1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) bảo vệ thương hiệu các biện pháp chống xâmphạm thương hiệu ví dụ minh họa về hoạt động chống xâm phạmthương hiệu

34 10 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Vệ Thương Hiệu. Các Biện Pháp Chống Xâm Phạm Thương Hiệu. Ví Dụ Minh Họa Về Hoạt Động Chống Xâm Phạm Thương Hiệu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Nga
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản Tháng 11
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 4,59 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (4)
    • 1.1. Xác lập quyền bảo hộ với các tài sản trí tuệ (4)
      • 1.1.1. Nhãn hiệu (4)
      • 1.1.2. Kiểu dáng công nghiệp (5)
      • 1.1.3. Chỉ dẫn địa lý (6)
      • 1.1.4. Phát minh sáng chế (6)
      • 1.1.5. Bí mật kinh doanh (8)
    • 1.2. Bảo vệ thương hiệu (9)
      • 1.2.1. Chống xâm phạm thương hiệu (9)
      • 1.2.2. Các biện pháp chống sa sút thương hiệu (12)
  • CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHỐNG XÂM PHẠM THƯƠNG HIỆU CỦA ADIDAS (14)
    • 2.1. Giới thiệu chung về thương hiệu Adidas (14)
      • 2.1.1. Giới thiệu chung về Adidas (14)
      • 2.1.2. Tập khách hàng mục tiêu của Adidas (15)
    • 2.2. Thực trạng xâm phạm thương hiệu Adidas (15)
      • 2.2.1. Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái (15)
      • 2.2.2. Xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ của Adidas (18)
      • 2.2.3. Cạnh tranh không lành mạnh (18)
    • 2.3. Các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu Adidas (19)
      • 2.3.1. Thiết lập các rào cản kỹ thuật trong bảo vệ thương hiệu của Adidas (19)
      • 2.3.2. Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu của Adidas (25)
    • 2.4. Đánh giá các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu của Adidas (27)
      • 2.4.1. Ưu điểm (27)
      • 2.4.2. Hạn chế (27)
  • CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG XÂM PHẠM THƯƠNG HIỆU ADIDAS (29)
  • KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý1 Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của ngườitiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Xác lập quyền bảo hộ với các tài sản trí tuệ

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Phân loại nhãn hiệu gồm:

 Nhãn hiệu nổi tiếng b Điều kiện đối với nhãn hiệu được bảo hộ

(1) Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

(2) Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. c Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

(1) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

(2) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

(3) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

(4) Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. d Quy trình bảo hộ nhãn hiệu

Với số lượng đơn rất lớn được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ mỗi ngày, quy trình đăng ký nhãn hiệu có thể bị kéo dài với tổng thời gian lên đến 24 - 28 tháng cho mỗi đơn Quy trình cụ thể khi đó diễn ra như sau:

Giai đoạn 1: Người nộp đơn nộp đơn Đăng ký nhãn hiệu tại Cục SHTT; Giai đoạn 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký: Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ về mặt hình thức của đơn (01 - 02 tháng);

Giai đoạn 3: Công bố đơn: Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp (02 – 04 tháng);

Giai đoạn 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký: Đơn Đăng ký nhãn hiệu được Thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (19 – 22 tháng).

1.1.2 Kiểu dáng công nghiệp a Khái niệm

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. b Điều kiện đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: có tính mới, có tính sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. c Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

(1) Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có.

(2) Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.

(3) Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm d Quy trình bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bước 1: Nộp đơn đăng ký: nộp giấy hoặc nộp trực tuyến

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp (1 tháng kể từ ngày nộp đơn)

Bước 3: Công bố đơn: công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp (trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ)

Bước 4: Thẩm định nội dung (không quá 7 tháng kể từ ngày công bố đơn)

Bước 5: Cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

1.1.3 Chỉ dẫn địa lý a Khái niệm

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể b Điều kiện đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

(1) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý.

(2) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. c Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

(1) Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.

(2) Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng.

(3) Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa.

(4) Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

1.1.4 Phát minh sáng chế a Khái niệm

Bảo vệ thương hiệu

1.2.1 Chống xâm phạm thương hiệu a Khái niệm

Xâm phạm thương hiệu là bất kỳ hành vi nào từ bên ngoài làm tổn hại đến uy tín, hình ảnh và giá trị thương hiệu.

Chống xâm phạm thương hiệu hay bảo vệ thương hiệu là việc các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp khác nhau để tự bảo vệ thương hiệu của mình trước những xâm phạm vô tình hay cố ý đến từ bên ngoài cũng như chống lại những sa sút của thương hiệu ngay từ bên trong mỗi doanh nghiệp b Các tình huống chống xâm phạm thương hiệu

- Sự xuất hiện của hàng giả (hàng nhái): là hàng hóa được làm giống như hàng hóa nguyên bản nhưng lại khác với hàng thật nguyên bản

+ Hàng giả về nguồn gốc xuất xứ: hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc nơi sản xuất đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa.+ Hàng giả về kiểu dáng công nghiệp: bao bì hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà ko được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức tổ chức quản lý.

+ Hàng giả về chất lượng: chất lượng của sản phẩm khác với sản phẩm nguyên bản của hãng sản xuất đa số chất lượng sẽ kém hơn, thậm chí có thể gây hại cho người tiêu dùng.

- Tạo điểm bán tương tự hoặc giống hệt: không bị điều chỉnh bởi các quy định hiện hành về hàng giả Vấn đề này gây nhầm lẫn cho khách hàng, dẫn đến suy giảm uy tín hoặc gây thiệt hại cho thương hiệu bị xâm phạm

- Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp cũng là những hành vi khá phổ biến.

- Các hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ ngoài quy định tại Điều 213 của Luật

Sở hữu trí tuệ năm 2005 như sử dụng trái phép sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả…

- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác như quảng cáo cạnh tranh và cố ý nhắm đến đến những hiểu nhầm cho người tiêu dùng về đối thủ, phá hoại trang web, c Quy trình xử lý các xâm phạm và tranh chấp thương hiệu

Chứng minh tính hợp pháp của các yếu tố thương hiệu liên quan là việc doanh nghiệp cần chủ động tập hợp các bằng chứng chứng minh tính hợp pháp của mình đối với các thành tố và yếu tố liên quan đến thương hiệu (sự hợp pháp của nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, tên thương mại, ) để làm căn cứ đòi các bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại

Tập hợp bằng chứng về những hành vi xâm phạm thương hiệu là việc doanh nghiệp tập hợp tất cả những bằng chứng, chứng minh về hành vi xâm phạm khác nhau của các bên liên quan Những người cố tình xâm phạm thường tìm mọi cách che dấu hành vi, khai thác những điểm yếu của doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu để xâm phạm Có thể thuê hoặc nhờ sự can thiệp của các cơ quan chuyên môn, chức năng.

Chứng minh tính hợp pháp

Can thiệp của cơ quan chức năng

Cảnh bảo, thương lượng là bước doanh nghiệp đưa ra những thông báo cảnh báo đối với các bên xâm phạm để họ có thể chấm dứt hành vi xâm phạm Với những trường hợp vô tình xâm phạm, những bên xâm phạm sẽ nhanh chóng và tự giác điều chỉnh các hành vi của mình Thương lượng thường ít gặp và chỉ trong những tình huống đặc biệt khi doanh nghiệp muốn tận dụng và khai thác ngay những điều kiện cơ sở vật chất của bên xâm phạm.

Huy động và nhờ trợ giúp can thiệp của các cơ quan chức năng: doanh nghiệp cần nhờ trợ giúp từ các cơ quan chức năng như thanh tra sở hữu trí tuệ, quản lý thị trưởng, công an Tuy theo hành vi xâm phạm và nội dung xâm phạm mà sẽ nhờ đến sự trợ giúp, can thiệp của những cơ quan khác nhau

Kiện tụng nếu thấy cần thiết: việc theo đuổi vụ kiện là bước cuối cùng vì tham gia vụ kiện sẽ có thể gây tổn hại về uy tín thương mại và uy tín thương hiệu của doanh nghiệp, gây tốn kém về tải chính và thời gian. d Các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu

(1) Thiết lập các rào cản kỹ thuật trong bảo vệ thương hiệu

- Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp: Mỗi thương hiệu với tên gọi và biểu tượng có tính cá biệt cao, không bị trùng lặp hoặc khó trùng lặp sẽ là rào cản đầu tiên để bảo vệ thương hiệu Nếu sự xâm phạm gia tăng hoặc khó kiểm soát, doanh nghiệp có thể đổi thương hiệu hoặc tạo thương hiệu mới Thông thường các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn các biện pháp trong chiến lược mở rộng thương hiệu nhằm bảo vệ thương hiệu

- Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự khác biệt cao: Với dáng vẻ cá biệt cao, có tính hấp dẫn, hàng hóa sẽ lôi cuốn người tiêu dùng và tạo ra một sự thích thú, một giá trị cá nhân nào đó trong tiêu dùng Biện pháp này giúp hạn chêa việc làm giả hàng hoá và việc nhận biết hàng giả cũng dễ dàng hơn.

- Thường xuyên đổi mới bao bì và cách thể hiện thương hiệu trên bao bì hàng hoá: biện pháp này tạo ra một rào cản hạn chế sự xâm phạm của các yếu tố bên ngoài đến thương hiệu Đổi mới bao bì và sự thể hiện thương hiệu cần đi cùng với sự phát triển của thương hiệu theo chiều rộng của hàng hoá.

- Thực hiện các biện pháp kĩ thuật để đánh dấu bao bì và sản phẩm bằng phương pháp vật lý như tem chống hàng giả, tem hàng nhập khẩu, tem đảm bảo chất lượng, hay phương pháp hóa học như các chất chỉ thị màu, các chất phản quang, Cách này người ta sử dụng những phương tiện và vật liệu khác nhau theo các cách khác nhau nhằm tạo ra những dấu hiệu khó bắt chước từ đó hạn chế việc làm giả hàng hoá.

- Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu: Mạng lưới các nhà phân phối hoặc đại lý là chân rết chủ yêu cũng cấp các thông tin phản hồi cho doanh nghiệp về tình hình hàng giả và vi phạm thương hiệu Ngoài ra họ còn cung cấp các thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường thiết lập hệ thống đường ây nóng để thu thập các thông tin phản hồi và thông tin về xâm phạm thương hiệu

(2) Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu

HOẠT ĐỘNG CHỐNG XÂM PHẠM THƯƠNG HIỆU CỦA ADIDAS

Giới thiệu chung về thương hiệu Adidas

2.1.1 Giới thiệu chung về Adidas

Adidas là tập đoàn đa quốc gia đến từ nước Đức, kinh doanh lĩnh vực thời trang thể thao và dụng cụ thể thao Tiền thân của hãng là công ty Gebruder Dassler Schuhfabrik được ra đời vào năm 1924 bởi hai anh em nhà Dassler là Adi Dassler và Rudolf Sau thế chiến thứ hai, do bất đồng quan điểm nên Rudolf đã tách ra thành lập công ty Ruda, sau này đổi tên là Puma Trong khi đó Adi Dassler vẫn tiếp tục điều hành công ty cũ và đặt tên mới là Adidas từ năm 1949

Ngày nay, Adidas trở thành tập đoàn chuyên sản xuất các mặt hàng thời trang phong cách thể thao lớn thứ hai trên thế giới Sản phẩm của hãng hiện đã có mặt tại

160 quốc gia và hàng năm tung ra thị trường hơn 660 triệu sản phẩm để phục vụ nhu cầu của người dùng Mặt hàng chủ lực của thương hiệu Adidas bao gồm giày dép, quần áo, mũ, tất, túi xách thể thao.

Các sản phẩm Adidas được biết đến và đã có mặt tại thị trường Việt Nam kể từ năm 1993 nhưng phải đến 2009, Adidas mới chính thức thành lập công ty Adidas Việt Nam, được sở hữu 100% vốn bởi Adidas International B.V – Amsterdam, Hà Lan. Adidas trở thành thương hiệu thời trang thể thao phổ biến tại Việt Nam, hiện nay sở hữu hơn 50 cửa hàng đại lý trải dài từ Bắc vào Nam với khoảng 80.000 lao động tại Việt Nam.

Hiện Adidas sử dụng 4 logo để nhận diện thương hiệu của mình:

- Logo đại diện cho cả tập đoàn: chi tiết 3 sọc này được phát triển trở thành 3 sọc trang trí và là biểu tượng đặc trưng cho toàn tập đoàn

- Logo tam giác 3 sọc (1991): được gọi là adidas Performance, xuất hiện trên những sản phẩm giày thể thao, các sản phẩm liên quan đến thể thao (quần áo, túi, balo,….) Ngoài ra, thương hiệu cũng dùng logo này để tài trợ cho các câu lạc bộ, bộ môn liên quan đến thể thao

(bóng đá, bóng bầu dục,…)

- Logo cỏ 3 lá (1971): đại diện cho Adidas Original hay còn gọi là “Trefoil logo”, sử dụng để trang trí, tạo nét thời trang cho sản phẩm

- Logo hình tròn: đại diện cho các sản phẩm mang đặc tính Adidas Style, ít được người tiêu dùng biết tới nhất

2.1.2 Tập khách hàng mục tiêu của Adidas

Khách hàng mục tiêu của Adidas từ khoảng 13-40 tuổi, nhưng đa số tập trung từ 15-30 tuổi và là những người ở tầng lớp trung lưu cao cấp Khách hàng là những người đã đi làm, học sinh, sinh viên hay là các dân chơi thể thao Phần lớn khách hàng có mức thu nhập trung bình khá đủ chi tiêu cho mua sắm.

Adidas hướng tới những khách hàng luôn mong muốn có được những sản phẩm có chất lượng, kiểu dáng đa dạng, phong phú, phong cách trẻ trung năng động.

Thực trạng xâm phạm thương hiệu Adidas

Adidas là một trong những thương hiệu cung cấp các mặt hàng thể thao thời trang và chuyên dụng hàng đầu thế giới Khởi đầu bằng những đôi giày điền kinh có đinh ở đế, trải qua hơn 1 thế kỷ, cái tên Adidas đã vượt xa hơn nguyện vọng ban đầu của nhà sáng lập Các thương hiệu càng nổi tiếng, càng có giá trị lại càng dễ bị xâm phạm thương hiệu Thực trạng xâm phạm thương hiệu Adidas diễn ra tràn lan và rất khó kiểm soát Xâm phạm thương hiệu được thể hiện ở các hành vi như: xuất hiện hàng giả hàng nhái, điểm bán tương tự hoặc giống hệt, xuyên tạc nói xấu hàng hóa dịch vụ hoặc doanh nghiệp, cạnh tranh không lành mạnh.

2.2.1 Sự xuất hiện của hàng giả, hàng nhái a Hàng giả về nhãn hiệu

Tại tỉnh Hải Dương: Vụ việc do Đội QLTT số 4, Cục QLTT tỉnh Hải Dương bàn giao, sau khi phối hợp với Công an huyện Thanh Miện tổ chức kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh, gia công hàng may mặc Gia Hưng tại thôn Văn Xá, xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở đang sử dụng máy may gia công áo khoác nam có gắn nhãn hiệu Adidas và lô gô có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 1.713 chiếc áo khoác thành phẩm, mặt trước mỗi áo đều được đính nhãn “Adidas và hình” đều chưa qua sử dụng;

800 thân áo chưa thành phẩm, mặt trước mỗi áo đều được đính nhãn “Adidas và hình”;4kg chỉ màu và 5 chiếc máy may Kết quả định giá với 1.713 chiếc áo thành phẩm ở thời điểm thu giữ, tổng giá trị 505.800.000 đồng Chủ cơ sở đã không xuất trình được các tài liệu liên quan đến quyền sử dụng các nhãn hiệu nêu trên để gắn lên các sản phẩm áo khoác được sản xuất tại cơ sở.

Tại tỉnh Tây Ninh: ngày 26/9, Đội quản lý thị trường số 4 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh cũng đã tổ chức tiêu hủy 20 đôi dép nhãn hiệu “ADIDAS” tại trụ sở Đội trước sự chứng kiến của các bên liên quan Trước đó, qua công tác quản lý địa bàn và giám sát tình hình kinh doanh hàng hóa, ngày 14/9/2022 Đội quản lý thị trường số 4 đã tiến hành kiểm tra và tạm giữ 20 đôi dép nhãn hiệu “ADIDAS” có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu tại cửa hàng kinh doanh giày dép N.P.P do bà T.T.N làm chủ tại địa chỉ: xã Phước Đông, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Tại tỉnh Phú Thọ: Cục Quản lý thị trường tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền gần 35 triệu đồng đối với ông Vũ Hùng Cường về hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Adidas Trước đó, vào ngày 05/8, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3 thuộc Cục QLTT tỉnh Phú Thọ tiến hành kiểm tra Cửa hàng Vũ Phong (Địa chỉ: Khu 5, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) do ông Vũ Hùng Cường làm chủ Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện 73 bộ quần áo cộc tay nam gắn nhãn hiệu Adidas có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Adidas đã được bảo hộ tại Việt Nam Quá trình thẩm tra, xác minh, Đoàn kiểm tra xác định toàn bộ số quần áo trên là giả mạo nhãn hiệu Adidas Đội QLTT số 3 đã chuyển hồ sơ vụ việc có liên quan lên Cục QLTT tỉnh Phú Thọ, trình Cục trưởng ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật Theo quyết định này, ông Cường bị xử phạt hành chính với số tiền 33,5 triệu đồng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là 2,15 triệu đồng và đồng thời phải tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm gồm 44 bộ quần áo cộc tay nam cổ tròn và 29 bộ quần áo cộc tay nam cổ bẻ giả mạo nhãn hiệu Adidas có trị giá ước tính khoảng 23 triệu đồng Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm thời hạn là 02 tháng theo quy định của pháp luật.

Lạng Sơn: Xử phạt nghiêm cơ sở bán hàng giả mạo nhãn hiệu Adidas trên Facebook Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã xử lý nghiêm 1 cửa hàng kinh doanh quần áo may sẵn ở số 233, đường Hoàng Văn Thụ, khu 5, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn do có hành vi bán hàng giả mạo nhãn hiệu Adidas đã được bảo hộ tại Việt Nam Cụ thể, ngày 12/5/2020, qua công tác giám sát trang mạng xã hội trên Fanpages “Chợ Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn” Tổ QLĐB huyện Tràng Định thuộc Đội QLTT số 7 phát hiện cửa hàng kinh doanh quần áo may sẵn “Trung Nghĩa”, địa chỉ tại số 233, đường Hoàng Văn Thụ, khu 5, thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn do ông Lăng Văn Tuyên làm chủ hộ có chào bán hàng sản phẩm là quần áo may sẵn trên tài khoản cá nhân Facebook Sầm Trung Nghĩa đang chào bán hàng hóa tại trang mạng Fanpages có dấu hiệu vi phạm pháp

14 luật Tiến hành kiểm tra đột xuất tại cửa hàng kinh doanh “Trung Nghĩa”, Đoàn kiểm tra phát hiện tại đây đang bày bán 18 bộ quần áo thể thao nam cộc tay người lớn, nhãn hiệu Adidas; 07 chiếc áo phông nam người lớn cộc tay, nhãn hiệu Adidas Toàn bộ số hàng hóa trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ tại Việt Nam Để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp, Tổ QLĐB huyện Tràng Định thuộc Đội QLTT số 7 đã ra Quyết định tạm giữ toàn bộ tang vật có dấu hiệu vi phạm trên, đồng thời gửi đại diện chủ sở hữu quyền giám định, tiếp tục xác minh, làm rõ các tình tiết liên quan để xử lý vụ việc theo quy định. b Đường link giả mạo Adidas để lừa đảo Đường link giả mạo Adidas với phần quà hấp dẫn khiến nhiều người sập bẫy. Chiều 20/6/2021, mạng xã hội Facebook xuất hiện đường link được cho là của nhãn hàng Adidas Người dùng sau khi click vào website trên, cung cấp các thông tin cá nhân, liên kết với Facebook sẽ nhận được phần là sản phẩm giày đến từ nhãn hàng. Nhiều người đã tin rằng đây là một chiến dịch mới của hãng thời trang thể thao đình đám này để kỷ niệm 100 năm thành lập nên không lưỡng lự click vào đường link trên. Giao diện trang web cũng được thiết kế tương tự website chính thống của Adidas khiến rất nhiều người tin tưởng Tuy nhiên, sau khi thử các bước đăng nhập, tài khoản Facebook sẽ lập tức bị hacker xâm nhập, người dùng mất quyền kiểm soát trang cá nhân của mình Chiêu trò không mới nhưng dưới danh nghĩa giả một nhãn hàng lớn, nhiều người dùng Facebook đã chủ quan đánh mất tài khoản Facebook và thông tin cá nhân của mình Sau sự việc được phát giác, rất nhiều fanpage, hội group lớn nhỏ trên Facebook đang đồng loạt lên tiếng về vấn đề này Những đường link "độc" chứa virus có thể sẽ xâm nhập vào máy tính hoặc smartphone cá nhân, đánh cắp dữ liệu quan trọng của người dùng như mật khẩu, hình ảnh thậm chí là số ID, CCCD và mật khẩu ngân hàng cùng nhiều thông tin bảo mật khác. c Hàng nhái

Năm 2013, hãng sản xuất đồ thể thao Adivon của Trung Quốc đã vướng vào vụ kiện kéo dài suốt 5 năm vì sao chép logo của Adidas Bằng cách tung ra các sản phẩm thể thao rẻ với thiết kế tốt, Adivon đã kích thích nhu cầu của người tiêu dùng và dần đạt được sự tiếp xúc cao với như cầu của người tiêu dùng và các thương hiệu cùng ngành trong thị trường này Tuy nhiên, là một thương hiệu thể thao bình dân, Adivon đã cố gắng bắt chước Adidas theo nhiều phương diện và nhiều cách Cả tên thương hiệu bằng tiếng Anh và tiếng Trung của Adivon đều tương tự, na ná với Adidas Hơn nữa, logo của Adivon được cho là sắp xếp lại từ logo của Adidas với các mũi tên hướng xuống Cuối cùng vụ kiện đã đi đến kết quả là buộc Adivon phải ngừng sử dụng logo trong mọi trường hợp và Adidas cũng yêu cầu bồi thường từ Adivon.

Một vụ việc khác, Công ty sản xuất quần áo và giày Aile tại Fujian, Trung Quốc đã lấy cắp đường cong đen của Nike kết hợp với sọc 3 nét của Adidas trên những đôi giày của họ Adidas đã kiện Aile và 2 đại diện thương mại của họ với Tòa án Nhân dân Tối cao ở Bắc Kinh với mức yêu cầu bồi thường là 360.000 USD.

2.2.2 Xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ của Adidas

Chỉ trong vòng 2 ngày, Kanye West đã làm náo loạn Instagram với một loạt bài đăng “đá xéo” Adidas với ngôn từ chỉ trích thậm tệ Bắt nguồn từ mẫu sandal bị tố là

“Yeezy Fake” đến việc tự ý tổ chức “Yeezy Day” không có sự cho phép của Ye, đội ngũ lãnh đạo của Adidas liên tục bị nam rapper đăng đàn tố cáo thương hiệu thời trang Đức đã không tôn trọng người nghệ sĩ, đối tác quan trọng của hãng Cụ thể, lần này Ye nhắm đến Phó chủ tịch/Tổng giám đốc cấp cao của Adidas - Daniel Cherry và một luật sư tên Ehkwan Rhow - người được Adidas thuê để thay đổi hợp đồng giữa đôi bên. Nam rapper bày tỏ sự thất vọng và phẫn nộ tột độ khi hết lần đến lần khác Adidas không hề lên tiếng nhận lỗi hay giải quyết các scandal này Ye thậm chí còn hứa hẹn sẽ

“chiến” tới cùng với gã khổng lồ thể thao của Đức rằng “họ sẽ phải trả hàng tỷ đồng để tôi ra đi” Theo nguồn tin từ KWVN, Ye cho Adidas 7 ngày trước khi kết thúc hợp đồng Ngày 25/10, Adidas đưa ra tuyên bố kết thúc hợp tác với Kanye West - nay đã đổi tên thành Ye - sau những phát ngôn và hành động ngông cuồng của nam ca sĩ này. Không chỉ riêng Adidas, Balenciaga và Gap cũng thông báo ngừng hợp tác với Ye trên mọi phương diện.

2.2.3 Cạnh tranh không lành mạnh

Vào năm 2009, khi Puma và công ty hóa chất lớn nhất thế giới có trụ sở tại Đức được biết đến với cái tên Badische Anilin- und Soda-Fabrik (BASF) hợp tác để phát triển đế giày bằng bọt polyurethane Sau rất nhiều nỗ lực, cuối cùng BASF cũng thành công trong việc tạo ra công nghệ đệm giày mới Họ nhanh chóng nhận được bốn bằng sáng chế Hai năm sau, BASF bất ngờ chấm dứt hợp tác với Puma và kí với Adidas một bản hợp đồng độc quyền cung cấp công nghệ Boost làm đệm giày chạy bộ Ngay sau khi độc quyền cung cấp Boost từ BASF, Adidas giành được rất nhiều thành công. Trước thành công của Adidas, với những tài liệu còn lại từ khi hợp tác với BASF, Puma đã cùng với một công ty hóa chất Mỹ có tên là Huntsman Corp sản xuất công nghệ phản hồi năng lượng tương tự Boost lấy tên NGRY Năm 2015, sản phẩm đầu

16 tiên sử dụng NGRY ra đời Ngay lập tức Adidas tiến hành một vụ kiện để cấm Puma bán giày có đệm NGRY Tuy nhiên, năm 2016, tòa án đã bác bỏ yêu cầu của Adidas. Adidas ngay sau đó đã kháng cáo Trên cơ sở quyết định của tòa, Puma liên tiếp tung ra những đôi giày có đệm NGRY với mức giá mềm hơn của Adidas (chỉ khoảng từ 100

- 120 USD) Thậm chí sau đó, Puma còn tiến hành vụ kiện ngược lại nhằm cấm Adidas bán giày có đệm Boost Tuy nhiên vụ kiện này cũng bị tòa án bác bỏ.

Các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu Adidas

Thương hiệu Adidas đã được đăng ký tên thương hiệu vào năm 1949 và sử dụng dịch vụ đăng ký độc quyền với logo nguyên gốc ba sọc nổi tiếng vào năm 1967 để phân biệt nhãn giày dép thể thao của mình Ngày nay, tuy đã nhiều lần thay đổi nhưng biểu tượng 3 sọc của adidas vẫn là một hình ảnh quen thuộc trong tâm trí người tiêu dùng.

2.3.1 Thiết lập các rào cản kỹ thuật trong bảo vệ thương hiệu của Adidas: a Tạo thương hiệu mới

Adidas là thương hiệu đã rất nổi tiếng trên thị trường toàn thế giới nên sự xâm phạm thương hiệu gia tăng và khó kiểm soát, Adidas lựa chọn chiến lược tạo thương hiệu một thương hiệu mới bằng cách kết hợp với nhà thiết kế nổi tiếng Yohji Yamamoto, Adidas đã tạo ra thương hiệu Y-3 Y-3 mang lại phong cách vừa hiện đại vừa cổ điển và đơn giản, trẻ trung, năng động với các sản phẩm quần áo như hoodie, sweatshirt, jacket, pants , skirt,… Các sản phẩm giày thể thao sử dụng công nghệ boost và Primeknit của Adidas kết hợp với thiết kế của Yohji Yamamoto như Y-3 High, Y-3Kaiwa, Y-3 Ultraboost, Ajatu run,… Ngoài ra còn có các sản phẩm dép Y-3 Slides được thiết kế đơn giản và gọn nhẹ, mũ, balo, tất,… b Sản phẩm giày của Adidas có sự cá biệt hóa cao

Trong nhiều sản phẩm giày của Adidas, nổi bật lên là sản phẩm giày sneaker Adidas Superstar thuộc dòng Adidas Originals Suốt hơn 50 năm, đôi sneaker Adidas Superstar luôn là lựa chọn hàng đầu của các huyền thoại thể thao và thời trang đường phố Thiết kế ban đầu dành cho sân bóng rổ vào thập niên 70, được các ngôi sao hip hop tôn sùng vào thập niên 80 Đôi giày Adidas Superstar giờ đây đã trở thành biểu tượng của các tín đồ thời trang đường phố.

Phần mũi giày nổi tiếng của Adidas, được gia cố cứng cáp từ cao su lấy cảm hứng từ vỏ sò, còn được gọi là mũi sò, với mục đích bảo vệ mũi chân của vận động viên bóng rổ trong suốt quá trình thi đấu và tập luyện Adidas

Superstar là đôi giày cổ thấp đầu tiên trên thế giới được bao bọc toàn bộ bằng chất liệu da bền bỉ được áp dụng thiết kế mũi sò này Đế giày được làm trắng toàn bộ cùng đường rãnh vân lượn sóng chìm vào bên trong vừa không để lại dấu giày trên sàn bóng rổ, vừa có khả năng bám đất tuyệt vời, hạn chế trơn trượt tối đa Thêm vào đó với thiết kế có tính ứng dụng thời trang đa dạng vượt ngoài sức tưởng tượng cùng với chất lượng truyền thống không đổi đã làm cho sản phẩm Adidas Superstar vẫn là một trong những đôi giày bán chạy nhất trong dòng Adidas Originals, chưa bao giờ lỗi mốt bởi chưa bao giờ xuống phong độ.

Sản phẩm giày của Adidas được sản xuất bằng công nghệ hiện đại như Boost và Primeknit:

Công nghệ adidas Boost là sản phẩm của đội ngũ sáng tạo Adidas (AIT) với sự đồng hành của những nhà hóa học người Đức (BASF) Boost là một loại nhựa mới, nhẹ hơn, chịu nhiệt tốt hơn, bền hơn và đàn hồi hơn so với dòng TPU được sử dụng trong hầu hết các đôi giày thể thao trước đây Giày Adidas boost sử dụng công nghệ nén các hạt nhựa theo khung giây, không sử dụng thêm khung nhựa cứng ở bên ngoài. Đế ngoài của đế giày, bề mặt tiếp xúc với mặt đất được trang bị một lớp nhựa cao su nhẹ và độ bám chắc chắn Đặc tính đệm của Boost tạo cảm giác êm ái, boost được thiết kế để thích nghi với nhiệt độ khác nhau có thể sử dụng trong mọi thời tiết bất kể gió,

18 tuyết, nắng, hay mưa Đặc tính lớn nhất của Boost là khả năng "hoàn trả năng lượng". Một số dòng sản phẩm nổi tiếng sử dụng công nghệ này kể đến như Adidas Ultraboost, Yeezy Boost, Adidas Energy Boost, Adidas Supernova Boost,… đã mang lại thành công cho thương hiệu.

Công nghệ Primeknit của Adidas: loại vải làm nên phần thân giày được dệt nên từ nhiều chất liệu khác nhau giúp cho nhà sản xuất có thể loại bỏ nhiều bộ phận không quan trọng trên các đôi giày adidas Công nghệ Primeknit sẽ đem đến sự linh hoạt, thoải mái cho từng bộ phận trên bàn chân, giúp trọng lượng giày nhẹ hơn từ đó tạo ra những đôi sneaker có tính đột phá, sáng tạo nhưng vẫn ôm chân, êm ái gây ấn tượng tốt đối với người dùng Các dòng sản phẩm áp dụng công nghệ này kể đến như Yeezy, Ultraboost, NMD Oreo.

Sản phẩm tiêu biểu cho ứng dụng hai công nghệ này là sản phẩm Ultraboost 22, được cải tiến mới nhất trong phân loại giày Ultraboost. Đế giữa BOOST mang đến nguồn năng lượng bất tận, cùng hệ thống Linear Energy Push và đế ngoài bằng cao su Continental™ Rubber Khả hoàn trả năng lượng tại mũi giày tăng 4% so với phiên bản Ultraboost 21 Thân giày adidas PRIMEKNIT với thiết kế phần gót thon gọn hơn để tránh tuột gót và phồng rộp Thân giày làm từ loại sợi có chứa 50% chất liệu Parley Ocean Plastic — rác thải nhựa tái chế thu gom từ các vùng đảo xa, bãi biển, khu dân cư ven biển và đường bờ biển, nhằm ngăn chặn ô nhiễm đại dương. c Adidas đổi mới thiết kế và cách thể hiện thương hiệu

Với góc độ bảo vệ thương hiệu, việc Adidas đổi mới thiết kế và cách thể hiện thương hiệu giúp tạo ra một rào cản hạn chế sự xâm phạm của các yếu tố bên ngoài đến thương hiệu.

(1) Đối với sản phẩm giày

Adidas nổi bật với 2 dòng sản phẩm chính:

- Adidas Performance: với logo 3 sọc chéo, là sản phẩm dành riêng cho các vận động viên chuyên nghiệp và nghiệp dư Dòng sản phẩm này chủ yếu tập trung vào các môn thể thao như bóng đá, điền kinh, tennis và gym Nổi bật trong dòng sản phẩm này là các sản phẩm Adidas Ultraboost, 4DFWD.

- Adidas Originals: có logo cỏ ba lá cách điệu, logo này đại diện cho các sản phẩm kế thừa tính thể thao nhưng nhằm mục đích thời trang của Adidas Đặc trưng của sản phẩm giày Adidas Originals là sự kết hợp hoàn hảo giữa thể thao và phong cách đường phố năng động.

Sản phẩm giày Stan Smith: phù hợp với mọi outfit và mọi phong cách Thân giày may bằng chất vải Primegreen, làm từ dòng chất liệu tái chế hiệu năng cao Logo Stan Smith trên lưỡi gà và viền gót giày kết hợp với Ba Sọc đục lỗ.

Sản phẩm giày SuperStar: Mũi giày vỏ sò dễ dàng nhận diện ngay lập tức kết hợp với ba sọc viền răng cưa và các điểm nhấn adidas Originals Luôn hợp mốt, giày có kiểu dáng kinh điển với chất liệu da cật tăng cường độ bền chắc và thoải mái.

Sản phẩm giày ZX: lớp TPU trong mờ bao bọc đế giữa BOOST toàn phần, thân giày ôm chân thoải mái và nổi bật với các điểm nhấn cùng các chi tiết 3 sọc đặc trưng được cách điệu

Đánh giá các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu của Adidas

Adidas đã rất thành công trong việc nỗ lực thực hiện các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu và đó là lý do tại sao thương hiệu Adidas tồn tại cho tới tận thời điểm hiện tại mà vẫn để lại những ấn tượng rất đậm nét trong tâm trí khách hàng Tất cả các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu của Adidas là kết quả của quá trình sáng tạo và phát triển không ngừng cùng với sự nỗ lực, tâm huyết.

Adidas đã làm rất tốt trong việc thiết lập các rào cản kỹ thuật, kinh tế và tâm lý nhằm chống sự xâm phạm thương hiệu:

- Với các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu bằng các rào cản kỹ thuật, Adidas đặc biệt thành công trong việc đổi mới thiết kế và cách thể hiện thương hiệu của mình Adidas thường xuyên phát triển thêm những bộ sưu tập mới, mở rộng cả về chiều rộng và chiều dài các dòng sản phẩm của mình

- Với các biện pháp chống xâm phạm thương hiệu bằng các rào cản kinh tế và tâm lý, Adidas đã nỗ lực rất nhiều trong việc gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu từ hình thức trực tiếp cho tới gián tiếp nhằm giúp khách hàng có khả năng tiếp cận tới thương hiệu nhiều hơn và có những hiểu biết chính xác hơn về thương hiệu cũng như vấn đề xâm phạm thương hiệu.

Bên cạnh những thành công trong nỗ lực chống xâm phạm thương hiệu củaAdidas thì vẫn còn một số hạn chế nhất định:

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng nghề với nhau là chuyện thường xuyên xảy ra nên Adidas không cần nhất thiết phải có những tuyên ngôn phản công lại Nike hay hành động kiện Puma vì như vậy thương hiệu cũng dễ bị ảnh hưởng

- Việc Adidas tạo ra một thương hiệu mới chưa thật sự được đón nhận vì thương hiệu với tên Adidas đã quá nổi tiếng và quen thuộc với khách hàng.

- Việc Adidas đánh dấu sản phẩm bằng phương pháp vật lý thông qua tem chưa thực sự hiệu quả.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG XÂM PHẠM THƯƠNG HIỆU ADIDAS

Việc xâm phạm thương hiệu là vấn đề gặp phải thường xuyên đối với các thương hiệu nổi tiếng như Adidas Tuy nhiên rất khó để ngăn chặn việc này hoàn toàn nên nhóm sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục phần nào những hạn chế đã nêu ra:

- Hệ thống pháp luật đặc biệt là ở Việt Nam nên bổ sung hoàn thiện hơn nữa về các văn bản luật liên quan đến tài sản trí tuệ cũng như hoạt động bảo vệ thương hiệu.

- Thay vì có những hành động phản bác lại những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, Adidas nên tập trung hơn vào vấn đề làm thế nào để cạnh tranh lành mạnh hơn, hạn chế những vụ kiện tụng vì khá tốn thời gian và chi phí.

- Adidas nên ưu tiên mở rộng thương hiệu hoặc cộng tác với các thương hiệu khác hơn là tạo một thương hiệu mới nhằm chống hoạt động xâm phạm thương hiệu.

- Có thể kết hợp sử dụng cả tem thông thường và tem từ nhiều hơn để nâng cao khả năng chống xâm phạm thương hiệu.

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN