1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trống đồng trong văn hóa thạch trại sơn (vân nam trung quốc) và mối liên hệ với miền bắc việt nam

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trống đồng trong văn hóa Thạch Trại Sơn (Vân Nam-Trung Quốc) và mối liên hệ với miền Bắc Việt Nam
Tác giả Âu Ý Nhiên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hậu, ThS. Nguyễn Chiến Thắng
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Khảo cổ học Đông Nam Á
Thể loại Chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

Vậy thì trống đồng trong các văn hóa khác Đông Sơn, điển hình như trong văn hóa Thạch Trại Sơn có vai trò và biểu hiện như thế nào, và quan hệ giữa hai văn hóa này trong bối cảnh tiền sơ

Trang 1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2023

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Khoa Lịch sử

    

Chuyên đề: Khảo cổ học Đơng Nam Á

Đề tài:

TRỐNG ĐỒNG TRONG VĂN HÓA THẠCH TRẠI SƠN (VÂN NAM-TRUNG QUỐC) VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI

MIỀN BẮC VIỆT NAM

GVHD: TS Nguyễn Thị Hậu – ThS Nguyễn Chiến Thắng SVTH: Âu Ý Nhiên 2166 042 001

Trang 2

Nhà sử học Việt Nam Đào Duy Anh đã nhận định: “Từ đất Lạc Việt, trống đồng mới lưu truyền ra các xứ khác, ví dụ như sang Quý huyện ở Quảng Tây và Tấn Ninh ở Vân Nam (Trung Quốc)” (Đào Duy Anh, 2005) Vậy thì trống đồng trong các văn hóa khác Đông Sơn, điển hình như trong văn hóa Thạch Trại Sơn có vai trò và biểu hiện như thế nào, và quan hệ giữa hai văn hóa này trong bối cảnh tiền sơ sử Đông Nam Á được thể hiện qua trống đồng ra sao sẽ là nội dung chính trong bài viết này

I Khái quát về văn hóa Thạch Trại Sơn (văn hóa Điền)

Vương quốc Điền là vương quốc của dân tộc Điền, một dân tộc du mục cư trú tại vùng núi thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ngày nay Vương quốc Điền lần

đầu tiên được nhắc đến trong chương Tây Nam Di Liệt Châu của Sử ký của Tư

Mã Thiên.Trong chương này, người Điền được mô tả là lớn nhất và hùng mạnh nhất trong số các thủ lĩnh nông nghiệp và các bộ lạc du mục cùng tồn tại ở Vân Nam vào thời điểm đó Tuy nhiên, đến tận những năm 1950 của thế kỷ XX, giới khảo cổ mới tìm được những bằng chứng vật thật chứng minh cho sự tồn tại của vương quốc này

Thạch Trại Sơn là tên một ngọn đồi thuộc huyện Tấn Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, nằm về hướng Đông Nam và cách hồ Điền Trì khoảng 1km Trên đồi chứa nhiều di tích thuộc Thời đại Sắt Đa số các di tích thuộc văn hóa này là mộ táng, nằm tập trung thành các nghĩa trang trên các ngọn đồi quanh hồ Điền Trì và hồ Phủ Tiên Các di tích có mật độ tập trung mộ táng dày đặc có thể kể đến như: Vạn Gia Bảo, Thạch Trại Sơn, Lý Gia Sơn, Thiên Tử Miếu…(Hình 1)

Đồ tùy táng trong các mộ Điền có nhiều chất liệu như đồng, sắt, vàng, đá, đá ngọc, gốm… trong đó đồ đồng chiếm đa số với các loại hình khác nhau như trống đồng, thạp đồng, tượng, giáp cùng các loại vũ khí bằng đồng (kích, thương, kiếm, mũi tên, giáo, qua…) ngoài ra còn có các loại công cụ lao động như cày, cuốc, cưa, rìu, dao… Các hiện vật trong mộ được xác định có niên đại kéo dài từ thời Xuân Thu đến thời Tây Hán (khoảng thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ I CN)

II Trống đồng trong văn hóa Thạch Trại Sơn

Dựa vào chất lượng và số lượng đồ tùy táng chôn trong mộ, các học giả Trung Quốc xác định Điền là một xã hội có phân tầng rõ rệt Và các trống đồng có kích thước lớn thường được chôn trong mộ của các quý tộc, có thể có một hoặc nhiều trống trong cùng một mộ như là một chỉ báo về cả sự giàu có và quyền lực chính trị trong xã hội (Pirazzloli-t'Serstevens, 1974)

Trang 3

Trống đồng trong văn hóa Thạch Trại Sơn xuất hiện dưới hai hình thức, thứ nhất là trống thực tế được sử dụng với các công năng khác nhau; thứ hai là những mô hình trang trí trên nắp các thùng đựng vỏ ốc bằng đồng (Murowchick, 2001)

Thông qua các hình ảnh mô hình trống, có thể thấy tương tự như trong văn hóa Đông Sơn, trong văn hóa Thạch Trại Sơn, trống là một loại nhạc khí dùng trong các nghi lễ tôn giáo hay những sự kiện mang tính trọng đại trong xã hội, tùy vào những vai trò khác nhau mà trống có những kích thước to nhỏ khác nhau; song, cách sử dụng trống có thể khác biệt Trên bức bích họa nổi tiếng tại núi Hoa Sơn (Quảng Tây, Trung Quốc) niên đại 500 năm TCN (Hình 5) có vẽ lại hình ảnh chiếc trống đồng được xoay ngang và gõ vào mặt hông khi sử dụng, giống như cách dùng trống của dân tộc Lô Lô (ở Hà Giang) ngày nay (Hình 6)

Ngoài chức năng nhạc khí, người Điền đã sử dụng trống để làm thùng đựng vỏ ốc dưới nhiều hình thức khác nhau Đơn giản nhất là trống được lật lại và trở thành đồ dựng như phát hiện tại mộ M1:1 Thạch Trại Sơn Hình thức sử dụng thứ hai là mặt trống bị đục ở giữa và phần đáy được bịt lại (Hình 7) Hay mặt trống được tách rời ra, trang trí và gắn tay cầm để trở thành nắp đậy Ngoài ra, một hình thức biến đổi độc đáo khác nữa là người Điền chồng hai chiếc trống lên nhau để tạo nên một thùng đựng vỏ ốc có kích thước lớn hơn Trong một số trường hợp, chúng ta không rõ rằng đây là một thùng đựng vỏ ốc mang hình dáng một chiếc trống đồng hay đây vốn là một chiếc trống đồng đã được biến đổi công năng sử dụng Nhưng có thể thấy rằng trống đồng trong văn hóa Điền không mang nhiều ý nghĩa lễ nghi thiêng liêng như ở Đông Sơn

2 Các loại hình trống và đặc trưng

Từ đầu thế kỷ XX, khu vực nam Trung Quốc và bắc Việt Nam xuất hiện trôi nổi một số dạng trống đồng khác với hệ thống trống đồng theo phân loại của Heger, và được ông gọi là trống Gillet II Cho đến khi khai quật khu mộ Điền, trống Gillet II được phát hiện ngày càng nhiều trong địa tầng và được các học giả Trung Quốc đặt là trống Vạn Gia Bá, bên cạnh các trống Heger I mà họ gọi là trống loại hình Thạch Trại Sơn

Trống Gillet II vả Heger I đều có ba phần: tang trốn, thân trống và chân trống, trống Heger I có mặt trống nhỏ hơn tang trống Về hình thức, trống Gillet II mang hình dạng tương tự như một chiếc nồi nấu lật ngược với những đường nét trang trí đơn giản Đây là sản phẩm của người Điền vì cho đến nay, trống Gillet II chỉ mới được tìm thấy trong các di tích thuộc văn hóa Điền Trong khi đó, trống Heger I được thừa nhận rộng rãi là sản phẩm của người Lạc Việt

Theo Heger (1902) thì đây là hai loại hình trống khác nhau và là sản phẩm của hai cộng đồng độc lập Tuy nhiên, theo các học giả Trung Quốc (Hội nghiên cứu

Trang 4

trống đồng cổ Trung Quốc, 1988) và Imamura (1993) thì trống Gillet II hay trống Vạn Gia Bá là tiền thân của trống Heger I (trống Thạch Trại Sơn); còn theo các nhà nghiên cứu Việt Nam, căn cứ vào tiến trình phát triển của trống Heger từ I đến IV thì trống Gillet II phải có nguồn gốc từ Heger I (Nguyễn Văn Hảo, 2019)

Về trang trí trên trống đồng có hai hình thức chính là trang trí dạng sơ đồ hình học và trang trí tả thực Dạng sơ đồ hình học mang các họa tiết hình người và động vật được sơ đồ hóa, thể hiện lặp đi lặp lại và bố cục một cách trật tự trên trống Phong cách tả thực là những dạng phù điêu chạm nổi hoặc là các dạng tượng tròn gắn lên trống bằng kỹ thuật hàn, đúc sẵn hay đúc trên Các phù điêu đắp nổi này được gắn trên khắp trên mặt trống hay làm điểm nhấn trên tang và thân trống bên cạnh các họa tiết khắc vạch (Hình 9) Ngoài ra, vào giai đoạn muộn của nền văn hóa, trên một số hiện vật còn xuất hiện cả kỹ thuật mạ vàng, mạ thiếc lên đồ đồng

Cả hai phong cách này tồn tại song song và chủ đề của chúng cũng có nét tương đồng khi cùng thể hiện hình ảnh động vật và con người xuất hiện đơn lẻ hay trong một hoạt cảnh chung; cùng với đó là motif chiến tranh và các cảnh hoạt động quân sự nổi bật Các dạng đồ tạo tác với độ phức tạp cao, chi tiết nhiều thường xuất hiện trong mộ các quý tộc ở Thạch Trại Sơn, Lý Gia Sơn

Trang trí trên trống đồng (hay thùng đựng có dạng hình trống) cung cấp nhiều thông tin về đời sống – xã hội của người Điền đương thời với các hoạt cảnh xã hội, môi trường sống, các nghi lễ, tập tục của cộng đồng dân cư, phân tầng xã hội, trang phục, sức mạnh quân sự… cho thấy đây là một cộng đồng du mục gắn bó với chăn nuôi và săn bắn cũng như vai trò và tầm quan trọng của chiến tranh trong xã hội Điền Đây là nguồn sử liệu chân thật và phong phú về lịch sử và văn hóa Điền (TzeHuey Chiou-Peng, 2008)

III Quan hệ giao lưu giữa văn hóa Thạch Trại Sơn và văn hóa Đông Sơn thông qua trống đồng

Trống đồng loại hình Gillet II nằm ngoài văn hóa Thạch Trại Sơn còn được tìm thấy ở miền Bắc Thái Lan và Việt Nam Tại Việt Nam, trống phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Sơn Bình, Hà Nội và Thanh Hóa… và đều là những phát hiện ngẫu nhiên, không qua khai quật khảo cổ (Nguyễn Văn Hảo, 2019) Trong khi đó, trống Heger I hay trống Đông Sơn xuất hiện trong các di tích không chỉ thuộc văn hóa Điền mà còn khắp Đông Nam Á

Trống Heger I trong các di tích Điền có Hoa văn trang trí mang sắc thái địa phương bên cạnh các trang trí tương đồng với trống Heger I ở Đông Sơn như hoa văn mặt trời ở chính giữa mặt trống, các họa tiết hình học, chim bay; tang trống có “người lông vũ”, đua thuyền, trâu bò… Theo Nguyễn Văn Hảo (2014), đây là

Trang 5

những chiếc trống do người Đông Sơn chế tạo và được người Điền sử dụng thông qua con đường trao đổi, buôn bán

Tuy nhiên, trong các khu mộ Điền, công năng của trống đã được biến đổi thành thùng đựng vỏ ốc, các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho rằng người Điền đã tái sử dụng những chiếc trống bị hỏng cho một chức năng mới Trong mộ số M13: Thạch Trại Sơn, hoa văn Đông Sơn trên trống đồng có dấu hiệu bị cao và khắc đè họa tiết tả thực lên trên (Nguyễn Văn Hảo, 2019), đây là minh chứng rõ ràng cho việc trống Heger I trong văn hóa Điền là loại hình phái sinh của trống Đông Sơn Hiện tượng này chứng minh rằng, trong văn hóa Thạch Trại Sơn trống đồng đối với người Điền không quan trọng bằng thùng đựng vỏ ốc, trong khi đối với người Đông Sơn, trống là “quốc bảo” và Điền cũng là một dân tộc có nghề luyện kim đồng phát triển

Từ những phân tích trên, có thể thấy rằng, người Điền và Lạc Việt là hai dân tộc có truyền thống sử dụng trống khác biệt Việc trao đổi hàng hóa giữa Điền và Đông Sơn không mở rộng đến việc truyền bá niềm tin tôn giáo và chính trị (Murowchick, 2001) bằng chứng là việc vắng bóng các đồ tùy táng mang tính nghi lễ trong văn hóa Điền tại các di tích Đông Sơn cũng như ngược lại Mối quan hệ giữa Điền và Đông Sơn là mối quan hệ trao đổi, buôn bán ngang hàng; với khu vực cư trú nằm gần các mỏ kim loại ở vùng Vân Nam, người Điền cũng có thể là dân tộc đã cung cấp nguyên liệu đồng cho Đông Sơn và mua về những sản phẩm hoàn chỉnh mà tiêu biểu là trống đồng

KẾT LUẬN

Văn hóa Thạch Trại Sơn gắn liền với sự tồn tại của Vương quốc Điền trong khoảng nửa thiên niên kỷ trước Công Nguyên đến đầu Công nguyên Trống đồng trong văn hóa Thạch Trại Sơn có vai trò là nhạc khí quan trọng dùng trong các nghi lễ tuy nhiên, chức năng trống qua thời gian có sự biến đổi, trở thành thùng đựng vỏ ốc (một dạng tiền) khi nhu cầu xã hội có sự thay đổi (những biến động trong một xã hội bất ổn sẽ phát sinh nhu cầu tích trữ trong nhân dân) Trống đồng trong văn hóa Điền có sự giao lưu với trống Đông Sơn ở miền Bắc Việt Nam

Thông qua nghiên cứu trống đồng, có thể thấy Vương quốc Điền là một xã hội phát triển với sự phân tầng xã hội rõ rệt Về kinh tế, người Điền là một dân tộc gắn liền với chăn nuôi và săn bắn với nghề luyện kim, đúc đồng phát triển cùng với đó là tầm quan trọng của chiến tranh trong xã hội Điền

Trống Điền là loại trống đoản mệnh, không có cơ hội để biến đổi và phát triển thành những dạng trống mới do sự diệt vong của Vương quốc Điền dưới sức ép đến từ nhà Hán ở phương Bắc

Trang 6

TÀI LIỆU TRÍCH NGUỒN

Đào Duy Anh (2005) Lịch sử cổ đại Việt Nam Văn hóa - Thông tin

Hội nghiên cứu trống đồng cổ Trung Quốc (1988) Trống đồng cổ Trung Quốc

Văn vật

Murowchick, R E (2001) The Political and Ritual Significance of Bronze

Production and Use in Ancient Yunnan East Asian Archaeology, 133-192

Nguyễn Văn Hảo (2019) Trống Điền - Loại hình phái sinh của trống đồng Đông

Sơn Văn hóa Truyền thông và Phát triển, 111-114

Nguyễn Văn Hảo (2019, Tháng bảy 11) Trống Vạn Gia Bá – Nhìn từ phát hiện

ở Việt Nam Đã truy lục Tháng ba 13, 2023, từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia:

https://baotanglichsu.vn/

Pirazzloli-t'Serstevens, M (1974) La Civilization du Royaume de Dian a

l’Époque Han Paris: cole Française d’Êxtrême-Orient

TzeHuey Chiou-Peng (2008) Dian Bronze Art: Its source and formation

BULLETIN OF THE INDO-PACIFIC PREHISTORY ASSOCIATION,

34-43

Xiao Minghua (2006) Bronze Cowry-containers of the Dian Culture Chinese

Archaeology, 168-173

Trang 7

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Trang 8

Hình 3 Mũi lao bằng đồng khai quật được ở Thạch Trại Sơn (Yu Weichao, 1997) (trái) và qua đồng tại mộ M41: Thiên Tử Miếu (Hu Shaojin, 1985) (phải)

Trang 9

Hình 5 Bích họa trên núi Hoa Sơn, Quảng Tây, niên đại ~500BC (Feng Yang, 2017)

Trang 10

Hình 7 Trống được lật lại, mộ M1:1 Thạch Trại Sơn (Xiao Minghua, 2006) (trái) và trống bị đục ở giữa (Gary Todd, 2011) (phải)

Trang 11

Hình 9 Thùng đựng với dạng 2 chiếc trống chồng lên nhau tại một M20:1 Thạch Trại Sơn và M69:157 Lý Gia Sơn (Xiao Minghua, 2006)

(trái) và tại Lộc Phong, Vân Nam (TzeHuey Chiou-Peng, 2008) (phải)

Trang 12

Hình 11 Hình người chèo thuyền/ vũ công trong trang phục lông vũ, trâu, gà được thể hiện lặp lại trên 1 chiếc trống Heger I tại Lý Gia Sơn

(Yunnansheng Bowuguan 1975)

Trang trí trên trống Heger I M13: Thạch Trại Sơn ( Zhongguo Gudai Tonggu Xuehui (ed.) 1993)

Trang 13

Hình 13 Bản đồ phân bố trống Gillet II mà Imamura gọi là loại hình "tiền Heger I" (Imamura, 1993)

Ngày đăng: 02/04/2024, 20:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w