy định tại Điều 128 của Luật này.”

Hành vi của Cám không xâm phạm đến bí mật kinh doanh của Tấm Bởi Cám là một

thực khách sành ăn, việc Cám có thể tìm ra được công thức nấu nước phở giống Tấm là

do Cám đã ăn phở từ quán của Tấm, thử nghiệm và nấu thử nhiều lần nên Cám không

hề có dấu hiệu của các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh được quy định tại khoản 1

Điều 127 Luật SHTT Do đó, hành vi của Cám không xâm phạm đến bí mật kinh doanh

của Tấm.

III Câu hỏi sinh viên tự làm

Năm 2014, ông T đã đăng ký sử dụng các tên miền bmwmotorrad.com.vn, bmwmotorrad.com.vn, bmwmotorraad.vn, bmw-motorrad.vn tại Trung tâm Internet ViệtNam (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) Các trang web này được ông T sử dụngđể quảng cáo cho dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô của gara ô tô do ông làm chủ.Sau đó, Công ty BMW đã khởi kiện ông T ra Tòa án vì cho rằng các tên miền nàyxâm phạm nhãn hiệu BMW với các yêu cầu sau:

- Yêu cầu bị đơn chấm dứt sử dụng các tên miền trên

Ngày đăng: 15/04/2024, 06:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w