Phạm Văn HùngHÀ NỘI, NĂM 2023 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phân tích bản chất của nguồn vốn đầu tư trong nước và đánh giá mối quan hệ giữa
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài: “PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC? ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
CÔNG VÀ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN?
LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN VIỆT NAM”
Nhóm số: 5
Thành viên nhóm:
Nguyễn Bích Ngọc_11224693
Phạm Đình Hải Đăng_11221207
Nguyễn Hà Vy_11226981
Trịnh Mai Anh_11220654
Nguyễn Đỗ Thùy Trang_11226403
Phạm Thu Hường_11222746
Đặng Duy Anh_11180086
Lớp tín chỉ: 64.DTCLC (Đầu tư CLC 64)
Trang 2GVHD: TS Phạm Văn Hùng
HÀ NỘI, NĂM 2023 LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phân tích bản chất của nguồn vốn đầu tư trong nước và đánh giá mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân là một vấn đề cực kỳ quan trọng Đặc biệt, ánh sáng được chiếu sáng từ thực tiễn Việt Nam sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn
về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cũng như tầm quan trọng của việc cân nhắc đầu tư công và đầu tư tư nhân Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng, đã có những bước tiến lớn để thu hút nguồn vốn đầu tư từ cả trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, để xác định bản chất của nguồn vốn đầu tư trong nước và phân tích mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân, chúng ta cần nhìn vào thực tiễn đất nước này
Bài tiểu luận này tập trung vào việc phân tích bản chất của nguồn vốn đầu tư trong nước và đánh giá mối quan hệ giữa đầu
tư công và đầu tư tư nhân, thông qua việc liên hệ với thực tiễn Việt Nam Nghiên cứu sẽ tập trung vào xác định các yếu tố chi phối quyết định đầu tư, những ưu điểm và hạn chế của đầu tư công và đầu tư tư nhân, cũng như nhìn vào khía cạnh kinh tế,
Trang 3chính trị và xã hội để đánh giá mối quan hệ giữa hai loại nguồn vốn này
Thành công của bài tiểu luận này sẽ không chỉ mang lại kiến thức rõ ràng về nguồn vốn đầu tư trong nước và mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân, mà còn đóng góp vào việc hiểu sâu hơn về thực tiễn Việt Nam Hy vọng rằng bài tiểu luận này sẽ giúp cho việc phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU………2
PHẦN NỘI DUNG
1 BẢN CHẤT CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
1.1 Khái niệm………
……….4
1.2 Phân loại nguồn vốn đầu tư trong nước……… …….4
2 MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU
TƯ TƯ NHÂN:
2.1 Khái niệm
……….…6
2.2 Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư công và đầu tư
tư nhân………6
3 LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM:
Trang 43.1 Tình hình, thực
trạng……… 8
3.2 Thách thức và cơ
hội………9
3.3 Định hướng và giải
pháp……… 12
PHẦN KẾT LUẬN……… … 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 16
PHẦN NỘI DUNG
1 BẢN CHẤT CỦA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC: 1.1 Khái niệm:
a) Vốn đầu tư:
Là nguồn lực tích lũy được của xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiện dưới các dạng tiền
tệ, các loại mặt hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình và hàng hóa đặc biệt khác
Trang 5b) Nguồn vốn đầu tư:
Là các kênh tập trung và phân phối cho đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội
1.2 Phân loại nguồn vốn đầu tư trong nước:
Nguồn vốn nhà nước:
Nguồn vốn nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước
-Đối với nguồn vốn nhà nước:
+ Là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của
mỗi quốc gia
+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu
tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chỉ cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn
-Đối với tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
+ Tín dụng đầu tư có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp
vốn trực tiếp của Nhà nước
+ Là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp
-Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước:
+ Là thành phần chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn
Trang 6Nguồn vốn từ khu vực tư nhân:
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã Khu vực kinh tế này được đánh giá có tiềm năng lớn nhưng chưa huy động được triệt để
-Vốn dân tư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình và quy mô phụ thuộc và trình độ phát triển đất nước, tập quán tiêu dùng và chính sách động viên của Nhà nước
Thị trường vốn:
Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường
-Là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư-bảo gồm
cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp
-Thị trường vốn mà cốt lõi như thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của dân tư, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo nên nguồn vốn khổng lồ của nền kinh tế
2 MỐI QUAN HỆ GIỮA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG VÀ ĐẦU TƯ TƯ NHÂN:
1. Khái niệm:
Đầu tư công: là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật đầu tư công"
Hoạt động đầu tư công bao gồm lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng
Trang 7vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu
tư công
Đầu tư tư nhân là những khoản giao dịch từ doanh nghiệp tư nhân hoặc gia
đình vào những lĩnh vực cụ thể mà họ cho là có lợi nhuận trong tương lai đối với họ
2. Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân:
Dựa trên nguồn số liệu chuỗi thời gian cho giai đoạn 1995 - 2016, nghiên cứu đã chỉ ra một số kết luận:
-Về tác động tới tăng trưởng kinh tế: Cả đầu tư công và đầu tư tư nhân đều có tác động tích cực tới GDP
-Song đánh giá hiệu quả của đầu tư công cần xem xét mối tương quan giữa lượng vốn đã bỏ ra và kết quả đạt được (hệ số ICOR) Bảng 2 cho thấy hiệu quả đầu tư của Việt Nam giai đoạn 2000-2007 là tương đối thấp
-Vốn đầu tư của nền kinh tế có hiệu quả kém, chủ yếu là do đầu tư công - hệ số ICOR cho khu vực nhà nước là 7,8 cao hơn mức trung bình chung của nền kinh
tế là 5,2
-Cơ cấu đầu tư công trong các ngành chưa thể hiện rõ được vai trò “bà đỡ” cho nền kinh tế Trong giai đoạn 2000-2009, đầu tư cho:
Trang 8 Các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế luôn chiếm trên 73% vốn đầu tư của Nhà nước
Các ngành thuộc lĩnh vực xã hội từ 17,6% năm 2000 giảm xuống còn 15,2% năm 2009
Cho khoa học, giáo dục và đào tạo giảm tỷ trọng từ 8,5% năm 2000 xuống còn 5,1% năm 2009
Y tế và cứu trợ xã hội từ 3,2-3,9% những năm 2004-2008 giảm còn 2,8% năm 2009
Như vậy, đầu tư công vẫn tập trung vào một số ngành mà khu vực tư nhân có khả năng và sẵn sàng đầu tư, trong khi đầu tư phát triển nguồn lực con người còn chưa được chú trọng và chưa tương xứng
=> Đầu tư công có tác động tích cực tới đầu tư tư nhân giai đoạn đầu, và phần lớn giai đoạn sau là có tác động lấn át tới đầu tư tư nhân
3 LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM:
1.Tình hình, thực trạng:
a)Tình hình:
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 9 tháng năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 2.260,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm
2022 đạt 2.135,6 nghìn tỷ đồng, tăng 12,8%) Mức tăng chỉ tiêu này của quý III đạt 7,6% cao hơn mức tăng của quý II (5,6%) và quý I (3,6%) Vốn khu vực Nhà nước đạt 634,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,1% tổng vốn và tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước Điều này phản ánh kết quả nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện vốn đầu tư công nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm
Trang 9Trong khi đó, khu vực ngoài Nhà nước (doanh nghiệp tư nhân) đạt 1.250,7
nghìn tỷ đồng, chiếm 55,3% và tăng 2,3%
b)Thực trạng thị trường vốn:
Thị trường tăng trưởng ổn định
Kinh tế nước ta trong quý II/2023 ước tính tăng 4,14%, cao hơn mức tăng 3,28%
của quý I/2023 cho thấy nhiều chính sách, giải pháp được Chính phủ, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm đã bước đầu phát huy hiệu quả, trong đó sự quyết tâm của các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm, đặc biệt trong quý II/2023 Đây là điểm sáng, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2023
Tổng mức huy động vốn trên thị trường tiếp tục tăng, đáp ứng nhu cầu của Chính phủ và các doanh nghiệp
Tính đến cuối tháng 5/2023, tổng mức huy động vốn thực tế trên TTCK ước đạt
187.273 tỷ đồng, tăng 86,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó:
(i) Huy động vốn của khối doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu ước
đạt 8.221 tỷ đồng, giảm 62,3% so với cùng kỳ năm trước; huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp ước đạt 16.100 tỷ đồng, giảm 27,7% so với cùng kỳ năm trước
(ii) Huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu
chính phủ ước đạt 162.952 tỷ đồng, tăng mạnh 188,3% so với cùng kỳ năm trước
Nhà đầu tư tiếp tục hoạt động tích cực trên thị trường
Trang 10Năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 cũng ghi nhận quy mô nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tăng nhanh Tính đến hết tháng 8 năm 2023, số lượng tài khoản chứng khoán trên 7.65 triệu tài khoản, tăng hơn 10.92% so với năm trước
Hoạt động quản lý giám sát được nâng cao, tăng tính tuân thủ của thị trường
Công tác thanh tra, kiểm tra cũng được tập trung thực hiện với gần 480 đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong 5 năm qua Trong năm 2023, cơ chế về quản lý giám sát, xử phạt vi phạm hành chính tiếp tục được hoàn thiện nhằm tăng cường năng lực phát hiện hành vi vi phạm trên thị trường
2.Thách thức và cơ hội:
Nguồn vốn đầu tư tư nhân
Thách thức:
o Theo khảo sát được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), các doanh nghiệp đang gặp những khó khăn như khung pháp lý chưa đầy đủ, thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan ban, ngành Nhiều chương trình quốc gia dù có đề cập đến sự tham gia của doanh nghiệp nhưng lại thiếu cơ chế tài chính và sức hấp dẫn về lợi
nhuận khi đầu tư Quy trình quản lý quy hoạch không có tính đồng bộ dẫn đến tình trạng thời gian cấp phép đầu tư kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thi công của các doanh nghiệp
o Kết quả khảo sát của CIEM cũng chỉ ra, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với việc thiếu các khoản đầu tư quy mô lớn, thiếu nguồn lực về tài chính và đối mặt với nhiều rủi ro tài chính Để đầu tư cho các dự án lớn, quan trọng các
Trang 11doanh nghiệp cần có nguồn vốn lớn trong khi ngân sách còn hạn chế
o Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn bị thua thiệt bởi các rào cản về thương mại, kinh doanh và đầu tư, kể cả các rào cản tiếp cận đất đai và các cơ hội kinh doanh Điều này khiến cho chi phí bằng tiền và bằng thời gian (cũng là tiền)
về các thủ tục hành chính và pháp lý vượt trội so với doanh nghiệp nước ngoài Loại chi phí này chưa được gỡ bỏ thỏa đáng
o Do tài chính tích lũy rất yếu nên hầu như ít có doanh
nghiệp có chi phí thỏa đáng cho nghiên cứu và phát triển, hoặc đầu tư công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam ít có khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, cả về khía cạnh tài chính và nhân lực Một
số doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để đầu tư công nghệ
và nhân lực thì chi phí tài chính cho đầu tư cũng quá lớn và hiệu quả thực tế không còn nhiều, đủ để cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Cơ hội:
o Chính phủ cũng đang rất nỗ lực trong việc hỗ trợ các
doanh nghiệp thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý, xây dựng các chiến lược, các chính sách hỗ trợ như ưu đãi
về thuế, đất đai cung cấp các gói tín dụng ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn cho các nhà đầu tư, những gói tín dụng ưu đãi tới các doanh
nghiệp, các gói tài trợ từ ngân sách nhà nước, từ các tổ
Trang 12chức quốc tế cũng được triển khai để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển dự án
o Theo Bộ Tài chính, chính phủ Việt Nam khuyến khích hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế Điều này cho thấy cam kết của chính phủ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân và phát triển kinh tế
tư nhân ở Việt Nam
o Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng: Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á, và điều này tạo ra nhiều cơ hội đầu
tư trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất đến dịch vụ
o Công nghiệp hóa và hiện đại hóa: Chính phủ Việt Nam đang hướng tới việc phát triển các ngành công nghiệp và công nghệ hiện đại, và điều này có thể tạo ra cơ hội đầu tư lớn trong lĩnh vực này
o Công ty khởi nghiệp và sáng tạo: Việt Nam có một cộng đồng khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng, và nền tảng này cung cấp nhiều cơ hội cho nguồn vốn đầu tư tư nhân, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ và sáng tạo
Nguồn vốn đầu tư công
Thách thức:
o Nắm bắt và quản lý dự án hiệu quả: Một thách thức lớn của việc đầu tư công là nắm bắt và quản lý các dự án một cách hiệu quả để đảm bảo sự trả lại đối với nguồn vốn đầu tư Việc quản lý các dự án đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ và khả năng giám sát
Trang 13o Phân phối nguồn vốn công bằng: Đảm bảo rằng nguồn vốn đầu tư công được phân phối một cách bình đẳng đối với các khu vực khác nhau của Việt Nam là một thách thức, đặc biệt khi một số khu vực phát triển nhanh hơn so với các khu vực khác
o Phối hợp và hợp nhất dự án: Đôi khi, sự phân chia và
không hiệu quả trong việc thực hiện các dự án đầu tư công
có thể dẫn đến lãng phí và sự trùng lặp không cần thiết
o Quản lý rủi ro tài chính: Đầu tư công đòi hỏi khả năng quản
lý rủi ro tài chính, bao gồm cả việc xác định và quản lý các nguồn tài chính để đảm bảo dự án không bị thiếu nguồn lực giữa chừng
Cơ hội:
o Phát triển hạ tầng: Việt Nam cần đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế và dân
số gia tăng Điều này tạo cơ hội cho nguồn vốn đầu tư công để thúc đẩy các dự án về giao thông, năng lượng, và nước
o Tăng cường cạnh tranh và phát triển khu vực: Đầu tư công
có thể giúp phát triển khu vực địa phương và tạo ra sự cạnh tranh giữa các khu vực, giúp cân đối phát triển trong
cả nước
o Tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Các dự án đầu tư công có thể tạo ra việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như xây dựng, vận tải,
và năng lượng tái tạo
Trang 14o Hệ thống hóa các dự án phát triển quốc gia: Đầu tư công
có thể giúp hệ thống hóa các dự án quốc gia quan trọng, như dự án hạ tầng quốc gia và các dự án liên quan đến an ninh, y tế, và giáo dục
o Thu hút đầu tư nước ngoài: Việt Nam có thể sử dụng nguồn vốn đầu tư công để thu hút đầu tư nước ngoài và cung cấp
cơ sở hạ tầng cần thiết cho các nhà đầu tư quốc tế
3 Định hướng và giải pháp:
a) Định hướng:
Đầu tư công:
Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại, phát huy hiệu quả
thực tế, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt huy động các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước, đẩy mạnh hợp tác công tư trong phát triển hạ tầng chiến lược
Thực hiện giải ngân nhanh chóng, tránh gây lãng phí nguồn lực, sớm
hoàn thành đưa các công trình đi vào sử dụng tăng hiệu quả quả đầu tư
Bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả giữa các vùng, miền, lĩnh vực,
ưu tiên vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho các vùng động lực, miền núi, biên giới, hải đảo, thiên tai và các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn Hạn chế phân bổ đầu tư nhà nước vào các lĩnh vực
mà khu vực tư nhân có thể đảm nhiệm tốt
Đầu tư tư nhân:
Khuyến khích thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cả về
số lượng và chất lượng, thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong