1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Biện Chứng Về Mối Liên Hệ Phổ Biến Giữa Tăng Trưởng Kinh tế Và Bảo Vệ Môi Trường
Tác giả Trần Anh Đức
Người hướng dẫn TS. Đào Thị Trang
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Khoa Lý Luận Chính Trị
Thể loại Tiểu luận Triết học
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 251,11 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI :PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG... Tiểu luận này giải

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

ĐỀ TÀI :

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu 03

I Đặt vấn đề 05

II Giải quyết vấn đề 06

Chương I: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 06

1 Phép biện chứng 06

2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 06

Chương II: Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái ở Việt Nam 07

1 Khái quát về vấn đề tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái 07

2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mội trường 09

III Kết luận - Bài học kinh nghiệm 15

Lời kết 16

Tài liệu tham khảo 17

Trang 3

Lời nói đầu

Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa, là thập kỉ mới của sự hiện đại và văn minh Mỗi quốc gia trên thế giới luôn có những đường lối phát triển của riêng mình Việt Nam cũng vậy, đất nước ta đang vận động, chuyển mình cùng thế giới trong thế kỉ mới Vào những năm đầu tiên đổi mới, tăng trưởng kinh tế luôn chiếm lĩnh sự ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia Thế giới đã và đang chứng kiến những sự thay đổi ngoạn mục, những bước nhảy vọt của nên kinh tế ở những khu vực đang phát triển, giàu tiềm năng như của Đông Nam Á Những thành tựu lớn lao của sự tăng trưởng kinh tế là không thể phủ nhận Song, đi liền với những thành tựu, những bước nhảy vọt ấy, là một vấn đề cũ mà mới – bảo vệ môi trường Nhiều thành tựu được phát minh và hình thành, đi đôi với nó trong quãng thời gian đầu tư nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và cuối cùng là xây dựng, làm ra nó thì môi trường cũng chịu không ít những tổn thất nặng nề Vì thế, bảo vệ môi trường nghiễm nhiên chiếm sự quan tâm và quan ngại của toàn thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng Môi trường của chúng ta đang đứng trước rất nhiều nguy cơ, hiểm họa khôn lường mà kết thúc có thể bị hủy hoại hoàn toàn Một thập kỉ phát triển nhanh chóng ở Việt Nam đã kéo theo sự ô nhiễm của đất, nước, không khí Đó chính là đề tài mà tiểu luận của tôi nghiên cứu

Tiểu luận này giải quyết vấn đề: phép biện chứng về mối liên hệ phổ

biến giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái Môi

trường và kinh tế là hai phạm trù khác nhau nhưng giữa chúng lại có mối liên hệ khăng khít Nghiên cứu đề tài này, tôi muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc trải đường cho Việt Nam trở thành một nước phát triển tầm cỡ khu vực và vươn ra thế giới Đồng thời, khi nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận, tôi cũng gia tăng tri thức và sự hiểu biết của mình về các vấn đề cấp thiết chung của thế giới cũng như của chính đất nước mình Từ đó, tôi mong rằng xã hội chúng ta sẽ có những nhận thức, những bước đi đúng đắn để hòa hợp sự tăng trưởng kinh tế với việc bào vệ môi trường vì một tương lai bền vững

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 4

Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lí luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mac – Lenin; là “khoa học về mối liên hệ phổ biến” và “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vẫn động và sự phát triển của tự nhiên, sự vận động của xã hội loài người và của tư duy” Đánh dấu bước phát triển mới của nền triết học

Một trong những nguyên lí cơ bản của phép biện chứng, nguyên lí đầu tiên là nguyên lí về mối liên hệ phổ biến Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến được vận dụng để giải thích mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ba lĩnh vực là: tự nhiên, xã hội và tư duy

Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ nghiên cứu phép biện chứng và nguyên lí về mối liên hệ phổ biến, sau đó áp dụng nguyên lí đó trong việc phân tích mối quan hệ giữa hai vấn đề cấp thiết hiện nay: tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

Tiểu luận sẽ đặt vấn đề và giải đáp những câu hỏi: - Tăng trưởng kinh tế là gì?

- Khái niệm bảo vệ môi trường?

- Giữa hai vẫn đề ấy có mối liên hệ biện chứng với nhau không? - Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi

trường có đặc điểm, tính chất như thế nào?

Từ việc nghiên cứu, phân tích mỗi liên hệ giữa hai vấn đề đó, cần thiết phải rút ra những bài học kinh nghiệm để điều hòa mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

Trang 5

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG I

PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1 Biện chứng và phép biện chứng

- Biện chứng:

Trong chủ nghĩa Mac – Lenin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiện, xã hội và tư duy

Biện chứng bao gồm:

• Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất • Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan

vào đời sống ý thức của con người - Phép biện chứng:

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lí, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan Phép biện chứng đối lập với phép siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thê giới trong trạng thái cô lập tĩnh tại và tách rời

2 Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và một trong những nguyên lí cơ bản của phép biện chứng duy vật

Những người theo quan điểm biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau Sự vật và hiện tượng tồn tại riêng lẻ nhưng có mối liên hệ vô hình Đó chính là “Tính thống nhất vật chất của thế giới”

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội cà tư duy

Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại

Trang 6

ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng Vì vậy, Ăng-ghen viết: “ Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”

Trang 7

CHƯƠNG II

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI Ở VIỆT NAM

1 Khái quát về vấn đề tăng trưởng kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Theo môn Kinh tế: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Nói rõ hơn, tăng trưởng kinh tế là khái niệm chỉ sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian Mức sản xuất thường là mức sản lượng quốc dân thực tế (GDPr), và sự gia tăng mức sản xuất là sự gia tăng của GDPr tính bằng phần trăm

Cần phân biệt giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là khái niệm rộng hơn, bao hàm cả tăng trưởng kinh tế Để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, phải xem xét nhiều yếu tố: sự tăng trưởng kinh tế; sự thay đổi tỉ trọng các ngành sản xuất trong cơ cấu kinh tế; sự đi lên của chất lượng cuộc sống ở nhiều mặt (giáo dục, y tế, văn hóa,…) Do vậy, tăng trưởng kinh tế chỉ là một yếu tố dẫn đến phát triển kinh tế

1.2 Môi trường sinh thái

Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có liên hệ chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu Sự tương tác, hòa đồng của các thành phần tự nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định, phát triển bền vững trong quan hệ với con người

Tại sao nhắc đến môi trường sinh thái lại đi kèm với hành động bảo vệ? Định nghĩa trên đã phần nào giải thích câu hỏi đó Môi trường sinh thái là một phạm trù rất rộng, bao hàm không chỉ thế giới tự nhiên mà còn cả xã hội bao quanh con người, là không gian mà trong đó con người tồn tại và phát triển, như một “ngôi nhà chung” cho tất cả mọi người Vì thế, sự phát triển của môi trường tùy thuộc hoàn toàn vào ý thức con người, con người có thể tác động làm cho môi trường tốt lên hoặc xấu đi Bất cứ hành động nào gây nguy hại đến môi trường sinh thái đều có tác động tiêu cực đến “ngôi nhà chung” ấy, mà cuối cùng chính con người phải gành chịu hậu quả

Trang 8

1.3 Các nguồn lực của tăng trưởng kinh tế:

Theo kinh tế vĩ mô hiện đại, tăng trưởng kinh tế dựa trên bốn nguồn lực chủ yếu là: vốn nhân lực, tích lũy tư bản, tài nguyên thiên nhiên, tri thức công nghệ Trong tiểu luận này, để phù hợp với đề tài, tôi xin được chủ yếu xét đến nguồn lực tài nguyên thiên nhiên Bởi tài nguyên thiên nhiên cũng là một trong các yếu tố quan trọng của môi trường sinh thái, nằm trong môi trường sinh thái và chịu sự tác động của con người nhằm tăng trưởng kinh tế

Trang 9

2 Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái

Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái không độc lập và tách rời nhau Giữa chúng có một mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại cho nhau, theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực:

2.1 Theo hướng tích cực

a) Tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế lên môi trường

Sự tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nên nền tảng của cải, vật chất để mỗi quốc gia đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường Tác động này được biểu hiện cụ thể qua các phương diện:

- Thúc đẩy tập trung các chính sách bảo vệ môi trường: Một phần của cải tăng lên từ sự tăng trưởng kinh tế được nhà nước sử dụng cho mục đích bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái Tăng trưởng kinh tế giúp tăng nguồn của cải, tiền bạc Do đó, lượng vốn dùng cho chính sách bảo vệ môi trường cũng tăng lên Theo luật bảo vệ môi trường, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường có quy định cụ thể: Ðầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm

- Phát triển khoa học, công nghệ thân thiện với môi trường: Tăng trưởng kinh tế dẫn đến sự ra đời của các loại máy móc, thiết bị mới thân thiện với môi trường, ít gây ô nhiễm và cả những máy lọc xử lí rác thải, khí thải Việc phát minh và đưa vào sử dụng các máy móc và thiết bị mới để hạn chế đến mức cao nhất tác hại đến môi trường cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường Bình nước nóng năng lượng mặt trời; hệ thống lọc và xử lí nước thải;các loại kính tiết kiệm năng lượng, gạch ngói không nung,… là những sản phẩm mới, thân thiện với môi trường Tiến bộ khoa học giúp tạo ra những sản phẩm trên nhưng cũng bắt nguồn từ nguồn vốn hỗ trợ của nền kinh tế thì mới phát huy được tác dụng

Trang 10

- Góp phần nâng cao ý thức người dân: Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cao cho sự phát triển xã hội, trong đó ý thức người dân về vấn đề môi trường dần được cải thiện Thông qua giáo dục, tuyên truyền được tài trợ từ Chính phủ, tình trạng đốt nương làm rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên dần hạn chế và chấm dứt Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan đường phố, khu vực công cộng,… cũng được nâng cao

b) Tác động tích cực của môi trường đối với việc tăng trưởng kinh tế Xét về mặt tích cực, tăng trưởng kinh tế không chỉ có tác động một chiều đến môi trường, mà ngược lại, môi trường cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới kinh tế

Việc bảo vệ môi trường được thực hiện tốt sẽ đảm bảo một môi trường sống và làm việc trong lành, lành mạnh.Một môi trường trong lành, ít khói bụi, ô nhiễm mang đến cảm giác thoải mái, tỉnh táo hơn cho mọi người, giảm thiểu rủi ro về bệnh dịch.Sức khỏe tốt sẽ giúp cho công việc được hoàn thành tốt, mau chóng hơn

Bảo vệ môi trường gắn liền với vấn đề bảo vệ tài nguyên.Tài nguyên thiên nhiên nếu được quản lí khai thác có hiệu quả, đúng mức, được giữ gìn và bảo vệ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế lâu dài của một quốc gia.Lấy việc khai thác than ở Quảng Ninh làm ví dụ Để khăc phục nạn khai thác than trái phép, quản lí tốt việc khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo lợi ích kinh tế và các vấn đề môi trường, thời gian qua, Quảng Ninh đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp Theo đó, hàng loạt các văn bản, chỉ thị chỉ đạo nhằm tăng cường quản lý hoạt động khai thác khoáng sản đã được UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành.Công tác kiểm tra được duy trì thường xuyên.Các ngành chức năng của tỉnh cũng đã hạn chế việc cấp phép mới về khai thác khoáng sản mà chỉ gia hạn cho những đơn vị thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về khai thác khoáng sản Quảng Ninh cũng đang triển khai xây dựng khá nhiều quy hoạch có tầm nhìn dài hạn: Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030

Bảo vệ môi trường sinh thái cũng đi đôi với việc dự báo và phòng chống thiên tai Hằng năm, miền Trung nước ta hứng chịu rất nhiều cơn bão lớn có sức tàn phá khủng khiếp, gây thiệt hại rất lớn cả về người và tài sản Việc phá rừng, đốt nương là rẫy dẫn đến hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, lũ quét ở miền núi thường xuyên Bảo vệ môi trường sẽ hạn

Trang 11

chế một cách hữu hiệu các thiên tai, dịch bệnh phát sinh từ các thiên tai Từ đó, kinh tế quốc gia mới tăng trưởng một cách ổn định

Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường có mối liên hệ tích cực, tác động qua lại lẫn nhau Một nền kinh tế chỉ thực sự tăng trưởng có hiệu quả khi đi liền với nó là một môi trường được gìn giữ, bảo vệ Đó là mặt tích cực trong mối quan hệ giữa hai yếu tố này 2.2 Tác động tiêu cực

Ở phần trên, ta đã xem xét mối liên hệ, tác động tích cực giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế.Thế nhưng, vấn đề nào cũng có hai mặt.Những ảnh hưởng tiêu cự là điều cần bàn luận trong phần này Trước tiên, ta xét đến việc tăng trưởng kinh tế tác động xấu đến môi trường sinh thái ở những khía cạnh nào

- Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế đồng nghĩa với việc làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên.Một lần nữa, khía cạnh tài nguyên thiên nhiên trong mối quan hệ giữa hai phạm trù môi trường và kinh tế lại được nhắc đến Đây là khía cạnh xét đến đầu tiên trong tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế, bởi như đã nói ở phần 1.3, tài nguyên thiên nhiên là yếu tố gắn liền với môi trường và còn là một nguồn lực chủ yếu của sự phát triển kinh tế Thế nhưng, khi nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng, người ta chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên một cách triệt để để đáp ứng đủ nhu cầu đầu vào của các ngành sản xuất Muốn đẩy mạnh ngành nông – lâm – ngư nghiệp, hàng trăm nghìn héc-ta cây rừng đổ xuống để làm nương, làm rẫy, chăn thả gia súc Năm 1983, diện tích rừng nước ta giảm còn 7,2 triệu ha so với năm 1943 (14,3 triệu ha) Chất lượng rừng bị giảm sút: năm 1943, 70% diện tích rừng là rừng giàu, đến năm 2005 thì 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi Thêm vào đó, trong 10 năm đầu của thế kỉ 21, lượng khai thác thủy sản cả nước liên tục tăng, khiến lượng thủy sản ngoài khơi dần giảm sút nhanh chóng Trữ lượng: 4,2 triệu tấn, sản lượng khai thác tối đa bền vững là 1,7 triệu tấn/năm, thế nhưng sản lượng của khai thác của 3 năm

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w