1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam

123 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Ảnh Hưởng Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Đến Vấn Đề Việc Làm Của Việt Nam
Tác giả Phạm Linh Phương
Người hướng dẫn TS. Đinh Thị Thanh Bình
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 395,86 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
  • 2. Tình hình nghiên cứu đề tài này trên thế giới và tại Việt Nam (15)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (18)
  • 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (18)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu và số liệu (19)
  • 6. Kết cấu đề tài (20)
  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM (21)
    • 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (21)
      • 1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (21)
      • 1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài (23)
      • 1.1.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước tiếp nhận vốn (24)
    • 1.2. Việc làm (28)
    • 1.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới vấn đề việc làm (30)
      • 1.3.1. Kênh tác động của FDI tới vấn đề việc làm (30)
      • 1.3.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc làm (33)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG TỚI VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM (42)
    • 2.1. Thực trạng hoạt động đầu trực tiếp nước ngoài và việc làm ở Việt Nam 28 1. Tổng quan FDI và vấn đề việc làm (42)
      • 2.1.2. Hình thức và lĩnh vực đầu tư của FDI vào Việt Nam (0)
      • 2.1.3. Tương tác của khu vực FDI với nền kinh tế (53)
    • 2.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới vấn đề việc làm ở Việt Nam (58)
      • 2.2.1. Biến và mô hình (58)
      • 2.2.2. Số liệu (66)
      • 2.3.3. Phương pháp ước lượng (73)
      • 2.3.4. Kết quả ước lượng (74)
      • 2.3.5. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng việc làm ròng tiêu cực của FDI tại Việt Nam (81)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM . 68 3.1. Bối cảnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (84)
    • 3.2. Hàm ý chính sách (85)
  • KẾT LUẬN (91)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (93)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Trong khi các nghiên cứu trên thế giới đều đồng thuận về ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tới tăng tưởng kinh tế và chuyển giao công nghệ, nhiều nhà nghiên cứu vẫn hoài nghi về ảnh hưởng của FDI tới vấn đề lao động của các nước tiếp nhận vốn, đặc biệt là các nước đang phát triển Tại các nước khan hiếm về vốn và dư thừa lao động, thu hút FDI sẽ trực tiếp làm tăng quy mô việc làm thông qua tuyển dụng của doanh nghiệp FDI, đồng thời gián tiếp mở rộng quy mô lao động cho các doanh nghiệp trong nước cung cấp sản phẩm đầu vào Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI cũng có thể cạnh tranh trên thị trường lao động và thuê lao động của các doanh nghiệp trong nước, tạo ra hiệu ứng lấn át Điều này khiến cho FDI tạo ra những tác động trái chiều tới quy mô lao động tại các nền kinh tế.

Việt Nam sau quá trình Đổi mới đã bắt đầu hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thông qua thương mại và đầu tư Quy mô FDI vào Việt Nam liên tục tăng từ 0,4 tỷ USD vốn thực hiện năm 1991 lên mức 2,4 tỷ USD năm 2000 và 14,5 tỷ USD năm 2015 FDI đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ ở Việt Nam Mặc dù vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá chi tiết ảnh hưởng của nguồn vốn này tới quy mô và chất lượng lao động. Đề tài “Phân tích ảnh hưởng của Đầu tư trực tiếp nước ngoài đến vấn đề việc làm của Việt Nam” được thực hiện nhằm tìm hiểu tác động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tới quy mô, chất lượng lao động của Việt Nam tại các ngành khác nhau Từ đó, luận văn đưa ra các hàm ý chính sách nhằm thu hút các dòng vốn FDI theo hướng tăng quy mô và chất lượng lao động cho Việt Nam trong thời gian tới.

Tình hình nghiên cứu đề tài này trên thế giới và tại Việt Nam

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI tới vấn đề việc làm;tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu định lượng về vấn đề này Đặc biệt,nghiên cứu chưa tìm thấy một nghiên cứu định lượng đầy đủ về hiệu ứng việc làm của FDI vào Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 đến nay.

Nghiên cứu của Waldkirch, Nunnenkamp và Bremont (2009) cho thấy FDI tác động tích cực đến việc làm trong ngành sản xuất phi lắp ráp miễn thuế tại Mexico Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không đáng kể Ngoài ra, FDI có tác động đến việc làm lớn hơn ở các ngành định hướng xuất khẩu Trong các ngành thâm dụng vốn, FDI tác động tích cực đến việc làm của công nhân, nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với nhân viên hành chính.

Các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu cũng là đối tượng nghiên cứu của

Fu & Balasubramanyam (2005) Nghiên cứu tác động của FDI và xuất khẩu của các doanh nghiệp hương thôn (TVEs) tới việc làm tại Trung Quốc Sử dụng phương pháp ước lượng GMM, nghiên cứu kiểm định giả thuyết trong mô hình Smith-Myint đề cao vai trò của của thương mại quốc tế tới nâng cao năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không ủng hộ giả thuyết của mô hình này Những phát hiện của Fu & Balasubramanyam (2005) cho thấy thương mại quốc tế chỉ làm tăng quy mô lao động chứ không tăng năng suất lao động tại Trung Quốc Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng FDI có ảnh hưởng tích cực tới việc làm của TVEs có định hướng xuất khẩu với mức ý nghĩa 10% Nếu nguồn vốn FDI tăng 1%, quy mô lao động tại các doanh nghiệp này tăng lên 0,031%.

Trong khi đó, FDI cũng có thể có tác động ròng tiêu cực tới quy mô việc làm.Bailey & Driffield (2007) so sánh tác động của thương mại, FDI và phát triển công nghệ đến cầu lao động phổ thông và lao động có kỹ năng tại Vương quốc Anh.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng GMM với dữ liệu mảng theo ngành trong giai đoạn 1984-1992 FDI có xu hướng làm giảm quy mô lao động có kỹ năng và không có kỹ năng.

Tại một số quốc gia, FDI có thể có những tác động tới việc làm khác nhau theo ngành nghề Ying Wei (2013) nghiên cứu tác động của FDI tới quy mô việc làm toàn bộ nền kinh tế và các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Trung Quốc giai đoạn 1985-2011 Sử dụng quy trình tự hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS-AUTORE Procedure), nghiên cứu cho thấy tác động của FDI tới việc làm trên tổng thể nền kinh tế bằng không Tuy nhiên, FDI có tác động dương tới việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, không tác động tới lĩnh vực công nghiệp và tác động âm ở lĩnh vực dịch vụ.

Nghiên cứu của Pin và cộng sự (2011) về mối quan hệ giữa việc làm và Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Malaysia sử dụng dữ liệu từ 1997-2007 và phương pháp kiểm định ARDL và ECM-ARDL, đã không tìm thấy mối quan hệ tương tác trong dài hạn giữa FDI và việc làm.

Tại Việt Nam, Jenkins (2006) là nghiên cứu hiếm hoi đánh giá đầy đủ và toàn diện tác động của FDI tới việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1995-1999 Ngoài việc đi sâu so sánh, phân tích số liệu thứ cấp, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy OLS xem xét tác động FDI tới quy mô việc làm tại Việt Nam Mặc dù dòng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh trong thập niên 1990 và chiếm tỳ trọng lớn trong giá trị sản xuất đầu ra theo ngành và giá trị xuất khẩu trong cùng thời kỳ, tác động trực tiếp của chúng tới việc làm khá hạn chế Hầu hết lực lượng lao động của Việt Nam vẫn nằm ở khu vực nông nghiệp, dịch vụ bao gồm bán buôn và bán lẻ, và ngành vận tải, những ngành mà FDI ít đầu tư Mặc dù đã có dấu hiệu mở rộng của FDI trong những ngành sản xuất thâm dụng vốn, tuy nhiên số việc làm trực tiếp mà các doanh nghiệp FDI tạo ra còn hạn chế do năng suất lao động cao và giá trị gia tăng của các doanh nghiệp này thấp.

Không chỉ hiệu ứng trực tiếp về việc làm của FDI tại Việt Nam không cao,hiệu ứng gián tiếp khá nhỏ, thậm chí theo chiều hướng tiêu cực do những liên kết yếu mà doanh nghiệp nước ngoài tạo ra và nguy cơ của hiệu ứng lấn át đối với đầu tư trong nước Tác động cuối cùng của hiệu ứng gián tiếp phụ thuộc vào hai hiệu ứng khác nhau Hiệu ứng đầu tiên là hiệu ứng lan tỏa của FDI khi giúp nhà đầu tư trong nước tạo ra việc làm mới từ các thị trường mới Hiệu ứng thứ hai là hiệu ứng lấn át khi các doanh nghiệp nước ngoài thay thế các đối thủ cạnh tranh trong nước. Doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam tạo ra những liên kết ngành yếu do họ nhập khẩu chủ yếu nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài Nghiên cứu chỉ ra 69,3% các nguyên liệu và sản phẩm đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI được nhập khẩu, trong khi đó con số này ở doanh nghiệp nhà nước là 36,6%, doanh nghiệp ngoài nhà nước là 18,2% Con số này cũng có sự khác biệt lớn ở các ngành mà FDI tham gia, ví dụ, ngành chế biến thực phẩm sử dụng nhiều nguồn cung trong nước hơn là ngành may mặc và điện tử Tuy nhiên, bức tranh chung của các doanh nghiệp FDI vẫn là phụ thuộc và nguyên liệu nhập khẩu.

Mặc dù liên kết ngành còn hạn chế, các bằng chứng thực nghiệm đã chỉ ra mối liên hệ đáng lo ngại giữa FDI và sự suy yếu của các doanh nghiệp trong nước Ngoài ra, quá trình tái cấu trúc nhân sự của các doanh nghiệp nhà nước nhằm đối phó với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài cũng dẫn đến tình trạng cắt giảm biên chế.

Trong khi các nước trên thế giới, đặc biệt các nước đang phát triển, đã thực hiện nhiều nghiên cứu định lượng về tác động của FDI tới quy mô và chất lượng việc làm, các nghiên cứu định lượng về tình hình này ở Việt Nam còn rất ít, đặc biệt sau giai đoạn Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thu hút một lượng lớn FDI.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra những lý luận chung nhất về FDI và ảnh hưởng của FDI tới việc làm Trên cơ sở đó, luận văn lượng hóa ảnh hưởng của hoạt động FDI tới quá trình tạo việc làm cũng như chất lượng việc làm ở ViệtNam Cuối cùng, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI một cách có hiệu quả, cải thiện quy mô việc làm và nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ảnh hưởng của hoạt động FDI tới vấn đề việc làm ở Việt Nam.

Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2011 –

2016, giai đoạn nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế Do hạn chế về số liệu, mô hình đánh giá tác động của FDI tới vấn đề việc làm của Việt Nam sử dụng số liệu mảng 63 tỉnh trong giai đoạn 2011-2015, phân theo 3 ngành nghề chính: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Lý luận về hiệu ứng của vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đối với việc làm tại Việt Nam được kiểm tra trong nghiên cứu, bao gồm: (i) hiệu ứng tổng hợp của FDI đối với số lượng và chất lượng lao động; (ii) sự khác biệt về hiệu ứng theo các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; (iii) hiệu ứng của FDI khi tăng cường xuất nhập khẩu trong ngành.

Phương pháp nghiên cứu và số liệu

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu các tài liệu sẵn có;

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu nhằm có cái nhìn tổng quan về tình hình FDI và việc làm tại Việt Nam;

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng phương pháp hiệu ứng cố định (fixed effects, FE) hiệu chỉnh sai số chuẩn (robust standard errors) ước lượng mô hình đánh giá tác động của FDI tới việc làm của Việt Nam.

- Bộ Điều tra doanh nghiệp (VEC), số liệu điều tra các doanh nghiệp đăng ký trong các năm 2011-2015;

- Bộ Điều tra Lao động Việc làm (LFS) điều tra định kỳ hàng năm giai đoạn 2011-2015;

- Chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;

- Chỉ số Doing Business của Ngân hàng Thế giới;

- Niên giám thống kê của Tổng Cục Thống kê;

- Trang số liệu Stoxplus về số liệu mua bán, sáp nhập,

- World Development Indicators của Ngân hàng Thế giới.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương với những nội dung chính như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc làm

Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động tới vấn đề việc làm ở Việt Nam

Chương 3: Giải pháp nâng cao tác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới vấn đề việc làm của Việt Nam

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VIỆC LÀM

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thuật ngữ “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” (FDI) đã được nhiều tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)… định nghĩa, nhằm thực hiện đo lường quy mô dòng vốn đầu tư này tới các quốc gia trên thế giới.

IMF (2010, tr.100, đoạn 6.8), hướng dẫn kế toán cán cân thanh toán, định nghĩa “đầu tư trực tiếp là mội loại hình đầu tư xuyên biên giới gắn liền với một dân cư trong một nền kinh tế nhằm kiểm soát hoặc có mức độ ảnh hưởng nhất định tới việc quản lý một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác.”

IMF phân tách định nghĩa này thành hai cấu phần chính xác định một nguồn vốn là FDI, bao gồm: (i) nhà đầu tư nước ngoài (IMF 2010, tr.101, đoạn 6.11) và (ii) quyền kiểm soát (IMF 2010, tr.101, đoạn 6.12) “Nhà đầu tư trực tiếp là một thực thể hoặc tập đoàn có thể thực hiện kiểm soát hoặc có ảnh hưởng nhất định tới một thực thể khác đặt tại một nền kinh tế khác Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là một thành phần của nền kinh tế - đối tượng chịu kiểm soát hoặc chịu mức độ ảnh hưởng nhất định bởi nhà đầu tư trực tiếp” (IMF 2010, tr.101, đoạn 6.11) Trong khi đó, “quyền kiểm soát hoặc sự ảnh hưỏng có được một cách trực tiếp thông qua sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết trong công ty, hoặc gián tiếp thông qua quyền biểu quyết ở một công ty khác mà có quyền biểu quyết trong công ty đó” (IMF 2010, tr.101, đoạn 6.12) Dòng vốn FDI tạo ra quyền kiểm soát trực tiếp, vì vậy chúng cần

“có mối quan hệ đầu tư trực tiếp” (IMF 2010, tr.101, đoạn 6.12a) theo đó, “nhà đầu tư trực tiếp phải trực tiếp sở hữu số cổ phần tương ứng với 10% hoặc nhiều hơn quyền biểu quyết trong doanh nghiệp đầu tư trực tiếp” (ibid.) Nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát được doanh nghiệp nếu nhà đầu tư sở hữu tỷ lệ biểu quyết trên 50%, trong khi đó, có sự ảnh hưởng với tỷ lệ này từ 10-50% (ibid.).

IMF (2010) cũng nhấn mạnh định nghĩa mà IMF sử dụng giống với định nghĩa của OECD (2008) OECD (2008, tr 24-5) sử dụng định nghĩa này cũng nhằm áp dụng các tiêu chuẩn thống kê tài khoản vốn FDI cho các nước khác nhau bao gồm ba tài khoản: (i) tổng vốn đầu tư, (ii) giao dịch tài chính và (iii) dòng thu nhập có liên quan sử dụng để tái đầu tư:

“i) Tổng số vốn đầu tư trực tiếp (giá trị tích lũy của đầu tư), cung cấp thông tin về tổng giá trị tích lũy đầu tư vào trong nước và ra nước ngoài… Số liệu tổng FDI cho phép phân tích cấu trúc vốn đầu tư ở nước tiếp nhận hoặc trong các ngành” …;

“ii) Giao dịch tài chính đầu tư trực tiếp cho biết giá trị ròng các dòng vốn đầu tư vào và ra với tài sản và nợ được phân tách theo công cụ tài chính (cổ phần, cho vay) tại một khoảng thời gian tham chiếu (năm, quý, tháng) Dòng vốn vào FDI cung cấp một chỉ số hữu dụng trong tương quan về mức độ hấp dẫn của nền kinh tế, tuy nhiên, cách hiểu này cũng cần thêm những thông tin bổ sung để đưa ra những kết luận xác đáng; iii) Thu nhập đầu tư nước ngoài cung cấp thông tin về các khoản lợi tức của nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp đầu tư trực tiếp Lợi tức từ đầu tư trực tiếp tăng lên từ a) cổ phần, ví dụ lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra trong một khoảng thời gian và bao gồm lợi tức được phân phối (cổ tức) và lợi tức chưa được phân phối, được sử dụng như những khoản tái đầu tư trong doanh nghiệp đó; và b) từ các khoản nợ (ví dụ lãi suất từ các khoản vay, tín dụng thương mại và các loại hình nợ khác).”

UNCTAD (2009, tr.35) cho rằng “FDI có thể được định nghĩa là một khoản đầu tư từ một thực thể của một nền kinh tế tới một nền kinh tế khác và có tính chất dài hạn hay mối quan tâm lâu dài.” UNCTAD (2009) cũng nhấn mạnh tới hai nhân tố thiết yếu khi đưa ra định nghĩa về FDI trong sự khác biệt với đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) đó là (i) tính di cư quốc tế của vốn và (ii) có quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng nhất định tới một doanh nghiệp của nước tiếp nhận vốn. Ở Việt Nam, nghiên cứu tập trung tìm hiểu các quy định về FDI trong Luật Đầu tư 2005 do giai đoạn 2011-2015, Việt Nam áp dụng các điều khoản trong Luật này; Luật Đầu tư 2014 chỉ được thi hành từ 01/07/2015 Luật Đầu tư năm 2005 không đưa ra định nghĩa về “Đầu tư trực tiếp nước ngoài” nhưng đưa ra định nghĩa về “Đầu tư trực tiếp” và “Nhà đầu tư nước ngoài” Điều 3 Luật Đầu tư định nghĩa:

“Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.”

Nghiên cứu tiếp cận theo cách định nghĩa của Luật Đầu tư 2005, do đây là cơ sở để Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê vốn FDI và khảo sát các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam Một cách khái quát, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức nhà đầu tư nước này đưa vốn sang nước khác để tiến hành các hoạt động đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.

1.1.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo Nguyễn Thị Hường (2002), FDI sở hữu những đặc điểm khác biệt so với các hình thức đầu tư khác như đầu tư trong nước, đầu tư gián tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức Những đặc điểm này bao gồm tính nước ngoài, tính trực tiếp, tính dài hạn, tính gắn liền với sản xuất, tính ràng buộc với các quy định của pháp luật nước sở tại và tính có mục đích lợi nhuận.

- Có sự dịch chuyển tài sản trong phạm vi quốc tế, từ quốc gia này tới quốc gia khác Đó có thể là tài sản hữu hình (tiền, công nghệ, thiết bị ) hoặc tài sản vô hình (bí quyết kinh doanh, bằng sáng chế…) Việc đầu tư công nghệ, kỹ thuật sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm – một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Để được phép trực tiếp điều hành và quản lý đối tượng mà mình đầu tư, các chủ đầu tư nước ngoài cần nộp đủ vốn tối thiểu và vốn pháp định theo quy định của pháp luật từng quốc gia.

- Chủ đầu tư trực tiếp sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.

- Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ nước ngoài cho nước sở tại, trong khi đó, hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức thường dẫn đến tình trạng nợ nước ngoài.

Phân loại đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đưa ra bởi OECD (2008, tr.20) với 2 hình thức chính là đầu tư mới (Đầu tư Greenfield - GI) và mua bán, sáp nhập xuyên biên giới (Sáp nhập và mua lại xuyên biên giới - M&A).

Tại Việt Nam, theo điều 21 Luật Đầu tư 2005, FDI có các hình thức sau đây:

“- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, và hợp đồng BT.

- Đầu tư phát triển kinh doanh.

- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

- Đầu tư thực hiện việc sát nhập và mua lại doanh nghiệp.

- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.”

FDI cũng có thể được phân chia thành các hình thức khác dựa vào những tiêu chí khác nhau:

- Theo tính chất dòng vốn, có các hình thức: Vốn chứng khoán, giao dịch tài chính, vốn tái đầu tư (OECD, 2008).

Theo cơ cấu kinh tế, có các hình thức: FDI vào nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Mặc dù trong Luật Đầu tư 2005, loại hình góp vốn, mua cổ phần được tính là loại hình đầu tư FDI, tuy nhiên trong các thống kê giai đoạn 2011-2014 của Cục Đầu tư nước ngoài và Tổng cục Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số liệu vĩ mô về dòng vốn FDI chỉ được phân chia thành (i) đăng ký cấp mới và (ii) đăng ký tăng thêm; cùng với đó là thống kê bốn loại hình đầu của hoạt động doanh nghiệp FDI trong Điều 21, Luật Đầu tư 2005 Điều này khiến số liệu vĩ mô Việt Nam về FDI có thể thấp hơn so với thực tế Từ năm 2015, Tổng cục Thống kê đã bổ sung thêm loại hình góp vốn, mua cổ phần, chiếm hơn 20% tổng vốn FDI vào Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2018).

1.1.3 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới nước tiếp nhận vốn

Việc làm

Niên giám thống kê 2015 của Tổng cục Thống kê (2016, tr.68) đưa ra một định nghĩa đầy đủ và chi tiết về số lượng lao động đang có việc làm ở Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để xây dựng nên Bộ số liệu LFS hàng năm.

Tổng cục Thống kê (2016, tr.68) cho rằng “số lao động đang làm việc trong nền kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát).” Như vậy, đối tượng được coi là có việc làm phải từ đủ 15 tuổi trở lên.

Cụ thể hơn, “Số lao động đang làm việc trong nền kinh tế là những người từ

15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu (7 ngày trước thời điểm quan sát) có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích tạo thu nhập cho bản thân và gia đình.

Người đang làm việc bao gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó(vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).

Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây đều được coi là người đang làm việc (có việc làm):

(1) Những người đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong cơ sở tuyển dụng;

(2) Những người học việc, tập sự (kể cả bác sĩ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;

(3) Những người làm việc trong các hộ/cơ sở kinh tế của chính họ để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ;

(4) Những người làm việc vì mục đích tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp cho họ mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình họ Những người này bao gồm:

(i) Người làm việc trong các đơn vị kinh doanh được tổ chức bởi 1 thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ;

(ii) Người thực hiện các phần việc, nhiệm vụ của 1 công việc làm công ăn lương được tổ chức bởi 1 thành viên gia đình đang sống cùng hộ hoặc khác hộ.”

Tổng cục Thống kê (2016, tr.68)

Trong nghiên cứu kinh tế lao động, khái niệm lao động làm việc là một khái niệm được sử dụng phổ biến Tuy nhiên, việc xác định đầy đủ quy mô việc làm lại là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải tính đến nhiều yếu tố cấu thành nên hoạt động làm việc của mỗi cá nhân trong nền kinh tế Để phân tích hiệu ứng việc làm của FDI tại Việt Nam, nghiên cứu này áp dụng phương pháp tính toán quy mô việc làm của Tổng cục Thống kê.

Tổng cục Thống kê (2018) cũng xem xét tỷ lệ lao động đã qua đào tạo theo ngành kinh tế Theo Tổng cục Thống kê (2016, tr 69), lao động đã qua đào tạo ở Việt Nam là lao động thỏa mãn 2 điều kiện sau:

“(i) Đang làm việc trong nền kinh tế; và

(ii) Đã được đào tạo ở một trường hay một sơ sở đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên và đã tốt nghiệp, đã được cấp bằng/chứng chỉ chứng nhận đã đạt một trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ nhất định, bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học (thạc sỹ, tiến sỹ, tiến sỹ khoa học).”

Như vậy, tất cả lao động đang có việc làm có chứng chỉ chuyên môn nhất định được coi là lao động đã qua đào tạo Tuy nhiên, trong ba cấp đào tạo lao động: (i) sơ cấp, (ii) trung cấp, và (iii) cao đẳng trở lên, lao động trình độ cao cần đạt tới trình độ cao đẳng trở lên Chính vì vậy, nghiên cứu tính toán quy mô lao động trình độ cao bao gồm các lao động (i) đang làm việc và (ii) đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới vấn đề việc làm

1.3.1 Kênh tác động của FDI tới vấn đề việc làm

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra FDI có cả tác động tích cực và tiêu cực tới việc làm theo các kênh trực tiếp và gián tiếp Ví dụ về mỗi tác động được mô tả tại Bảng 1.1, dựa theo UNCTAD (1994, Bảng IV.1) Nghiên cứu này tập trung phân tích tác động của FDI đến vấn đề việc làm theo hai khía cạnh: quy mô việc làm và chất lượng việc làm tại điểm cân bằng của thị trường lao động.

Một cách trực tiếp, cách thức gia nhập thị trường của doanh nghiệp FDI như đầu tư mới hoặc mua lại là một nhân tố ảnh hưởng tới kết quả thị trường lao động của nước tiếp nhận vốn trong ngắn hạn Đầu tư mới bao gồm xây dựng thêm nhà máy, mua máy móc, thiết bị mới Khi đó doanh nghiệp có nhu cầu thuê thêm lao động, tăng cầu về lao động trên thị trường lao động Điều này có thể giúp tăng quy mô việc làm tại điểm cân bằng Trong khi đó, sự sáp nhập hay mua lại có thể khiến quy mô lao động không thay đổi, vì trên thực tế, đó chỉ là sự thay đổi về tính chất sở hữu Thậm chí, các doanh nghiệp FDI sau khi được sáp nhập hay mua lại có thể thực hiện tái cấu trúc và hợp lý hóa các hoạt động của mình, dẫn đến việc giảm cầu lao động do cắt giảm nhân sự, dẫn tới giảm số lượng việc làm.

Bên cạnh đó, tác động của FDI đến số lượng việc làm còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác FDI vào các ngành nghề thâm dụng lao động sẽ tăng cầu lao động, tác động tới quy mô lao động nhiều hơn so với các ngành thâm dụng vốn hoặc công nghệ Đặc biệt, nếu FDI dưới hình thức đầu tư mới vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao động thì hiệu ứng tạo việc làm sẽ rất lớn (Jenkins, 2006).

Về chất lượng việc làm, UNCTAD (1994, Bảng IV.1) đưa ra những ảnh hưởng khác nhau của FDI tới chất lượng việc làm của nước tiếp nhận vốn Các doanh nghiệp FDI có thể trực tiếp nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp mình nhờ những công nghệ sản xuất mới Tuy nhiên, các doanh nghiệp này có thể áp dụng các nguyên tắc quản trị không phù hợp với văn hóa của nước tiếp nhận vốn.

Từ đó, người lao động không có động lực để nâng cao trình độ lao động.

Một cách gián tiếp, hiệu ứng tạo việc làm của doanh nghiệp FDI còn phụ thuộc vào sản phẩm họ làm ra có phải là hàng hóa thay thế cho sản xuất nội địa hay không Sự cạnh tranh mà các doanh nghiệp FDI tạo ra có thể khiến nhiều nhà sản xuất nội địa phải thu hẹp sản xuất, thậm chí đóng cửa nếu không đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó dẫn tới nhiều lao động bị mất việc làm (Karlsson và các cộng sự, 2009).

Một yếu tố khác cần xem xét là mối liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp nội địa Theo đó, các doanh nghiệp trong nước có thể trở thành nhà cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào hoặc tận dụng các sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp nước ngoài Mức độ liên kết cao tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nội địa mở rộng sản xuất nhằm duy trì sự phát triển của chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, nếu mức độ liên kết thấp, doanh nghiệp nước ngoài quá phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ chính các chi nhánh của doanh nghiệp này ở nước khác, nhà cung cấp trong nước sẽ ít thu được lợi ích Điều này tạo ra ít sự thay đổi về việc làm trên thị trường lao động nội địa.

Hiệu ứng lao động của FDI cũng thay đổi theo thời gian Sự giảm xuống về quy mô lao động có thể tới ở giai đoạn đầu của quá trình đầu tư khi các doanh nghiệp trong nước điều chỉnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Tuy nhiên, về lâu dài, cạnh tranh cũng có thể giúp kích thích các doanh nghiệp nội địa phát triển, tạo ra các sản phẩm mới, thay đổi công nghệ từ đó tạo thêm việc làm cho người lao động.

Về chất lượng việc làm, các doanh nghiệp FDI có thể gián tiếp lan tỏa trình độ lao động, trình độ quản trị tới các công ty nội địa thông qua các liên kết xuôi và ngược Tuy nhiên, bên cạnh đó, lương của người lao động cũng có thể giảm xuống thông qua quá trình cạnh tranh của khu vực nội địa và khu vực FDI.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có những tác động đáng kể đến nguồn lao động tại các quốc gia Trong bảng 1.1, tác động trực tiếp bao gồm việc tạo ra việc làm mới, nâng cao kỹ năng và chuyển giao công nghệ Về mặt gián tiếp, FDI thúc đẩy sự phát triển của các ngành hỗ trợ, tăng cơ hội tiếp cận đào tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Tích cực Tiêu cực Tích cực Tiêu cực

Số lượng Tăng vốn FDI thông Tạo việc làm Sự phụ thuộc vào ròng và tạo qua mua lại cho các công ty nhập khẩu hoặc thay việc làm khi có thể tạo ra kết nối và các thế các doanh nghiệp lập doanh sự cơ cấu lại tác động tích trong ngành, dẫn tới nghiệp mới, tổ chức và lũy tới kinh tế mất việc làm mở rộng hoạt mất việc làm nước tiếp nhận động vốn

Chất Trả lương cao Đưa ra các Tác động lan Giảm mức lương khi lượng hơn và có cách làm tỏa về quản trị các doanh nghiệp năng suất lao khác như thuê tới các doanh trong nước phải cố động tốt hơn và đề bạt nghiệptrong gắng cạnh tranh nhân viên nước không hợp lý

Tóm lại, theo UNCTAD (1994), hoạt động của MNCs có tác động trực tiếp lẫn gián tiếp tới quy mô và chất lượng lao động, cả theo hướng tích cực và tiêu cực Tác động ròng đối với thị trường lao động là chưa đoán biết trước được do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể ở các nước khác nhau và các ngành kinh tế khác nhau.

Vì vậy, UNCTAD (1994) cho rằng phân tích quy mô vốn FDI vào một nước ảnh hưởng như thế nào tới quy mô việc làm không quan trọng bằng việc xem xét tới chất lượng của dòng vốn này và những vấn đề khác mà nó tạo ra với nước tiếp nhận vốn.

Về ảnh hưởng của FDI đến chất lượng việc làm, Sornarajah (2010, tr 48-55) tóm tắt hai lý thuyết Lý thuyết cổ điển cho rằng FDI có lợi, cải thiện tình trạng thiếu vốn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Ngược lại, lý thuyết phụ thuộc cho rằng MNCs khai thác lao động giá rẻ và không đào tạo người lao động Các nước đang phát triển cần đưa ra chính sách dung hòa hai lý thuyết, đảm bảo lợi ích của người lao động và tận dụng lợi ích của FDI.

1.3.2 Tổng quan nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới việc làm

1.3.2.1 FDI tác động tích cực tới việc làm

Một số nghiên cứu đưa ra kết luận FDI tác động tích cực tới việc làm thường gắn FDI với quá trình xuất khẩu của các doanh nghiệp hoặc ngành được phân tích. Waldkirch, Nunnenkamp, & Bremont (2009) sử dụng phương pháp GMM phân tích mối quan hệ giữa lao động và việc làm trong gần 200 ngành sản xuất phi lắp ráp miễn thuế (non-maquiladora) ở Mexico giai đoạn 1994-2006 Sử dụng dữ liệu FDI và việc làm theo ngành, nghiên cứu ước lượng hàm cầu lao động đối với công nhân và nhân viên hành chính, với các biến độc lập bao gồm FDI và các đặc điểm chính của ngành như lương, sản lượng đầu ra FDI nhìn chung có ảnh hưởng tích cực, dù mức độ không lớn đối với việc làm ngành sản xuất ở Mexico Nghiên cứu ước lượng ảnh hưởng của quy mô xuất khẩu tới hiệu ứng việc làm của FDI thông qua biến độc lập là tích của FDI và quy mô xuất khẩu Kết quả cho thấy hệ số này dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Như vậy, ảnh hưởng của FDI tới việc làm sẽ lớn hơn ở các ngành có định hướng xuất khẩu Ngoài ra, ở những ngành thâm dụng vốn, hiệu ứng lao động của FDI có tính tích cực với công nhân nhưng không có ý nghĩa thống kê với các nhân viên hành chính.

Các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu cũng là đối tượng nghiên cứu của

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ TÁC ĐỘNG TỚI VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM

Thực trạng hoạt động đầu trực tiếp nước ngoài và việc làm ở Việt Nam 28 1 Tổng quan FDI và vấn đề việc làm

2.1.1 Tổng quan FDI và vấn đề việc làm

2016 Tổng số vốn thực hiện (cột trái, tỷ VND) Quy mô việc làm (cột phải, triệu người)

Biểu đồ 2.1 Quy mô vốn FDI thực hiện và việc làm ở Việt Nam, 2007-2016

Về dòng vốn FDI, từ sau quá trình Đổi mới, Việt Nam đã mở cửa nền kinh tế, thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Sau quá trình tăng trưởng đều đặn và liên tục giai đoạn 1991-2006, FDI bắt đầu bứt phá trong năm

2007 với tổng số vốn thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD Tiếp đó, năm 2008 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của dòng vốn này, tăng gấp hơn 6 lần năm 2000 về số dự án lên đến 1.171 dự án với số vốn thực hiện lên tới 11.500 tỷ VND.

Tuy nhiên, đây là giai đoạn nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng Số vốn đăng ký trong giai đoạn này cao hơn rất nhiều so với số vốn thực hiện Năm 2008, tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký chỉ đạt 16% (Biều đồ 2.2) Xét về số liệu theo giai đoạn, FDI thực hiện tăng 2,4 lần trong giai đoạn 2006-2011 so với giai đoạn

2000 - 2005, trong khi FDI đăng ký tăng tới 5,9 lần.

Chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể, thể hiện ở tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký tăng lên Cụ thể, giai đoạn 2011-2016, tỷ lệ này đạt gần 60% Điều này cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài có cam kết cao hơn về số vốn giải ngân so với vốn đăng ký, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Số vốn thực hiện tăng lên đến 15,8 tỷ USD trong năm 2016 Kết quả này cho thấy những nỗ lực đáng kể của Việt Nam trong chính sách thu hút vốn FDI có tính cam kết cao hơn.

Tổng vốn đăng ký Tổng số vốn thực hiện Số dự án

Biểu đồ 2.2 FDI vào Việt Nam, 1995-2016 (Số dự án, triệu USD)

Về quy mô việc làm, cùng với sự gia tăng dòng vốn FDI vào trong nước, tổng số lao động có việc làm của Việt Nam tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2011-

Năm 2015, thị trường lao động Việt Nam tiếp tục tạo ra 02 triệu việc làm mới, đưa quy mô việc làm lên mức hơn 52 triệu người, tăng từ khoảng 50 triệu người so với thời điểm đầu năm Tuy nhiên, tỷ lệ việc làm bình quân đầu người đã đạt đỉnh vào năm 2014 với 58,2% lực lượng lao động có việc làm, sau đó giảm dần trong hai năm tiếp theo, cho thấy tình hình việc làm ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.

2016 (Tổng cục Thống kê, 2018) Tỷ lệ này giảm xuống sẽ gia tăng áp lực cho người lao động do số người phụ thuộc sẽ tăng lên trong quá trình “già hóa” dân số ở

Số liệu về việc làm phản ánh rõ xu hướng "già hóa" lực lượng lao động tại Việt Nam Tỷ lệ lao động trẻ (15-24 tuổi) giảm mạnh từ 20% xuống còn 13% trong giai đoạn 2009-2016, trong khi tỷ lệ lao động lớn tuổi (50 tuổi trở lên) tăng đáng kể từ 18% lên 27% Do đó, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức tìm kiếm lao động trẻ và gánh nặng phụ thuộc chăm sóc người già của lực lượng lao động hiện tại.

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu việc làm theo độ tuổi, 2009-2016 (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)

Xét trong tổng thể vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế, vốn FDI đã trở thành một nguồn vốn quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn ở Việt Nam Tổng vốn đầu tư FDI luôn chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2011-2016 (Tổng cục Thống kê, 2018) Quy mô vốn FDI lớn; tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI chỉ hấp thụ 3-4% lao động trong nền kinh tế giai đoạn 2011-2016 Mặc dù con số này đã tăng lên từ mức 1-2% giai đoạn trước đó, tuy nhiên nó vẫn rất khiêm tốn (Biểu đồ 2.4).

Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 2.4 Đóng góp của FDI tới việc làm tại Việt Nam, 2000-2016 (Nghìn người)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2018)

Biểu đồ 2.5 cho thấy quy mô lao động trên vốn mà các thành phần kinh tế khác nhau của Việt Nam thực hiện Xu hướng chung đó là lượng lao động trên vốn giảm, doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn hơn trong tương quan với lao động để thực hiện sản xuất, kinh doanh.

Trung bình Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 2.5 Số lƣợng lao động trên 1 tỷ VND phân theo khu vực kinh tế, 2010-

Nguồn: Tác giả tính toán từ Tổng cục Thống kê (2018)

Xét ở các thành phần kinh tế, 1 tỷ VND vốn đầu tư của các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước hấp thụ nhiều lao động nhất, tương ứng là hơn 80 lao động trong năm 2016 Con số này đối với doanh nghiệp FDI là rất thấp, chỉ khoảng 7 người/tỷ VND vốn đầu tư Có thể thấy, khả năng tạo việc làm mới của các doanh nghiệp FDI là khá thấp so với các doanh nghiệp tư nhân trong nước Do đó, hiệu ứng việc làm trực tiếp tích cực của FDI là khá nhỏ.

2.1.2 Hình thức và lĩnh vực đầu tƣ của FDI vào Việt Nam

Về hình thức đầu tư, một điểm cần lưu lý đó là tổng giá trị các thương vụ

Hoạt động M&A có đóng góp đáng kể vào tổng vốn FDI của Việt Nam, tuy nhiên có thể dẫn đến những tác động tiêu cực trực tiếp Tổng cục Thống kê đã điều chỉnh tổng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2011-2015 Bảng 2.1 thể hiện sự điều chỉnh này Trong giai đoạn 2011-2015, số liệu FDI mà Tổng cục Thống kê công bố chưa tính đến giá trị của hoạt động M&A Từ năm 2016, Tổng cục Thống kê đã bổ sung thêm hoạt động mua bán cổ phần và góp vốn vào hoạt động FDI tại Việt Nam.

Số liệu cho thấy khoảng 20% vốn FDI vào Việt Nam thông qua hoạt độngM&A Cách thức đầu tư này còn có xu hướng gia tăng trong năm 2017 (NguyễnThường Lạng, 2017) Giá trị đầu tư của M&A trong tổng thể nguồn vốn FDI lớn có thể tạo ra những hiệu ứng việc làm tiêu cực tại Việt Nam Đó là quá trình cắt giảm nhân sự sau hoạt động M&A (UNCTAD, 1994).

Bảng 2.1 Quy mô M&A ở Việt Nam, 2011-2016 (Triệu USD)

Năm M&A*** Đầu tư mới/cấp Tổng vốn FDI Tỷ lệ M&A/FDI thêm vốn (bao gồm M&A)*

Ghi chú: * Giai đoạn 2011-2015, Tổng cục Thống kê chỉ đưa ra con số FDI đối với đầu tư mới và cấp thêm vốn, không có quá trình góp vốn, mua bán cổ phần (tạm hiểu là hoạt động M&A ở Việt Nam) Từ năm 2016, Tổng cục Thống kê tính gộp giá trị M&A vào tổng vốn FDI, nên con số 15,8 tỷ USD vốn FDI đã bao hàm M&A.

* Con số chưa bao gồm 13 trên 341 thương vụ M&A không công bố giá trị.

* 2011-2015 tính toán từ Stoxplus (2016) và ATTran (2016), 2016: Tổng cục

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của (ATTran, 2016; Stoxplus, 2016; Tổng cục Thống kê, 2018)

Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới vấn đề việc làm ở Việt Nam

Phần 2.1 dự báo những tác động việc làm tiêu cực của FDI tại Việt Nam có thể lấn át những tác động tích cực Để có cái nhìn tổng thể hơn, luận văn sẽ định lượng mối quan hệ này thông qua việc xây dựng (i) biến và mô hình đánh giá tác động của FDI tới vấn đề việc làm; sau đó, giới thiệu (ii) số liệu; (iii) phương pháp ước lượng; phân tích (iv) kết quả ước lượng vấn đề này ở Việt Nam và (v) nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng việc làm của FDI tại Việt Nam.

2.2.1.1 Mô hình nghiên cứu chung

Mô hình chung để đánh giá tác động của FDI đến việc làm tại Việt Nam bao gồm ba loại biến chính: (i) biến phụ thuộc (em ijt ); (ii) biến độc lập đại diện cho hoạt động của doanh nghiệp FDI (F ijt ); (iii) véc tơ biến kiểm soát (X ijt ) Công thức của mô hình như sau: ln(emijt) 1 +

2 ln(F ijt )+ X ijt + v ijt hay ln(emijt) 1 +

2 ln(F ijt )+ X ijt + j + t +u ijt (*) với v ijt j + t +u ijt

+ i, j, t là chỉ số theo ngành, tỉnh và năm tương ứng Ngành i bao gồm ba ngành chính là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, được chia dựa theo hệ thống VSIC

2007 (chi tiết về phân ngành, xem mục 2.2.2 Số liệu);

+ tương ứng là hiệu ứng không quan sát được theo tỉnh j, năm t;

+v it là nhiễu hỗn hợp;

+ là nhiễu riêng biệt, thỏa mãn các giả thuyết trong hồi quy OLS.

Một điểm cần lưu ý là các yếu tố không quan sát được ở những ngành khác nhau cũng có thể tác động tới biến phụ thuộc; tuy nhiên, trong giới hạn của nghiên cứu này, để đơn giản hóa, mô hình được lựa chọn chỉ xem xét tới các yếu tố không quan sát trong tỉnh j ( và trong năm t Điều này giúp cho kết quả ước lượng có tính chính xác hơn khi tách biệt được các yếu tố không quan sát được trong mô hình. Thêm vào đó, mô hình sử dụng logarit của các biến nhằm tính toán các tương tác tương đối của biến số.

2.2.1.2 Các biến trong mô hình

Các biến sử dụng trong mô hình bao gồm: a Biến phụ thuộc, em ijt là biến phụ thuộc đại diện cho các vấn đề việc làm ở Việt Nam Nghiên cứu sử dụng lần lượt hai biến đo lường cho chỉ tiêu này liên quan tới số lượng và chất lượng việc làm:

(1) Tổng quy mô lao động có việc làm ( ) làm việc tại các đơn vị kinh doanh trong ngành i tỉnh j năm t;

(2) Tổng quy mô lao động trình độ cao ( làm việc tại các đơn vị kinh doanh trong ngành i tỉnh j năm t Như Phần 1.2 Khái niệm việc làm đã đề cập, nghiên cứu coi một việc làm trình độ cao khi việc làm đó sử dụng lao có chứng chỉ trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. b Biến độc lập đại diện cho hoạt động của doanh nghiệp FDI, F ijt là biến độc lập chính của mô hình, phản ánh tổng quy mô của các doanh nghiệp FDI tại ngành i tỉnh j năm t Nghiên cứu tính toán biến này dựa trên Bộ số liệu VEC điều tra tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam Bailey & Driffield (2007) cũng đo lường biến tổng quy mô hoạt động FDI tại một ngành dựa trên số liệu cấp độ doanh nghiệp Tuy nhiên, để đạt được tính chính xác cao, điều quan trọng trong cách tính toán này là phải xác định được doanh nghiệp nào là doanh nghiệp nước ngoài “sở hữu” Trong khi Bailey & Driffield (2007) sử dụng số liệu Điều tra doanh nghiệp tại Vương Quốc Anh với sự phân định chi tiết về tính sở hữu; bộ số liệu VEC không phân tách rõ ràng tính sở hữu nội địa hay nước ngoài của một doanh nghiệp.

Luật đầu tư 2005 và thống kê từ Bộ số liệu VEC của Tổng cục thống kê đưa ra ba loại hình doanh nghiệp chính có thể được coi là doanh nghiệp FDI, bao gồm:

(1) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;

(2) Doanh nghiệp nhà nước liên doanh với nước ngoài;

(3) Doanh nghiệp tư nhân liên doanh với nước ngoài.

Tuy nhiên, trong bộ VEC, hai loại hình doanh nghiệp thứ (2) và (3) không được hỏi chi tiết về quy mô vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài Do đó, nghiên cứu không thể sử dụng phân loại của IMF (2010) nhằm xác định tính sở hữu nước ngoài của một doanh nghiệp Trong ba loại hình doanh nghiệp trên, chỉ loại hình (1) là chắc chắn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó, với biến độc lập này, nghiên cứu sử dụng hai thước đo khác nhau phản ánh quy mô hoạt động của doanh nghiệp FDI, đó là:

(i) Tổng tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( trong ngành i tỉnh j năm t, bằng tổng tài sản của ba loại hình doanh nghiệp (1), (2) và (3) trong ngành i tỉnh j năm t;

(ii) Tổng tài sản của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài , chính là tổng tài sản của loại hình doanh nghiệp (1) Đây chắc chắn là tài sản mà FDI có quyền kiểm soát và quản trị. c Véc tơ biến kiểm soát, ijt

Xijt là véc tơ biến kiểm soát đối với ngành i tỉnh j năm t, bao gồm:

(1) w ijt : mức lương trung bình ngành, đo bằng lương trung bình danh nghĩa có trọng số của ngành i tỉnh j năm t;

(2) xm ijt : quy mô xuất nhập khẩu ngành, đo bằng tổng giá trị xuất nhập khẩu của ngành i tỉnh j năm t;

(3) asset ijt : quy mô doanh nghiệp nội địa, đo bằng tổng tài sản các doanh nghiệp hoàn toàn vốn nội địa trong ngành i tỉnh j năm t; và

(4) rev ijt : quy mô kinh tế tỉnh, đo bằng tổng doanh thu thuần của tất cả các doanh nghiệp trong tỉnh j năm t.

Nghiên cứu tổng hợp tài liệu khoa học trong và ngoài nước để lựa chọn các biến kiểm soát phù hợp đưa vào mô hình Các biến kiểm soát cũng được điều chỉnh cho phù hợp với số liệu thực tế của Việt Nam Tác giả nghiên cứu tiến hành tổng quan các tài liệu về các biến kiểm soát quan trọng đưa vào mô hình, tác động của chúng lên việc làm trong ngành hoặc quốc gia cụ thể Một trong những biến kiểm soát quan trọng là mức lương trung bình ngành (w ijt ).

Mức lương trung bình tác động tới cả cung và cầu lao động, từ đó làm thay đổi quy mô lao động có việc làm ở trạng thái cân bằng.

Về phía cầu, khi tổng quan tài liệu, Massoud (2008) đưa ra hai hiệu ứng mà lương trung bình ngành tác động tới quy mô việc làm, đó là: hiệu ứng quy mô và hiệu ứng thay thế Lương tăng sẽ làm tăng chi phí sản xuất Mức độ co giãn về cầu của hàng hóa đó sẽ quyết định mức độ chuyển dịch tăng giá bán cho người tiêu dùng Và khi giá bán tăng, lượng cung sản phẩm sẽ giảm, điều này khiến cầu lao động giảm xuống (hiệu ứng quy mô) Ngoài ra, khi lương tăng lên, các doanh nghiệp có xu hướng thay thế lao động bởi vốn, cầu lao động theo đó giảm xuống (hiệu ứng thay thế).

Về phía cung, việc tăng lương sẽ làm tăng nguồn cung lao động cho nền kinh tế Người lao động sẽ sẵn sàng từ bỏ thời gian rảnh rỗi để làm việc; những người chưa tham gia lao động cũng có thêm động lực để tham gia sản xuất kinh doanh Vacaflores (2011) đã sử dụng phương pháp ước lượng Arellano-Bover/Blunder-Bond để chứng minh có mối liên hệ giữa tiền lương thực tế và việc làm đối với lao động nữ ở các quốc gia được khảo sát, với độ tin cậy thống kê đạt mức 5%.

Tác động ròng của mức lương trung bình phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng từ phía cung và phía cầu của thị trường lao động.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng lương thậm chí không tác động tới quy mô việc làm cân bằng Geary & Kennan (1982) nghiên cứu về tác động của lương tới quy mô việc làm tại 12 nước OECD và kết luận rằng không tìm ra mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa lương thực tế và quy mô việc làm Apergis & Theodosiou (2008), khi phân tích số liệu 10 nước OECD trong giai đoạn 1950-2005, cũng bác bỏ giả thuyết lương tác động tới quy mô việc làm trong ngắn hạn, vì vậy giảm lương thực tế sẽ không làm tăng quy mô việc làm Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra bằng chứng thống kê cho thấy mối quan hệ dài hạn của hai biến số này. c2 Quy mô xuất nhập khẩu ngành ( xm ijt )

Xuất khẩu tác động đến quy mô lao động tại quốc gia xuất khẩu theo hai hướng Trước hết, xuất khẩu mở rộng quy mô làm việc vì tạo ra nhiều cơ hội việc làm do đóng góp vào sản lượng của nền kinh tế Thứ hai, sự gia tăng độ mở của nền kinh tế thông qua xuất khẩu phải chịu áp lực cạnh tranh quốc tế Vì vậy, các doanh nghiệp phải nâng cao trình độ công nghệ, thay đổi chất lượng và quy mô việc làm.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA VIỆT NAM 68 3.1 Bối cảnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam

Hàm ý chính sách

Hai nhóm chính sách được đưa ra bao gồm: (i) hỗ trợ phát triển đầu tư mới và (ii) tăng tính liên kết khu vực nội địa với khu vực FDI.

3.2.2.1 Hỗ trợ phát triển đầu tƣ mới Đầu tư mới sẽ gia tăng việc làm cho người lao động một cách trực tiếp Để hỗ trợ phát triển đầu tư mới; đầu tiên, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư trong nước về mặt tổng thề.

Trong quá trình tìm hiểu môi trường đầu tư Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài thường tham khảo các báo cáo khách quan Một trong những chỉ số được theo dõi là Chỉ số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thế giới Theo báo cáo năm 2017, Việt Nam xếp thứ 68 toàn cầu về thuận lợi kinh doanh, sau Malaysia (24) nhưng trước Indonesia (72) và Philippines (112) Vị trí này cho thấy những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư gần đây của Việt Nam đang được ghi nhận.

Tuy nhiên, Việt Nam cần giải quyết bốn vấn đề sau để cải thiện môi trường đầu tư trong nước: (i) quy trình thành lập doanh nghiệp mới, (ii) quy trình nộp thuế, (iii) thủ tục hải quan và (iv) giải quyết phá sản Đây là bốn khía cạnh Việt Nam đạt mức điểm thấp và còn nhiều dư địa để thực hiện cải cách.

Về quy trình thành lập doanh nghiệp mới, cải thiện quy trình này đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp nước ngoài quyết định đầu tư mới vào Việt Nam. Nếu Việt Nam không cắt giảm được thời gian và thủ tục thành lập doanh nghiệp, dòng vốn FDI sẽ có xu hướng chuyển dịch sang M&A, khi các doanh nghiệp trong nước đã được thành lập Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tạo việc làm ở Việt Nam.

Việt Nam hiện xếp thứ 123 về chỉ số thành lập doanh nghiệp, và xếp dưới mức trung bình của Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (Ngân hàng Thế giới, 2018a).Theo số liệu thống kê, Việt Nam cần tới 09 thủ tục để mở một doanh nghiệp mới,cao hơn khu vực 02 thủ tục Đây là điểm khác biết lớn nhất của Việt Nam so với khu vực Vì vậy, Việt Nam cần cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính khi thành lập doanh nghiệp.

Về quy trình nộp thuế, Việt Nam đang đứng thứ 86 về mức độ dễ dàng nộp thuế Thủ tục nộp thuế của Việt Nam về mặt trung bình rườm ra hơn so với Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Năm 2017, một doanh nghiệp Việt Nam trung bình mất tới 498 giờ để thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, cao hơn gấp ba lần so với khu vực (189 giờ) Trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần có những chính sách hợp lý, số hóa quy trình nộp thuế tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Về thủ tục hải quan, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam sẽ rất quan tâm tới quy trình xuất nhập khẩu do khu vực này phụ thuộc lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu So với khu vực Đông Á và Thái Binh Dương, quá trình thông quan xuất khẩu của Việt Nam có sự thuận lợi hơn; tuy nhiên, hoạt động nhập khẩu lại chịu nhiều trở ngại Thời gian thông quan nhập khẩu vào Việt Nam là 76 giờ với chi phí nhập khẩu là 183 USD, lần lượt lâu hơn 11 giờ và phí cao hơn 68 USD so với trung bình khu vực Những thước đo này là hàm ý chính sách cụ thể để Việt Nam thực hiện cải cách quy trình nhập khẩu, giảm số giờ và chi phí nhập khẩu.

Về giải quyết vấn đề phá sản, đây là chỉ số mà Việt Nam đứng vị trí rất thấp (129), thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Philippines (59), Indonesia (38) Đầu tư mới có tính rủi ro cao hơn M&A, do M&A được thực hiện trên một doanh nghiệp đã có sẵn Các doanh nghiệp khi quyết định đầu tư mới vào Việt Nam phải tính toán tới quá tình rút vốn nếu dự án gặp thua lỗ Nếu Việt Nam hỗ trợ các doanh nghiệp thu hồi lại vốn với tỷ lệ cao trong thời gian ngắn sau khi đề xuất phá sản, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng hơn khi đầu tư một dự án mới ở Việt Nam Ngân hàng Thế giới (2018a) cho thấy tỷ lệ thu hồi tài sản của Việt Nam ở mức rất thấp, 21,8%, thấp hơn trung bình khu vực, 35,4% Thêm vào đó, thời gian để xử lý thanh lý doanh nghiệp lên tới 05 năm, gấp đôi trung bình khu vực Lý do là theo Luật Phá sản 2014, doanh nghiệp trước khi giải thể hoặc phá sán sẽ phải thực hiện quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Quá trình này thường được diễn ra trong vòng 05 năm bao gồm nhiều thủ tục rườm rà từ tái cơ cấu đến chấp nhận phá sản,đưa ra quyết định tuyên bố các thủ tục phá sản, trình danh sách chủ nợ…, trước khi được tuyên bố phá sản (Ngân hàng Thế giới, 2018a).

Thứ hai, Việt Nam cần có chính sách xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các dự án FDI đầu tư mới tại các khu này Chiến lược phát triển các khu công nghiệp cần đi kèm với những cam kết về cơ sở hạ tầng kết nối và cải thiện môi trường đầu tư của chính vùng/tỉnh đó.

Chính sách xây dựng các khu công nghiệp đã thu hút một lượng lớn doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam Tính đến cuối năm 2012, các khu công nghiệp đã thu hút khoảng 50% tống số vốn FDI vào Việt Nam (Phương Linh, 2013) Tuy nhiên, các khu công nghiệp thiếu tiêu chuẩn kỹ thuật và cơ sở hạ tầng sẽ rất khó để thể thu hút được vốn đầu tư FDI, hoặc sẽ chỉ thu hút được các dự án kém chất lượng Xây dựng các khu công nghiệp cần đảm bảo các yếu tố về xử lý nước thải, cung cấp điện, nước… để doanh nghiệp có thể yên tâm ổn định sản xuất Các khu công nghiệp cũng cần đặt ở các vị trí thuận lợi, thu hút được lao động hoặc có cơ sở hạ tẩng để kết nối với thị trường tiêu thụ cũng như xuất khẩu.

Thêm vào đó, các tỉnh có môi trường đầu tư tốt thường thu hút được nhiều lượng vốn FDI đầu tư mới Sự hỗ trợ của chính quyền và hệ sinh thái doanh nghiệp đi kèm sẽ giúp doanh nghiệp FDI thực hiện sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn. Xét trong năm 2014, ngoại trừ các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, cùng các tỉnh vệ tinh như Bình Dương, Đồng Nai, Thái Nguyên… với hiệu ứng đô thị hóa, có khả năng thu hút được vốn FDI đầu tư mới, một số tỉnh có chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cao như Thanh Hóa, Kiên Giang… cũng thu hút được một lượng lớn nguồn vốn này Chính vì thế, chính sách cải thiện môi trường đầu tư tại các tỉnh như giảm chi phí gia nhập thị trường, chi phí không chính thức, tăng tính minh bạch của chính quyền… cũng có ảnh hướng tích cực tới quyết định đầu tư mới của các doanh nghiệp FDI.

3.2.2.2 Tăng tính liên kết giữa khu vực nội địa và khu vực FDI Để cải thiện sự kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, nghiên cứu đề xuất bốn nhóm giải pháp bao gồm: (i) nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong nước, (ii) phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và (iv) khuyến khích FDI đầu tư vào các lĩnh vực có tính kết nối với khu vực nội địa.

Về nâng cao trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong nước, Ngân hàng Thế giới (2017) cho thấy doanh nghiệp Việt Nam chi tiêu rất ít cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Các doanh nghiệp trung bình chỉ dành 1,6% doanh thu hàng năm đầu tư vào R&D Con số này thấp hơn các nước láng giềng như Lào (14,5%), Malaysia (2,6%) và Campuchia (1,9%) Thêm vào đó, “ở Việt Nam, 26% công ty vừa và lớn tuyên bố chi cho R&D, trong khi chỉ có 9% doanh nghiệp nhỏ có đầu tư vào R&D Khoảng 20% doanh nghiệp Việt Nam tuyên bố đào tạo cho các nhân viên của họ để phát triển và giới thiệu sản phẩm hay quy trình mới, cao hơn Lào, Malaysia và Thái Lan nhưng thấp hơn Philippines và Campuchia” (ibid, đoạn

61 Chương 2) Do đó, Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thực hiện nghiên cứu và phát triển (R&D).

Để thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam hội nhập toàn cầu, cần khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị và sản xuất Khi đạt chuẩn quốc tế, doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ việc miễn khảo sát và cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam nếu tiêu chuẩn quốc tế cao hơn Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp sạch đạt chuẩn GlobalGAP có thể không cần chứng nhận VietGAP, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hành chính và thúc đẩy áp dụng các chuẩn mực thế giới trong quá trình toàn cầu hóa.

Ngày đăng: 21/11/2023, 09:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Nguyễn Thế Hoàng. (2014). Phân tích tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới vấn đề việc làm ở các nước đang phát triển (Luận văn Tốt nghiệp). Đại học Ngoại Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tác động của vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài tới vấn đề việc làm ở các nước đang phát triển
Tác giả: Nguyễn Thế Hoàng
Năm: 2014
8. Nguyễn Thị Hường. (2002). Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài-FDI. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài-FDI
Tác giả: Nguyễn Thị Hường
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2002
3. Lưu Hiệp. (2018). Không có giấy phép con mọc lại sau khi cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh. Truy cập ngày 4/3/2018 từ http://cand.com.vn/doanh-nghiep/Khong-co-giay-phep-con-moc-lai-sau-khi-cat-giam-675-dieu-kien-kinh-doanh-477240/ Link
6. Nguyễn Duy Nghĩa. (2017). Rộng cửa thu hút đầu tư của EU vào Việt Nam | Tài chính. Truy cập ngày 4/3/2018 từ http://baocongthuong.com.vn/rong-cua-thu-hut-dau-tu-cua-eu-vao-viet-nam.html Link
4. Ngân hàng Thế giới. (2014). Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam Khác
5. Ngân hàng Thế giới. (2017). Việt am: Tăng ường ăng lực Cạnh Tranh Và Liên Kết Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Khác
9. Nguyễn Thường Lạng. (2017). Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn cuối năm 2017 Khác
10. Ohno, K. (2017). Dịch chuyển tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng: Những tiền đề về thiết kế và thực thi chính sách. Slides tại Báo cáo Thường niên Kinh tế Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tóm tắt tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới số lượng và chất lƣợng lao động - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 1.1. Tóm tắt tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới số lượng và chất lƣợng lao động (Trang 32)
Bảng 1.2 tổng hợp lại các nghiên cứu đánh giá hiệu ứng việc làm của FDI mà luận văn đã đề cập. - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 1.2 tổng hợp lại các nghiên cứu đánh giá hiệu ứng việc làm của FDI mà luận văn đã đề cập (Trang 39)
2.1.2. Hình thức và lĩnh vực đầu tƣ của FDI vào Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
2.1.2. Hình thức và lĩnh vực đầu tƣ của FDI vào Việt Nam (Trang 48)
Bảng 2.1. Quy mô M&A ở Việt Nam, 2011-2016 (Triệu USD) - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.1. Quy mô M&A ở Việt Nam, 2011-2016 (Triệu USD) (Trang 49)
Bảng 2.2. Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế (Triệu USD) - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.2. Cơ cấu FDI theo ngành kinh tế (Triệu USD) (Trang 50)
Bảng 2.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo ngành kinh tế, 2011-2015 (%) 2011 2012 2013 2014 2015 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo ngành kinh tế, 2011-2015 (%) 2011 2012 2013 2014 2015 (Trang 52)
Bảng 2.4 thử tính toán chỉ số HHI50, thước đo về sự cạnh tranh của ngành, đối với ba ngành nhỏ trong khu vực nông nghiệp ở Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.4 thử tính toán chỉ số HHI50, thước đo về sự cạnh tranh của ngành, đối với ba ngành nhỏ trong khu vực nông nghiệp ở Việt Nam (Trang 57)
Bảng 2.5. Danh sách các tỉnh và mã tỉnh của Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.5. Danh sách các tỉnh và mã tỉnh của Việt Nam (Trang 66)
Bảng 2.7. Thống kê mô tả các biến - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.7. Thống kê mô tả các biến (Trang 71)
Bảng 2.8. Bảng hệ số tương quan giữa các biến - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.8. Bảng hệ số tương quan giữa các biến (Trang 72)
Bảng 2.9. Tác động của FDI tới vấn đề việc làm tại Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.9. Tác động của FDI tới vấn đề việc làm tại Việt Nam (Trang 75)
Bảng 2.10 đưa kết quả ước lượng mô hình (2) so sánh hiệu ứng việc làm của FDI trong các ngành nghề khác nhau đối với  ln(emp)  (trong cột (v) và (vi)) và - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.10 đưa kết quả ước lượng mô hình (2) so sánh hiệu ứng việc làm của FDI trong các ngành nghề khác nhau đối với ln(emp) (trong cột (v) và (vi)) và (Trang 77)
Bảng 2.11. Hiệu ứng việc làm của FDI thông qua xuất nhập khẩu - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.11. Hiệu ứng việc làm của FDI thông qua xuất nhập khẩu (Trang 80)
Bảng 2.12. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng hiệu ứng việc làm của FDI tại Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) phân tích ảnh hưởng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đến vấn đề việc làm của việt nam
Bảng 2.12. Nguyên nhân dẫn tới thực trạng hiệu ứng việc làm của FDI tại Việt Nam (Trang 82)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w