Hiểu được tình trạng môi trường ô nhiễm ngày càng nặng chủ yếu là do ý thức không phân loại rác gây nên, vì vậy chúng em đã tiến hành một nghiên cứu với chủ đề “Ý thức bảo vệ môi trường
TỔNG QUAN
Đặt vấn đề
Môi trường đóng vai trò quan trọng và tạo nên tác động lớn đến sự hoạt động của xã hội, và hướng đến một môi trường sống bền vững là một trong những mục tiêu mà xã hội đã và đang hiện thực hóa trong cuộc sống cá nhân mỗi người Đối với xã hội ngày nay cùng với sự phát triển mạnh của công nghệ số, thế hệ sinh viên được kỳ vọng sẽ trở thành thế hệ tiềm năng tham gia lực lượng lao động với nhận thức to lớn về một môi trường sống bền vững hơn và bằng những hành động thiết thực lan tỏa giá trị xanh về môi trường đến cộng đồng sinh sống và xã hội ngoài kia
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của xu hướng tiêu dùng nhanh FMCG -
Fast Moving Consumer Goods trong giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng, ít nhiều đã tác động vào ý thức và hành vi tương tác với môi trường, điều này đã và đang gây hại đến môi trường bằng nhiều cách trực tiếp và gián tiếp khác nhau Giới trẻ yêu thích sự tiện lợi vì những tiện ích mà chúng mang lại trong cuộc sống hằng ngày của họ, nếu bạn đói bụng, bạn chỉ cần chạy ra cửa hàng tiện lợi, mua một hộp cơm làm sẵn và thanh toán món hàng ấy Bạn có thể ăn xong rồi vứt chúng vào thùng rác mà không cần phải tốn thời gian nấu ăn và dọn dẹp mệt mỏi, thế nhưng bạn sẽ vô tình thải ra một lượng rác không phân hủy ra môi trường Có chăng vì sự tiện lợi ấy mà sự quan tâm đến môi trường sống bền vững ở sinh viên không còn cao nữa hay không? Để trả lời câu hỏi này, nhóm chúng em quyết định thực hiện cuộc nghiên cứu này với mục đích làm sáng tỏ liệu rằng sinh viên có thật sự thờ ơ với vấn đề môi trường bền vững hay không và liệu rằng qua những hành động nhỏ gìn giữ môi trường sống sinh viên có nhận thức sâu sắc về vấn đề đáng chú ý này hay không.
Mục tiêu dự án và câu hỏi nghiên cứu
Hustle Culture - hay còn được gọi với cái tên “Văn hóa hối hả” - đang là xu hướng thịnh hành khi nhắc về nhịp sống xã hội ngày nay Nhịp sống vội vã khiến xu hướng tiêu dùng “Tiện lợi nhanh chóng” trở thành ưu tiên đối với con người để họ có thể bắt kịp nhịp sống này mà vẫn đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân, từ đó hình thành xu hướng CPG - Consumer Packaged Goods - Xu hướng tiêu dùng hàng đóng gói.
Khi ấy các mặt hàng sẽ xuất hiện với số lượng lớn với giá thành rẻ, nhiều mẫu mã đa dạng nhưng dòng đời sử dụng ngắn sẽ kích thích ham muốn tiêu dùng nhiều hơn để nhận được cảm giác thỏa mãn nhu cầu bản thân, nhất là đối với các bạn sinh viên Tuy nhiên điều đó dẫn đến sự thờ ơ và tổn thương lên môi trường sống xung quanh Môi trường là một phần không thể thiếu trong xã hội, cấu tạo nên xã hội vì vậy họ cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về môi trường và vấn đề môi trường bền vững.
Chính vì vậy, chúng em thực hiện dự án này với mục tiêu chính là:
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá về ý thức bảo vệ môi trường của các bạn sinh viên hiện nay.
- Từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường bền vững của họ, giúp các bạn sinh viên hình thành tư duy môi trường bền vững một cách chủ động hơn.
Chúng em thực hiện dự án này nhằm trả lời cho các câu hỏi sau:
- Mức độ quan tâm của sinh viên đối với vấn đề môi trường bền vững?
- Mức độ quan tâm của sinh viên đối với các lý do thúc đẩy thực hiện hành vi bảo vệ môi trường bền vững?
- Nếu cần phải tạo sự thay đổi, chúng em cần phải đề xuất những giải pháp như thế nào nhằm nâng cao tỉ lệ nhận thức về môi trường bền vững ở sinh viên?
Ý nghĩa dự án…
Thông qua dự án nghiên cứu để biết được sinh viên có nhận thức như thế nào đối với vấn đề lớn như bảo vệ môi trường, từ đó đưa ra những hướng giải pháp cụ thể và thiết thực nhằm nâng cao tư duy môi trường bền vững một cách chủ động hơn của các bạn sinh viên hiện nay.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình thực hiện dự án
Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu
Bước 2: Đặt câu hỏi và lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Bước 3: Đề ra kế hoạch nghiên cứu
Bước 4: Thu thập và xử lý dữ liệu nhận được
Bước 5: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: sinh viên
- Cách lấy mẫu: phi ngẫu nhiên
- Công cụ thu thập: bảng câu hỏi trực tuyến qua Google Form.
● Địa điểm: địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Thang đo
Phần Câu hỏi Thang đo
Thông tin Giới tính của bạn là gì?
Bạn là sinh viên năm mấy?
Mức độ quan tâm về chủ đề môi trường
Bạn hãy cho biết mức độ quan tâm của bạn đối với chủ đề bảo vệ môi trường?
● 1 (Hoàn toàn không quan tâm)
Chỉ những ai chọn mức độ quan tâm từ 3 đến 5 mới trả lời những câu hỏi phía dưới
Các hoạt động trồng cây
Bạn hãy cho biết mức độ đồng ý với các lý do khiến bạn thích thú với việc trồng cây
● Làm cho bầu không khí trong lành hơn
● Là hoạt động thư giãn, giải tỏa căng thẳng
● Vì đó là hành động bảo vệ môi trường
● Làm đẹp góc học tập, góc làm việc
● Giúp cảnh quan đường phố đẹp hơn
Khoảng: từ Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý
Sau khi tham gia các chiến dịch, hoạt động trồng cây, bạn cảm thấy như thế nào với hoạt động này?
● 1 (Hoàn toàn không hài lòng)
Dọn dẹp rác Bạn hãy cho biết mức độ đồng ý với các lý do khiến bạn tham gia hoạt động dọn dẹp rác
● Giữ gìn cảnh quan xanh-sạch-đẹp
● Đó là hành động bảo vệ môi trường
● Là hoạt động thư giãn, "thanh lọc" tâm trí
● Là việc làm có trách nhiệm với rác thải của bản thân
Khoảng: từ Hoàn toàn không đồng ý đếnHoàn toàn đồng ý
Bạn hãy cho biết sau khi dọn dẹp rác, bạn có thói quen phân loại rác hay không?
Phân loại rác [Đối với ai chọn Có “thói quen phân loại rác”]
Bạn hãy cho bạn đã từng thực hành phân loại rác ở đâu?
● Ở nhà/trọ/kí túc xá…
● Ở trường học/bến xe buýt
● Ở công viên/địa điểm công cộng
[Đối với ai chọn Có “thói quen phân loại rác”]
Tần suất mà bạn phân loại rác là bao nhiêu?
[Đối với ai chọn Có “thói quen phân loại rác”] Đánh giá tác động sau khi phân loại rác
● Hạn chế lượng rác "chưa qua phân loại" thải ra môi trường
● Giảm thiểu yếu tố độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân
● Tiết kiệm thời gian xử lí rác thải khi luân chuyển về bãi rác
● Hạn chế tình trạng rác chất đống, khó phân hủy
[Đối với ai chọn Không có “thói quen phân loại rác”]
Lí do khái niệm " phân loại rác" còn chần chừ với bạn
● Phải ghi nhớ quá nhiều nhóm rác thải
● Mất thời gian khi đứng trước thùng phân loại để bỏ rác
● Dễ nhầm lẫn những nhóm rác
● Những tác động của hành động này không đáng kể với bạn và môi trường
[Đối với ai chọn Không có “thói quen phân loại rác”]
Bạn nghĩ bạn sẽ làm gì để thay đổi thói quen này?
● Dành thời gian để bản thân nhìn nhận rõ của
"phân loại rác" đến bảo vệ môi trường
● Tìm ra điểm nổi bật để ghi nhớ các nhãn nhóm rác
● Thực hành phân loại rác nhiều hơn để phân biệt
[Đối với ai chọn Không có “thói quen phân loại rác”]
Sau những câu hỏi trên, bạn nghĩ bạn sẽ thực hiện thói quen phân loại rác hay không?
Tái sử dụng đồ cũ Bạn có hay mua và sử dụng đồ cũ (quần áo, sách vở, giày dép, phụ kiện, đồ gia dụng, ) hay không?
Bạn hãy cho biết mức độ đồng ý với các lý do khiến bạn mua và sử dụng đồ cũ
● Vì đó là hành động bảo vệ môi trường
● Tiết kiệm một khoản chi tiêu mua sắm đồ mới
● Giúp tăng tuổi thọ cho món đồ
● Không ủng hộ thời trang nhanh (fast fashion)
● Trải nghiệm cảm giác sở hữu những món đồ cũ có giá trị
● Sở hữu những món đồ có một-không-hai
Khoảng: từ Hoàn toàn không đồng ý đếnHoàn toàn đồng ý
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN
Đặc điểm của mẫu khảo sát
Sau 1 tuần khảo sát, kết quả thống kê cho thấy:
Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)
Bảng 1: Bảng tần số và tần suất phần trăm thể hiện giới tính của người tham gia khảo sát
Trong tổng số 300 người tham gia thực hiện khảo sát, sinh viên nam có số lượng 129 người (chiếm 43%), sinh viên nữ có số lượng 171 người (chiếm 57%) Nhận thấy rằng, có sự chênh lệch tỉ lệ giới tính giữa nam và nữ khá nhỏ, cụ thể là số lượng nữ gấp khoảng 1.33 lần số lượng nam tham gia khảo sát
1.2 Năm học của sinh viên
Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)
Bảng 2: Bảng tần số và tần suất phần trăm thể hiện năm học của người tham gia khảo sát
Trong 300 mẫu khảo sát sinh viên trên địa bàn TP HCM, ta thấy có 205 sinh viên năm nhất tham gia khảo sát, chiếm tỉ lệ 68,33% Số lượng sinh viên năm hai, ba và bốn tham gia khảo sát chiếm 31,67% còn lại Nguyên nhân chính cho sự chênh lệch này là do mẫu khảo sát được gửi nhiều cho bạn bè cùng trang lứa - những người bạn đang học tại UEH và các trường khác trong khu vực TP.HCM Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên thực hiện nghiên cứu cũng như chưa thích ứng kịp với môi trường mới, do đó chúng em chưa thể thực hiện khảo sát nhiều đối với các anh chị sinh viên khóa trên.
Vì vậy, kết quả thống kê này phản ánh tốt cho sinh viên năm nhất và một phần cho các anh chị sinh viên năm hai, ba và bốn để nhận ra một số vấn đề thông qua dự án này.
Phân tích, xử lý kết quả của dữ liệu
2.1 Mức độ quan tâm đối với chủ đề bảo vệ môi trường
Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)
1 (Hoàn toàn không quan tâm) 12 4
Bảng 3: Bảng tần số và tần suất phần trăm thể hiện mức độ quan tâm với chủ đề bảo vệ môi trường của người tham gia khảo sát
Với 111 sinh viên , chiếm tỉ lệ 37% quan tâm chủ đề bảo vệ môi trường và đặc biệt có 135 sinh viên, chiếm tỉ lệ 45% rất quan tâm chủ đề này Qua đây, ta thấy số sinh viên có sự quan tâm đến việc bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ 82%, đây là một con số ấn tượng Có thể nói rằng các bạn sinh viên này nói riêng và thế hệ trẻ ngày nay cũng ngày càng có nhận thức cao về những vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như cách để gìn giữ, bảo vệ môi trường xung quanh hơn Từ đó, chúng ta có thể chung tay giúp sức để bảo vệ một Trái Đất xanh-sạch-đẹp cho các thế hệ mai sau, bởi bất kì một thế hệ nào cũng xứng đáng tận hưởng những điều tốt đẹp đó.
Bên cạnh đó cũng đáng buồn khi có 54 bạn từ hoàn toàn không quan tâm đến bàng quan đến việc bảo vệ môi trường, nhưng cũng may mắn thay khi tỉ lệ này chỉ chiếm 18% trong cuộc khảo sát, khá nhỏ so với 82% sinh viên có quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường Điều này cũng dễ hiểu vì khi thế giới ngày càng phát triển, con người cũng có nhiều vấn đề để quan tâm hơn, như học hành, kiếm tiền, nhà ở, Không phải ai cũng quan tâm đến vấn đề cộng đồng khi vấn đề cá nhân còn chưa giải quyết tốt và không phải ai cũng đủ nhận thức rằng việc bảo vệ môi trường là một vấn đề thiết yếu trong hiện tại và tương lai.
** Vì có 282 sinh viên có mức độ quan tâm chủ đề môi trường từ 3-5 nên những phần sau sẽ lấy tỉ lệ phần trăm trong số 282 bạn này**
2.2 Các lý do khiến sinh viên thích thú với việc trồng cây
Lý do 1: “Giúp cảnh quan đường phố đẹp hơn” Đối với lý do này, chỉ có khoảng 7.45% trong số 282 người tham gia khảo sát phản đối phát biểu Có 9 người (chiếm 3.19%) chọn “Hoàn toàn không đồng ý”, 12 người tham gia chọn “Không đồng ý” (chiếm 4.26%) và số người tham gia khảo sát trung lập với lý do là 24 (chiếm 8.51%) Có đến 237 người tham gia khảo sát đồng tình với lý do, trong đó số người “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” lần lượt là 102 và
135 (tương đương với 36.17% và 47.87%) Những con số trên cho ta thấy rõ ràng là sinh viên TP.HCM ngày nay đa phần nhận thấy rằng việc trồng cây không chỉ tạo ra một môi trường xanh mát và trong lành mà còn làm tăng tính thẩm mỹ của đường phố và khu vực xung quanh Cây cối tạo nên những khung cảnh tươi đẹp, làm dịu đi khí hậu nóng bức và tạo ra một không gian sống thân thiện hơn Giới trẻ hiểu rằng cảnh quan đẹp không chỉ làm tăng chất lượng cuộc sống mà còn tạo ra một cảm giác hài lòng và tự hào về nơi mình sống Do đó, họ đồng lòng trong việc trồng cây để tạo nên cảnh quan đường phố đẹp hơn và góp phần làm cho thành phố trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Lý do 2: “Làm đẹp góc học tập, góc làm việc”
Có 114 người tham gia khảo sát “Hoàn toàn đồng ý” (chiếm 40.43%), có đến
117 người “Đồng ý” (chiếm 41.49%), có 6 người “Hoàn toàn không đồng ý” với lý do (tỉ lệ 2.13%), 12 người “Không đồng ý” (ứng với 4.26%) Còn lại, số người trung lập với lý do này là 33 (chiếm 11.7%) Thông qua khảo sát, ta thấy được chỉ một số ít các bạn sinh viên “Không đồng ý” với quan điểm trên, còn lại thì các bạn sinh viên hầu như rất quan tâm về việc trang trí góc học tập, làm việc của bản thân Cây xanh có thể coi là một lựa chọn tốt vì nó không chỉ mang lại sự tươi mới và môi trường làm việc thoải mái mà còn có tác động tích cực đến tinh thần và sự tập trung Ngoài ra, cây còn có khả năng tạo ra không khí trong lành và giảm thiểu tiếng ồn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và làm việc hiệu quả Nhìn thấy góc học tập và góc làm việc được trang trí bởi những cây xanh thân thiện, các bạn sinh viên sẽ cảm thấy hứng khởi và động lực để tham gia vào việc học tập và công việc của mình.
Lý do 3: “Vì đó là hành động bảo vệ môi trường”
Với những dữ liệu đã thu thập được, có đến 81 người tham gia khảo sát “Đồng ý” (chiếm 28.72%) với phát biểu, 159 người “Hoàn toàn đồng ý” (chiếm 56.38%), chỉ có 3 người “Hoàn toàn không đồng ý” (ứng với 1.06%), số người “Không đồng ý” là 6 người và chiếm tỉ lệ 2.13%; còn lại hơn 1/10 số người tham gia khảo sát (33 người) là nằm ở phía trung lập (chiếm tỉ lệ 11,7%)
Giả thuyết: Có ít nhất 50% lượt lựa chọn của các bạn sinh viên hoàn toàn đồng ý với lý do “Vì đó là hành động bảo vệ môi trường”.
Gọi p: Phần trăm lượt lựa chọn hoàn toàn đồng ý với lý do “Vì đó là hành động bảo vệ môi trường”.
Lấy mẫu 282 người có 159 lượt lựa chọn hoàn toàn đồng ý với lý do “Vì đó là hành động bảo vệ môi trường”.
→ p – value = 0.9838 > 0.05 → Không thể bác bỏ H 0 → Giả thuyết đúng
→ Vậy có ít nhất 50% giới trẻ hoàn toàn đồng ý với lý do “Vì đó là hành động bảo vệ môi trường”.
Kết quả này có thể xem là rất có lý Trong những năm gần đây, ý thức về môi trường đã tăng đáng kể ở bộ phận người trẻ Họ tích cực tham gia vào các phong trào môi trường, cùng nhau đấu tranh chống biến đổi khí hậu và giảm thiểu những tác động có hại của tàn phá rừng Sự hiểu biết về việc trồng cây góp phần bảo tồn môi trường ở việc giảm khí CO2 và ngăn chặn sự xói mòn đất và thúc đẩy đa dạng sinh học mạnh mẽ, người trẻ càng khát vọng xây dựng một tương lai bền vững hơn Sự cam kết của họ với việc bảo vệ môi trường được thể hiện rõ ràng qua sự hăng hái tham gia các hoạt động trồng cây và việc khuyến khích thực hành xanh hơn trong các khía cạnh cuộc sống khác nhau.
Lý do 4: “Là hoạt động thư giãn, giải tỏa căng thẳng” Ở phát biểu này, có 12 đáp viên “Hoàn toàn không đồng ý” (chiếm tỉ lệ 4,26%), đồng thời có 18 đáp viên (chiếm 6,38%) “Không đồng ý” với phát biểu Số lượng đáp viên trung lập với phát biểu là 60 (chiếm 21,28%) Ngược lại, có 99 đáp viên “Đồng ý” (tương đương 35,11%), còn lại có 93 đáp viên (tỉ lệ 32,98%) “Hoàn toàn đồng ý” với phát biểu.
Trong thời đại hiện đại, áp lực và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày của người trẻ ngày càng gia tăng Trồng cây không chỉ mang lại lợi ích cho môi trường, mà còn là một cách để giải tỏa căng thẳng tinh thần Quá trình trồng cây tạo ra sự thư thái và tâm trạng thoải mái, giúp người trẻ tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống Ngoài ra, việc chăm sóc cây cối cũng góp phần xây dựng một môi trường xanh hơn, tạo nên không gian sống tươi mới và mát mẻ cho cộng đồng Sự quan tâm này của giới trẻ với lý do
“trồng cây như một hoạt động thư giãn” không chỉ mang lại lợi ích cá nhân mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Lý do 5: “Làm cho bầu không khí trong lành hơn” Đối với phát biểu này, chỉ có khoảng 4,26% trong số 282 người tham gia khảo sát phản đối phát biểu Có 6 người (chiếm 2,13%) chọn “Hoàn toàn không đồng ý”, 6 người tham gia chọn “Không đồng ý” (chiếm 2,13%) và số người tham gia khảo sát trung lập với phát biểu là 15 (chiếm 31,91%) Có đến 255 người tham gia khảo sát đồng tình với phát biểu, trong đó số người “Đồng ý” và “Hoàn toàn đồng ý” lần lượt là
90 và 165 (tương đương với 31,91% và 58,51%)
Họ nhận ra rằng cây cối có khả năng hấp thụ khí CO2 và thải ra O2, tạo ra một môi trường giàu oxi và trong lành Việc trồng cây giúp cải thiện chất lượng không khí bằng cách loại bỏ các chất ô nhiễm và bụi bẩn, làm giảm mức độ ô nhiễm và tăng cường sự tươi mát trong không gian xung quanh Giới trẻ hiểu rằng bầu không khí trong lành là yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và cân bằng tinh thần Do đóc, bằng việc trồng cây, họ cống hiến cho việc tạo ra một môi trường sống lành mạnh và tạo nên một tương lai bền vững cho thế hệ tương lai.
2.3 Mức độ hài lòng sau các chiến dịch, hoạt động trồng cây:
Lựa chọn Tần số Tần suất phần trăm (%)
1 (Hoàn toàn không hài lòng) 6 2,13
Mức độ đồng ý với các lý do khiến bạn tham gia hoạt động dọn dẹp rác
Qua khảo sát, ta thấy phần lớn các bạn sinh viên đều thấy hài lòng sau khi tham gia các chiến dịch và hoạt động trồng cây xanh Với 96 sinh viên , chiếm tỉ lệ 34.04% quan tâm chủ đề bảo vệ môi trường và đặc biệt có 135 sinh viên, chiếm tỉ lệ 47.87% rất quan tâm chủ đề này Và chỉ 9 bạn không hài lòng và hoàn không hài lòng sau khi tham gia các chiến dịch và hoạt động trên, chiếm tỉ lệ 3,19% trong 282 sinh viên thực hiện khảo sát, khá nhỏ so với số lượng sinh viên cảm thấy hài lòng Việc trồng cây không chỉ đem lại sự hài lòng về việc góp phần bảo vệ môi trường, mà còn tạo ra một cảm giác ý nghĩa và tự hào về đóng góp của mình Họ tìm được niềm vui khi chứng kiến những cây trưởng thành dần, mang lại một không gian xanh mát và trong lành cho cộng đồng Giới trẻ cũng cảm nhận được sự kết nối với thế giới tự nhiên xung quanh mình và dần hòa mình vào quá trình sống của cây, tạo nên một trải nghiệm tương tác ý nghĩa Đồng thời, việc tham gia trồng cây cũng giúp giới trẻ tạo những mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng và nhận được sự công nhận và động viên từ những người xung quanh
2.4 Mức độ đồng ý với các lý do khiến bạn tham gia hoạt động dọn dẹp rác:
Lý do 1: “Là việc làm có trách nhiệm với rác thải của bản thân” Đối với lý do này, có đến gần một nửa trong tổng 282 người đồng ý (48,93%) và 40,42% người hoàn toàn đồng ý Điều này chứng minh dọn dẹp rác cũng là hoạt động ý nghĩa, nó tượng trưng như là trách nhiệm, là nghĩa vụ của bản thân mỗi người Chỉ có một phần ít là 4,23% không đồng ý và 5,32% trung lập Đó chỉ là những con số rất nhỏ trong tổng 282 người điền đơn, chứng tỏ ý thức dọn dẹp rác của sinh viên ngày càng được nâng cao và tiến bộ, nghĩa là họ có quan tâm đến môi trường như là quan tâm đến chính bản thân của họ vậy Môi trường xanh - sạch - đẹp thì bản thân cũng gọn gàng và tươm tất.
Lý do 2: “Là hoạt động thư giãn, thanh lọc tâm trí”
Duy nhất số ít là 12 (4,25%) và 27 (9,57%) hoàn toàn không đồng ý và không đồng ý dọn dẹp rác là hoạt động thư giãn, thanh lọc tâm trí Chắc có lẽ phần trăm những người trong hai nhóm này có cuộc sống không mấy bận rộn và có nhiều thời gian dư dả, họ có lẽ dành đủ thời gian cho dọn rác Tầm khoảng 25,53% giữ ý kiến trung lập và 29,78% đồng ý, nghĩa là cuộc sống của họ có vẻ bận rộn và họ thích cảm giác dọn rác bởi đó như là một thú vui tao nhã giúp thư giãn và thanh lọc tâm trí sau giờ học mệt mỏi và căng thẳng Và số lượng sinh viên trên địa bàn TP.HCM đồng ý việc dọn rác là hoạt động thư thái đầu óc chiếm 30,85% trong tổng số lượng sinh viên trong cuộc khảo sát lần này Điều đó cho thấy rằng hầu hết sinh viên đều thấy việc dọn rác cũng như những hoạt động giải trí, nên họ dành phần nhiều thời gian cho việc đó bên cạnh việc học tập và rèn luyện.
Lý do 3: “Đó là hành động bảo vệ môi trường”
Duy nhất một số ít trong 100% là hoàn toàn không đồng ý với lý do này
(0,00106%), có lẽ là ý thức bảo vệ môi trường của những người này không được cao
Và tỷ lệ sinh viên có ý kiến không đồng ý (2,12%) và trung lập (6,38%) chỉ chiếm phần nhỏ so với những sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý Những sinh viên của hai nhóm này hầu hết là những người có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh khá là cao vì chiếm 43,61% và 46,8% tương ứng trong tổng số 282 các bạn sinh viên trên địa bàn TP.HCM Điều đó có nghĩa là hầu hết mọi người đều công nhận rằng dọn dẹp rác cũng là một phần thiết yếu, cơ bản trong công cuộc bảo vệ môi trường chung, góp phần làm tiên tiến hơn bầu khí quyển xung quanh chúng ta.
Lý do 4: “Giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp”