1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu đề xuất mở rộng cung cấp dịch vụ thư viện của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, trung tâm lớn về nghiên cứu khoa học pháp lý

196 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đề xuất mở rộng cung cấp dịch vụ thư viện của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, trung tâm lớn về nghiên cứu khoa học pháp lý
Tác giả Ths. Phạm Thị Mai, Trần Thu Hiền, Nguyễn Thị Như, Khuất Thị Yến
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học thư viện
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 39,43 MB

Nội dung

BAO CAO TONG HỢP KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀIPHAN THỨ NHÁT: Nghiên cứu đề xuât mở rộng cung câp dịch vụ thư viện của Trường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng Trường trọng điểm đà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

MA SO: DTUD.35/22 - DHLHN

Chủ nhiệm dé tài: ThS Pham Thi MaiThư kí đề tài: Trần Thu Hiền

HÀ NOL, 2023

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN DE TÀI

1 ThS Phạm Thị Mai — Trung tâm Thông tin Thư viện Trường ĐH Luật Hà

Nội, chủ nhiệm đề tài, viết báo cáo tổng thuật, viết chuyên đề 4

2 Trần Thu Hiền — Trung tâm Thông tin Thư viện Trường DH Luật Hà Nội,thư ký đề tài, viết chuyên đề 2, lập phiếu thu thập thông tin và xử lý số liệu

3 Nguyễn Thị Như — Trung tâm Thông tin Thư viện Trường DH Luật Hà Nội,viết chuyên đề 1

4 Khuất Thị Yến — Trung tâm Thông tin Thư viện Trường DH Luật Hà Nội,viết chuyên đề 3, lập phiếu thu thập thông tin từ các TV và xử lý số liệu

Trang 3

MỤC LỤC

PHAN THỨ NHAT: BAO CAO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI 1

TL (9.10007 |

1 Tính cấp thiết của đề tài ¿+ 6 kSx+EEEEE3215112112111211111121111111 111.111 xe |

2 Tinh hinh nghién CUu 1 3154 3

3 Đối tượng va phạm vi nghiên CỨU - - 2-22 2+S+SE+E£EE#EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrrvee 7

4 Mục đích nghiên CỨU - - c1 3111331113311 11 19111 9 111 E111 1n Hy 7

ae ORCC essessssnnooe seournortipriiigiSLnU6638i00014208.đ90317M070010105/55D.SBGE25:HS319011.3T6 7051850000000 8

6 Phương pháp nghiÊn CỨU - c2 1113311183311 1 183 1111 111118 1118 8111 vn vết 8

II NỘI DƯNG 252222222222222222111111111.22222TT 11 1 2 9

1 Những van đề chung về dịch vụ thư viện cc+c+E+E+ESESESESESEEEEEEEerersrsreree 91.1 Khái niệm, đặc điểm dịch vu thư vi0 o ssssssssssssssessssssssssesececeeceeesesnnnnnsnnnnnneeneess 91.2 Nghiên cứu nhu cầu người sử dụng - 2= ©+e+++x++EEkEtEEEetEEEetEEkerrkerr 10

1.3 Các loại hình dịch vụ thông tin thư vIỆn 5 5 55+ + 3+ *+*£+£++eeexeexexes 13

1.4 Vai trò của DVTV trong công tac dao tạo, nghiên cứu khoa hoc của trường đại

2 17

1.5 Các yêu tố ảnh hưởng đến việc phát triển DVTTV ¿©+z+£x+z+x+zz 17

2 Khái quát về Trường Đại học Luật Hà Nội và hoạt động thông tin thư viện tại

Trường Đại học Luật Ha Nội - c 2221122211111 1111121111101 11118111 8x ngư 18

2.1 Giới thiệu chung về Trường Đại học Luật Hà Nội 5555555555 182.2 Giới thiệu chung về Trung tâm Thông tin thư viện - 2 ¿55+ 18

2.3 Hoạt động thông tin thư viện tại Trường Dai học Luật Ha Nội 19

3 Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Luật Hà NộiỲẲầaầđiiiiiiẳiẳiẳẳẳẳaâẳiaiiiaiáaẳaẳẳẳaẳẳẳaẳiaẳaiaiaiiảaiắẳÁ 203.1 Xây dựng bảng hỏi và tô chức thu thập thông tin 2¿-c22©55c¿£‡ 20

Seaa Seth TY VA POG TACT AGE HỆT se naneacepnnnnie cman sw A BSA A RR ORR a ARR 21

3.3 Thuc trang cung cap dịch vụ thu viện tại Trường Dai hoc Luật Hà Nội 24

3.4 Nhan xét, damh 214 eee 3 33

4 Bài hoc kinh nghiệm từ thực tiễn cung cấp dịch vụ thư viện tại một số thư viện ở

Trang 4

4.1 Thực trạng cung cấp dịch vụ thư viện tại một số thư viện ở Việt Nam 35

C9 i0 anh 41

4.3 Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cung cấp dịch vụ thư viện tại một số thư viện 44

5 Đề xuất giải pháp cung cấp dich vụ thư viện tai Trường Đại học Luật Hà Nội 455.1 Đề xuất mô hình mở rộng cung cấp dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Luật

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

SAN PHAM CUA ĐÈ TÀI

PHU LUC

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Từ viết tắt Từ day du

CSDL Cơ so dir liệu

DVTV Dich vu thu vién

NSDTV Người sử dung thư viện

TTTTTV Trung tâm Thông tin Thư viện

TVĐH Thư viện trường đại học

TVKHTHTPHCM | Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí MinhUBND Ủy ban nhân dân

Trang 6

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU ĐỎ, HÌNH

PHAN THỨ NHÁT: BAO CAO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI

1 Danh mục bảng

Tên bảng Số trangBang 1: Thống kê tài nguyên thông tin tại TVDH Luật Hà Nội 2Bang 2: Tổng hợp dịch vụ thông tin thư viện tại TVĐH Luật Hà Nội 27Bảng 3: Chỉ số rất hài lòng và hài lòng về tài liệu in năm 2019 — 2022 28Bảng 4: Thống kê số lượt sử dụng tài liệu số năm 2019 — 2022 3lBảng 5: Chỉ số rất hài lòng và hài lòng về tài liệu số năm 2019 — 2022 31Bảng 6: Tổng hợp dịch vụ thư viện của các thư viện công cộng 37-39Bảng 7: Tổng hợp dịch vụ thư viện của các TVĐH 39-41Bang 8: Mô hình kết hợp giữa cung cấp các dịch vụ thư viện miễn phí với | 50— 5I

các dịch vụ có thu phí

2 Danh mục biểu đồ

Tên biểu đồ Số trangBiểu đồ 1: Cơ cấu đối tượng khảo sát trong trường 21Biéu d6 2: Nhu cau str dung dich vu cua ban doc trong truong 22Biéu đồ 3: Cơ cấu đối tượng khảo sat ngoài trường peBiểu đồ 4: Ly do muốn sử dung dịch vụ thư viện (bạn đọc ngoai trường) 22Biểu đồ 5: Nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn đọc ngoài trường 23Biểu đồ 6: Nhu cầu sử dụng dịch vụ của các cơ sở đào tạo Luật 23Biểu đồ 7: Mức độ rất hài lòng và hài lòng của bạn đọc về các dịch vụ năm 27

2019 — 2022

Trang 7

3 Danh mục hình

Tên hình Số trangHình 1: Cơ cau tổ chức TVĐH Luật Hà Nội 19Hình 2: Mô hình cung cấp dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Luật Hà 49

Nội

Hình 3: Mô hình phát triển các dịch vụ thư viện 53

PHAN THỨ HAI: CÁC CHUYEN DE

1 Danh mục bảng

Tên bảng Số trangChuyên đề 2

Bang 1: Tổng hợp dịch vụ thông tin thư viện tại TVĐH Luật Hà Nội 89Bảng 2: Chi số rất hài long va hài lòng về tai liệu in năm 2019 — 2022 90Bang 3: Thống kê số lượt sử dụng tài liệu số năm 2019 — 2022 93Bảng 4: Chỉ số rất hài lòng và hài lòng về tài liệu số năm 2019 - 2022 93Chuyên đề 3

Bang 1: Thống kê số lượng, trình độ can bộ thư viện của các TVDH 105Bảng 2: Tổng hợp dịch vụ thư viện của các thư viện công cộng 108 - 110Bang 3: Tong hop dịch vụ thu viện của các TVDH 110 - 112Chuyên đề 4

Bảng 1: Mô hình kết hợp giữa cung cấp các dịch vụ thư viện miễn phí 121-122

với các dịch vụ có thu phí

Bảng 2: Lộ trình triển khai cung cấp dịch vụ thư viện tại TVĐH Luật Hà Nội | 126 - 127

Trang 8

Chuyên đề 3

Biểu đồ 1: Số lượng NSDTV của các thư viện công cộn 101Biểu đồ 2: Tài nguyên thông tin của các thư viện công cộng 101Biểu đồ 3: Số lượng NSDTV của các thư viện dai học 104Biểu đồ 4: Tài nguyên thông tin của các thư viện đại học 105

3 Danh mục hình

Tên hình Số trangChuyên đề 2

Hình 1: Cơ cấu tô chức TVDH Luật Hà Nội 81Chuyén dé 4

Hinh 1: M6 hinh cung cap DVTV tại Trường Dai hoc Luật Ha Nội 120Hinh 2: M6 hinh phat triển các dich vụ thu viện 125

Trang 9

BAO CAO TONG HỢP KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI

PHAN THỨ NHÁT:

Nghiên cứu đề xuât mở rộng cung câp dịch vụ thư viện của Trường Đại học

Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng Trường trọng điểm đào tạo

cán bộ về pháp luật, Trung tâm lớn về nghiên cứu khoa học pháp lý

I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

ThS Phạm Thị Mai chủ nhiệm đề tài

- Với định hướng xây dựng Trường trọng điểm về đào tạo cán bộ pháp luật, Trung

tâm nghiên cứu khoa học pháp lý, TV Trường ĐH Luật Hà Nội là một trong những thưviện chuyên ngành lớn nhất trong hệ thống thư viện luật, cơ sở dit liệu có 68.694 biểu

ghi thư mục, trong đó có 23.169 tên tài liệu in (201.693 cuốn); 11.105 tên tài liệu số,trong đó từng loại cụ thể số liệu như sau:

Thư

2 Thu Thư mục (có

Tông

ˆ ˆ x muc Ban mục (có| Ban bản

Bộ sưu tập sô thưi „ : : A R

(2) Sach tham khao 14443 | 13701 128332 200 200 128532

(3) Luận văn, Luận án | 8309 7630 12839 4654 4654 17493

Trang 10

9) Tài liệu truy cậ

Trường còn kết nối với 6 thư viện, NSDTV có thể sử dụng một số dich vụ thư viện tại các

cơ sở này Trường cần khang định vai trò dẫn dắt đối với mạng lưới các cơ sở đào tạoLuật không chỉ trong việc đào tạo mà còn trong các hoạt động hỗ trợ đào tạo, trong đóVIỆC cung cấp các dịch vụ thư viện đặc biệt là dịch vụ có thu để phục vụ nhu cầu của xãhội và các cơ sở đào tạo luật khác chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng Trongtương lai, khi trường chuyền Sang cơ chế tự chủ, đối tượng NSDTV sẽ được mở rộng,người sử dụng của thư viện là những người có trình độ cao, đòi hỏi nhu cầu thông tin

chính xác, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu khoa học, hoạch định chính sách Do

vậy, dé đáp ứng được yêu cầu này, đòi hỏi Thư viện phải nâng cao hiệu quả phục vụ, mộttrong những biện pháp đó là xây dựng và phát triển các dịch vụ thư viện đáp ứng tối đanhu cầu của người sử dụng, đặc biệt là các dịch vụ có thu đối với NSDTV ngoài trường

- Nhu cầu của NSDTV ngày càng đa dạng, phong phú từ không chỉ giới hạntrong trường mà còn cần mở rộng ra ngoài xã hội, đồng thời cần mở rộng các loại hình

dịch vụ thư viện.

- Việc nghiên cứu, đôi mới, mở rộng việc cung cấp các dich vụ thư viện giúp chodịch vụ thư viện phát triển Song song với việc đầu tư kinh phí cho việc mua tài liệu,

cơ sở di liệu, phần mềm, số hóa tài liệu thì Trường sẽ có nguồn thu bù vào các khoản

đã đầu tư trong khi nhiều năm qua Trường đều cung cấp hầu hết các dịch vụ miễn phí.Mặt khác, Trường cần mở rộng đối tượng phục vụ ngoài xã hội nhằm nâng cao hiệuquả khai thác tài nguyên thông tin thư viện, tăng nguồn thu cho Trường, đồng thờikhang định vị thé của Trường Trường đang thực hiện tự chủ đại học, việc tăng nguồnthu cho trường từ hoạt động thư viện là cần thiết phù hợp với nhiệm vụ trong thời gian

tới đó là thực hiện lộ trình tự chủ đại học.

- Thư viện Trường hoàn toàn có khả năng cung cấp các dịch vụ thư viện đối vớimọi đối tượng người sử dụng ké các các dịch vụ chất lượng cao từ nguồn tài nguyênthông tin đa dạng, phong phú nhất trong các cơ sở đảo tạo luật, trình độ của viên chứcvới tinh thần luôn lấy chất lượng phục vụ làm đầu và khả năng kết nối đến các thư viện

Trang 11

chuyên ngành luật để hỗ trợ người sử dụng nhanh nhất Xuất phát từ nhu cầu đa dạngcủa người dùng không chỉ trong trường mà còn ngoài trường, đồng thời bản thân dịch vụ

đòi hỏi phải được nâng cao chât lượng đê thỏa mãn nhu câu của người dùng.

- Hệ thong văn ban bản pháp luật về dịch vụ thư viện chưa hoàn thiện, đặc biệt làquy định về dịch vụ TVĐH, trong khi Trường là đơn vi tự chu chi thường xuyên, do đócần đa dạng các nguồn thu để đảm bảo duy trì và tăng thu nhập cho Trường Nghị định

số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập,

trong đó Trường là “Don vi sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là

đơn vị nhóm 2) là đơn vi đáp ứng một trong các điều kiện là đơn vị có mức tự bảo đảmkinh phí chi thường xuyên xác định theo phương án quy định tại Điều 10 Nghị định naybăng hoặc lớn hơn 100% và chưa tự bảo đảm chi đầu tư từ nguồn Quy phát triển hoạtđộng sự nghiệp, nguồn thu phí được dé lại chi theo quy định của pháp luật về phí và lệphí, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật” theo Điều 9 củaNghị định và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công được xác định là nguồn thucủa Trường, trong đó nguồn thu dich vụ thư viện là nguồn thu hợp pháp

Với những lý do trên, Trường cân mở rộng việc cung câp các dịch vụ thư viện nhăm đáp ứng nhu câu tin của xã hội của Trường đáp ứng yêu câu xây dựng Trường

trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật

Đánh giá chung: TVĐH Luật Hà Nội có thể nói là một trong những thư việnchuyên ngành luật có số lượng tài liệu lớn nhất của cả nước Cơ sở vật chất khá đồng

bộ với hệ thong may tinh, phan mềm thư viện số, cán bộ thư viện nhiệt tinh, chuyênnghiệp, sẵn sang phục vụ NSDTV Cơ sở dir liệu thư mục lớn với hơn 68.000 biểu ghi

và sự kết nỗi đến các thư viện Luật là công cụ quan trọng cho NSDTV tra cứu, tiếpcận nguồn tài liệu tại thư viện Với những lý do trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tàinghiên cứu ứng dụng “Nghiên cứu đề xuất mở rộng cung cấp dịch vụ thư viện củaTrường Đại học Luật Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng Trường trọng điểm đào tạocán bộ về pháp luật, Trung tâm lớn về nghiên cứu khoa học pháp lý” là cần thiết đối

với Trường và Thư viện hiện nay, từ đó, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng nguồn thucho Trường từ hoạt động thư viện.

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Trong nước

Thư viện đóng vai trò quan trong trong hoạt động dao tao và nghiên cứu khoa

học của Trường Đại học Thư viện có nhiệm vụ cung cấp thông tin, tài liệu, các sảnphẩm và DVTV nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng day, học tập của các đối

Trang 12

tượng NSDTV góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu khoa học

của Trường.

Công tác chuyên môn của thư viện gồm hai mảng chính là công tác kỹ thuật,

nghiệp vụ (technical services) và công tác phục vụ (public servives) Trong đó, việc

cung cấp DVTV là một trong những hoạt động quan trọng của công tác phục vụNSDTV Vi vậy, việc nghiên cứu dé phat triển các DVTV luôn được các nhà khoa học

và các thư viện quan tâm, đặc biệt là việc cung cấp các dịch vụ có thu tại các thư viện

- Về mặt lý luận, hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vựcnày, gồm:

1 Trần Mạnh Tuấn (1998), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Trung tâmthông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội

2 Bùi Thị Thanh Diệu (2021), Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ thôngtin thư viện ở TVĐH Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh, TP Hồ

Chí Minh.

3 Vũ Duy Hiệp (2017), Nghiên cứu mô hình hệ thống sản phẩm và dịch vụ thưviện tại các trường Đại học Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Thông tin - Thư viện, Trường

Đại học Văn hóa Hà Nội, Hà Nội.

4 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (2017), Dịch vụ thông tin thư viện trong xã

hội hiện đại, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội

5 Nguyễn Thị Hạnh, “Bàn về phí đối với các dịch vụ thư viện”, Tạp chí Thưviện Việt Nam, số 1(21)/2010, tr.14-19

6 Trần Mạnh Tuan, Hiện trạng và một số tính chất phát triển của dịch vụ tại cácthư viện Tạp chí Thư viện Việt Nam số 2/2010, tr 15-20

7 Nguyễn Minh Hiệp, Phát triển dịch vụ tham khảo trong thư viện Việt Nam //Tạp chí Thư viện Việt Nam Số 6/2016, tr 24-28

8 Nguyễn Văn Thiên, Thực trạng dịch vụ thông tin thư viện tại Việt Nam hiện nay!

- Về mặt thực tiễn, có một số công trình nghiên cứu cung cấp DVTV tại một

số Trường đại học như:

Trang 13

1 Phạm Thị Yến (2005), Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống sản phẩm va dịch vụthông tin thư viện của Trung tâm Thông tin TVDH Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ

Thông tin thư viện, Hà Nội.

2 Nguyễn Thị Thùy Dung (2015), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại

các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Hà Nội.

3 Lê Thị Duyên (2015), Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại trường Đại

học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Luận văn thạc sĩ Khoa học Thư viện, Hà Nội.

4 Phạm Tiến Toàn (2018), Nghiên cứu ứng dụng phần mềm xã hội vào tô chứccác dịch vụ thông tin thư viện tại các trường Đại học ở Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Thông

tin- Thư viện, Hà Nội.

5 Lê Thị Thành Huế, Cung Thị Thúy Hằng (2020), Phát triển hệ thống sản

phẩm, DVTV tại trường Đại học Hà Nội, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

6 Hoàng Thuý Phương, Đánh giá chất lượng DVTV - thông tin tại trường Daihọc Kinh tế Quốc dân, Tạp chí Thư viện Việt Nam, Số 3, 2019, tr 56-62

7 Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thị Hồng Nhi, Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tại

các trung tâm thông tin, TVĐH nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0,Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Số 418, 2019, tr 53- 58

Đây là các công trình nghiên cứu từ thực tiễn các trường đại học nhằm hoànthiện các sản phẩm và DVTV nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về đề xuất mởrộng cung cấp DVTV của các cơ sở dao tạo Thực tiễn hiện nay, một số thư viện đãcung cấp các DVTV có thu nhưng dưới hình thức ban hành quy định hoặc giải quyếtcác sự vụ khi có yêu cầu cụ thê như Thư viện Khoa học tổng hợp Thành phố Hồ ChíMinh; Thư viện tỉnh Quảng Ninh và một số TVĐH như: Trung tâm Thông tin TVĐHQuốc Gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, TVĐH Luật thành phố

Hồ Chí Minh, TVĐH Vinh, Đại học Thái Nguyén,

Tại Trường Đại học Luật Hà Nội, các đề tài đã nghiên cứu của cán bộ, giảng viêntrong Trường tham gia hoặc chủ trì chưa đề cập đến vấn đề này mà chủ yếu tập trungnghiên cứu về chuyên ngành luật học, giải pháp công nghệ phục vụ hoạt động đào tạo,quản trị nhà trường Một số công trình nghiên cứu của cán bộ thư viện liên quan đến hoạtđộng của thư viện chủ yếu mang tính lý luận, đã có 3 dé tài nghiên cứu ứng dụng đượctriển khai tại Trường, cụ thể như sau: năm 1998 có dé tài: “Xây dựng bang phân loại tàiliệu luật học” do TS Lê Thị Sơn làm chủ nhiệm; năm 2021 có đề tài “Nghiên cứu xây

dựng Bộ Từ khóa Luật học phục vụ hoạt động thông tin thư viện tại Trường Dai học Luật

Hà Nội” do ThS Phạm Thị Mai làm chủ nhiệm; đề tài “Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữliệu học liệu các học phần thuộc các chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà

Trang 14

Nội” do ThS Lê Thị Hạnh làm chủ nhiệm Những năm gần đây, trong quá trình triểnkhai công việc, Trung tâm đã thực hiện một số dự án, đề án, kế hoạch mang tính ứngdụng cao như: Đề án thư viện số 2016; Xây dựng và triển khai Kế hoạch Marketingnăm 2015 và đến nay vẫn tiếp tục được thực hiện, Kế hoạch đánh giá vốn tài liệu thưviện, Biên soạn Quy định nội bộ về việc áp dụng Quy tắc biên mục AARC2 và khô mẫu

MARC2T năm 2013, Những công trình nghiên cứu ứng dụng và các hoạt động mang

tính ứng dụng trên đã mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động của Thư viện Trường

2.2 Ngoài nước

Theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, hiện nay có các công trình nghiên cứu lýluận và thực tiễn về dịch vụ thư viện như dịch vụ tham khảo, dịch vụ thông tin, việcthiết lập, phát triển và quản tri nguồn lực đối với các dịch vụ thư viện số; việc đáp ứngnhu cau của khác hàng thư viện Các công trình gồm:

- Kay Ann Cassell, Uma Hiremath (2011), Reference and information services in the 21st century: an introduction, Neal-Schuman Publishers.

- Tariq Ashraf, Puja Anand Gulati (2012), Design, Development, and Management of Resources for Digital Library Services, IGI Global.

- Peter Hernon, Ellen Altman (2015), Assessing Service Quality: Satisfying the Expectations of Library Customers, ALA Editions.

- (2015), National Conference on Library Information Science & Information Technology for Education, Modern Rohini Education Society.

- Joseph R Matthews (2017), The Evaluation and Measurement of Library

Service, Libraries Unlimited.

- Hali Keeler (2021), Foundations of Library Services: An Introduction for Support Staff, Rowman & Littlefield Publishing.

- Daniel Overfield, Coleen Roy, Academic and Public Library Collaboration: Increasing Value by Sharing Space, Collections, and Services ”

- Matthew Idowu Ajibero, User Expectations from Nigerian University Libraries Services in the 21st Century, Public & Access Services Quarterly, 2008, p 33-49

- Inga-Lill Nilsson, Developing new copyright services in academic libraries, Insights: The UKSG Journal, Vol 29, No 1, p 78-83

- Hafijull Mondal, The Library: Changing Role and services in 21st century’s

“https ://www.ala.org/acrl/sites/ala.org.acrl/files/content/conferences/confsandpreconfs/2013/

papers/OverfieldRoy_Academic.pdf

Trang 15

information societies”

Các công trình trên cung cấp tri thức về mặt lí luận, thực tiễn, nghiên cứu vềcung cấp DVTV, các công cụ đánh giá DVTV, giới thiệu các công cụ mới đo lường sựhài lòng của khách hàng, đơn vị chủ quản và hướng phát triển các DVTV trong bốicảnh toàn cầu hoá Qua đó, người làm công tác thư viện, giảng viên, nghiên cứu sinh,học viên, sinh viên có thể tìm hiểu, nghiên cứu phục vụ cho hoạt động chuyên môn,nghiệp vụ

Như vậy, các công trình nghiên cứu đã công bố và chưa công bố, đến nay vẫn chưa

có nghiên cứu độc lập nào về việc đề xuất mở rộng cung cấp DVTV của Trường

Qua tìm hiểu các nghiên cứu trên, nhóm tác giả nhận diện một số bài học kinhnghiệm để đề xuất mở rộng cung cấp DVTV như sau:

- Đảm bảo tính khoa học: cần đảm bảo tính khoa học trên nghiên cứu cơ sở lýluận và thực tiễn dé tổ chức triển khai mở rộng cung cấp dịch vụ hiệu quả nhất

- Đảm bảo tính ứng dụng: Bên cạnh việc đảm bảo tính khoa học, nhóm nghiên

cứu cũng cần chú trọng tính ứng dụng cao, đảm bảo tối đa các dịch vu được triển khaicung cấp đến các đối tượng NSDTV và phục vụ nhu cầu của xã hội

- Đảm bảo tính kế thừa: Trên cơ sở kế thừa những dịch vụ đã có, phát triển mởrộng những dịch vụ mới, hướng mới phù hợp với nhu cầu của NSDTV, với quy địnhcủa pháp luật, xu hướng phát triển của các Trường Đại học

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của dé tài là việc mở rộng cung cấp DVTV của Trường Dai

học Luật Hà Nội.

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Không gian: tai Trường Dai học Luật Hà Nội

- Thời gian: Từ 2019 đến nay

4 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng cung cấp DVTV tại Trường Đại học Luật Hà Nội,kinh nghiệm cung cấp dịch vụ ở một số thư viện ở Việt Nam, đề xuất mở rộng cungcấp DVTV của Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng

3https://www.researchgate.net/publication/339711839 The LibraryChangingRole and ser

vices_in_2I1st_century's_information_societies

Trang 16

không chỉ trong trường mà còn ngoài trường, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ

của thư viện.

* Dự kiến hiệu quả ứng dụng của đề tài: Các nội dung đề xuất mở rộng cung cấpDVTV sau khi được nghiệm thu sẽ là chất liệu dé xây dung Dé án mở rộng cung cấpDVTV của Trường Đại học Luật Hà Nội Dé án là cơ sở để TTTTTV triển khai cungcấp DVTV đặc biệt là dịch vụ có thu từ nguồn tài nguyên thông tin đa dạng, phongphú nhất trong các cơ sở dao tạo luật

5 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu: Những van đề chung về DVTV gồm: Khái niệm, đặc điểm;Nghiên cứu nhu cầu của người sử dung; Các loại hình DVTV; Vai trò của DVTV việntrong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường đại học; Các yếu tô ảnh hưởngđến việc phát triển DVTV; Thực trạng cung cấp DVTV tại Trường Dai học Luật HàNội gồm các nội dung Khái quát về Trường Đại học Luật Hà Nội và hoạt động thôngtin thư viện tại Trường Đại học Luật Hà Nội; Thực trạng cung cấp DVTV tại TrườngĐại học Luật Hà Nội; Đánh giá, nhận xét; Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ ở một số thưviện ở Việt Nam gồm các nội dung: Khai quát về một số thư viện ở Việt Nam; Thựctrạng cung cấp DVTV tại một số Thư viện ở Việt Nam; Đánh giá, nhận xét, từ đó rút

ra bài học kinh nghiệm từ thực tiễn cung cấp DVTV tại một số thư viện Trên cơ sở đónhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp cung cấp DVTV tại Trường Dai học Luật Hà Nội

cụ thé gồm mô hình mở rộng cung cấp DVTV tại Trường Đại học Luật Hà Nội và cácgiải pháp cung cấp DVTV của Trường Đại học Luật Hà Nội

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê: được sử dụng đề thống kê toàn bộ nguồn lực thông tin

số thư viện ở Việt Nam thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi

- Phương pháp mô hình hoá được sử dụng dé khái quát mô hình cung cấp DVTV

đã có và mô hình DVTV mới sau khi mở rộng.

Trang 17

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng dé thu thập, phân loại, đọc, ghichép, phân tích và tổng hợp tài liệu, từ đó nghiên cứu làm sơ cở lý luận, thực tiễn cho

đề tài

II NOI DUNG

1 Những van dé chung về dịch vụ thư viện

1.1 Khái niệm, đặc điểm dịch vụ thư viện

1.1.1 Một số khái niệm

“Dịch vụ” là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế, hoạtđộng sản xuất, kinh doanh Cho đến nay, trên thế giới và Việt Nam chưa có địnhnghĩa chung thong nhất về dich vu Các quan niệm về dịch vụ còn tùy thuộc vào trình

độ phát triển kinh tế, quan điểm của nhà nghiên cứu hay mỗi quốc gia trong nhữngthời kỳ lịch sử cụ thể Các quan niệm khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến chất

lượng dịch vụ.

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhucầu nhất định của số đông, có tô chức và được trả công” [6] Từ điển Wikipedia tiếngViệt định nghĩa: “Dịch vụ được hiểu là hàng hóa phi vật chất Có những sản phẩm thiên

về sản pham hữu hình và những sản pham thiên han về sản phẩm dich vụ, tuy nhiên da số

là những sản phâm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa - dich vụ” [4]

Theo quan điểm của một số nhà kinh tế học như Kotler & Keller (2006): “Dịch

vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm dé trao đối, chủ yếu là vô hình vàkhông dẫn đến việc chuyên quyền sở hữu Việc thực hiện dịch vụ có thê gan liền hoặckhông gan liền với sản phẩm vật chất”; theo Noel Capon (2009): “Dịch vụ là bat kỳhành động nào mà một bên cung cấp cho bên khác và không nhất thiết đi đến một quan

hệ sở hữu” [24]

Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 3 Điều 4 Luật Giá Việt Nam năm 2012 nêu:

“Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rờinhau, bao gồm các loại dich vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy

định của pháp luật”.

Từ những quan điểm trên, tác giả đưa ra khái niệm: “Dịch vụ là những hoạt độnglao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm tương tự như hàng hoá nhưng phi vậtchất, không dan đến việc chuyển quyên sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cau

của xã hội `”

DVTV là kết quả hoạt động chủ yếu của các cơ quan thông tin thư viện, đóng vaitrò cầu nối giữa NSDTV với các bộ sưu tập thông tin tài liệu Hiện nay chưa có khái

Trang 18

niệm thống nhất về dịch vụ thư viện Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu nhưThS Tran Thị Bích Huệ và ThS Tran Nữ Qué Phuong: “Dịch vụ thư viện chính làquá trình, phương thức dé tạo ra các sản phẩm hay hoạt động phân phối sản phẩm

thông tin — thư viện, với tư cách là một hoạt động dịch vụ khoa học, tác động vào các

đối tượng nguôn tin thực dé chúng được biến đổi và chuyên sang các dạng sản pham

và dịch vụ thông tin khoa học (ấn phẩm, cơ sở dữ liệu, bảng tra, danh mục, tổng luận,

phản biện thông tin, đánh giá thông tin, ) [21] Theo TS Trần Mạnh Tuấn: “Dịch vụthư viện bao gồm những hoạt động thoả mãn nhu cầu thông tin và trao đôi thông tin

của người sử dụng các cơ quan thông tin thư viện nói chung” [19].

Dưới góc độ pháp lý, tại Khoản 9 Điều 2 Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL vàLuật Thư viện 2019 nêu: “DVTV là hoạt động do thư viện tô chức hoặc phối hợp tô

chức nhăm phục vụ nhu câu của người sử dụng thư viện”.

Từ những định nghĩa trên, tác gia đưa ra khái nệm: “DVTV là các hoạt động do

thư viện tổ chức, thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu của NSDTV về thông tin, tài liệu `”

Hoạt động thông tin thư viện thuộc nhóm dịch vụ phi lợi nhuận Khác với các dịch vụ

kinh doanh, dịch vụ thông tin thư viện không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu màhướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tin của NSDTV.1.1.2 Đặc điểm dịch vụ thông tin thư viện

Theo TS Trương Đại Lượng (trường Đại học Văn hóa Hà Nội) [5], DVTV gồmcác đặc điểm sau: Tính vô hình; tính không tách rời giữa cung cấp và sử dụng dịch vụ;tính không đồng đều về chất lượng: tính không lưu trữ được; tính không chuyển quyền

sở hữu.

1.2 Nghiên cứu nhu cầu người sử dụng

NSDTV và nhu cầu tin của họ đóng vai trò thiết yếu trong việc định hướng hoạt

động của dịch vụ thư viện Hoạt động thông tin thư viện nói chung và hoạt động thông

tin trong các trường đại học nói riêng đều lấy công tác phục vụ nhu cầu NSDTV làmmục tiêu và động lực phát triển của cơ quan mình Để xây dựng các sản phẩm và dịch

vụ thư viện chất lượng, hiệu quả, chúng ta cần thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt nhucầu tin của NSDTV

1.2.1 Khái niệm nhu cầu tin

Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về nhu cầu tin Theo quan điểm của tâm

lý học Mác xít: “Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xãhội), đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của conngười.” [1] Theo TCVN 5453 — 2009, nhu cầu tin là “nhu cầu khách quan của người

dùng tin vê những thông tin cân thiệt cho công việc cụ thê của mình.” Từ những nhận

Trang 19

định nêu trên, tác giả đưa ra quan điểm: “Nhu cẩu tin là một loại nhu cẩu tinh thanđặc biệt, là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) về những thôngtin can thiết dé duy trì các hoạt động sống của minh” Bat kỳ hoạt động nào muốn cókết quả tốt cũng cần phải có thông tin Một cá nhân hay tổ chức muốn hoạt động củamình đạt kết quả cao phải có được thông tin về đối tượng hoạt động Hoạt động càngphức tạp thì nhu cầu được cung cấp thông tin càng đa dạng và chất lượng thông tin

càng cao.

1.2.2 Đặc diém nhu câu tin và các yêu tô ảnh hưởng đên nhu câu người sử dụng dịch vụ

- Đặc điêm nhu câu tin: Nhu câu tin có đặc diém sau: Tính không cô định; tinh

đồng nhất và tính duy nhất; tính năng động: tính đa dạng về nội dung và hình thức:

- Các yêu tô ảnh hưởng đên nhu câu người sử dụng dịch vụ gôm: Yêu tô chủ quan như: Trình độ văn hóa; nhân cách; sở thích cá nhân; giới tính; lứa tuôi và yêu tô khách quan như: Môi trường tự nhiên; môi trường xã hội; nghê nghiệp; sự phát triên

công nghệ thông tin và truyền thông

1.2.3 Phương pháp nghiên cứu nhu cầu tin

- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu: việc nghiên cứu, phân tích, tổng hợpcác tài liệu dé thu thập thông tin liên quan đến nhu cầu NSDTV cho phép các cơ quanthông tin thư viện rút ngăn thời gian nghiên cứu và có thé sử dụng kết quả đã có trên

cơ sở đánh giá tông quan.

- Quan sát: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nghiêncứu Kết quả của phương pháp này phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm và tính chủquan của người quan sát Trong lĩnh vực thông tin thư viện, người quan sát cần chú ýliên tục đến đối tượng nghiên cứu là NSDTV dé nắm bat thói quen, hành vi, sở thích,

tâm lý, nhu câu của họ.

- Phỏng vấn trực tiếp: dùng những câu hỏi trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiêncứu dé hỏi khách thé nghiên cứu, sau đó dựa vào câu trả lời của họ dé thu thập thôngtin Trong hoạt động thư viện tại các trường đại học, đối tượng được phỏng vấn làNSDTV như: sinh viên, học viên, cán bộ, giảng viên, NSDTV ngoài trường Ưu điểmcủa phương pháp này là cho kết quả nhanh và chính xác nhất, người phỏng vấn trựctiếp tiếp xúc, đặt câu hỏi, quan sát thái độ của NSDTV trong quá trình phỏng van, ghilại câu trả lời và ý kiến phản hồi trực tiếp từ họ Tuy nhiên, phương pháp này phụthuộc nhiều vào người phỏng vấn, phải tạo được cảm giác thoải mái, gần gũi, thânthiện; câu hỏi đưa ra cần cô đọng, súc tích, tránh dai dong dé gây mệt mỏi cho ngườiđược phỏng van, dẫn đến kết quả phỏng vấn không như mong đợi

Trang 20

- Điều tra bang bảng hỏi: xây dựng bang hỏi nhằm tìm hiểu đặc điểm nhu cau củaNSDTV và mức độ đáp ứng thực tế tại thư viện Điều tra bằng bảng hỏi yêu cầu ngườixây dựng bảng hỏi thiết kế câu hỏi phù hợp với trình độ và tâm lý người được hỏi,đúng trọng tâm nghiên cứu; cho phép thu thập ý kiến của một số lượng NSDTV nhấtđịnh, trên diện rộng, trong thời gian ngắn Tuy nhiên, thông tin thu thập được lại hạnchế về tính khách quan do phụ thuộc vào sự trung thực của người trả lời.

- Thống kê số liệu băng việc ghi nhật ký tại thư viện: công việc này được cán bộphục vụ trực tiếp thực hiện hàng ngày Việc ghi nhật ký có thể được lưu lại trên máytính hoặc số ghi chép riêng Trên cơ sở đó, cán bộ phục vụ đưa ra các thông tin liênquan đến hoạt động sử dụng dịch vụ cua NSDTV như: tần suất sử dụng, thói quen,mong muốn, nội dung, phương thức sử dụng các dịch vụ Qua thống kê số liệu, cơquan thông tin thư viện có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thực tế

- Tổ chức hội nghị, diễn đàn: mục đích nhằm lắng nghe, ghi nhận những ý kiếnphản hồi, nguyện vọng, tâm tư của NSDTV đồng thời giải đáp khó khăn, thắc mắc của

họ, tạo sự gan két giữa thu viện va NSDTV

- Phương pháp chuyên gia: sử dung ý kiến tư van của chuyên gia có trình độ,hiểu biết cao trong ngành nhằm nhận định, đánh giá các dịch vụ thư viện Đây làphương pháp có độ tin cậy cao, mất ít thời gian để thực hiện, thường được sử dụngnhằm dự báo xu hướng phát triển các loại hình dịch vụ thư viện hoặc hành vi NSDTV

trong tương lai.

1.2.4 Xác định nhu cầu tin

Từ những phân tích, nhận định, đánh giá vê khái niệm, đặc điêm, yêu tô ảnh hưởng đên nhu câu và các phương pháp nghiên cứu nhu câu người sử dụng dịch vụ kê trên, tác gia cho rang, đê xác định nhu câu tin của NSDTV, Thư viện cân năm được:

- Đối tượng sử dụng dịch vụ: Đối với các thư viện trường đại học có thê phânnhóm gồm: cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; cán bộ chuyên

môn nghiệp vụ; học viên cao học, nghiên cứu sinh; sinh viên và các nhóm khác Việc

phân loại đối tượng sử dụng dịch vụ sẽ giúp cơ quan thông tin thư viện cung cấp dịch

phù hợp với đặc diém tâm lý, trình độ, chuyên môn nghiên cứu của người sử dụng.

- Lĩnh vực, nội dung thông tin quan tâm: trong quá trình cung cấp dịch vụ, ngườilàm công tác thư viện có thé tổng hợp các nội dung thông tin mà NSDTV thườngxuyên quan tâm, sử dung dé kịp thời bố sung những tài liệu có nhu cầu cao, loại bỏ cáctài liệu lỗi thời; tăng cường nâng cao chất lượng các dịch vụ được nhiều người sửdụng, đây mạnh quảng bá các dịch vụ ít được quan tâm

Trang 21

- Mục đích sử dụng thông tin: Xác định mục đích sử dụng thông tin của người sử

dụng nhằm cung cấp dịch vụ thích hợp, đồng thời định hướng người dùng có thé lựachọn một hoặc nhiều dịch vụ Ví dụ, NSDTV là nghiên cứu sinh cần tìm tài liệu phục

vu cho việc viết luận án, có thé sử dụng dịch vụ tìm tin, cung cấp danh mục tài liệutheo chủ đề, cung cấp tông luận, tổng quan, tóm tắt tài liệu

- Hình thức cung cấp thông tin: cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc sửdụng các ứng dụng, thiết bị hỗ trợ từ xa tuỳ thuộc vào nhu cầu của người sử dụng,nhằm tăng tính đa dạng cũng như tiện ích mà dịch vụ có thé đem lại

- Thời hạn đáp ứng yêu cầu tin, mức độ cấp bách của nhu cầu tin: Nhu cầu càngcấp bách sẽ càng thôi thúc người sử dụng mua dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu đó Xácđịnh mức độ cấp bách của nhu cầu tin và khả năng đáp ứng của cơ quan thông tin thưviện nhằm đặt ra thời hạn cung cấp dịch vụ kịp thời Mức độ đáp ứng kịp thời nhu cầu

tin là một trong những thang đo đánh giá hiệu quả mà dịch vụ đem lại.

1.3 Các loại hình dịch vụ thông tin thư viện

1.3.1 Tiêu chí phân loại dịch vụ thông tin thư viện:

Có nhiều tiêu chí phân loại DVTV tuỳ theo quan điểm va cách tiếp cận của mỗi

cơ quan thông tin thư viện.

- Căn cứ vào chính sách phát triển và đối tượng sử dụng dịch vụ, có thê phân loạiDVTV thành 2 nhóm: dịch vị có thu phí, dịch vụ miễn phí

- Căn cứ vào quy mô đáp ứng nhu cầu: dịch vụ dành cho mọi đối tượng, dịch vụdành cho từng đối tượng riêng biệt

- Căn cứ hình thức cung cấp: dịch vụ trực tiếp, dịch vụ trực tuyến `

- Căn cứ vào sự phát triển của các loại hình dịch vụ: dịch vụ truyền thống (đọc tài

liệu tại chỗ, mượn tài liệu về nhà, cung cấp bản sao, mượn liên thư viện, tư vấn hỗ trợ,mượn liên thư viện, đào tạo NSDTV, cung cấp phòng thảo luận nhóm ), dịch vụ hiệnđại (khai thác cơ sở dữ liệu điện tử, khai thác tài liệu số, hỗ trợ nghiên cứu )

- Căn cứ vào Luật Thư viện năm 2019, DVTV gồm:

+ Cung cấp tài nguyên thông tin tại thư viện, ngoài thư viện gồm dịch vụ thưviện lưu động, luân chuyền tài nguyên thông tin hoặc trên không gian mạng;

+ Cung cấp thông tin thư mục, chỉ dẫn thông tin;

+ Tư vân, bôi dưỡng cho tô chức, cá nhân vê chuyên môn, nghiệp vụ thư viện và

hỗ trợ học tập, nghiên cứu;

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, truyền thông, phố biến tài nguyên thông tin;

Trang 22

+ Hỗ trợ các tiện ích khai thác thư viện số;

+ Hình thức DVTV khác

1.3.2 Các loại hình dịch vụ thư viện

Việc phân loại các DVTV giúp cơ quan thông tin thư viện có định hướng phát

triển rõ ràng và thực hiện tốt công tác quảng bá, đưa dịch vụ tới gần hơn với người sửdụng Qua nghiên cứu Luật Thư viện 2019 và thực tiễn hoạt động thông tin thư viện tạinước ta, theo quan điểm của tác giả, DVTV gồm:

1.3.2.1 Cung cấp tài nguyên thông tin tại thư viện, ngoài thư viện gom dịch vụ thưviện luu động, luân chuyển tài nguyên thông tin hoặc trên không gian mang:

- Đọc tài liệu tại ché: là dich vụ mà ở đó NSDTV chi đọc tài liệu tại phòng đọc

và không được mượn về nhà Đây là dịch vụ cơ bản không thê thiếu đối với NSDTV,được hầu hết các thư viện cung cấp; tạo không gian học tập, nghiên cứu cho người sửdụng tiếp cận trực tiếp tài liệu tại thư viện Do đó, không gian phòng đọc cần đượcthiết kế và bố trí đủ rộng, đảm bảo các tiêu chuẩn thư viện hiện hành, tăng cường tiệnnghi nhằm thu hút NSDTV trong bối cảnh tỉ lệ NSDTV đến thư viện ngày càng giảm

- Mượn tài liệu về nhà: dịch vụ giúp NSDTV có thêm thời gian nghiên cứu tàiliệu sâu hơn bằng cách mượn về nhà Nếu như trước đây, các thư viện truyền thốngchủ yếu cung cấp dịch vụ mượn trả thủ công, cần cán bộ trực tiếp thực hiện dịch vụ thìngày nay, với trang thiết bị và công nghệ hiện đại, các thư viện dần chuyên sang hìnhthức mượn trả tự động Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NSDTV, các thư viện đã cónhững đôi mới về dịch vụ như: phân hoá chính sách mượn tài liệu theo đối tượngNSDTV, có hệ thống phần mềm tự động gửi email thông báo mượn tài liệu quá hạnđến người dùng, NSDTV có thé tự gia hạn tài liệu bang cach đăng nhập tài khoản trên

hệ thống phần mềm/website của thư viện; định kỳ giới thiệu tài liệu mới bổ sung

- Muon liên thư viện: là dịch vụ cho mượn tài liệu giữa các thư viện có liên kếtvới nhau, nhằm tăng cường kha năng đáp ứng nhu cầu tin của NSDTV, chia sẻ nguồnlực thông tin tài liệu giữa các thư viện, đặc biệt là các tài liệu quý hiểm, tài liệu chuyên

ngành chuyên sâu.

- Cung cấp bản sao tài liệu (photocopy): việc sao bản gốc tài liệu có thé do cán

bộ thư viện thực hiện hoặc NSDTV tự thực hiện Thư viện cần tìm hiểu Luật bảnquyền và pho biến đến NSDTV khi thực hiện dich vụ nhăm tránh xảy ra các rủi ro vềmặt pháp lý, đảm bảo quyền lợi của tác giả và trách nhiệm của NSDTV Những tài liệu

có giá trị học tập, nghiên cứu cao thường được sao chụp gồm các tài liệu nội sinh (luận

án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình), sách chuyên khảo, bài viết tạpchí Đây là dịch vụ được nhiều người quan tâm đón nhận và đem lại nguồn thu cho

Trang 23

thư viện, giảm tinh trạng xé tài liệu, thuận tiện cho NSDTV khi cần tập hợp thông tintrên nhiều tai liệu

1.3.2.2 Cung cấp thông tin thư mục, chỉ dan thông tin:

- Tự vấn, hồ trợ: tư vẫn, giải đáp thắc mắc của NSDTV liên quan đến các hoạtđộng thư viện như: cách tra cứu tai liệu, lay lại tài khoản thư viện số, xác định vị trí tàiliệu cần đọc, nội quy thư viện, sử dụng các cơ sở dữ liệu tài liệu điện tử Hình thức

tư van, hỗ trợ có thé được thực hiện trực tiếp tại thư viện hoặc trực tuyến thông qua

các thiết bi/trng dụng: điện thoại, facebook, fanpage, email, zalo

- Cung cấp thông tin theo yêu cau: là dich vụ cung cấp thông tin tài liệu theo yêucầu của người sử dụng như: cung cấp danh mục tài liệu, cung cấp toàn văn tài liệu,cung cấp bản sao tài liệu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quyền tácgiả Khi NSDTV có yêu cầu được cung cấp thông tin, cơ quan thông tin thư viện tiếpnhận yêu cầu, thực hiện và cung cấp dịch vụ đúng thời hạn, đúng hình thức màNSDTV đã yêu cầu

1.3.2.3 Tư ván, boi dưỡng cho tô chức, ca nhân vê chuyên môn, nghiệp vụ thư viện

- Dao tạo người ding tin: Gồm các chương trình dao tạo kiến thức thông tin vớicác nội dung được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với các đối tượng NSDTVkhác nhau của thư viện Đối với sinh viên mới, thư viện tô chức khoá tập huấn cơ bản

về kỹ năng tìm kiếm thông tin, kỹ năng sử dụng thư viện, giới thiệu tổng quan về hoạt

động và các sản phẩm, dịch vụ thư viện Đối với NSDTV làm nghiên cứu như giảng

viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên các hệ có nhu cầu tin cao hơn, thưviện nên thiết kế các chương trình đào tạo đa dạng, chuyên sâu hơn như: hướng dẫntìm tin trong các cơ sở dữ liệu nước ngoài, kỹ năng làm tổng quan, tông luận, đề tàikhoa học, sử dụng các phần mềm trích dẫn, chống đạo văn Hình thức dao tạo ngườidùng tin nên thiết kế đa dạng như: đào tạo trực tiếp, đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyếnnhằm tăng sự lựa chọn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu NSDTV

1.3.2.4 Tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, truyền thông, pho biến tài nguyên

thông tin

Thư viện tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ nghiệp vụ như diễn đàn, hộinghị, hội thảo, triển lãm nhằm phổ biến và truyền đạt kiến thức thông tin thư viện tớiNSDTV, tạo sự kết nối, lắng nghe, chia sẻ các ý kiến đóng góp của NSDTV cho sự

phát triên của thư viện.

Trang 24

1.3.2.5 Hỗ trợ các tiện ích khai thác thư viện số

- Cáp tài khoản/ Khai thác cơ sở dit liệu điện tử: Việc xây dựng chính sách cấptài khoản thư viện số cho từng đối tượng NSDTV là việc làm quan trọng, nhằm giúpngười dùng khai thác các tiện ích và nguồn thông tin có giá trị cao, bao gồm các tài

liệu nội sinh như: giáo trình, luận án, luận văn, sách tham khảo, chuyên khảo, hoặc

mua quyền truy cập các cơ sở dữ liệu tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu, giải trí; cácnguồn tài liệu truy cập mo Dé tiép cận các bộ sưu tap số, NSDTV phải trả phí dịch

vụ dé được cấp quyền truy cập theo các mức độ khác nhau (chỉ đọc, tải tài liệu một

phần, tải toàn bộ tai liệu ) Phí dịch vụ do cơ quan thông tin thư viện ban hành trên

cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật, giá trị thực tiễn của tài liệu, công nghệ, thiết

bị hỗ trợ và các chỉ phí phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ

1.3.2.6 Dich vụ khác:

- Truy cập internet, wifi: ngày nay, việc sử dụng Internet đã trở thành thói quen

của nhiều người, bởi Internet đem đến cho người dùng một lượng lớn thông tin, vớinhiều dạng thức khác nhau: chữ viết, âm thanh, hình ảnh một cách nhanh chóng,không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, ngôn ngữ hay mục đích tìm kiếm, đồngthời giảm thiểu chi phí và tiết kiệm thời gian cho người tìm kiếm Ngoài ra, Internetcòn cung cấp nhiều thông tin có giá trị, bên cạnh thông tin về tài liệu được tìm kiếm

còn có thêm những thông tin liên quan như: tài liệu của cùng một tác giả, tài liệu có

nội dung tương tự, bình luận, đánh giá về tài liệu, đưa ra gol y dé lua chon tailiệu Với nhưng ưu điểm kể trên, hầu hết các cơ quan thông tin thư viện hiện nay rấtquan tâm và chú trọng trang bị, bảo trì, nâng cấp hệ thống mạng internet, wifi nhằmphục vụ nhu cầu không thể thiếu của NSDTV

- Cung cấp phòng thảo luận nhóm, phòng da phương tiện: tạo điều kiện về co sởvật chất phục vụ nhu cầu người học cần thảo luận nhóm hoặc sử dụng các trang thiết bị

hỗ trợ học tập như: máy tính, máy chiếu, thiết bị nghe nhìn, ghi âm, ghi hình

- Lam thẻ thư viện: các cơ quan thông tin thư viện có chính sách làm thẻ dành

cho các đối tượng người dùng khác nhau (NSDTV thân thiết, VIP, NSDTV ngoàitrường ) Trong đó, đối tượng NSDTV thân thiết và VIP có thé được hưởng thêmmột số quyền lợi như: tăng số lượng mượn và gia hạn thêm thời gian mượn sách, đượcmượn các tài liệu quý hiếm

- Dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu: giúp hỗ trợ, phát triển năng lực nghiên cứu tại trườnghọc, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng một cách đầy đủ, có hệ thống trong thời gianngắn, cũng như mang tính hiệu quả cao; hỗ trợ người làm nghiên cứu có thé quan lý

nguôn tài liệu tham khảo, các trích dân tài liệu; tô chức dữ liệu, đánh giá, việt và trình

Trang 25

bày van đề nghiên cứu như: tóm tắt tài liệu, tổng quan tình hình nghiên cứu, Dịch vụ

đòi hỏi cán bộ thực hiện có kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, khả năng lựa

chon tài liệu, thông tin phù hợp, cập nhật, hữu ich với đề tài mà NSDTV quan tâm

1.4 Vai trò của DVTV trong công tác dao tạo, nghiên cứu khoa học của trường đại học

1.4.1 Cung cấp, đáp ứng nhu cau thông tin phục vụ người hoc

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đổi mới hình thức đào tạo theo tin chỉ hiệnnay, người học dành phần lớn thời gian tự học, tự nghiên cứu nội dung môn học thì tàiliệu đóng vai trò thiết yếu, là hành trang không thé thiếu của sinh viên trên con đườngchinh phục tri thức Do vậy, việc phát triển nguồn lực thông tin và các dịch vụ sẵn có,đảm bảo nguồn học liệu đầy đủ, cập nhật, đa dạng, bám sát khung chương trình đàotạo của Nhà trường đề xây dựng chiến lược phát triển tài nguyên thông tin phù hợp với

từng giai đoạn, đáp ứng nhu câu người học là nhiệm vụ hàng đâu của các thư viện.

1.4.2 Câu nôi giữa người học với các chương trình dao tạo, nghiên cứu khoa hoc

Thư viện hiện nay không chỉ đơn thuần cung cấp, tìm kiếm tài liệu mà còn pháttriển các dịch vụ chất lượng cao như: tổng luận, cung cấp thông tin, tài liệu có chọnlọc, phù hợp Những dịch vụ mang tính chất đánh giá, định hướng thông tin giúpngười học rút ngắn thời gian nghiên cứu, hình thành ý tưởng và hướng phát triển cácvấn đề nghiên cứu

1.4.3 Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Thư viện là nơi người học được tiếp xúc với kho tàng tri thức của nhân loại, việc

sử dụng hiệu quả thư viện sẽ giúp người sử dụng phát triển toàn diện, là cơ sở dé xâydựng một “xã hội học tập” tiễn bộ, văn minh Các dịch vụ thư viện luôn đáp ứng vàbám sát nhu cau người học, góp phần bồ trợ và nâng cao hiệu quả học tập, từ đó nângcao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát trién DVTV

- Yếu tô bên trong gồm: Cơ sở vật chất, đầu tư, nguồn lực thông tin, con người,

lãnh đạo, quản lý, cán bộ thư viện, NSDTV, hoạt động marketing.

- Yếu tô bên ngoài gồm: Điều kiện kinh tế - xã hội, cơ chế, chính sách của nhànước liên quan đến hoạt động thông tin thư viện, khoa học công nghệ

Nhìn chung, công nghệ thông tin giúp phát triển và hoàn thiện các loại hình dịch

vụ, tăng khả năng hỗ trợ khai thác và tìm kiếm thông tin của NSDTV; hình thành cácsản phẩm, dịch vụ mới, cho phép người dùng truy cập thông tin từ xa và có thể sử

Trang 26

dụng nguôn tài nguyên thông tin, sản phâm, dịch vụ của nhiêu cơ quan khác nhau, trong và ngoài nước

2 Khái quát về Trường Đại học Luật Hà Nội và hoạt động thông tin thư viện

tại Trường Đại học Luật Hà Nội

2.1 Giới thiệu chung về Trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt là Trường) là cơ sở giáo dục đại họccông lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Trường chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của

Bộ Tư pháp, sự quản ly nhà nước về giáo dục, dao tạo của Bộ Giáo dục va Dao tạo.

Trường có chức nang dao tạo đại học và sau đại học luật; tô chức và thực hiện

hoạt động nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp lý và tư vấn pháp luật

Cơ cau tô chức của Trường gồm: Hội đồng Trường: Hiệu trưởng, các Phó Hiệutrưởng; Hội đồng khoa học và đào tạo, Hội đồng tư vấn; 09 Khoa, bộ môn thuộcTrường: Viện Luật so sánh; 13 Phòng chức năng và tương đương: Trung tâm Tư vanpháp luật và Phân hiệu tại Đắk Lắk

Trường đào tạo 07 chương trình đối với bậc đào tạo đại học; Ø7 ngành đối vớichương trình đào tạo tiến sĩ; 07 ngành theo định hướng nghiên cứu và 06 ngành theođịnh hướng ứng dụng đối với chương trình đào tạo thạc sĩ Bên cạnh việc đào tạo các

trình độ theo hình thức chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa, Trường còn mở các

lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho người học có nhu cầu Quy mô đào tạo khoảng 15.000 sinh

viên và học viên ở các hệ.

2.2 Giới thiệu chung về Trung tâm Thông tin thư viện

TTTTTV (sau đây gọi là Thư viện) là đơn vi chức năng thuộc Trường Dai hoc Luật Hà Nội Thư viện có chức nang thông tin và thư viện, phục vụ công tac dao tạo,

nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp lý, tư vấn pháp luật và quản lý của Nhà trườngthông qua việc thu thập, khai thác, sử dụng các nguồn thông tin và tài liệu tại Trungtâm và các thư viện khác (nếu có hợp tác, liên kết), góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ

chính tri của Nhà trường.

Hiện tại, thư viện có 14 viên chức, người lao động với cơ cau tô chức gồm: BanGiám déc, Tổ Phát triển tài nguyên thông tin, Tổ Dich vụ thông tin, trong đó có 12viên chức tốt nghiệp chuyên ngành thông tin thư viện, luật (03 Thạc sĩ thư viện); 02cán bộ hợp đồng gồm 01 Thạc sĩ luật và 01 Cử nhân luật

Trang 27

Hình 1: Cơ cau tổ chức TVDH Luật Ha Nội

2.3 Hoạt động thông tin thw viện tai Trường Dai học Luật Hà Nội

2.3.1 Bồ sung và tổ chức nguồn tin

Thư viện đã xây dựng Chính sách phát triển vốn tài liệu để áp dụng nội bộ choviệc bổ sung tài liệu Thư viện từ năm 2015 Theo đó, đối với tài liệu in, thư viện tiếnhành thu thập yêu cầu bổ sung tài liệu thông qua các nguồn: danh mục sách mới củacác nhà xuất bản; rà soát học liệu; yêu cầu của cán bộ, giảng viên và người học; thunhận tai liệu nội sinh; trao đổi tài liệu với các trường liên kết và nhận tài liệu tặng biếu.Tài liệu đặt mua từ các nhà xuất bản, thư viện gửi danh mục đến các khoa chuyênmôn/ bộ môn thâm định nội dung, sau đó làm đề nghị bố sung, duyệt mua tài liệu vàthanh toán Với tài liệu số, từ năm 2017 — 2022, thư viện đã số hoá được hơn 11.000tên tài liệu gồm: giáo trình, luận án, luận văn, đề tài khoa học, tài liệu hội thảo, sáchtham khảo của giảng viên, bài viết của Tạp chí Luật học và Tạp chí Nghé luật

Thư viện tô chức đọc và mượn theo hình thức kho mở, các tài liệu được sắp xếptheo chuyên ngành, trong mỗi chuyên ngành chia thành từng chủ đề Đầu mỗi giá sáchđều có bảng ghi chỉ tiết các chuyên ngành, chủ đề thuận lợi cho NSDTV tìm kiếm tài liệu.Thư viện tiến hành thanh lọc tài liệu định kỳ 03 năm/lần tại dé loại bỏ những tài liệu

lạc hậu, không còn giá trị sử dụng, hư hỏng, thừa bản, tài liệu không phù hợp với diện

phục vụ của thư viện nhăm đảm bảo chất lượng, hiệu quả của von tài liệu thư viện

2.3.2 Xử lý thông tin

Tài liệu sau khi nhập về thư viện sẽ được phân kho, vào số đăng ký cá biệt, đóngdấu, ghi số, xử lý hình thức và xử lý nội dung, dán mã vạch, lập trình, dán chíp RFID.Thư viện biên soạn Quy định nội bộ về việc áp dụng quy tắc biên mục AACR2

và Khổ mẫu MARC2I trên cơ sở Quy tắc Biên mục AACR2 và Khổ mẫu MARC2I débiên mục và nhập dữ liệu Thư viện sử dụng 3 bảng phân loại, gồm: bảng phân loại cáctài liệu Luật học, bảng phân loại dùng cho các Thư viện Khoa học tổng hợp và KhungPhân loại thập phân Dewey (DDC23) Dé định từ khoá, thư viện sử dụng các bộ từ

Trang 28

khoá: bộ từ khoá Khoa học Xã hội và Nhân văn (2018), bộ từ khoá của Thư viện quốc

gia (2012) và bộ từ khoá Luật học (2021).

2.3.3 Lưu trữ và bảo quản nguồn tin

Tài liệu đã xử lý được bàn giao về các kho và xếp lên giá phục vụ NSDTV Tàiliệu thường xuyên được kiểm tra, phát hiện hư hỏng, rách nát không thê sử dụng, đượcrút ra khỏi giá để phục chế Định kì rà soát toàn bộ kho tài liệu để đánh giá công tácquản lý tài liệu, phát hiện tài liệu bị mất mát trong quá trình phục vụ Tài liệu doNSDTV làm hư hỏng, mất trong quá trình mượn phải đền sách hoặc bồi thường bằngtiền mặt

2.3.4 Tổ chức cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thư viện

- Thư viện đang có các sản phẩm thông tin thư viện, gồm: hệ thống mục lục tra

cứu, thông báo sách mới, video/bài giới thiệu sách mới, bản tin pháp luật.

- Thư viện cung cấp các dịch vụ thư viện, gồm: đọc tài liệu tại chỗ; mượn tài liệu

về nhà; cung cấp bản sao tài liệu (Photocopy); dịch vụ mượn liên thư viện; tư vấn, hỗtrợ NSDTV; cung cấp thông tin theo yêu cầu; khai thác thư viện số; cấp tài khoản/khaithác cơ sở đữ liệu điện tử; truy cập Internet, Wifi; tập huấn kĩ năng thông tin theo yêucầu; dịch vụ cung cấp Phòng thảo luận nhóm

3 Nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Luật

Hà Nội

3.1 Xây dựng bảng hỏi và tổ chức thu thập thông tin

- Thu thập thông tin từ phần mềm, số thống kê, theo dõi các dich vụ tra cứu, sốliệu trên công thông tin Khảo sát qua các số liệu thống kê từ thực tiễn cung cấp dịch

vụ thư viện: số liệu vào thư viện, lượt vào thư viện, người sử dụng mượn tài liệu, lượtmượn tài liệu, lượt tài liệu lưu thông, lượt tư van, hỗ trợ, lượt truy cập Internet, đánhgiá thông tin qua nhật ký phục vụ, số liệu báo cáo, qua công thông tin, hội nghịNSDTV hang năm và các báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch marketing sản phẩm va

dịch vụ thư viện và báo cáo kêt quả khảo sát hàng năm.

- Điêu tra xã hội học

+ Khảo sát mới: Nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng 3 bang hỏi dùng dé khảosát đối với NSDTV Tổng số phiếu khảo sát là 382 phiếu trong đó có 250 phiếu củaNSDTV trong trường và 240 phiếu của người ngoài Trường và 37 phiếu của các cơ sở

đào tạo luật) (Phụ lục 1).

+ Nhóm nghiên cứu sử dụng kêt quả điêu tra xã hội học của những năm trước,

đồng thời sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu khảo sát trực tiếp hoặc

Trang 29

trực tuyến để có thêm căn cứ đánh giá chính xác về nhu cầu hiện tại, từ đó đề xuất mở

rộng đối tượng phục vụ, mở rộng các dịch vụ Đối tượng khảo sát gồm: NSDTV trong

Trường, NSDTV ngoài Trường và các cơ sở đào tạo Luật va một số thư viện ở ViệtNam Các mẫu phiếu được đăng tải công khai trên các kênh mạng xã hội của thư viện,được chia sẻ vào các nhóm sinh viên, cựu sinh viên của Trường, các diễn đàn phápluật chính thống Ngoài ra, đối với phiếu dành các cơ sở đào tạo luật, phiếu dành chocác thư viện khác nhóm nghiên cứu gửi email đến lãnh đạo phụ trách và thư viện của

cơ sở đó dé tiến hành khảo sát

Với kết quả thu được từ 382 phiếu từ các đối tượng ở trên, nhóm nghiên cứutrình bày và phân tích thực trạng cung cấp dịch vụ thư viện như sau

* NSDTV trong trường (Phụ lục 3.1)

Biéu đô 1: Cơ cau đối tượng khảo sat trong

trường

# Căn bộ, Giang viên

® Hoc viên cao học, nghién cứu sinh Sinh viên chính quy VBI

# Học viên VB1, VB2

Hầu hết NSDTV đều có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của thư viện Nhiều dịch

vụ được trên 70% NSDTV lựa chon sử dụng như: đọc tại chỗ, mượn về nhà, cung cấpthông tin theo yêu cầu, khai thác tài liệu số, cấp tài khoản/ khai thác CSDL điện tử,dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu, truy cập internet, wifi

Trang 30

Biểu đồ 2: Nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn đọc trong trường

78.1

76.2

Đọc tại chỗ

Muon về nhà Cung cấp ban sao tai liệu 63.8

Tư vấn, hỗ trợ bạn đọc ““ĐGGSSSSSS 3/6

Cung cấp thông tin theo yêu cầu —————————————————————————————— es 86.3

Khai thác tài liệu só _ Ss 275 Cấp tai khoản/khai thác CSDL điện (7;

Dịch vụ hỗ trợ nghiên cúu ss 73.1

———>>——————————

m——>m— 84 5

Truy cap Internet, Wifi

Cung cấp Phòng thảo luận nhóm Ln C¬ C

0 10 20 30 40 50 60 70 30 90 100

Các dịch vụ NSDTV lựa chọn nên mở rộng, có thu phí gồm: cung cấp bản sao tailiệu (65,7%), cung cấp thông tin theo yêu cầu (53,3%), dịch vụ mượn liên thư viện(54,3%), dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu (71,4%) Ngoài ra một vài NSDTV dé xuất về mở

thêm dịch vụ phiên dịch tài liệu nước ngoài có trả phí.

* NSDTV ngoài trường (Phu lục 3 2)

Biểu đồ 3: Cơ cấu đối tượng Biểu đồ 4: Lý do muốn sử dụngkhảo sát ngoài trường dịch vụ thư viện

0.9 2.6

® ©= Phục vu công tác quản ly

E Đối tượng làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư

: es ` © Phục vụ công việc chuyên môn

nhân ngoài trường học Uc VỤ Cong ‘vig y

na ĐÀ VÀ ‘ Foray 3 z " Phục vụ học tập, nghiên cứu

# Giảng viên, học viên, sinh viên các Trường khác ục vụ học tập, ngh

Trang 31

Biểu đồ 5: Nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn đọc ngoài trường

Đối với việc trả phí dé sử dụng các dịch vụ, 63,9% NSDTV lựa chọn hình thứclàm thẻ có thời hạn để sử dụng hết tất cả các dịch vụ (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1|

năm, ), 28.4% NSDTV lựa chọn phục vụ riêng lẻ, tra phí theo từng dịch vụ và 0,7%

NSDTV lựa chon các hình thức khác (thu phí tuỳ theo đối tượng, cung cấp gói phí rẻ,dịch vụ cho NSDTV theo cơ chế liên kết hợp tac, )

* Cơ sở đào tạo Luật (Phụ lục 3.3)

Biêu đồ 6: Nhu câu sử dụng dịch vụ của các cơ sở đào tạo Luật

Đọc tại ch} AAA 43,2 Muon vénhd A § 43,2 Cung cấp ban sao tàiliệu AAA 83.8

Mvon liên thư viện

Tư vấn, hỗ trợ bạn đọc

"<< 04.6

83.8

Cung cấp thông tin theo yêu cầu

Khai thác tài liệu số Cấp tài khoản/khai thác CSDL điện tử

Theo kêt quả khảo sát, có 37 cơ sở đào tạo Luật tham gia khảo sát, trong đó

100% đều có nhu cầu sử dụng dịch vụ thư viện của Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 32

Các dịch vụ được các cơ sở quan tâm, có nhu cầu sử dụng bao gồm: cung cấpban sao tài liệu (83,8%), mượn liên thư viện (94,63%), cung cấp thông tin theo yêu cầu(83,8%), khai thác tài liệu số (86.5), khai thác CSDL điện tử (83.8%), dịch vụ hỗ trợ

nghiên cứu (70.3%).

Về đê xuât với việc cung câp dịch vụ, các cơ sở mong muôn được triên khai sớm, được sử dụng tải liệu sô, cơ sở dữ liệu và mượn liên thư viện Nhiêu cơ sở mong muôn

được liên thông, kết nối với Trường dé chia sẻ tài nguyên thông tin hiệu quả

3.3 Thực trạng cung cấp dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Luật Hà Nội3.3.1 Nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ cua NSDTV

3.3.1.1 Đối tượng phục vụ

Đối tượng phục vụ của Thư viện gồm: cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, học

viên cao học, sinh viên tại cơ sở chính, phân hiệu Đắk Lắk, người học tại các địaphương có liên kết đào tạo với Trường và NSDTV ngoài trường có liên kết với TrườngĐại học Luật Hà Nội Các đối tượng NSDTV khác cũng đã được xác định trong Nộiquy thư viện nhưng Trường chưa có cơ chế cung cấp dịch vụ cụ thê

3.3.1.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong những năm qua, Thư viện thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của NSDTVnhằm nắm bắt ý kiến, góp ý, từ đó phát triển nhu cầu đọc sách, nâng cao chất lượngcông tác phục vụ NSDTV Ngoài việc nghiên cứu nhu cầu NSDTV thông qua các sốliệu thống kê: lượt NSDTV đến thư viện, lượt mượn tài liệu, lượt truy cập Internet,đánh giá thông tin qua nhật ký phục vụ, số liệu báo cáo, Thư viện còn thu thậpthông tin thông qua các phương pháp nghiên cứu: điều tra xã hội học băng phiếu khảo

sát trực tiếp hoặc trực tuyến; thu thập ý kiến của NSDTV thông qua công thông tin,

hội nghị NSDTV hàng năm; quan sát, phỏng van trực tiếp

Đề có thêm căn cứ đánh giá chính xác về nhu cầu hiện tại và đề xuất mở rộng đốitượng phục vụ, nhóm nghiên cứu triển khai khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tinthư viện của NSDTV trong và ngoài Trường thông qua phương pháp điều tra xã hộihọc bằng phiếu khảo sát trực tuyến Đối tượng khảo sát gồm: NSDTV trong Trường,NSDTV ngoài Trường và các co sở dao tạo Luật Các mẫu phiếu (Phụ lục 1) được

đăng tải công khai trên các kênh mạng xã hội của thư viện, được chia sẻ vào các nhóm

sinh viên, cựu sinh viên của Trường, các diễn đàn pháp luật chính thống Ngoài ra, đốiVỚI phiếu dành các cơ sở đào tạo luật, nhóm nghiên cứu gửi email đến lãnh đạo phụ

trách và thư viện của cơ sở đó đê tiên hành khảo sát.

Trang 33

3.3.2 Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ thư viện tại Trường Đại học Luật

I Cung cấp tài nguyên thông tin tại thư viện

- Dịch vụ này được tô chức dưới hình thức phục

vụ kho mở tại Phong đọc | và Phong đọc 2.

Đọc tài liệu

- — TH ơi a ae : _ x

1 tai chỗ Thời gian phục vụ: từ thie 2 — 7, sang 7h30

19h30, vao mua thi cao diém thu vién mo cua phục vụ ca chủ nhật từ 8h-1 5h.

- Dịch vụ này được tô chức theo hình thức kho

mở tại Phòng mượn.

Muon tài liệu | - Thời gian phục vụ: từ thứ 2 — 6, sáng từ

8h00-3 : x

2 vê nhà 11h30, chiêu từ 13h30-17h.

- Sinh viên mượn sách theo quy định về đối tượng

và chính sách cược tài liệu của Nhà trường.

- Thư viện trang bị hệ thống máy Photocopy hiện

đại, đặt tai Phong đọc 1 và Phòng đọc 2.

Cung cấp ban | - NSDTV đăng ký photo tài liệu và thanh toán

3 sao tài liệu tiền trực tiếp với cán bộ thư viện tại Quay phuc X

(Photocopy) | vu.

- NSDTV được sao chụp tối da 20 trang/ tàiliệu, phí photo tài liệu là 400 đồng/ trang

Thư viện triển khai mượn tài liệu liên thư viện

Dịch vụ với Học viện Tư pháp Cán bộ, giảng viên, học

4 mượn liên | viên cao học, nghiên cứu sinh tại Học viện Tư X

thư viện pháp được mượn một số tài liệu của Thư viện

Trường và ngược lại.

Trang 34

IL Cung cấp thông tin thư mục, chỉ dẫn thông tin

- Phương thức tư vấn, hỗ trợ: hỏi đáp tại chỗ,

Tư vấn hỗ | qua Fanpage, Email, Zalo và điện thoại.

5

trợ NSDTV_ | - Thời gian tư vấn: từ thứ 2 — 7, 7h30 — 19h30

(trừ ngày lễ)

- Cung cấp danh mục tài liệu, bài tóm tắt

- Cung cấp thông tin trong CSDL Heinonline

- Cung cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại Trường

Đại học Luật Ha Nội cho NSDTV tại Trường

C k Dai hoc Luat TP HCM, Truong Dai hoc Kinh

ung cap Í

6 thông tin tê Luật - ĐHQG TP HCM, Trường Đại học

theo yêu câu Kiểm sát Hà Nội

- Cung cấp bản sao tài liệu lưu trữ tại Trường

Đại học Luật TP HCM, Trường Đại học Kinh

tế Luật - ĐHQG TP HCM, Trường Đại họcKiểm sát Hà Nội cho NSDTV tại Trường Dai

học Luật Hà Nội.

HH Tư van, boi dưỡng cho tô chức, cá nhân về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện va

hỗ trợ học tập, nghiên cứu

7 | Dao tạo | - Tập huấn kĩ năng thông tin dành cho sinh viên

NSDTV khóa mới, học viên cao học, nghiên cứu sinh,

sinh viên văn băng 2

- Tập huấn sử dụng CSDL pháp luật trực tuyếnHeinonline hang tháng (tại chỗ hoặc tô chứclớp)

8 ¡Dịch vụ hỗ Hỗ trợ viết tổng quan đề tài nghiên cứu cho học

trợ nghiên | viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhóm

cứu nghiên cứu có nhu cầu

IV Hỗ trợ tiện ích khai thác thư viện số

9 Khai thác tài Hỗ trợ NSDTV truy cập gần 11.000 tài liệu số

Trang 35

liệu số của thư viện

10 | Khai thác | Hỗ trợ NSDTV truy cập các CSDL, sách, tap

CSDL dién | chí điện tử: Heinonline, IG Publishing, SAGE,

tử 75 cuốn của Nhà xuất bản Oxford University

Press và trang thuvienphapluat.vn.

V Dich vụ khác

II | Truy cập | Thư viện trang bị hệ thống máy tính có đường

Internet, Wifi truyền Internet tôc độ cao và mang Wifi miễn

phi đáp ứng nhu cầu của NSDTV

13 | Dịch vụ cung | - Cung cấp Phòng học nhóm thảo luận, thuyết

cấp Phòng trình cho nhóm từ 5 - 20 người, có máy tính,

thảo luận may chiếu

nhóm - Thời gian phục vụ: từ thứ 2 — 6, sáng từ

8h00-11h30, chiều từ 13h30-17h

14 | Làm thẻ thư | Thư viện cung cấp thông tin cho TTCNTT để in

viện thẻ cho một số NSD theo thỏa thuận hợp tác

Bảng 2: T ong hop dich vu thông tin thư viện tai TVDH Luật Ha Nội

3.3.2.2 Danh giá hoạt động cung cấp dịch vụ thư viện năm 2019 — 2022 (Phụ

Đọctạichỗ Mượnvề Photocopy Twvan,hé Cungcấp Khaithác Truycập Daotao Phòng thao

nhà trợ TT theoyêu tàiliệusô Internet, người dùng luận nhóm

cau Wifi tin

#2019 W2020 2021 2022

Trang 36

Nhóm dịch vụ Cung cấp tài nguyên thông tin tại thư viện:

- Các chỉ số rất hài lòng và hài lòng về dịch vụ luôn đạt ở mức cao (năm 2019:

99.9%, nam 2020: 99,2%, năm 2021: 99%, năm 2022: 100%).

- Các chỉ sô rat hài lòng va hài lòng vê tài liệu in tăng theo từng năm:

Bảng 3: Chỉ số rất hài lòng và hài lòng về tài liệu in năm 2019 — 2022

- Có thê thấy, dịch vụ Đọc tại chỗ luôn được NSDTV quan tâm, sử dụng và

đánh giá cao về chất lượng

* Dịch vụ Mượn về nhà:

- Lượt mượn - trả tài liệu năm 2019 là 39.406 cuốn, năm 2020 là: 28.400 cuốn(giảm 28% so với năm 2019), năm 2021 là: 12.214 cuốn và năm 2022 là 13.756 cuốn

(tăng 2.335 lượt so với năm 2021).

- Tỉ lệ NSDTV rất hài lòng và hài lòng về dich vụ mượn về nhà các năm đều cao

trên 90% (năm 2019: 94.93%, năm 2020: 98.2%, năm 2021: 96.1%, năm 2022: 95%).

- Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thư viện vẫn phục vụcấp phát giáo trình cho sinh viên Lớp Chất lượng cao, lớp liên kết đào tạo Arizona;

cho mượn và nhận sách trả qua đường bưu điện.

- Năm 2021, Thư viện trang bị hệ thong muon - trả tai liệu tự động, may trả tailiệu 24/7 giúp NSDTV thực hiện các thao tac mượn, tra tài liệu dễ dàng, nhanh chóng

* Dịch vụ Cung cấp bản sao tài liệu (Photocopy)

Trang 37

- Tỉ lệ NSDTV hài lòng và rất hài lòng tăng theo từng năm Theo khảo sát, NSDTVđánh giá về chất lượng máy phototocopy năm 2019 là 63,7% Đến năm 2020, tỉ lệNSDTV đánh giá rất hài lòng và hài lòng về dịch vụ là 87,7%, năm 2021 là 97,3% (cao

hơn 9,6% so với năm 2020) và năm 2021 là 98,1 (cao hơn 0,83% so với năm 2021).

- Trong giai đoạn Trường dạy và học online, Thư viện triển khai dịch vụ cungcấp tài liệu photo và gửi qua đường bưu điện cho NSDTV có nhu cau

- Thư viện thường xuyên kiểm tra, liên hệ sửa chữa kịp thời khi thiết bị hỏng, thay,giấy mực thường xuyên Nhà trường đã trang bị máy photocopy mới thay thế máy cũ ởPhong doc 1,2 vào các năm 2020, 2022 Cán bộ thư viện chủ động hướng dẫn cáchphoto tài liệu cho NSDTV va quan sát trong lúc NSDTV photo dé kịp thời trợ giúp

- Do quy định về sở hữu trí tuệ, NSDTV chỉ được photocopy tối đa 20 trang/ tài

liệu Có ý kiên đê xuât cân tăng sô trang được sao chụp.

* Dịch vụ mượn liên thư viện

- Hiện tại, dịch vụ chưa có người sử dụng.

- Nguyên nhân: Thư viện triển khai mượn tài liệu liên thư viện với Học viện Tưpháp Do đối tượng, loại hình đào tạo của 2 đơn vị không tương đồng Do vậy nhu cầu

sử dụng tài liệu của các bên là khác nhau.

Nhóm dịch vụ cung cấp thông tin thư mục, chỉ dẫn thông tin:

* Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ:

- Năm 2019, tư vấn tại chỗ là 7.595 lượt, tư vấn trực tuyến: 650 lượt Năm 2020,

tư vấn tại chỗ là 5.375 lượt, (giảm 29,2% so với năm 2019); tư van trực tuyến: 2.032

lượt (gấp 3,1 lần so với năm 2019) Năm 2021, tư vấn tại chỗ: 2.037 lượt (giảm 62%

so với năm 2020), tư vấn trực tuyến: 4.650 lượt (gấp 2,2 lần so với năm 2020); năm

2022, tư van tại chỗ: 7.394 (gấp 3,6 lần so với năm 2021), tư van trực tuyến: 3.799(giảm 18,3% so với năm 2021) Trong đó lượt tư van cho NSDTV ngoài trường là 606

lượt về các nội dung liên quan đến nhu cầu muốn sử dụng sản phẩm, dịch vụ củaTruong

- Do anh hưởng của dich Covid-19, sinh viên cần hỗ trợ về tai khoản số, tìm tàiliệu, vấn đề khác tăng lên nên lượt tư van, hỗ trợ trực tuyến tăng mạnh trong năm

2020, 2021.

- Thư viện đưa ra chỉ tiêu tư vấn hàng năm Nội dung tư vấn tại chỗ được ghi vào

số tư van của mỗi phòng, hang tháng Tổ trưởng kiểm tra, đánh giá, đồng thời nhắc nhở

đê khăc phục các câu trả lời sai, thiêu thông tin Đôi với tư vân trực tuyên, cán bộ phụ

Trang 38

trách thường xuyên kiểm tra, đánh giá về thời gian và nội dung tư vấn, những lượt tưvan chưa chính xác, thiếu thông tin, cán bộ sẽ trả lời lại NSDTV kip thời.

- Tỉ lệ NSDTV đánh giá về tư van thỏa mãn nhu cầu năm 2019 là 88.6%, tỉ lệ hàilòng và rất hài lòng của NSDTV về dịch vụ năm 2020 là 97.7%, năm 2021 là 98.8%

và năm 2022 là 100%.

* Dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cau:

- Dich vụ được NSDTV trong và ngoài trường sử dụng Tuy nhiên, lượt sử dụng

dịch vụ còn ít, từ năm 2019 đến năm 2022, thư viện cung cấp thông tin theo yêu cầu:

26 NSDTV (cung cấp bài tóm tắt, bản sao tài liệu lưu trữ tại Trường Dai học Luật HàNội cho các Trường liên kết), cung cấp thông tin trong CSDL Heinonline theo yêucầu: 30 NSDTV

- Nguyên nhân dịch vụ cung cấp thông tin theo yêu cầu ít được sử dụng:

+ NSDTV trong trường có kĩ năng tra cứu tài liệu tốt, được tiếp xúc trực tiếp vớitài liệu in, tài liệu số của thư viện hoặc sử dung dịch vụ photocopy dé sao chụp tài liệu,

nên nhu câu sử dụng dịch vụ này không cao.

+ NSDTV ngoài trường có nhu cầu về tài liệu cao, phần lớn muốn được cung cấptoàn bộ bản sao tài liệu Nhưng dịch vụ này chỉ cung cấp danh mục tên tài liệu, filetóm tắt nên phần nào không đáp ứng được nhu cầu NSDTV

+ NSDTV các trường liên kết có nhu cầu cung cấp ban sao luận án, luận vănnhưng các tài liệu này không thuộc quyền sở hữu của Trường nên thư viện không thécung cấp cho NSDTV

- Nguyên nhân dịch vụ cung cấp thông tin trong CSDL Heinonline theo yêu cầu

ít được sử dụng:

+ NSDTV trong trường có thé truy cập Heinonline ở máy tính thư viện, Khoa,

Bộ môn, Trung tâm, Phòng ban trong trường, do đó, nhiều NSDTV chủ động trongviệc tìm kiếm thông tin trong Heinonline

+ Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, Thư viện đã phối hợp với Nhà cung cấp

hỗ trợ NSDTV truy cập từ xa thông qua cài đặt dé kết nối tới máy chủ Proxy củaTrường, cung cấp tài khoản đăng nhập trực tuyến nên NSDTV không có nhu cầu vềviệc cung cấp thông tin theo yêu cầu

+ Tuy lượt sử dụng dịch vụ ít, nhưng lượt tư van, hỗ trợ các van đề về CSDL

Heinonline cao: năm 2021 là 126 lượt và năm 2022 là 132 lượt.

* Dịch vụ hồ trợ nghiên cứu

Trang 39

- Trong năm 2022, thư viện triển khai dịch vụ hỗ trợ viết tổng quan đề tàinghiên cứu cho 02 Luận án tiến sĩ và 01 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

- Thông qua trao đổi, các cá nhân và nhóm nghiên cứu đều hài lòng về sản phẩm

Cán bộ trực tiếp triển khai dịch vụ đầu tư nhiều thời gian và công sức cho chất lượng

sản phẩm

Nhóm dịch vụ hỗ trợ tiện ích khai thác thư viện số:

* Khai thác tài liệu số:

- Năm 2019, số lượt truy cập tài liệu số là 117.710 lượt, năm 2020 là 353.872(gấp 3 lần so với năm 2019) Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch covid, Trường dạy vàhọc online, số lượt truy cập tài liệu số tăng mạnh, với 729.332 lượt truy cập, (tăng gấp

2 lần so với năm 2020 và tăng gấp gần 7 lần so với năm 2019) Năm 2022, số lượtNSDTV truy cập tài liệu số là 619.879 (giảm 15% so với năm 2021)

- Trong đó, số lượt sử dụng tài liệu số của NSDTV ngoài trường (NSDTV thuộccác trường liên kết) như sau:

Nội dung 2019 2020 2021 2022

Số lượt sử dụng 706 779 348 526

Bảng 4: Thống kê số lượt sử dụng tài liệu số năm 2019 — 2022

- Qua khảo sát, năm 2021 có 86,6% NSDTV rat hài lòng và hài lòng về dich vu

và năm 2022 có 95,4% NSDTV rat hai lòng và hài lòng về dich vụ (tăng 8,8% so với

năm 2021).

- Các chỉ sô rât hài lòng và hài lòng về tài liệu sô tăng theo từng năm:

Nội dung 2019 2020 2021 2022

Số lượng tài liệu số 717% 64.4% 70,4% 78,3%

Chất lượng tai liệu số 89,5% 85,8% 91,8% 94,2%

Mức độ cập nhật tài liệu số 80,4% 57,1% 74.2% 78,1%

Mức độ đáp ứng tài liệu số 78,5

Bảng 5: Chỉ số rất hài lòng và hài lòng về tài liệu số năm 2019 - 2022

- Tuy các chỉ sô đêu tăng, nhưng chi sô vê sô lượng, mức độ cập nhật còn chưa

cao, tỉ lệ NSDTV không hai long và rất không hài lòng còn dao động trong mức 20%

Trang 40

Nhiều ý kiến NSDTV đề xuất cần cập nhật thêm tài liệu số Nguyên nhân là doNSDTV không nắm được quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ khi số hóa tài liệu.

* Khai thác cơ sở dit liệu điện tử:

- Năm 2019-2021, Thư viện tiếp tục duy trì quyền truy cập Cơ sở đữ liệu(CSDL) pháp luật trực tuyến Heinonline, năm 2021 mua mới quyền truy cập CSDL

Westlaw, tham gia dự án Thư viện điện tử dùng chung cho các cơ sở giáo dục đại học

ở Việt Nam với tư cách là thành viên của dự án và được sử dụng CSDL sách điện tử

đa ngành IG Publishing và CSDL tap chí điện tử đa ngành SAGE CSDL Sách điện tử

của Nhà xuất bản Oxford University Press đã mua quyền truy cập từ năm 2020

- Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, Thư viện đã phối hợp với các Nhà cungcấp hỗ trợ NSDTV truy cập từ xa thông qua cài đặt dé kết nỗi tới máy chủ Proxy củaTrường, cung cấp tài khoản đăng nhập trực tuyến

- Năm 2021, mức độ hài lòng và rất hài lòng về số lượng tài liệu của các cơ sở đữliệu là 92,1% và 96,1% hài lòng về chất lượng tài liệu Năm 2022, tỉ lệ NSDTV rat hàilòng và hài lòng về dịch vụ là 98,9%

Nhóm dịch vụ khác:

* Truy cập Internet, Wifi

- Lượt truy cap su dung máy tinh tai thư viện năm 2019 là 6.991 lượt Từ nam

2020, do ảnh hưởng cua dịch bệnh Covid-19, Trường day và học online, sinh viên

không đến trường hoặc hầu hết sinh viên đã trang bị máy tính cá nhân nên lượt sửdụng giảm mạnh: năm 2020 là 2.288 lượt (giảm 3,1 lần so với năm 2019), năm 2021 là

735 lượt (giảm 3,1 lần so với năm 2020) va năm 2022 là 276 lượt (giảm 2,6 lần so với

95% (cao hơn 7,3% so với năm 2020) và năm 2022 là 91,8% (giảm 3,2% so với năm 2021).

* Đào tạo Người sử dụng:

- Từ năm 2019-2022, thư viện tổ chức tập huấn trực tiếp kết hợp với trực tuyếncho các khóa sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên văn băng, sinhviên tại Phân hiệu Đắk Lắk Ngoài ra thư viện còn tô chức tập huấn sử dụng Cơ sở dữliệu Heinonline, Westlaw định kỳ theo lớp hoặc tập huấn tại chỗ

Ngày đăng: 30/03/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN