vì loại tài sản này bắt buộc phải có sựđồng ý từ cả vợ và chồng.Trường hợp giao dịch với tư cách là người đại diện: Trang 9 - Đại diện giữa vợ và chồng có thể là đại diện theo pháp luật
Trang 1Lớp Luật Thương mại Quốc tế 47.2
BÀI THẢO LUẬN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA: QUAN HỆ PHÁP LUẬT GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
DANH SÁCH NHÓM
ST
3 Nguyễn Ngọc Như (nhóm trưởng) 2253801090070
Trang 2Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Luật HNGĐ Luật Hôn nhân và Gia đình
MỤC LỤC
I Lý thuyết: Trả lời/phân tích/làm sáng tỏ các nội dung sau: 1
1 Cơ sở phát sinh quan hệ vợ chồng theo pháp luật 1
2 Quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng được pháp luật hôn nhân và gia đình thừa nhận? Vợ khởi kiện chồng yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Tòa án có thụ lý? Cơ sở lý giải? 1
3 Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với các giao dịch do một bên thực hiện? Ý nghĩa của cơ chế? 3
4 Quan hệ đại diện giữa vợ và chồng? 5
5 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận? 6
6 Căn cứ và nguyên tắc xác định tài sản chung (tài sản pháp định) của vợ
chồng? Phân tích chế độ pháp lý về tài sản chung (tài sản pháp định) của vợ chồng 7
7 Phân tích chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân và nêu quan điểm về hậu quả của việc chia tài sản đối với việc bảo vệ quyền định đoạt tài sản của vợ chồng 10
8 Căn cứ xác định và chế độ pháp lý về tài sản riêng (tài sản pháp định) của vợ hoặc chồng? Quyền định đoạt về tài sản riêng của vợ chồng? Pháp định hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng tại khoản 4 Điều 44 LHNGĐ có trái với nguyên tắc đảm bảo quyền định đoạt về tài sản của con người? Cơ sở lý giải?
11
9 Phân tích quyền bình đẳng về tài sản của vợ chồng Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật với việc đảm bảo quyền bình đẳng về tài sản chung của vợ chồng hiện nay 13
II Tình huống 14
1 Hành vi đơn phương bán xe của ông Khánh (có trái với quy định về quyền định đoạt tài sản của vợ chồng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ?)
15
Trang 31 Xác định có lý giải vợ của ông Anh theo quy định của pháp luật? 15
2 Xác định di sản thừa kế của ông Anh và đối tượng được hưởng di sản của ông giả thiết có tranh chấp về thừa kế và tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án, nhà số 11/8 tại xã K, huyện LK, tỉnh HB do ông Anh đứng tên; được định giá 3 tỷ đồng.
và có tranh chấp thì bên nào có nghĩa vụ chứng minh 17
3 Trên cơ sở pháp lý, hãy cho biết đường lối của Tòa án khi giải quyết lại theo thủ tục chung phần tranh chấp tài sản là nhà đất 11A, giả thiết 18
Trang 5I Lý thuyết: Trả lời/phân tích/làm sáng tỏ các nội dung sau:
1 Cơ sở phát sinh quan hệ vợ chồng theo pháp luật.
Theo Điều 8 Luật HNGĐ năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:
“1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Theo quy định tại Điều 9 Luật HNGĐ năm 2014 quy định về việc đăng ký kết hôn nhưsau:
“1 Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
2 Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”
Căn cứ 2 quy định trên, để được pháp luật thừa nhận là có quan hệ vợ chồng thì phải có
đủ điều kiện kết hôn và hoàn tất việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật
2 Quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng được pháp luật hôn nhân và gia đình thừa nhận? Vợ khởi kiện chồng yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Tòa án có thụ lý? Cơ sở lý giải?
Quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ chồng được pháp luật hôn nhân
và gia đình thừa nhận tại Điều 21 Luật HNGĐ năm 2014:
“Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.”
Về vấn đề vợ khởi kiện chồng yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Tòa án có thụ lý về việcđòi bồi thường về danh dự, nhân phẩm
Bộ luật Dân sự quy định: “Người nào có lỗi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh
dự, uy tín, tài sản của pháp nhân và các chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
Trang 6thường” Như vậy, nếu người vợ đưa ra được căn cứ chứng minh được thiệt hại là hậu
quả khi người chồng có hành vi xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của mình trước Tòa
án về việc yêu cầu bồi thường về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm và chứng minhđược người chồng có lỗi thì tòa sẽ xác định thiệt hại và yêu cầu người chồng phải bồithường
Về cách xác định thiệt hại do Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 589 Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
1 Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
2 Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
3 Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
4 Thiệt hại khác do luật quy định.
Điều 590 Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1 Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất,
bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2 Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Điều 591 Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1 Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
Trang 7a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2 Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Điều 592 Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1 Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2 Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
3 Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với các giao dịch do một bên thực hiện? Ý nghĩa của cơ chế?
Trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với các giao dịch do một bên thực hiện được quyđịnh tại Điều 27 Luật HNGĐ năm 2014:
“Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng:
1 Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều
24, 25 và 26 của Luật này.
2 Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”.
Trang 8Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ hoặc chồng thực hiện gồm giao dịch nhằm đáp ứngnhu cầu thiết yếu của gia đình hoặc giao dịch với tư cách là người đại diện cho người cònlại.
Đối với trường hợp giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình:
- Về nguyên tắc, khi vợ hoặc chồng thực hiện một giao dịch liên quan đến tài sảnchung, phải có sự đồng ý của hai vợ chồng Tuy nhiên, để đáp ứng một cách kịpthời quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, trong một số trường hợp, giaodịch của vợ, chồng liên quan đến tài sản chung có thể chỉ do một bên thực hiện,phía bên kia cho dù không biết hoặc biết nhưng không đồng ý, vẫn phải liên đớichịu trách nhiệm Đó là các giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình(quy định tại Điều 30 Luật HNGĐ năm 2014) như nhu cầu sinh hoạt thông thường
o Người thực hiện giao dịch không chứng minh được điều trên thì đây là nghĩa
vụ riêng của họ
- Đối tượng có quyền, nghĩa vụ chứng minh: Luật HNGĐ năm 2014 không quyđịnh rõ, nhưng dựa trên nguyên tắc bình đẳng vợ - chồng, bảo vệ quyền lợi cácthành viên gia đình và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình, đối tượng sauđây có quyền và nghĩa vụ chứng minh về mục đích giao dịch:
o Vợ, chồng thực hiện giao dịch (để yêu cầu chồng hoặc vợ họ cũng thực hiệnnghĩa vụ phát sinh từ giao dịch)
o Vợ, chồng không thực hiện giao dịch (để loại trừ nghĩa vụ phát sinh từ giaodịch)
o Người thứ ba tham gia giao dịch (bảo vệ quyền lợi cho họ)
- Giới hạn của giao dịch: Vợ, chồng có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quanđến tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình Nhưng quyền này
bị loại trừ nếu là giao dịch liên quan đến khoản 2 Điều 13 NĐ 126/2014 (bất độngsản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu, ) vì loại tài sản này bắt buộc phải có sựđồng ý từ cả vợ và chồng
Trường hợp giao dịch với tư cách là người đại diện:
Theo khoản 1 Điều 27 Luật HNGĐ năm 2014: Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đốivới giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phùhợp với quy định tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật này
Trang 9- Đại diện giữa vợ và chồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủyquyền:
o Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau các lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch màtheo quy định của pháp luật cần có sự đồng ý của cả hai vợ chồng
o Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bênkia có đủ điều kiện làm người giám hộ; một bên bị hạn chế năng lực hành vidân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật củangười đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mìnhthực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan
o Vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinhdoanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó (trừtrường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác)
Ý nghĩa của cơ chế trách nhiệm liên đới của vợ chồng đối với các giao dịch do một bên thực hiện:
- Đảm bảo quyền chủ động của vợ, chồng trong giao dịch dân sự nhằm đáp ứng kịpthời các nhu cầu cần thiết, bức bách của các thành viên trong gia đình
- Bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba, bởi lẽ trong trường hợp như vậy, người thứ ba
có quyền yêu cầu cả hai vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ, cũng có thể yêu cầu chỉmột bên thực hiện, người vợ, chồng không tham gia giao dịch không thể từ chốithực hiện nghĩa vụ
- Đặt ra các quy tắc rõ ràng và công bằng để xác định trách nhiệm và sự chia sẻ củacác bên trong việc thực hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba
4 Quan hệ đại diện giữa vợ và chồng?
- Đại diện theo ủy quyền:
o Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 24 Luật HNGD năm 2014: “Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng”.
o Đại diện theo uỷ quyền giữa vợ và chồng theo như quy định này chỉ được đặt
ra khi vợ chồng tham gia vào những giao dịch bắt buộc phải có sự đồng ý của
vợ hoặc chồng nhưng một bên không thể trực tiếp tham gia giao dịch thì có thể
uỷ quyền cho người còn lại thực hiện giao dịch đó Ngoài ra, người vợ hoặcngười chồng đó có quyền thực hiện các giao dịch vì lợi ích của vợ chồng hoặc
vì lợi ích của người uỷ quyền trong phạm vi được uỷ quyền với tư cách làngười đại diện theo ủy quyền
- Đại diện theo pháp luật:
o Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 24 Luật HNGĐ năm 2014: “Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện
Trang 10làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan”.
o Theo đó, vợ (chồng) mất năng lực hành vi dân sự thì chồng (vợ) của họ là
người đại diện nếu đủ điều kiện giám hộ, trừ trường hợp ly hôn
o Vợ (chồng) bị hạn chế năng lực hành vi dân sự: chồng (vợ) họ là người đại
diện nếu được Tòa án chỉ định (trừ trường hợp theo quy định của pháp luật,người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan)
o Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: bên còn lại là
người đại diện nếu được Tòa án chỉ định làm người giám hộ (người đại diện)
- Đại diện đương nhiên:
o Trong quan hệ kinh doanh:
Cơ sở pháp lý: Điều 25, Điều 36 Luật HNGĐ năm 2014 Theo đó, bên trực tiếpkinh doanh là người đại diện
o Trong giao dịch liên quan đến: tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán,động sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng: người đứng tên,người đang chiếm hữu tài sản là người đại diện (Điều 32 Luật HNGĐ năm2014)
5 Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận?
Chế độ tài sản theo thỏa thuận là việc vợ chồng tự thỏa thuận và thỏa thuận cùng vớinhau về việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của họ Vợ chồng cóthể lựa chọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật quy định hoặc tự thiết lập một chế
độ riêng với điều kiện không trái với quy định của pháp luật Có rất nhiều cách gọi khácnhau về thỏa thuận của vợ chồng liên quan đến tài sản như: hôn ước, hợp đồng tiền hônnhân hay thỏa thuận tài sản của vợ chồng
Tài sản giữa vợ chồng sau khi kết hôn gồm khối tài sản được người vợ hoặc người chồngtạo lập trước thời kỳ hôn nhân, khối tài sản được vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hônnhân, khối tài sản được tặng cho riêng, được tặng cho chung và các hoa lợi lợi tức phátsinh từ các khối tài sản này
- Về hình thức: Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng phải được lập thànhvăn bản và phải được công chứng, chứng thực
- Thời điểm xác lập: Thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn Chế độ tài sảncủa vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn
- Chế độ tài sản thỏa thuận của vợ chồng ở Việt Nam có những đặc điểm về nộidung sau:
o Thứ nhất, trong văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, trước hết
vợ, chồng cần xác định rõ những tài sản nào là tài sản riêng của mỗi bên và
Trang 11những tài sản nào là tài sản chung của vợ chồng Vì khi xác định được phạm vicác loại tài sản, quyền sở hữu của mỗi bên thì vợ, chồng sẽ thỏa thuận và thốngnhất được với nhau các quyền cũng như nghĩa vụ đối với từng loại tài sản.
o Thứ hai, trên cơ sở xác định nội dung về tài sản trong thỏa thuận trước đó vợ
và chồng thỏa thuận về các quyền của mỗi bên đối với tài sản chung, tài sảnriêng cũng như những nghĩa vụ riêng, nghĩa vụ chung về tài sản hai bên phảigánh chịu và những nhu cầu thiết yếu của gia đình sẽ được đảm bảo bằng tàisản chung hay tài sản riêng Bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếucủa gia đình là nghĩa vụ của vợ, chồng; trong trường hợp vợ chồng thỏa thuậntài sản bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình là tài sản chung nhưng tài sảnchung không đủ thì vợ, chồng cần thỏa thuận việc có đóng góp tài sản riêngcủa mối bên và đóng góp bao nhiêu vào tài sản chung để đảm bảo nhu cầu thiếtyếu cho gia đình
o Thứ ba, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng được lập trước khi kếthôn và có hiệu lực kể từ ngày vợ, chồng thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theotrình tự, điều kiện và quy định của pháp luật Xuất phát từ nhu cầu của mỗibên, vợ chồng có thể thỏa thuận các điều kiện được đưa ra khi chấm dứt chế độtài sản theo thỏa thuận và xác định trong những trường hợp nào một bên hoặc
cả hai bên vợ chồng có quyền yêu cầu chấm dứt chế độ tài sản này Khi chấmdứt chế độ tài sản theo thỏa thuận, tài sản sẽ được chia cho vợ chồng theo thủtục (thỏa thuận hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết) hoặc theo thỏathuận của vợ chồng và nguyên tắc chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản đó
Về nguyên tắc tài sản có thể chia theo cách thức chia tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân hoặc theo nguyên tắc phân chia khác do hai vợ chồng tự thỏathuận thống nhất với nhau Và khi có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết tranhchấp được ưu tiên áp dụng theo thỏa thuận của vợ chồng
o Thứ tư, ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên, trong nội dung của thỏa thuận
vợ, chồng có thể thỏa thuận những nội dung khác (ví dụ như vấn đề cấp dưỡngcho cha, mẹ, con,…) liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng phù hợp vớinhu cầu và hoàn cảnh của mỗi bên
6 Căn cứ và nguyên tắc xác định tài sản chung (tài sản pháp định) của vợ chồng? Phân tích chế độ pháp lý về tài sản chung (tài sản pháp định) của vợ chồng.
- Căn cứ xác định: vợ chồng đang trong thời kỳ hôn nhân
- Nguyên tắc xác định: suy đoán pháp lý:
o Nguồn tài sản chung
o Đăng ký quyền tài sản chung
o Chế độ pháp lý đối với tài sản chung
o Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Trang 12- Tài sản chung của vợ chồng bao gồm: (cơ sở pháp lý: Điều 33 Luật HNGĐ năm
2014, Điều 9 NĐ 126/2014)
o Tài sản do vợ, chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân
o Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phátsinh từ tài sản riêng của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân
o Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm: Cáckhoản tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số,… phù hợp theo quyđịnh pháp luật
o Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
o Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung
o Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng choriêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng
o Trường hợp không có căn cứ cho rằng tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp
là tài sản riêng của một bên thì tài sản đó được xác định là tài sản chung của vợchồng
- Đăng ký quyền tài sản chung: (cơ sở pháp lý: Điều 34 Luật HNGĐ năm 2014)
o Tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kýquyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứngnhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng cóthỏa thuận khác
o Pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng chỉ căn cứ vàonguồn gốc, thời điểm phát sinh Tài sản chung của vợ chồng cũng không nhấtthiết phải là do công sức của cả hai vợ chồng trực tiếp tạo ra, có thể chỉ do vợhoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân Ví dụ như giấy chứng nhận quyền sửdụng đất
o Những tài sản, giấy tờ có giá trị thì phải ghi tên của cả hai vợ chồng Đây chính
là căn cứ pháp lý xác định tài sản chung của vợ chồng khi có tranh chấp Đốivới những tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp nhưng không chứng minhđược tài sản đó là tài sản riêng thì tài sản đó là tài sản chung
- Chế độ pháp lý về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quyđịnh tại Điều 35 Luật HNGĐ năm 2014 như sau:
“Điều 35 Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung
1 Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2 Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;