1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Trường: Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và quản lý nghiên cứu khoa học pháp lý

94 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TƯ 004.3-082

BỘ TU PHÁP _ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỘI THẢO KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

TRUNG TÂM THÔNG TIN THU VIEN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI PHÒNGĐỌc 592 —

HÀ NỘI, NGÀY 21 THÁNG 5 NĂM 2020

Trang 2

TS Bùi Hải Thiêm

Vai trò của công nghệ thông tin trong

nghiên cứu và công bố ở môi trường quốc tế Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều

tra xã hội học (thu thập thông tin và xử lý

thông tin) phục vụ hoạt động nghiên cứu

luật học

Thực trạng xây dựng, sử dụng và chia sẻ

nguồn tài nguyên thông tin số tại Trung tâm

Thông tin - Thư viện, Trường Đại học Luật

Hà Nội

Hội thảo khoa học bằng hình thức trực

tuyến: Thực tế tổ chức và những bài học

kinh nghiệm

-Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý nghiên cứu khoa học: Góc nhìn từ đơn

_vị quản lý khoa học của Trường Dai họcLuật Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nghiên cứu khoa học: Kinh nghiệm từ

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

-Ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu và quản lý nghiên cứu khoa học pháp lý ở Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản

lý nghiên cứu khoa học: Góc nhìn từ đơn vị

quản lý công nghệ thông tin tại Trường Đại

học Luật Hà Nội

Xây dựng diễn đàn luật học trực tuyến: Cơ hội để trao đối, phát triển các ý tưởng học thuật tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 3

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGHIÊN CỨU

VÀ CÔNG BO Ở MOI TRƯỜNG QUOC TE

"TS Bui Hai Thiêm *

Công nghệ thông tin là sự tích hợp đồng thời các tiến bộ về công nghệ và tổ chức

thông tin, dem đến nhiều ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển của khoa học nói chung và trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố kết quả nghiên cứu nói riêng.

Cùng với sự phát triển của Internet, công nghệ thông tin là mở ra một kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho hoạt động nghiên cứu và xuất bản quốc tế đơn giản,

thuận tiện hơn rất nhiều đồng thời nâng cao chất lượng hoạt động này.

1 Cơ sở chính trị và pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông fin trong

hoạt động nghiên cứu và xuất bản quốc tế ở Việt Nam

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị Ban

Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đây mạnh ứng dụng, phát

triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế

(sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 36-NQ/TW).

Theo Nghị quyết số 36-NQ/TW, hệ thống cơ quan nhà nước từ Trung ương đến

địa phương cần phải đổi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

đối với ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin; Xây dựng, hoàn thiện cơ chế,

chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin Chính phủ chủ

trương các Bộ, ngành, địa phương cần thực hiện 8 nhiệm vu trọng tâm nhằm đạt được

_ các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW gồm:

1 Đỗi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ứng

dụng, phát triển công nghệ thông tin;

2 Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển

công nghệ thông tin; |

3 Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia đồng bộ, hiện đại; Ứng dụng

công nghệ thông tin rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao; |

4 Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, kinh tế tri thức; Phát triển nguồn

nhân lực công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc tế, đây mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp

thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới;

5 Đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý các mạng viễn thông, truyền hình, internet; Tăng cường hợp tác quốc tế.

* Trưởng Phòng Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp

Trang 4

- Cho đến nay, trước yêu cầu của thực tiễn, Luật Công nghệ thông tin số

67/2006/QH11 đã được sửa đồi, bố sung bang Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 (Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 do Văn phòng Quốc hội ban hành) Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã ban hành Luật An toàn thông tin mạng (Luật số 86/2015/QH13) và Luật An ninh mạng (Luật số 24/2018/QH14) nhằm tăng cường bảo vệ an toàn thông tin trước sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 mà

trong đó công nghệ thông tin là nền tảng của sự phat triển.

- Tiếp theo các luật của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết

36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Chính phủ điện tử, trong

đó, Chính phủ đã nhận định, đánh giá tình hình ứng dụng, sử dụng công nghệ thông tin

trong các cơ quan nhà nước trong những năm qua, nhiều văn bản pháp luật về lĩnh vực

công nghệ thông tin được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của công

nghệ thông tin Bên cạnh những thành tựu đạt được từ việc ứng dụng công nghệ thông

tin, Chính phủ cũng đánh giá những mặt còn hạn chế trong quá trình ứng dụng công

nghệ thông tin vào hoạt động của cơ quan nhà nước.

Chính phủ thé hiện quyết tâm trong việc thúc đây mạnh xây dựng Chính phủ ‹ điện

tử qua việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 1819/QDTTg

ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ) và Nghị quyết về Chính phủ điện tử (Nghị

quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ), số lượng dich vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 được các cơ quan cung cấp ngày càng tăng Thông qua dịch

vụ công trực tuyến, người dan và doanh nghiệp đã giảm được nhiều thời gian, thuận

lợi hơn khi thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015

phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của

_ cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 Theo số liệu thống kê của Chính phủ, hiện

nay 100% các tỉnh, thành phố đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức của cơ

quan Với những cơ quan đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức phục vụ công

_ việc, ty lệ cán bộ, công chức được cung cấp hộp thư điện tử dé sử dụng ngày càng gia

tăng Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan, đơn vi dưới dạng điện tử ngày cảng tăng, cụ thể: Tỷ lệ văn bản trao đổi kết hợp điện tử kèm văn bản giấy trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khoảng 59%, tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khoảng 48% Hầu hết các văn bản, tài liệu của các Bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ; văn bản, tài liệu trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đều được thực hiện qua

_ đường điện tử, kết hợp gửi văn bản giấy Song song với việc tăng cường trao đổi văn

Trang 5

bản dưới dạng điện tử, việc sử dụng chữ ký 36 trong văn ban điện tử đã được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, thúc đây triển khai, cung cấp cho các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Tại một SỐ CƠ quan, đơn vị đã quán triệt chỉ đạo, điều hành qua môi trường điện tử, hạn chế sử dụng văn bản giấy, nâng cao hiệu lực quản lý, năng suất lao

động và giảm chi phí hành chính Các cơ sở giáo dục và nghiên cứu công lập là một

trong những nơi di đầu trong việc triển khai và ứng dụng CNTT trong hoạt động

nghiên cứu, giảng dạy và xuất bản.

2 Vai trò và ý nghĩa của công nghệ thông tin trong nghiên cứu ở môi trường

quốc tế

Ngày nay, các thư viện điện tử, các cơ sở đữ liệu số hóa lớn như ProQuest,

JSTOR, Cambridge, Elsevier, cung cấp các kho tri thức vi dai để người nghiên cứu tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian, giúp người nghiên cứu tông hợp, phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận

thức và tư duy Khâu tìm đọc tài liệu để phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu về

van dé quan tâm được công nghệ thông tin giải quyết tiết kiệm rất nhiều thời gian, tăng tính hệ thống trong tổng hợp và xác định chuẩn xác các tranh luận khoa học liên quan và lựa chọn đề tài cần quan tâm nghiên cứu.

Quá trình nghiên cứu và xuất bản có thé chia làm các giai đoạn cơ bản sau đây:

- Giai đoạn lựa chon đề tài nghiên cứu; |

- Giai đoạn xác định câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu; Giai đoạn xây dựng đề Cương và lập kế hoạch nghiên cứu;

Giai đoạn thu thập dir liệu và xử lý dữ hiệu;

Giai đoạn viết báo cáo kết quả nghiên cứu;

Giai đoạn lựa chọn tạp chí để đăng tài kết quả nghiên cứu, trao đổi với tạp chí, người bình duyệt và xét duyệt bản thảo.

Đối với hoạt động nghiên cứu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình

này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực Các hoạt động trên trong quá trình nghiên cứu và xuất bản thể hiện qua những phương diện sau đây:

2.1 Cổng thông tin

Cổng thông tin là mô hình cung cấp nhiều loại dịch vụ Internet trên cùng một trang chủ Các địa chỉ cổng giao tiếp cho phép khách hàng cơ hội dé tìm gần như moi thứ ở cùng một nơi Phần lớn các website sử dung mô hình cổng (hay hội thị) ngoài

nhiệm vụ chính còn cung cấp một số dịch vụ miễn phí như công cụ tìm kiếm, tin tức

trong và ngoài nước, công cụ tìm kiếm, thư điện tử hay phòng thoại (chat room) và các

diễn đàn Ngày nay, các nhà xuất bản và các tạp chí uy tín quốc tế đều có sử dụng các

Trang 6

công thông tin, trở thành nơi truy cập, giao dich đầu tiên giữa người nghiên cứu, độc giả

với nhà xuất bản, tạp chí và cũng là nơi chủ yếu dé công bố các kết quả nghiên cứu.

Công thông tin điện tử cung cấp cho người đùng cuối nhiều loại dịch vụ khác nhau với nhiều nhu cầu khác nhau, có thé phân loại các portal như sau:

- Cổng thông tin công cộng (Public portals): ví dụ như Scopus, Elsevier, loại cổng thông tin này thường được sử dụng để ghép nối các thông tin lại với nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều người, cho phép cá nhân hóa các website tùy theo từng đối tượng sử dụng.

- Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): ví dụ như SAP

portal, công thông tin loại này cung cấp các ứng dụng chuyên biệt khác nhau.

Các tính năng cơ bản của cổng thông tin

Tuy có nhiều loại cổng thông tin tích hợp, cung cấp nhiều loại dịch vụ và ứng

dụng khác nhau nhưng tất cả các loại công thông tin tích hợp đều có chung một số tính năng Các tính năng này là được sử dụng như một tiêu chuẩn để phân biệt giữa cổng thông tin điện tử tích hợp với một website hoặc một ứng dụng chạy trên nền tảng

web Các tính năng đó bao gồm:

+ Khả năng cá nhân hóa (Customization hay Personalization) + Tích hợp và liên kết nhiều loại thông tin (Content aggregation)

+ Xuất ban thông tin (Content syndication)

+ Hỗ trợ nhiều môi trường hién thi thông tin (Multi-device support) _ + Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign on)

+ Quan trị Portal (Portal Administration)

+ Quản trị người dùng (Portal user management)

* Cổng thông tin điện tử Chính phủ: Là đầu mối kết nối người sử dụng tới các

ứng dụng, hệ thống thông tin (HTTT) của các B6/tinh Cổng này một mặt kết nối với kênh giao tiếp, một mặt kết nối với các công thông tin điện tử các Bộ/tỉnh; kết nối với

Hệ thống kết nối, liên thông của quốc gia va các HTTT/CSDL quốc gia Trong trường hợp Cổng này chưa kết nối các cổng thông tin điện tử của các Bộ(tỉnh thì người sử

dụng kết nối trực tiếp với công thông tin điện tử của các Bộ/tỉnh Day là một công

thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu.

Cổng thông tin điện tử là thành phần đảm bảo cho người sử dụng có thể truy cập

đến các thông tin trực tuyến và cũng là giao diện giữa người sử dụng với các dịch vụ

Chính phủ điện tử (CPĐT) Cổng thông tin điện tử cung cấp chức năng liên quan trực tiếp đến việc quản lý người sử dụng dịch vụ (cả nội bộ và bên ngoài), quản lý nghiệp vụ tương tac với người sử dụng Thanh phan này đảm bảo sự thống nhất quản lý về

Trang 7

truy cập đến cả người sử dung dich vụ và các ứng dụng dich vụ thông qua các kênh truy cập khác nhau Các dịch vụ cơ bản đề xuất được đưa vào thành phan này, bao gồm:

- Quản lý nội dung: là một thành phần riêng biệt của công thông tin điện tử, có

chức năng lưu trữ, quản lý và phân phối nội dung cho một hoặc nhiều kênh trên cổng

thông tin điện tử Dịch vụ quản lý nội dung là một tập hợp các nhiệm vu và quy trinh quản lý nội dung rõ ràng, hướng tới công bố trên các công thông tin điện tử (và các

kênh truy cập tương tự) trong suốt vòng đời, từ lúc tạo ra cho đến khi lưu trữ Dịch vụ

này là sự kết hợp giữa các yếu tố con người, các quy trình và công nghệ cho phép các

cổng thông tin điện tử Chính phủ quản lý nội dung thông tin điện tử thông qua tất cả

các giai đoạn vòng đời của nội dung Dịch vụ này sử dụng một cơ chế quản lý nội

dung đa dạng, nhanh chóng và hiệu quả cho người dùng dé xây dựng, triển khai và duy

trì nội dung của cổng thông tin điện tử Quản lý nội dung thường bao gồm các thành

phần con và có các chức năng cơ bản sau đây:

+ Thành phan tạo nội dung: Thực hiện chức năng tạo nội dung.

+ Thành phần soạn thảo: Thực hiện chức năng điều chỉnh thông điệp nội dung và cách thức phân phối, gồm cả việc biên dịch và định vị.

+ Xuất bản: Thực hiện chức năng phát hành nội dung để sử dụng.

+ Quản trị: Thực hiện chức năng quản lý cấp phép truy cập đến các thư mục,

tệp tin, thường được thực hiện bằng cách gan quyển truy cập cho nhóm người dùng hoặc vai trò của người dùng.

- Tìm kiếm, truy vấn: Khi các cơ sở đữ liệu khoa học cung cấp càng nhiều thông tin trên cổng thông tin điện tử, việc tim kiếm bằng từ khóa sẽ giúp người sử dụng có thể nhanh chóng tìm thấy những thông tin cần thiết Các thông tin được cung cấp trên cổng

thông tin điện tử không chỉ bao gồm thông tin có cấu trúc (chang hạn như cơ sở đữ liệu), mà còn là thông tin phi cầu trúc (như tệp tin html, txt, ), do đó, công thông tin điện tử

tích hợp một công cụ tìm kiếm để cung cấp chức năng tìm kiếm bằng từ khóa.

- Quản lý người sử dung, đăng nhập một lan: Quan lý người sử dụng là một cơ chế xác thực dé cung cấp cho những người quản trị công thông tin điện tử một phương thức để xác định và kiểm soát trạng thái người sử dụng đăng nhập vào cổng thông tin điện tử Nó cũng cung cấp một cơ chế cấp quyền dé xác định các quyền khác nhau của người sử dung Quản lý người sử đụng là một chức năng cần thiết khi cung cấp các

dịch vụ trực tuyến trên cổng thông tin điện tử Hầu hết cơ chế quản lý người sử dụng

dùng định danh/mật khẩu và mã xác nhận để xác thực người sử dụng Ngoài ra, cũng có thể áp dụng cơ chế hạ tầng khóa công khai để xác thực người sử dụng Khi các cơ

quan nhà nước xây dựng các ứng dụng khác nhau, mỗi ứng dụng có tài khoản người sử

dụng và cơ chế xác minh mật khẩu riêng Điều đó có nghĩa là, người sử dụng phải đăng

Trang 8

nhập lại khi họ muốn sử dụng các hệ thông khác nhau Đăng nhập một lần là cơ chế liên thông xác thực bằng định danh giữa các hệ thống khác nhau, người sử dụng chỉ cần đăng

nhập duy nhất một lần và có thể sử dụng, truy cập các hệ thống khác nhau.

* Các hệ thống thông tin (HTTT)/Cơ sở dit liệu (CSDL) quốc gia: Đây là các hệ thống thông tin hoặc cơ sở đữ liệu quy mô quốc gia, được dùng chung cho nhiều

B6/tinh Vi dụ: Hệ thống thông tin quản lý văn bản tích hợp trong toàn quốc cho các

cơ quan Chính phủ, Hệ thống thư điện tử quốc gia, Hệ thống thông tin quản lý ngânsách và kho bạc, Hệ thống thuế điện tử, Hệ thống hải quan điện tử, Hệ thống mạng đấu

thầu quốc gia, CSDL quốc gia về dân cư, CSDL quốc gia về tài chính, CSDL quốc gia về đất đai Danh mục các hệ thống thông tin, cơ sở đữ liệu có quy mô quốc gia được

cập nhật trong các Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơquan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Để bảo đảm việc triển khai các hệ

thống thông tin quy mô quốc gia hiệu qua, đồng bộ, tránh trùng lặp, tăng cường chia sẻ, sử dụng lại thông tin và hạ tầng kỹ thuật, Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày

30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về triển khai các hệ

thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương đã quy định các |

cơ quan nhà nước có trách nhiệm công khai chủ trương, kế hoạch triển khai; nội dung, quy mô, nguồn vốn đầu tư và cơ quan phối hợp triển khai các hệ thống thông tin; phối hợp đồng bộ các nội dung về đầu tư, quy mô và thời gian triển khai giữa các hệ thống thông tin, tránh đầu tư trùng lặp; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định bảo dam sự tương thích, thông suốt và an toàn trong quá trình chia sẻ, trao đổi dir liệu giữa các hệ thống thông tin.

- Hạ tang kỹ thuật: Day là ha tầng kỹ thuật CNTT kết nối các hệ thống thông tin trên quy mô quốc gia, đồng thời bao gồm ha tang kỹ thuật dé chia sẻ dùng chung trên

quy mô toàn quốc Những nội dung chính hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia được cập nhật

trong các Chương trình quốc gia về ứng dung CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà

nước do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.2.2 Thư viện điện tử

'Theo xu hướng chung của thế giới, ở Việt Nam, ngày 08/12/2014, Bộ trưởng Bộ

Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 18/2014/TT-BVHTTDL về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện Theo đó, thư viện điện tử là một trong

những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư

18/2014/TT-BVHTTDL như sau: “Thu viện điện tứ là thư viện trong đó tài liệu được

thu thập, lưu giữ, xử ly, tb chức, tra cứu, sử dung dưới dang điện tr” Cũng theo quy

định này:

Trang 9

- Tài liệu điện tử là tài liệu dưới dạng số hoá, bao gồm báo, tạp chí điện tử, sách điện tử, tài liệu tham khảo dưới dang trực tuyến hoặc đĩa (CD-ROM), cơ sở dir liệu

toàn văn, thư mục và các thông tin trên mạng

Tài liệu thư viện là những tài liệu được tạo lập trong quá trình xây dựng vốn tài liệu thư viện và bao gồm một số đạng thức chủ yếu sau: giấy, điện tử, đa phương tiện và các dạng thức khác.

Cũng có một định nghĩa nữa về thư viện điện tử: Thu viện điện tử là thư viện sử dụng các phương tiện điện tử trong thu thập, lưu trữ, xử ly, tim và pho biến thông tin

dưới dang số Vốn tai liệu số có thé lưu trữ và truy cập tại chỗ hoặc từ xa qua mạng

máy tính Theo đó: |

- Thư viện điện tử là thư viện sử dụng các phương tiện điện tử trong thu thập, lưu

trữ, xử lý, tìm và phổ biến thông tin đưới dạng số Vốn tài liệu số có thể lưu trữ và truy

cập tại chỗ hoặc từ xa qua mạng máy tính.

- Các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh âm thanh sử dụng trên máy tính và được máy tính nhận biết đúng định dạng, được gọi chung là dữ liệu số Quá trình chyén các dạng dé liệu truyền thống như bản viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh sang chuẩn dir liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết gọi là số hoá tài liệu Như vậy, số hoá tài liệu là chuyển đổi tài liệu thư viện từ dạng truyền thống sang dạng điện tử và lưu trữ trên

máy tính nhằm bảo quản chia sẻ và phục vụ trực tuyến Việc số hoá tài liệu sẽ giúp lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng dé dàng nhất.

- Trọng tâm của thư viện là hỗ trợ người dùng tin trong việc tra cứu tài liệu Dựa

vào các chức năng tìm kiếm trên máy có thé khai thác nhanh chóng và hiệu quả những : tài liệu của thư viện hiện nay.

2.3 Các địch vụ Cổng thông tin và thư viện điện tử cung cấp

Các dịch vụ này được sử dụng dé hỗ trợ các ứng dụng lớp trên và CSDL Day là các dịch vụ có thể dùng chung, chia sẻ giữa các ứng dụng trong quy mô Bộ, điều này làm giảm đầu tư trùng lặp, lãng phí, thiếu đồng bộ Mặt khác, một trong các chức năng

quan trọng của các dich vụ nhóm này là để kết nối, liên thông, tích hợp các ứng dụng Một số dịch vụ tiêu biểu của nhóm này, bao gồm:

- Dịch vụ thư mục: Dịch vụ thư mục cung cấp cho người dùng một phương thức truy van đơn giản mà người ding có thé sử dung từ khóa như tên, mã dé tìm kiếm thông tin lưu trong máy chủ thư mục Ví dụ, dé đạt được mục tiêu tích hợp mật khẩu,

tài khoản, các cơ quan nhà nước có thé sử dụng dịch vụ thư anor dé xây dung tai khoản

cho nhân viên đến định danh tài khoản/mật khẩu khác nhau trong các hệ thống khác

nhau (cổng thông tin điện tử, thư điện tử, đăng nhập một lần, ) Dịch vụ thư mục có

Trang 10

thể cung cấp một cơ chế thuận tiện hơn cho người sử dung và người quản trị để quản

lý tài khoản của họ.

- Dịch vụ quản lý định danh: Dịch vụ này cung cấp một cơ chế cho phép các hệ

thống cơ sở dữ liệu nhận dạng người sử dụng Một số cơ chế có thé được áp dung dé đảm

bảo định danh xác định, ví dụ: định danh/mật khẩu cộng với mã xác nhận, hạ tầng khóa công khai, sinh trắc học Bất kỳ cơ chế định danh nào được sử dụng, việc định danh sẽ tuân theo thủ tục tương tự và do đó, những cơ chế này có thể được xây dựng thành các địch vụ dùng chung Khi hệ thống cơ sở đữ liệu cần định danh người sử dụng, nó có thể

sử dụng dịch vụ dùng chung này đề hoàn thành việc xác định người sử dụng.

- Dich vụ xác thực: Xác thực là quá trình để xác nhận sự thật của các thực thé.

Trong hệ thống CPĐT, không chỉ cần xác thực người dùng mà còn cần xác thực các hệ thống Xác thực người sử dụng là quá trình để định danh người sử đụng; nó có thể tuân

theo quy trình tương tự như dịch vụ định danh Xác thực hệ thống là quá trình dé xác định các hệ thống khác có thé sử dụng nguồn lực của hệ thống Hau hết các trường

hợp, chứng thư của máy chủ sẽ được sinh ra và có giá trị xác thực máy chủ đó Khi hệ

thống cần phải xác thực một hệ thống khác, có thể định hướng lại quá trình đến dịch vụ xác thực dùng chung và dịch vụ chia sẻ sẽ gửi kết quả đến hệ thống cơ sở đữ liệu để

hoàn tất quá trình xác thực máy chủ.

- Dịch vụ cấp quyển uy cập: Khi hệ thống hoàn thành quá trình xác thực, nó sẽ

căn cứ vào mức độ quyển hạn khác nhau của người sử dụng để cấp quyền cụ thé.

Tương tự với quá trình xác thực, khi hệ thống cung cấp các quyền khác nhau cho

người sử dụng, nó có thể định hướng lại quá trình dịch vụ cấp quyền và các dịch vụ

dùng chung sẽ gửi kết quả đến hệ thống dé hoàn tat quá trình cấp quyền truy cập.

- Dịch vụ trao đổi thông tin/dit liệu: Dich vụ này cho phép các cơ sở dit liệu trao

đổi thông tin Dịch vụ này thường sử dụng giao diện kế thừa (Legacy Interface) để thiết lập kênh trao đổi với các ứng dụng cũ, các ứng dụng mới thường sử dụng giaothức ngôn ngữ đánh đấu mở rộng (XML) dé thực hiện trao đôi.

- Dịch vụ tích hợp: Dịch vụ này nhằm điều phối các ứng dụng hay các dịch vụ để

cung cấp các loại địch vụ mi Với tích hợp, việc đăng ký và tiếp nhận dịch vụ là cần

thiết cùng với dịch vụ thư mục, xác thực/cấp quyền và quản lý tài khoản.

Phupổi nhiệm vụ thông tin truyền thông thì công thông tin và thư viện điện t tử còn

cung cấp nguồn tài liệu tham khảo hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và xuất bản Xét

dưới góc độ hiệu quả cung cấp thông tin, hệ thống thông tin có thể giải quyết được vấn

dé cưng cấp thông tin cho người nghiên cứu với các khả năng cung cấp thông tin

phong phú về tài liệu văn bản, hình ảnh, video, hệ thống đóng vai trò là công cụ đắc

lực trong việc thực hiện hoạt động nghiên cứu và xuất bản.

Trang 11

Các ứng dụng công nghệ thông tin giúp các nhà nghiên cứu cũng như các độcgiả, cũng như tiện tra cứu các nội dung diễn giải, chú thích trực tiếp trên trang tin điệntử của các cơ sở đữ liệu với nội dung phong phú, chính xác, trở thành căn cứ vững

chắc khi tra cứu, trích dẫn thông tin, giúp người đọc và người nghiên cứu tìm hiểu và

nghiên cứu thấu đáo các vấn đề liên quan.

Với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin và Internet, cho phép xây dựng các ứng dụng trực tuyến tích hợp trên cổng thông tin điện tử và thư viện điện tử Cơ sở dữ liệu về luật phong phú, giúp các cơ quan, độc gid, các nhà nghiên cứu không phải tốn nhiều thời gian tra cứu đối chiếu các thông tin khác, cũng như hiểu đúng bản chất

nội dung, từ đó đưa ra những yêu cầu chính xác vẻ tìm kiếm dé liệu, góp phần nâng

cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và xuât bản.

Trang 12

UNG DỤNG CÔNG NGHỆ THONG TIN TRONG DIEU TRA XÃ HỘI HỌC

(THU THẬP THONG TIN VÀ XỬ LÝ THONG TIN) PHUC VỤ HOẠT ĐỘNG

NGHIÊN CỨU LUẬT HỌC

TS Ngo Văn Nhân ˆ

ThS Nguyễn Thanh Hương ””

Tóm tắt: Trên cơ sở làm rõ vai trò của phương pháp điều tra xã hội học trong

nghiên cứu luật hoc, bài viết tập trung làm rõ những công việc có thể ứng dụng công

nghệ thông tin khi tiễn hành diéu tra xố hội học phục vụ nghiên cứu luật học, bao gom

khảo sát online và xử lý thông tin bằng phan mém SPSS.

Từ khóa: điều tra xã hội học, khảo sát online, phan mém SPSS

1 Vai trò của phương pháp điều tra xã hội học trong nghiên cứu luật học

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sựvật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Một cách tất yếu, để có tri thức khoa học thì

phải thực hiện việc nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám

phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và

tư duy; súng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiên” Hoạt động nghiên cứu

khoa học thường được chia thành 2 loại là nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

Nghiên cứu cơ bản là “hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy”; 2 nghiên cứu ứng dung là “hoạt động

nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi

mới công nghệ phục vụ lợi ích của con người và xã hội” Hoạt động nghiên cứu khoa học thường phải tuân theo những yêu cau, đòi hỏi, chuẩn mực nghiêm ngặt nhằm bảo đảm tính đúng đắn, xác thực, độ tin cậy của tri thức đạt được Một trong những yêu cầu mà các nhà khoa học nói chung, các nhà nghiên cứu luật học nói riêng phải đáp ứng là khi tiến hành nghiên cứu khoa học phải dựa trên phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu phù hợp Phương pháp nghiên cứu là cách thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu một cách có tổ chức, có hệ thống, được sắp xếp theo trật tự nhất định nhằm đạt tới mục đích nào đó Phương pháp nghiên cứu khoa học càng tối ưu bao nhiêu thì hiệu quả mang lại càng lớn và càng có giá trị khoa học bấy nhiêu.

“Luật học” là thuật ngữ dùng dé chỉ ngành khoa học nghiên cứu về nhà nước và

pháp luật nói chung Ngoài ra, một thuật ngữ khác có nghĩa tương đương với thuật ngữ “luật học” là “khoa học pháp lý” Tuy nhiên, khái nệm “luật học” được hiểu rộng hơn

- Trưởng Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Luật Hà Nội

Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Luật Hà Nội

' Khoản 4 Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.? Khoản 5 Điều 3 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.

Ÿ Khoản 6 Điều 3 Luật Khoa học va Công nghệ năm 2013.

Trang 13

khái niệm “khoa học pháp lý”; bởi lẽ, ngoài ý nghĩa chỉ ngành khoa học nghiên cứu về nhà nước và pháp luật nói chung, luật học còn bao gồm cả các hoạt động học tập tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật, trong đó có Trường Đại học Luật Hà Nội Như vậy, một cách khái quát, khái niệm luật học chỉ tất cả các hoạt động học tập,

nghiên cứu về nhà nước, pháp luật trong tất cả các chuyên ngành luật như: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật, Luật Kinh tế, Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật

Hình sự, Luật Lao động

Trong số các phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp điều tra xã hội học là phương pháp nghiên cứu hiện đại, được sử dụng rộng rai, phổ biến nhất Trong

nghiên cứu luật học, phương pháp điều tra xã hội học ngày càng được sử dụng rộng rãi để khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng các van dé, lĩnh vực, sự kiện, hiện tượng pháp luật mà Nhà nước, xã hội quan tâm nhằm phục vụ công tác hoạch định, xây dựng

các chính sách, pháp luật, thực thi pháp luật; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nâng

cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội Điều đó nói lên rằng, phương pháp điều tra xã hội học có vai trò rất quan trọng trong hoạt động nghiên

cứu luật học, thể hiện ở các điểm sau: | |

1.1 Đối với các nghiên cứu luật học phục vụ công tác xây dựng pháp luật

Một trong những mục tiêu của hoạt động nghiên cứu luật học là phục vụ công tác xây dựng pháp luật Điều tra xã hội học phải được coi là một hoạt động khoa học, thực

tiễn không thể thiếu, gắn liền với hoạt động xây dựng pháp luật; qua đó, mang lại cho

các chủ thé xây dung pháp luật sự hiểu biết đầy đủ, chân thực, khách quan, sâu sắc vé cơ

cau, tình hình thực tế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế thuộc một lĩnh vực xã

hội cụ thé mà các nhà làm luật cần tính toán, dy liệu Day là cơ sở thực tiễn giúp cho dự

thảo văn bản quy phạm pháp luật luôn bám sát và phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội Trên phương diện này, phương pháp điều tra xã hội học có tác dụng trực tiếp, thiết thực trong việc thu thập những thông tin, luận cứ thực tiễn phục vụ công tác xây dựng pháp

luật Mục đích của việc điều tra xã hội học là nhằm kiểm tra, thâm định xem các dự án

luật đang được soạn thảo có thực sự cần thiết cho việc quản lý xã hội chưa, hình thức văn bản pháp luật có hợp lý không, nội dung các quy phạm pháp luật dự kiến nêu trong dự án luật đã phù hợp chưa, các tang lớp xã hội có ý kiến, đóng góp, bổ sung gì cho dự

án luật Việc làm nay, mot mat, góp phan phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong

việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội theo Hiến định; mặt khác, huy động được đông đảo các tầng lớp xã hội tích cực tham gia tư vấn, đóng góp ý kiến và phảnbiện xã hội đối với các dự án luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.

Tổ chức điều tra xã hội học cho phép nắm bắt những thông tin, chỉ báo về các du

án luật, biết được trong dự án luật đang thiếu cái øì, cần cái gì, ở atte d6 nao, lam thé

nào dé bổ sung những thiếu hụt đó Năm bắt được tâm tư, nguyện vọng, quan điểm, ý

Trang 14

kiến của các tầng lớp xã hội là năm bắt được lòng dân, năm bắt được các động thái xã

hội - điều kiện tiên quyết đảm bảo cho quá trình xây dựng, ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật, các quyết định, văn bản quy phạm pháp đưới luật của các cơ quan nhà

nước, nhà chức trách có thầm quyền không bị quan liêu hóa, xa rời thực tiễn; đồng

thời, đảm bảo sự thành công trong việc thực hiện pháp luật, đưa các văn bản quy phạm

pháp luật thực sự di vào thực tiễn cuộc sống.

Tam quan trong của việc khảo sát, điều tra xã hội học phục vụ công tác xây dựng

pháp luật cũng đã được Nhà nước ta ghi nhận, khẳng định trong Luật Ban hành văn

bản quy phạm pháp luật năm 2015, theo đó, trong hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo

nghị quyết để thẩm tra bắt buộc phải có “Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án, dự thảo;

báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án, dự thảo”.* Dé có được các ban

báo cáo phản ánh trung thực, khách quan, khoa học tình hình thi hành pháp luật, thực

trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự án luật, dự thảo văn bản quy |

phạm pháp luật và đánh giá đúng tác động của văn bản quy phạm pháp luật đối với đôi tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản pháp luật, nhất thiết phải triển khai điều tra xã hội học một cách khách quan, khoa học; phải triệt để tuân thủ quy trình, cách thức

tiến hành một cuộc điều tra, xử lý thông tin thu thập được.

Kết quả điều tra xã hội học phục vụ công tác xây dựng pháp luật sẽ giúp các cơ quan hữu quan đánh giá được: sự cần thiết phải ban hành luật; mục đích, quan điểm

xây dựng luật; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật; mục tiêu, nội dung của chính

sách trong dự án luật; các giải pháp dé thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thí hành luật

sau khi được Quốc hội thông qua; đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật Đây là cơ sở thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân lập đề nghị

xây dựng pháp luật (chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định ) nói chung, từng văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.”

1.2 Đối với các nghiên cứu luật học phục vụ công tác thực hiện pháp luật

Kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật với sản phẩm là những văn bản quy

phạm pháp luật tốt, có chất lượng, phù hợp với đòi hỏi của thực tế cuộc sống có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng, song chưa phải là đã hoàn tất Vấn dé quan trọng hơn là

phải làm sao để các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành có thể phát huy

hiệu lực, hiệu quả, vai trò, tác dụng của nó trong điều chỉnh các quan hệ xã hội Đối

với các nghiên cứu luật học phục vụ công tác thực hiện pháp luật, mục đích của việc điều tra xã hội học là nhằm tìm hiểu, phân tích, đánh giá các thông tin phản hồi từ các

* Điểm d Khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

l Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2018, tr 258 - 259.

Trang 15

kênh khác nhau về ưu điểm, nhược điểm của văn bản quy phạm pháp luật đã được ban

hành, dang có hiệu lực thực thi nhằm, một mặt, phát huy hiệu lực, hiệu quả của pháp luật; mat khác, phục vụ thiết thực cho việc sửa đổi, bổ sung, ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như từng văn bản quy phạm pháp luật.

- Điều tra xã hội học nhằm tìm hiểu, đánh giá các biện pháp bảo đảm hiệu lực của văn ban quy phạm pháp luật sau khi được ban hành va triển khai thực hiện trong

thực tiễn cuộc sống Ngoài các biện pháp mang tính cưỡng chế do pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền còn cần tính tới các biện pháp xã hội khác như bảo đảm các điều kiện cần thiết về kinh tế, chính trị, tạo đựng môi trường

văn hóa - xã hội thuận lợi, bầu không khí tâm lý xã hội đồng thuận, tổ chức hoạt động

phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả Kết quả điều tra xã hội học cung cấp luận

cứ thực tiễn để các nhà nghiên cứu luật học đề xuất những kiến nghị, giải pháp khả thi

nhằm đưa các văn bản quy phạm pháp luật đến được với đông đảo các tầng lớp xã hội,

thực sự ổi vào cuộc sống; nếu phát hiện những hạn chế, bất cập thuộc về nội dung của văn bản quy phạm pháp luật thì tập hợp, đánh giá, đề xuất sửa đồi, bố sung văn bản

quy phạm pháp luật |

- Điều tra xã hội học nhằm tìm hiểu, đánh giá tính hiệu quả của các văn bản quy

phạm pháp luật trong quá trình thực hiện, ý nghĩa và tác dụng thực tế của chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Dé đánh giá vấn dé này, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp thu thập thông tin xã hội học, như: phương pháp

phân tích tài liệu (các báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết thi hành pháp luật, các đề tài nghiên cứu, các bài báo khoa học ); phương pháp quan sát (quan sát hành vi pháp luật

nhằm đánh giá ý thức pháp luật của các tầng lớp xã hội); phương pháp ankét (thu thập

ý kiến, nhận xét, đánh giá của các tang lớp xã hội về văn bản quy phạm pháp luật).v.v.

Chắng hạn, ở nước ta hiện nay, chỉ cần tiến hành quan sát cũng dễ dàng nhận thấy,

Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 chưa thực sự phát huy được hiệu lực, hiệu quả Nguyên nhân của vấn đề

nằm ngay trong ý thức pháp luật còn nhiều hạn chế của các đối tượng chịu tác động

của những văn bản pháp luật nêu trên; về phía Nhà nước, việc thực hiện các biện pháp

xử lý vi phạm pháp luật còn chưa đủ mạnh, chưa đủ sức phòng ngừa, răn đe.

- Điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin từ báo chí, các thông tin phản hồi từ các tầng lớp xã hội dé có cái nhìn toàn cảnh về những thành công, ưu điểm và hạn chế, bất cập của văn bản quy phạm pháp luật Về nguyên tắc, dù có thực hành dân chủ, công khai, tạo điều kiện để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến cho các dự thảo văn

bản quy phạm pháp luật, tiếp thu các ý kiến hợp lý của nhân dân thì xét đến cùng, văn

bản quy phạm pháp luật vẫn là sự thể hiện ý chí của Nhà nước Việc đưa văn bản quy

phạm pháp luật vào thực thi trong đời sống xã hội thé hiện chiều cạnh thứ nhất - chiéu

Trang 16

từ trên xuống Còn việc điều tra xã hội học, thu thập và phân tích thông tin từ báo chí

nhằm tìm kiếm, thu thập các thông tin phản hồi từ phía các tầng lớp nhân dân, các đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản thé hiện chiều cạnh thứ hai - chiéu từ đưới

lên Chỉ trong thực tiễn thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành mới bộc

lộ hết những ưu điểm và nhược điểm của chúng Miền giao thoa giữa hai chiều cạnh đó chính là cơ hội, điều kiện để các cơ quan nhà nước có thể lắng nghe đề xuất, kiến nghị của nhân dân, là cơ sở dé các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thâm quyền đề

xuất các kiến nghị về sửa đối, bỗ sung các văn bản pháp luật cụ thể.

- Điều tra xã hội học nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật,

phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khả thị, hiệu quả Chẳng hạn, để công

tác phòng, chống tệ nạn xã hội đạt được kết quả thiết thực thì cần phải tổ chức các

cuộc khảo sát, điều tra xã hội học về các hiện tượng ma tuý, mại dâm, cờ bạc.v.v Trên

cơ sở các thông tin thu thập được, qua xử lý và phân tích thông tin mới cho phớp nhà nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng của các tệ nạn xã hội, chỉ ra nguyên nhân và tìm

ra các giải pháp khả thi, tối ưu cho việc giải quyết các loại tệ nạn này Hoặc, để việc

triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 đạt được kết quả cao, hiệu quả thiết thực thì cần tiến hành điều tra xã hội

học nhằm nắm bắt, thu thập thông tin tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của người dân nông

thôn về những cách làm hay, hiệu quả

2 Những công việc có thể ứng dụng công nghệ thông tin khi tiến hành điều

tra xã hội học phục vụ nghiên cứu luật học

Thông thường, một cuộc điều tra xã hội học về các vấn đề, sự kiện, hiện tượng pháp luật phải trải qua ba giai đoạn, bao gồm: (i) Giai đoạn chuẩn bị; (ii) Giai đoạn

tiễn hành thu thập thông tin; (iii) Giai đoạn xử lý và phân tích thông tin.

Trong giai đoạn chuẩn bị, các công việc chủ yếu liên quan tới nội dung khoa học

của dé tài nghiên cứu nên nó chiếm nhiều sự đầu tư về mặt trí tuệ, công sức và thời

gian của các nhà nghiên cứu; nó đòi hỏi người tổ chức cuộc điều tra phải có trình độ tư

duy lý luận vững vàng, sự am hiểu thực tiễn sâu sắc về đối tượng nghiên cứu, sự thành thạo về lý thuyết và thực tiến.

Trong giai đoạn tiến hành thu thập thông tin, các công việc liên quan chủ yếu đến công tác tổ chức triển khai cuộc điều tra thông qua việc phát ra - thu về các phiếu điều

tra Yếu tế tổ chức nếu được tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc cộng với sự thông minh,

năng động, linh hoạt trong ứng xử và điều hành công việc của điều tra viên sẽ tao ra

những nhân tố quyết định cho sự thành công của cuộc điều tra.

Giai đoạn xử lý và phân tích thông tin là giai đoạn không thé thiếu đối với một.

cuộc điều tra xã hội học, bởi vì, nêu không có giai đoạn nay thì toàn bộ các công việc

Trang 17

của các giai đoạn trước coi như vô nghĩa Từ giai đoạn này mà sản phẩm cuối cùng

của cuộc điều tra xã hội học là báo cáo kết quả xử lý thông tin (các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị ), báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài, các báo cáo chuyên đề khoa

học, các giải pháp, kiến nghị về vấn đề nghiên cứu được nhà nghiên cứu đưa ra.

Trong ba giai đoạn nêu trên, công việc thu thập thông tin (phat ra - thu về các

phiếu điều tra) ở giai đoạn tiễn hành thu thập thông tin và công việc xử lý thông tin

thuộc giai đoạn xử lý và phân tích thông tin là những công việc có thể ứng dụng công nghệ thông tin dé thực hiện.

2.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập thông tin

Ở nước ta hiện nay, mạng internet phát triển ngày càng nhanh chóng và mạnh mẽ với rất nhiều tính năng nổi trội được mọi người sử dụng, như truy cập dữ liệu mọi lúc, mọi

nơi, bảo mật và lưu trữ dữ liệu lớn dé tránh nguy cơ bị mất dữ liệu do lỗi đĩa cứng, tiết

kiệm chi phí cho người sử dụng, dễ dàng cập nhật và chia sẻ Mạng internet đã và đang

đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người sử dụng Đặc biệt, tính năng khảo sát ý kiến online hiện nay rất được chú trọng và đang phát huy tác dụng rất tốt, phục vụ thiết thực cho các cuộc điều tra xã hội học Khảo sát online không đơn giản chỉ là một tập hợp các câu hỏi được cung cấp trên các trang web để mỗi người có thể trả lời, bày tỏ ý kiến cá

nhân mà nó còn là một trong những “vũ khí”, “công cụ” chính trong các hoạt động kinh doanh, câu lạc bộ/cộng đồng, giáo dục, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực khác.

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm được sử dụng để khảo sát online: Google Forms, Google Docs, Typeform, SurveyMonkey, Jotform, Có phan mềm được dùng

free (miễn phí) nhưng cũng có phần mềm phải trả phí khi sử dụng và mỗi phần mềm đều có ưu điểm và nhược điểm riêng Các ứng dụng trực tuyến giúp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, người học xây dựng các phiếu điều tra xã hội học, biểu mẫu để phục

vụ cho việc gửi thông tin phản hồi, khảo sát, điều tra, quản lý công việc Trong SỐ các

phần mềm hữu dụng hiện nay, phần mềm được nhiều người, trong đó có giới nghiên

cứu luật học, sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội sử dụng phổ biến nhất khi tiến

hành khảo sát điều tra xã hội học là Google Forms, Google Docs, Hai ứng dụng khảo

sát trực tuyến này giúp xây dựng bảng câu hỏi/phiếu điều tra và triển khai khảo sát online một cách đơn giản, nhanh chóng, có thể sử dụng được trên các nên tảng thiết bị

khác nhau, bao gồm cả máy tính bảng và điện thoại thông minh.

Trước đây, để khảo sát, thu thập ý kiến đánh giá về các vấn đề, sự kiện, hiện tượng pháp luật, giới nghiên cứu, các chuyên gia xã hội học có thể sử dụng hai hình thức thu thập thông tin: mét là, khảo sát trực tiếp (nhà nghiên cứu sẽ soạn thảo, in các phiếu khảo sát, sau đó thông qua đội ngũ điều tra viên, công tác viên gặp gỡ trực tiếp

các đối tượng khảo sát dé phát ra - thu về các phiếu điều tra và xử lý thông tin bằng

Trang 18

các phần mềm chuyên dụng; hai Ia: khảo sat gián tiếp (khảo sát bằng các công cụ hỗ

trợ qua mang internet) Trong thời gian qua, do bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc trực tiếp để phòng, chống dich COVID-19, gần như 100% các cuộc

điều tra xã hội học được thực hiện thông qua khảo sát trực tuyến.

Việc triển khai hình thức khảo sát trực tuyến dựa trên nền tảng internet có những

ưu diém cơ bản sau:

- Việc triển khai thu thập thông tin được thực hiện một cách dé dang;

- Tiết kiệm thời gian để tạo ra các bang hỏi, phân phối, gửi bang hỏi tới đối

tượng khảo sát, tổng hợp và xử lý kết quả;

- Tiết kiệm được chi phí thực hiện khảo sát, như chi phí in ấn phiếu khảo sát, chi phí đi lại, ăn ở, chi công tác phí cho lực lượng điều tra vién ;

- Tự động hóa và truy cập thời gian thực: Người trả lời cung cấp dit liệu đầu vào

và nó sẽ được tự động lưu thông tin, do đó việc kiểm tra và thống kê trở nên dễ đàng

hơn mà không tốn nhiều thời gian, công sức.

- Thuận tiện cho người trả lời cung cấp thông tin;

- GIúp gia tăng đáng ké tỷ lệ người trả lời phiếu khảo sát;

- Tự động hóa trong nhập dữ liệu và xử lý thông tin: Với tính năng phân tích và

tổng hợp dữ liệu, phần mềm giúp thống kê đữ liệu trực quan, dé hiéu thông qua các

biểu đồ (biết kết quả ngay sau khi thực hiện cuộc khảo sát);

- Cung cấp được nhiều mẫu (template) và nhiều chủ đề (theme);

- Có thể dễ dang lọc được các thông tin nhiễu nhờ vào cách thiết kế các câu hỏi

điều kiện; |

- Khảo sát trực tuyến cho phép người sử dụng có thể truy cập và tải về đưới dạng

ứng dụng trên điện thoại di động; không chỉ kha dụng trên iPhone hay 1Pad, mà nó còn được mở rộng cho tất cả các thiết bị di động dựa trên hệ điều hành Android Điều này

sẽ giúp các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có thể giám sát được quy trình và kết quả

khảo sát tại bất cứ nơi đâu và vào bất cứ thời điểm nào; |

- Các dữ liệu và thông tin khảo sát được lưu trữ một cách chắc chắn, đảm bảo an toàn về bí mật/bảo mật.

- Thiết kế linh hoạt: Có thể hỗ trợ nhiều loại câu hỏi phù hợp với từng nội dung nghiên cứu riêng biệt, nhà nghiên cứu sẽ thiết kế được nhiều loại câu hỏi khác nhau

phục vụ từng mục đích nghiên cứu: với những câu hỏi mở, câu hỏi có thể phản hồi

trực tiếp bằng cấp nhập câu trả lời sẽ dé chế độ dang Text, Paragraph text; còn với

mục đích để người tra lời lựa chọn dựa trên câu tra lời đã nhận sẵn thi thiết kế theodang Multiple Choice (nhiều lựa chọn), Checkboxes (chọn câu đúng nhất), drop-down

Trang 19

(chọn từ danh sách thá xuống), Choose froma list

- Cụ thé, cẫu tạo của một phiếu khảo sát online bao gồm:

Phân mô tả biểu mẫu (Form description): Cho phép nhập một đoạn văn mô tả chỉ

tiết về biểu mẫu cũng như hướng dẫn nhập thông tin vào biểu mẫu, nói cách khác là phần hướng dẫn người trả lời cách trả lời câu hỏi như thế nào và xin thông tin giới

thiệu về người trả lời bảng khảo sát |

| Phan nội dung: Cho phép tạo ra các câu hỏi với nhiều lựa chọn loại câu hỏi tùy

theo nội dung nghiên cứu và mục đích của từng câu hỏi hướng đến Một số loại câu

hỏi thường được sử dụng gồm:

(i) Short Answer: thích hợp cho câu trả lời ngắn, thường được nhập trên một

dong Vi dụ: thông tin ban đọc

(ii) Paragraph: thích hợp cho câu tra lời dài hon, có thể là một đoạn văn Ví dụ: bài luận, bảng hướng dẫn, tóm tắt

(iii) Multiple choice: câu trả lời kiểu lựa chọn, cho phép chọn một lựa chọn từ

nhiều lựa chọn (chỉ được chọn 1 câu trả lời) Ví dụ: câu trả lời true/false.

(iv) Check boxes: kiểu câu hỏi nay cho phép chọn nhiều tùy chọn Nói cách khác,

người dùng có thể chọn nhiều câu trả lời đồng thời Một ví dụ cho kiểu câu hỏi này là yêu cầu người được hỏi chọn tất cả các phương án khả thi.

(v) Dropdown: Kiểu câu hỏi này cho phép người dùng chon một tùy chọn tir một

danh sách thả xuống.

(vi) Linear Scale: cho phép trả lời các câu hỏi thứ hạng theo thanh chia mức độ

-(được quy định bởi các con số) Tùy thuộc vào mục đích, nhu cầu khảo sát mà ngudi

nghiên cứu có thể chia mức độ cho một sự việc, số cực đại hoặc cực tiểu Ứng với

những mức mà người nghiên cứu đã đề ra.

(vii) Multiple Choice Grid: người khảo sát có thé tạo nhiều dòng và cột dé lựa chọn Dạng câu hỏi này được dùng cho khảo sát nhiều mục.

Đặc biệt, với bảng hỏi khảo sát online có thể thiết kế được những dạng câu hỏi bắt buộc (Required question): check vào ô này, ở câu hỏi mà nhà nghiên cứu muốn người được hỏi nhất định phải điền câu trả lời Day là 6 bắt buộc người dùng phải

nhập thông tin Nếu không nhập, nội dung biểu mẫu sẽ không được gửi đi hoặc khôngthé chuyén được sang câu hỏi tiếp theo.

Phân cuối cùng là thông báo xác nhận (Confirmation message): Phần này cho

phép nhập nội dung xác nhận đã ghi nhận các câu trả lời của người được hỏi Người được hỏi sẽ nhận được thông báo này sau khi họ nhấn nút gửi và hệ thống lưu lại các

câu hỏi thành công Thông thường, nội dung xác nhận này được thay thế bằng một lời

'TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT HÀ NỘI

Trang 20

cảm ơn, lời chào từ phía nhà nghiên cứu, giúp cho nội dung thông điệp được thân thiện

và trang trọng hơn.

Nắm được những ưu điểm, lợi thế của hình thức khảo sát trực tuyến nên trong

suốt đợt dich COVID-19, do không thé thực hiện khảo sát trực tiếp, gần như 100% các

công ty nghiên cứu thị trường, các viện nghiên cứu, thăm dò dư luận xã hội, các chủ

nhiệm dé tài nghiên cứu khoa học, ngay cả các nhóm sinh viên tham gia cuộc thi “Sinh

viên nghiên cứu khoa học” của Trường Đại học Luật Hà Nội đã lựa chọn sử dụng hình

thức khảo sát online dé thu thập ý kiến về những nội dung nghiên cứu Với cách khảo

sát, điều tra xã hội học trước đây, nhà nghiên cứu, sinh viên phải đến gặp trực tiếp các đối tượng khảo sát, phát phiếu khảo sát, phải ngồi chờ các đối tượng khảo sát trả lời

xong hoặc hẹn hôm khác quay trở lại dé thu phiếu về và xử lý kết quả Nếu không hẹn gặp được đối tượng khảo sát thì phải đi lại nhiều lần cho đến khi khảo sát đủ số lượng

phiếu điều tra theo kế hoạch, như mong muốn thì mới hoàn thành cuộc điều tra Còn

với hình thức khảo sát online, nhà nghiên cứu, sinh viên chỉ cần có địa chỉ email hoặc

địa chỉ facebook, zalo, viber của đối tượng trả lời phiếu, có kết nối mạng Internet là

đã có thể gửi qua đường link phiếu khảo sát đến cho đối tượng khảo sát; người trả lời

có thé trả lời các câu hỏi bằng cách nhập vào câu trả lời của họ, sau đó, câu trả lời sẽ

được tự động lưu trữ trong một cơ sở dir liệu điều tra và số liệu tự động được xử lý.

Thời gian thực hiện cuộc khảo sát, điều tra xã hội học cũng linh hoạt hơn rất

nhiều so với hình thức khảo sát trực tiếp Nhà nghiên cứu, sinh viên có thể gửi phiếu khảo sát online tới đối tượng muốn khảo sát mọi lúc, mọi nơi mà không cần ngồi chờ đợi người trả lời điền phiếu trong một khoảng thời gian nhất định Khi xây dựng phiếu

khảo sát online, nhà nghiên cứu có ghi chú yêu cầu cần nộp lại sau bao lâu từ khi nhận

được phiếu khảo sát, người trả lời sẽ chủ động sắp xếp thời gian hợp lý đề hoàn thành việc trả lời phiếu điều tra và gửi lại kết quả cho nhà nghiên cứu Nhà nghiên cứu, sinh viên cũng không mất thời gian và công sức dé chờ tông hợp kết qua bởi phần mềm khảo sát trực tuyến đã tự động nhận kết quả và tự động xử iy két qua ngay Viéc thu

thập dữ liệu được thực hiện rất nhanh.

Một ví dụ thực tế là trong học phần Xã hội học pháp luật, các đề tài bài tập nhóm

được Bộ môn Xã hội học giao cho sinh viên chủ yêu hướng tới đối tượng khảo sát là sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội; do vậy, việc gửi link phiếu khảo sát online đến

đối tượng khảo sát khá là dễ dàng bởi vì hầu hết sinh viên Trường Đại học Luật Hà

Nội hiện nay đều có điện thoại thông minh, máy vi tính có kết nối mang internet Tuy nhién, theo sinh vién danh gia, đối tượng khảo sát chưa được da dang mặc du có thể

tiếp cận để gửi link khảo sát rất dễ Đa số sinh viên nhờ người quen hoặc thông qua

người quen giới thiệu để kết nối với những người khác theo kiểu móc nối, bắc cầu.

Chính vì vậy, có những người thuộc đối tượng khảo sát nhưng sinh viên chưa quen

Trang 21

hoặc chưa có người quen để liên hệ, kết nối để xin địa chỉ gửi link khảo sát hoặc một số đối tượng không được kết nỗi mạng internet trong khoảng thời gian tiễn hành khảo

sát thì sẽ không trả lời được các bảng câu hỏi trực tuyến Điều này sẽ gây khó khăn để tạo ra mẫu xác suất dựa trên các địa chỉ email hoặc các phần mềm khác.

Về cách thức gửi và thu phiếu khảo sát online: Người nghiên cứu, sinh viên sẽ

gửi 01 đường link đến email của người được khảo sát Khi người khảo sát điền đầy đủ thông tin, tra lời xong những câu hỏi khảo sat, họ nhấn nút gửi kết quả đi, lúc này

người nghiên cứu, sinh viên sẽ nhận được thông báo đến tài khoản email mà người

nghiên cứu hoặc sinh viên đã đăng ký khi xây dựng phiếu khảo sát Đồng thời, đối

tượng khảo sát cũng sẽ nhận được một email Nội dung của 02 email này như thế nào là do người nghiên cứu, sinh viên tự chỉnh sửa và xây dựng ngay từ khi lập phiếu điều tra Với hình thức khảo sát online, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và sỐ lượng

phiếu cần phải thu nhận về, người nghiên cứu sẽ liên lạc với người cần khảo sát, xin

địa chỉ email cho đủ với số lượng cần khảo sát, sau đó gửi đường link phiếu khảo sát tới các địa chỉ email đó và chờ đợi sự phản hồi và nhận kết quả từ những đối tượng

khảo sát Khi đã nhận đủ số lượng phiếu khảo sát theo yêu cầu đề ra, người nghiên cứu sẽ bật nút chặn dé không nhận thêm bat cứ kết quả khảo sát nào khác nữa; nếu quên

bật nút chặn thì số lượng phiếu điều tra nhận được có thé sẽ tăng lên so với số lượng

quy định Sau khi xử lý kết quả, lọc phiếu khảo sát, nếu có phiếu bị lỗi, bi hỏng thi người nghiên cứu sẽ tìm thêm địa chỉ email và gửi phiếu khảo sát bổ sung Với cách

thu thập trực tiếp, kết quả sẽ được cộng dồn từ các đợt khảo sát khác nhau bao giờ đủ số lượng thì dừng lại Nếu có nhỡ cộng nhằm thì cũng phải đi khảo sát bổ sung.

Tuy nhiên, một van dé thường gặp phải trong hình thức khảo sát online là tình

trạng gian lận trong khảo sát, điều tra Với hình thức khảo sát truyền thống, người

nghiên cứu thông qua đội ngũ điều tra viên, cộng tác viên phải đến gặp gỡ trực tiếp để phát phiếu điều tra cho những đối tượng được khảo sát, do vậy việc gian lận khó và ít xảy ra hơn bởi nhà nghiên cứu đã có cơ chế giám sát đối với việc trả lời phiếu Nhưng đối với hình thức khảo sát online, việc một người có thể tích, trả lời từ 2, 3 phiếu trở lên xảy ra nhiều hơn; 01 địa chỉ email có thé gửi 2, 3 lần kết qua khảo sát sao cho đủ số lượng hoặc nhờ những người xung quanh trả lời hộ phiếu trong khi họ không phải

là những người thuộc đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu Hệ lụy tất yếu là kết

quả khảo sát online ít nhiều bị sai lệch so với thực tế Ngoài ra, hình thức khảo sát trựctuyến còn phát sinh hiện tượng là có những người đã gửi kết quả trả lời phiếu khảo sát

01 lần nhưng không chắc chắn đã hoàn tất thảo tác gửi hay chưa hoặc không nhớ đã trả lời phiếu chưa nên có thể họ sẽ nhấn nút gửi lần thứ 2, lần thứ 3, hệ thống tự động tiếp nhận câu trả lời không qua kiểm duyệt và số lượng phiếu khảo sát tự động được cộng tăng lên Đến khi hoàn thành số lượng phiếu như mong muốn, nhà nghiên cứu

Trang 22

khóa phần mềm lại không nhận câu trả lời nữa, song khi kiểm tra lại thì mới phát hiện Ta các phiếu bị lỗi, lúc này số phiếu thực đã bị giảm và lại phải tiếp tục khảo sát thêm. Còn đối với những trường hợp không phát hiện ra các phiếu điều tra trực tuyến bị lỗi thì kết quả tự động được cập nhập, tự động xử lý, tính toán tỷ lệ phần trăm (%) và như vậy kết quả thu được sẽ không phản ánh đúng thực tế.

Về cách thiết kế phiếu khảo sát online: Nhà nghiên cứu có thê thiết kế các loại

câu hỏi rất đa đạng tùy theo mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài khoa học; có thể thiết kế các loại câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi kết hợp có nhiều

lựa chọn Việc này cũng khá tương đồng với hình thức khảo sát trực tiếp nhưng có mặt mạnh hơn là khảo sát online còn có chức năng tạo những dạng câu hỏi bắt buộc (Required question), tức là yêu cầu người trả lời bắt buộc phải trả lời những câu hỏi này thì mới hoàn thiện được phiếu khảo sát hoặc mới gửi được kết quả hoặc mới có thé chuyển được sang trả lời câu hỏi tiếp theo Nếu người trả lời không chọn phương

án trả lời thì phiếu khảo sát sẽ đừng lại ở đó, không thể chuyển được sang câu tiếp theo

- hoặc không nhấn được nút gửi kết quả Vấn đề này đối với phiếu khảo sát trực tiếp được

in ra giấy thì không thực hiện được Mặc dù trong rất nhiều trường hợp, người nghiên

cứu đã tô đậm, In nghiêng, viết hoa những yêu cầu đối với câu hỏi bắt buộc trên những

trang giấy nhưng vẫn có những người trả lời không chú ý hoặc không đọc kỹ nên đã bo qua việc trả lời Khi thiết kế được câu hỏi dạng này thì khảo sát online sẽ giúp cho người

nghiên cứu lọc được thông tin cũng như lọc được đối tượng khảo sát dễ hơn, trong khi hình thức điều tra xã hội học trực tiếp gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế.

Thực tế có những câu hỏi được thiết kế theo dang: “Ở câu 1, nếu Anh/Chị chon

phương án “có” thì xin vui lòng cho biết lý do tại sao; nếu chọn phương án “không”

thì xin vui lòng chuyên sang trả lời câu 5” Với những dạng câu hỏi này, trong khảo sát

online, nhà nghiên cứu sẽ cài đặt chế độ chặn đối với các câu hỏi số 2, số 3 và số 4 nếu như ở câu 1 người trả lời chọn phương án “không” Trong trường hợp này, hệ thống sẽ tự động chặn không cho người trả lời tích vào câu 2, 3, 4, mà phải đến câu 5 mới tiếp

tục tích được phương án trả lời, hoặc hệ thống sẽ tự chuyển luôn sang người trả lời câu

số 5 Còn đối với khảo sát trực tiếp, điều này vẫn còn rất nhiều khó khăn khi không thể

hạn chế việc chọn sai, chọn nhầm của người trả lời phiếu điều tra với những câu hỏi dạng này Nhiều người do không đọc kỹ nên ở câu 1 đã chọn “không” HHƯE vẫn tiếp tục tích hết các phương án trả lời ở các câu 2, 3 và 4 Như vậy, khi xử lý số liệu sẽ gặp

rất nhiều khó khăn.

Một vấn đề nữa khi thiết kế phiếu khảo sát online là phiếu phải được thiết kế đẹp,

đảm bảo đầy đủ nội dung thông tin cần thu thập nhưng phải dễ hiểu va dé thao tác Thực tế cho thấy xây dựng phiếu khảo sát/bảng câu hỏi là rất quan trọng, phải làm sao

để phiếu đẹp, thu hút, hấp dẫn và dễ trả lời Người trả lời đôi khi lười suy nghĩ nên sẽ

Trang 23

chỉ tập trung và thích trả lời những câu hỏi nao đọc qua va chọn được phương án trả

lời để tích ngay, còn với những câu hỏi yêu cầu phải tư duy hoặc phải tự viết ra ý kiến cá nhân là lập tức chọn tích bừa, tích âu hoặc bỏ qua câu hỏi.

2.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thông tin

Khảo sát online không cần mất thời gian mã hóa phiếu khảo sát vì hệ thống tự động mã hóa Đối với cách khảo sát online, sau khi nhận kết quả phản hồi từ đối tượng

khảo sát, hệ thống sẽ tự động phân tích dữ liệu, thông báo tỷ lệ % cho các câu trả lời

và có biểu đồ mô tả tỷ lệ % để nhà nghiên cứu có thể đánh giá được ngay Tuy nhiên, với khảo sát online thông dụng hiện nay, hầu hết là phần mềm miễn phí và chỉ xử lý

được những tỷ lệ % rất đơn giản, không thể làm liên kết chéo thông tin hoặc kiểm tra

hồi quy giống như xử lý thông tin bằng phần mềm SPSS - một trong những thành tựu,

kết quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xử lý thông tin thực nghiệm thu được từ các cuộc khảo sát, điều tra xã hội học về các sự việc, sự kiện, hiện tượng

pháp luật phục vụ nghiên cứu luật học

SPSS (Statistical Product and Services Solutions) về ban chất là một phần mềm

thong ké, thông thường dùng trong nghiên cứu xã hội, đặc biệt là trong tâm lý học và xã hội học; ngoài ra, SPSS còn được sử dụng trong nghiên cứu thị trường SPSS cung

cấp một hệ thống quản lý đữ liệu và khá năng phân tích thống kê với giao diện thân thiện cho người dùng trong môi trường đồ hoa, sử dụng các trình đơn mô ta và các hộp

thoại đơn giản |

Chức năng chính của SPSS bao gồm: (i) Nhập và làm sạch dir liệu; (1) Xử lý

biến đổi và quan lý dit liệu; (iii) Tóm tắt, tổng hợp dif liệu và trình bày dưới các dạng biểu bảng, đồ thi, ban đồ; (iv) Phân tích dữ liệu, tinh toán các tham số thống kê và diễn giải kết quả Nội dung chủ yếu của SPSS rất phong phú và đa dạng, bao gồm từ việc

thiết kế các bảng biểu và sơ đồ thống kê, tính toán các đặc trưng mẫu trong thống kê

mô tả cho đến một hệ thống đầy đủ các phương pháp thống kê phân tích như:

- So sánh các mẫu bằng nhiều tiêu chuẩn tham số và phi tham số (Nonparametric Test), các mô hình phân tích phương sai theo dang tuyến tính tổng quát (General Linear Models), các mô hình hồi quy đơn biến và nhiều biến, các hồi quy phi tuyến

tính (Nonlinear), các hồi quy Logistic; _

- Phân tích theo nhóm (Cluster Analysis);

- Phân tích tách biệt (Discriminatory Analysis);

- Nhiều thống kê, phân tích chuyên sâu khác (Advanced Statistics).

Với những nội dung nói trên, SPSS có thể đủ để giúp các nhà khoa học, nhà

nghiên cứu thực hiện việc xử lý số liệu nghiên cứu nói chung và trong nghiên cứu các

lĩnh vực chuyên ngành khác nhau của minh, chang hạn:

Trang 24

Ứng dụng SPSS trong nghiên cứu tâm lý học: tâm lý tội phạm, tâm lý học sinh -sinh vién ;

- Ung dung SPSS trong nghién ctu kinh tế hoc, xã hội hoc: luật hoc ;

- Ứng dụng SPSS trong nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và định hướng phát

triển sản phẩm, mở rộng thị trường; sự hài lòng của khách hàng ;

Với SPSS, nhà khoa học, nhà nghiên cứu luật học có thể phân tích được thực trang một vấn đề, lĩnh vực pháp luật cụ thể, tìm ra các nhân té tác động, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, dự báo được xu hướng vận động,

biến đổi, thay đổi của pháp luật trong tương lai, tạo cơ sở thực tiễn giúp Nhà nước, các cơ quan chức năng đưa ra các quyết định quản lý một cách chính xác, giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và cải thiện kết quả tốt hơn |

Với khảo sát online, người khảo sát có thể xem được câu trả lời của từng đối

tượng khảo sát ngay sau khi người trả lời gửi kết quả, không cần mat thời gian nhập số

liệu của từng ngưũi giống như xử lý bằng phần mềm SPSS Tuy nhiên, phần mềm

SPSS là phần mềm chuyên dụng xử lý số liệu khảo sát xã hội học sẽ có những chức năng đặc thù riêng của nó mà các phần mềm khác khó có thể thay thế được SPSS

được sử dụng đề phân tích đữ liệu khoa học ứng dụng trong lĩnh vực khoa học xã hội,

nghiên cứu điều tra xã hội học và kinh tế lượng Phần mềm SPSS có chức năng: nhập

và làm sạch dữ liệu; phân tích đữ liệu, tính toán các tham số thống kê và diễn giải kết

quả: thống kê mô tả; chạy các thống kê suy diễn; mô tả thống kê đơn biến; dự đoán để

xác định các nhóm ; tóm tắt, tông hợp dữ liệu và trình bày dưới các dạng biểu bảng, đồ thị, bản đồ; thực hiện vẽ nhiều loại đồ thị khác nhau với chất lượng cao; xử lý biến

đổi và quản lý dit liệu.

Cách thức xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS rất đơn giản: Sau khi khởi động

phần mềm SPSS, có 02 giao diện: một bên là Data View va Variable View; trong đó:

Data View có chức năng xem, quản lý số liệu, Variable View: quan lý biến (Tạo biến) Người xử lý sẽ tạo biến mới trong SPSS, sau đó nhập tệp dữ liệu Excel vào phần mềm SPSS và cuối cùng sẽ chạy ra kết quả theo như mục đích của nhà nghiên cứu cần số

liểu để phân tích thống kê tần số hay phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy.

Với khảo sát online, nhà nghiên cứu gần như chỉ dừng lại ở việc phân tích thống kê tỷ lệ %, phân tích thống kê mô tả bởi chức năng của những phần mềm này còn rất hạn chế Một vấn đề khác khi xử lý kết quả đó là lưu kết quả khảo sát như thế nào?

Với cách xử lý bằng phần mềm SPSS, số lượng phiếu nhập vào bao nhiêu là do người xử lý nhập, khi nào nhập xong phiếu mới tiến hành đến bước xử lý kết quả và lưu kết

quả Nhưng với phần mềm khảo sát online, kết quả thu nhận được đến đâu là phần

Trang 25

mềm tự xử lý kết quả đến đó Do vậy, sẽ xảy ra những tình huống, như vượt quá so với

số phiếu điều tra theo quy định Khi người khảo sát chưa kịp bật chế độ chặn lúc đã đủ

số phiếu, nếu có thêm kết quả gửi về thì hệ thống sẽ tự động xử lý kết quả với số phiếu mới Cho nên người nghiên cứu nếu quên chưa lưu kết quả xử lý cũ thì hoặc phải lưu và sử dụng kết quả xử lý phiếu mới hoặc phải tìm phiếu bổ sung sau để xóa đi Mẹo

của người khảo sat khi tiến hành khảo sát để đảm bảo được số phiếu như quy định là

sẽ ngồi “canh” phiếu khi gần đạt được số lượng mong muốn Khi bắt đầu đủ số lượng phiếu sẽ bật chế độ chặn luôn, như vậy sẽ không phát sinh phiếu mới Một vấn đề nữa

khi khảo sát online gặp phải đó là thái độ tra lời khảo sát: có một vài đối tượng khảo

sát khi nhận phiếu thì thiếu sự nghiêm túc khi lầm khảo sát, họ chọn bừa hoặc đưa ra

các ý kiến đóng góp không bổ sung gi mà còn gây loãng với câu trả lời không liên

quan đến nội dung được hỏi khiến cho chất lượng của phiếu khảo sát không tốt hoặc sẽ

bị hỏng và phải bỏ.

Là kết quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý thông tin, phân tích số liệu thu được từ các cuộc điều tra xã hội học, phần mềm SPSS đang được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trong đó có xã hội học và luật

học Việc sử dụng thành thạo, thuần thục SPSS trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi người sử dụng phải am hiểu về phương pháp nghiên cứu của tâm lý học, xã hội học và

kỹ năng vận hành SPSS thì mới có thể đạt được thành công./ | TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.

2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Xã hội học pháp luật, Nxb Tư pháp,

Hà Nội, 2018.

Trang 26

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG, SỬ DỤNG VÀ CHIA SẺ NGUON TÀI NGUYÊN THONG TIN SO TẠI TRUNG TAM THONG TIN - THU VIỆN

TRUONG DAI HQC LUAT HA NOI

ThS Lé Thi Hanh *

Tóm tắt: Chuyên dé này nghiên cứu thực trạng xây dung, sử dụng va chia sẻ

nguồn tài nguyên thông tin số tại Trung tâm Ti hông tin - Thư viện Trường Dai hoc

Luật Hà Nội; trình bày khái quát quá trình ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựngthự viện điện tử, thư viện số; phán tích thực trạng xây dựng, sử dụng, chia sẻ nguồntài nguyên thông tin số; đánh giá những điểm mạnh, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, sử dụng và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin số tại thư viện Trường.

Từ khoá: Tài nguyên thông tin số, Ứng dụng công nghệ thông tin, Thư viện số,

Tài liệu điện tử |

1 Mỡ đầu

Ngày nay, xã hội loài người đang bước sang cuộc Cách mạng công nghiệp lần

thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp

4.0 là việc ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dit liệu lớn va Internet kết nối vạn vật trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội Việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực thông tin thư viện đã đem lại những lợi ích to lớn, các thư viện số, thư viện

thông minh ra đời, đem lại tiện tích cho các thư viện và người sử dụng Trong môi

trường thư viện số, việc tiếp cận tài liệu trở nên dễ dàng, thuận tiện, không bị cản trở

bởi thời gian, không gian và khoảng cách địa lý.

Trường Đại học Luật Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo luật lớn nhất cả nước Trong quá trình xây dựng và phát triển, lãnh đạo Trường luôn chú trọng đầu tư phát triển thư viện Trong Đề án tổng thể “Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chi Minh thành các trường trọng điểm quốc gia_ về đào tạo cán bộ pháp luật” ban hành kèm theo Quyết định số 549/QD-TTG ngày

04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã xác định mục tiêu của Dé án là: “Tép trung

nguon lực xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Dai học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, có đội ngũ cán

bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiễn; cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại,

có mô hình quản trị tiên tiến; tạo chuyển biến mạnh về quy mô, chất lượng đào tạo cắn

bộ pháp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý; cung cấp nguôn nhân lực pháp luật có* Giám đốc Trung tâm T hông tin — Thư viện, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 27

chất lượng cao cho các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và toàn xã hội nhằm thực hiện

thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược cải cách tu pháp, xây dựng Nhà

nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ”.' Theo đó, xây dựng thư viện

hiện đại là một trong những mục tiêu cơ bản của Đề án.

2 Thực trạng xây dựng, sử dụng và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin số tại

Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Dai học Luật Ha Nội 2.1 Vài nét khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện

Trung tâm Thông tin Thư viện là đơn vị chức năng thuộc Trường Đại học Luật

Hà Nội Trung tâm có nhiệm vụ cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động đào tạo

và nghiên cứu khoa học của Độ HHẬDEỤDB,

Thứ nhất, về tài nguyên thông tin:

- Tài liệu in: Tổng số đầu tài liệu 20.173 (164.433 cuốn), trong đó:

+ Giáo trình: 612 đầu tài liệu (38.080 cuốn);

+ Sách tham khảo, chuyên khảo: 12.328 đầu tài liệu (115.505 cuốn);

+ Luận án, luận văn: 6.543 đầu tài liệu (10.067 cuốn);

+ Đề tài khoa học: 384 đầu tài liệu (433 cuốn); |

+ Kỷ yếu hội thảo khoa học 306 đầu tai liệu (358 cuốn). + Tạp chí: 53 tên (1699 cuốn)

- Tài liệu số: Thư viện số: Tổng số đầu tài liệu 6.956, trong đó:

+ Giáo trình: 99 đầu tài liệu;

+ Sách tham khảo, chuyên khảo: 80 đầu tài liệu; + Luận án, luận văn: 3.670 đầu tài liệu;

+ Đề tài khoa học: 352 đầu tài liệu;

+ Tạp chí Luật học: 2658 bài viết;

+ Tài liệu truy cập mở: 96 đầu tài liệu

- Tài liệu điện tử:

+ Cơ sở đữ liệu pháp luật trực tuyến Heinonline; + Sách điện tử: 75 đầu tài liệu;

Thứ hai, đối tượng phục vụ: cán bộ, giảng viên và người học của Trường và bạnđọc ngoải Trường có nhu cầu sử dụng Thư viện Tổng số bạn đọc của thư viện là

16.087 người, trong đó:

! Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tông thể

“Xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành các trườngtrọng điểm quốc gia về dao tạo cán bộ pháp luật”.

? Công thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội, http://thuvien.hlu.edu.vn/, truy cập 13/3/2020.

Trang 28

+ Sinh viên hệ chính quy: 10.156;

+ Học viên cao học, nghiên cứu sinh: 1.974;

+ Sinh viên hệ Văn bằng 2: 3.453;

+ Can bộ, giảng viên: 504.

Thứ ba, nuồn nhân lực: tổng số viên chức thư viện là 15 người, trong đó có 04

thạc sĩ, llct nhân 100% viên chức được dao tạo đúng chuyên ngành thông tin-thư

viện, 05 viên chức có thêm bằng cử nhật luật.

Thứ tư, cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin: khá đồng bộ, hiện đại.

+ Diện tích thư viện: 1.200m2;

+ Số chỗ ngồi: 412;

+ Số lượng máy tính phục vụ bạn đọc: 100 máy; + Hệ thống mạng Internet; wifi;

+ Hệ thống camera giám sát; + Công an ninh thư viện;

+ Máy photocopy, các thiết chuyên dụng khác;

+ Hệ thống ánh sáng, điều hoà nhiệt độ, giá kệ, bàn ghế đồng bộ đảm bảo môi

trường thoáng mát, thân thiện với người sử dụng.

2.2 Thực trạng xây dựng, sử dụng và chia sẻ nguôn tài nguyên thông tin SỐ tại

Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

2.2.1 Quá trình xây dựng thư viện điện tử, thư viện số tại Trung tâm Thông tin

-Thư viện Trường Đại học học Luật Hà Nội

Quá trình xây dựng thư viện điện tử, thư viện số tại Trun tâm Thông tin Thư viện

Trường Đại học Luật có thể chia thành 2 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Tự động hóa thư viện (1998 - 2000)

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện tại Trường Đại học

Luật Hà Nội được triển khai từ khá sớm, năm 1998 Ban đầu là việc sử dụng phần

mềm CDS-ISIS để biên mục tài liệu, xây dựng hệ thống mục lục đọc máy thay thế bộ

may tra cứu truyén théng (muc luc phiếu) Từ năm 2001, Thư viện chuyển đổi phan

mềm thư viện từ phần mềm CDS-ISIS sang phần mềm thư viện điện tích hợp Libol

5.5 Năm 2007, nâng cấp lên phiên bản Libol 6.0 |

Cũng trong giai đoạn này, Trường Đại học Luật Hà Nội triển khai thực hiện Dự

án “Tang cường năng lực đào tạo Luật ở Việt Nam” (Strengthen Legal Education in

Vietnam) do Chính phủ Thụy Dién tai trợ (Dự án Sida), thực hiện tir năm 2000 - 2011. Mục tiêu chính của dự án là nâng cao năng lực của giảng viên, phát triên thư viện và

Trang 29

tăng cường hợp tác quốc tế Các hoạt động phát triển thư viện đã triển khai gồm: tăng cường nguồn tài liệu thư viện, đào tạo cán bộ thư viện, nâng cao năng lực quản lý cho

lãnh đạo thư viện, nâng cấp cơ cở hạ tầng công nghệ thông tin Kết quả sau hơn 10

năm thực hiện dự án đã thay đổi diện mạo của thư viện Từ thư viện truyền thống hình

thành nên một thư viện luật hiện đại, đồng bộ, tự động hoá toàn bộ các hoạt động

chuyên môn nghiệp vụ thư viện, hạ tang công nghệ thông tin hiện dai, bước đầu hình thành thư viện số.”

- Giai đoạn 2: Đây mạnh xây dựng thư viện số (từ năm 2016 đến nay)

Năm 2016, Trường triển khai Đề án xây dựng thư viện số, nâng cấp phần mềm

thư viện, thay thế phần mềm thư viện điện tử tích hợp Libol 6.0 bằng phần mềm thư viện điện tử, thư viện số KIPOS; tiến hành số hoá giáo trình, tài liệu, bd sung tài liệu điện tử, thu thập nguồn tài liệu truy cập mở miễn phí từ mạng Interrnet Thư viện số và cổng thông tin thư viện chính thức được vận hành vào năm 2017 đã làm thay đổi căn

bản cách thức tổ chức, quản lý và vận hành thư viện, giúp cho bạn đọc tiếp cận dé

dàng tới nguồn tài nguyên thông tin của thư viện, góp phan tích cực nâng cao năng lực

phục vụ của thư

viện. 2.2.2 Thực trạng khai thác, sử dụng, chia sẻ nguồn tài nguyên số tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

- Khai thác, sứ dung thư viện số:

+ Tính đến tháng 4/2020, thư viện đã số hoá được 6.956 đầu tài liệu, gồm: giáo trình; sách tham khảo, chuyên khảo, luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học,

Tạp chí Luật hoc và tài liệu truy cập.”

# Cáo trình

Si Sách tham Xbáo, chuyên Khao@ Luan an, luận van

= Dé iài khoa học

# Tạp chí Luật học

Tai én truy Cáo mo

Bảng 1 Thong kê tài liệu liệu số

Report Activities of Library Deveopment within the Project “Strengthen Legal Education in Vietnam Phrase IIT

05-2011” ;

* Báo cáo lưu thông tài liệu số, thống kê ngày 13/3/2020

Trang 30

-+ Trung tâm Thông tin Thư viện đã cấp 13.187 tài khoản thư viện số cho cán bộ

giảng viên và người học của Trường Trong đó có 35 bạn đọc người ngoài trường Bạn

đọc có thể truy cập thư viện số bằng tài khoản cá nhân đề đọc tài liệu số trực tuyến mọi lúc,

moi noi.

Tần suất sử dung tài liệu số

#1 ượt bạn đọc được truy cập#Í ượi tải liệu truy cậptừ thang

Bang 2 T hong kê tan suất sử dụng tài liệu số

Biểu đồ trên cho thấy hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn tài liệu số tại Trung

tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội Số lượt bạn đọc truy cập, số

lượt tài liệu được truy cập tăng mạnh qua các năm, từ 529 lượt bạn đọc, 4.827 lượt tàiliệu được truy cập năm 2017 lên 4.147 lượt bạn bạn đọc, 119.146 lượt tài liệu được

truy cập năm 2019 Các chỉ số này tăng đột biến trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát và thực hiện giãn cách xã hội, khi Trường triển khai dạy và học trực tuyến Chỉ trong khoảng thời gian gần 4 tháng, số lượt ban đọc tăng gần xấp xi bằng số lượt bạn đọc của năm 2019 là 3.999 lượt bạn đọc, đạt 96,43%; số lượt tài liệu được truy cập tăng tới 134.425 lượt tài liệu, đạt 112,82% so với năm 2019 |

- Khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu pháp luật trực tuyến Westlaw, Heinonline:

Westlaw va Heinonline được dự án Sida tai trợ cho Trường Dai học Luật Ha Nội

trong thời gian thực hiện dự án từ năm 2006 - 2011 Các nguồn tài liệu này phục vụ '

các khoá đào tạo giảng viên trình độ thạc sĩ và tiến sĩ trong chương trình liên kết đào tạo giữa Trường Đại học Luật Hà Nội và đối tác của dự án là Khoa Luật — Trường Dai học Lund - Thuy Điển Đây là nguồn tài liệu học thuật có giá trị, hữu tích đối với giảng viên và người học, hỗ trợ tích cực tạo ra các sản phẩm nghiên cứu và đào tạo có chất lượng cao, lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam Từ sau năm 2011, khi dự án

Sida kết thúc, do nguồn tài chính hạn hẹp nên Trường chỉ duy trì mua quyển truy cậpcơ sở dir liệu Heinonline.

Heinonline là co sở dit liệu pháp luật trực tuyến được sử dụng phổ biến trong

Trang 31

các trường đại học, viện nghiên cứu ở nước ngoài Cơ sở di liệu Heinonline có

183.000.000 trang, 183.000 đầu tài liệu, bao quát các lĩnh vực khác nhau của khoa học

luật, gồm: 2.800 tên tạp chí luật và liên quan, hệ thống văn bản pháp luật của các quốc gia trên thé giới, sách chuyên khảo về luật, án lệ, luật quốc tế, luật thương mại quốc té,

quan hệ quốc tê, pháp luật của các tô chức quôc tê

Tân suất sử dụng cơ sở dir liệu Heinonline

-= Luot tài liệu được truy cập

# Lượt tìm kiếm tải liệu

Xăm 2017

Bảng 3 Thống kê tan suất sử dụng cơ sở đữ liệu Heinonline’

Heinonline là co sở dit liệu pháp luật quốc tế đòi hỏi người sử dụng phải có trình

độ tiếng Anh nhất định.Qua thực tiễn công tác phục vụ cho thấy, đối tượng sử dụng cơ

sở dữ liệu Heinonline chủ yếu là các giảng viên, nghiên cứu sinh, giảng viên cao học

và một số ít sinh viên có trình độ tiếng Anh tốt Số liệu thống kê trong số liệu thống kê

tại Bảng 3 cho thấy, tần suất khai thác, sử dụng cơ sở đữ liệu Heinonline giữa các năm khá 6n định, không có sự biến động lớn Hiệu suất khai thác, sử dụng đạt ở mức trung bình khá Thực tế này phản ánh đúng thực trạng về trình độ ngoại ngữ của cán bộ,

giảng viên và người học của Trường.

- Chia sẻ nguồn tài nguyên sO:

Một trong những đặc trưng va lợi thế của nguồn tài nguyên số là khả năng truy cập

và kết nối đễ dàng và nhanh chóng Nhằm mở rộng quan hệ hợp tác giữa Thư viện

Trường Đại học Luật Hà Nội và thư viện của các co sở đảo tạo luật, trong các năm 2016, 2017, 2018, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã ký Biên bản ghi nhớ về việc

trao đổi, chia sẻ tài liệu giữa Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội và 05 thư viện của các cơ sở đào tạo luật, gồm: Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở Thành

phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và Học viện Tư pháp.

Theo biên bản ghi nhớ về việc trao đôi và chia sẻ tài liệu, việc chia sẻ tài liệu số

Ÿ Báo cáo thống kê sử dung co sở dữ liệu từ nhà cung cấp William Shein.

Trang 32

giữa các thư viện được thực hiện thông qua đầu mối là cán bộ thư viện Cán bộ thư

viện của mỗi trường được cấp tài khoản thư viện viện số Bạn đọc có truy cập tài liệu

số tại thư viện, thông qua tài khoản của cán bộ thư viện." Thực hiện việc chia sẻ tài

liệu số, Thư viện Trường Đại học Luật Hà nội đã cấp tài 12 tài khoản thư viện số cho

cán bộ thư viện của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Tư pháp.

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Học Việt Tư pháp cấp 10 tài khoản thư

viện số cho cán bộ Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội.

Theo số liệu thong kê, từ tháng 3/2017 - 5/2020, có 30 lượt ban doc ngoài trường truy cập thư viện số, 1.373 lượt tài liệu được truy; 39 lượt truy cập thư viện số của Học

viện Tư pháp từ ban đọc Trường Dai học Luật Hà Nội Số liệu trên cho thấy hiệu quả

của việc chia sẻ nguồn tài nguyên số giữa các thư viện còn rất khiêm tốn.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cơ sở đữ liệu Heinonline cho bạn đọc của các thư viện đã kỹ kết thoả thuận hợp tác với Trường Đại học Luật Hà Nội, Thư viện Trường cung cấp dịch vụ “Cung cấp thông tin trong CSDL pháp luật trực truyền

theo yêu cầu” cho bạn đọc ngoài Trường Tuy nhiên, số lượt bạn đọc yêu cầu còn rat

han ché, tổng số lượt phục vụ chỉ đạt <10 lượt/năm 2.3 Nhận xét, đánh giá

2.3.1 Điểm mạnh

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện tại Trường Đại học Luật Hà được thực hiện từ khá sớm, từ năm 1998 Thành tựu đạt được sau hơn 20

năm hiện đại hóa thư viện là rất to lớn Từ một thư viện truyền thống VỚI CƠ SỞ Vật

chất lạc hậu, nguồn tài nguyên thông tin nghèo nan, đến nay đã hình thành một thư

viện luật hiện đại với nguồn tài nguyên thông tin điện tử ngày một phong phú và khả

năng kết nối, truy cập ở mọi lúc, moi noi.

- Thư viện số đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc phục vụ hoạt động đào tạo

và nghiên cứu khoa học của Trường Hiệu suất khai thác, sử dụng thư viện số tăng mạnh qua các năm cho thấy xu hướng chuyển dịch nhu cầu sử dụng tải liệu của bạn

đọc tir tài liệu in sang tài liệu số ngày càng mạnh mé Điều đó cũng cho thấy sự bắt

nhịp kịp thời của Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội với xu thế phát triển của xã

hội trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

- Ngoài việc đầu tư xây dung thư viện số, Trường đã chú trọng việc bổ sung

nguồn tài liệu điện tử Cơ sở dữ liệu Westlaw, Heinonline, sách điện tử của Nhà xuất

ban Oxford University Press là nguồn tài liệu học thuật có giá trị phục vụ tích cực cho

việc nghiên cứu và giảng day của giảng viên và người học Kết qua của việc khai thác,.

Š Biên bản ghi nhớ về việc trao đổi, chia sẻ tài liệu giữa Trường Đại học Luật Hà Nội với 05 cơ sở đào tạo Luật

(Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Kinh té-Luat, Dai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí

Minh, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học viện Tư pháp).

Trang 33

sử dung nguồn tài liệu điện tử đã chứng minh hiệu quả của việc đầu tư của Trường trong việc phát triển nguồn tài liệu điện tử.

- Việc chia sẻ thư viện số và tài liệu điện tử giữa Thư viện Trường Đại học Luật

Hà Nội và thư viện của các cơ sở đào tạo Luật được triển khai bước đầu đạt được

những kết quả nhất định Hình thành mối quan hệ hợp tác, kết nối giữa các thư viện, tạo tiền đề cho sự hợp tác sâu rộng trong thời gian tới.

2.3.2 Hạn chế

- Số lượng tài liệu trong các bộ sưu tập thư viện số còn hạn chế Đối với nguồn tài liệu nội sinh, dạng tai là liệu ky yếu hội thảo, khóa luận tốt nghiệp chưa được số

hóa Số lượng sách tham khảo, chuyên khảo được số hóa còn khiêm tốn.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho việc việc bổ sung nguồn tài liệu điện tử của Trường

còn hạn chế nên số lượng cơ sở đữ liệu, sé đầu sách điện tử Truong mua quyền truy cập còn it Trong bối cảnh Trường đang thực hiện Đề án xây dựng Trường thành trường trọng điểm quốc gia về đào tạo cán bộ pháp luật, xác định sứ mệnh của Trường

là trường định hướng nghiên cứu, khuyến khích giảng viên có công bố khoa học trên

các tạp chí có uy tín trên thế gidi, VỚI nguồn tài liệu điện tử như hiện có chưa đáp ứng

yêu cầu đề ra.

- Hiệu quả của việc chia sẻ nguồn tài nguyên số là rất hạn chế đo chính sách hạn chế đối tượng bạn đọc được quyền khai thác, sử dụng thư viện số giữa các thư viện Theo biên bản thỏa thuận bạn đọc không được cấp tài khoản thư viện số mà truy cập thông qua tài khoản của cán bộ thư viện Quy định này làm hạn chế đáng kể hiệu quả của việc chia sẻ tài liệu Vì người dùng cuối (end users) là người có nhu cầu sử dụng tài liệu lại bị hạn chế và chỉ được truy cập tại thư viện Đây chính là rào cản về chính sách cần được

tháo gỡ dé việc chia sẻ tài liệu được để dàng, thuận tiện đối với người sử dụng.

- Trường chưa có chính sách phục vụ bạn đọc ngoài Trường,, nhiều bạn đọc có

nhu cầu khai thác, sử dụng thư viện số và các dịch vụ của thư viện nhưng do chưa có

quy định nên việc tiếp cận nguồn tài liệu số của Trường không thể thực hiện được Vì

vậy, chưa phát huy hết hiệu quả của thư viện số và những tiện ích mà nó đem lại.

- Hạ tầng công nghệ thông tin: vấn đề bảo mật chưa được đảm bảo, đường truyền

internet, mạng wifi hay bị lỗi, ngắt kết nổi đã ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác, sử

dụng thư viện viện số và tài liệu điện tử.

3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, sử dụng và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin số tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường

Đại học Luật Hà Nội

- Trường cần tiếp tục đầu tư phát triển thư viện số: tiếp tục số hóa nguồn tài liệu

nội sinh Tiến hành số hóa kỷ yếu hội thảo khoa học, số hóa các khóa luận tốt nghiệp

Trang 34

đạt đánh giá loại xuất sắc để bổ sung cho các bộ sưu tập số của thư viện; số hóa sách

tham khảo, chuyên khảo có nhu cầu sử dụng cao Trường xin phép, trả thù lao cho tác

giả, chủ sở hữu tác phẩm đề số hóa tài liệu theo đúng quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

- Tăng cường nguôn tài liệu điện tử: xem xét lựa chọn mua quyền truy cập cơ sở

đỡ liệu Westlaw hoặc LexixNexis, đây là những co sở dir liệu pháp luật được sử dung

phố biến trong các thư viện Luật trên thế giới Phối hợp với các thư viện của các cơ sở

đào tạo Luật đã ký thỏa thuận hợp tác với Irường đóng góp kinh phí mua CSDL dùng chung Hình thức phối hợp bổ sung này giúp cho các trường có nguồn tài liệu điện tử có giá tri với chi phí hợp lý.

- Đổi mới chính sách chia sẻ tài liệu số, mở rộng đối tượng phục vụ, cấp tài

khoản thư viện số cho người dùng cuối (end users) Cung cấp dịch vụ có thu phí đối

với bạn đọc ngoài trường có nhu cầu sử dụng thư viện số và nguồn tài liệu điện tử của Trường để nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng, chia sẻ thư viện SỐ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng bạn đọc.

- Nâng cấp đường truyền, mang wifi, tăng cường bảo mật dữ liệu, bảo quản tài

liệu số là những vấn đề kỹ thuật cần được quan tâm thực hiện để nâng cao chất lượng

dich vụ khai thác tài liệu trực tuyến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Quyết định số 549/QQD-TTg ngày 4 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thé “Xay dựng Trường Dai học Luật Hà Nội và Trường Dai

học Luật thành phố Hồ Chí Minh thành các trường trọng điểm quốc gia về đào tạo

cán bộ pháp luật”.

2.Céng thông tin thư viện Trường Đại học Luậ Hà Nội,

http://thuvien.hlu.edu.vn/, truy cập ngày 13/3/2020 |

3 Report Activities of Library Deveopment within the Project “Strengthen Legal

Education in Vietnam Phrase II 2005-2011”.

4 Báo cáo lưu thông tài liệu số, thống kê ngày 13/3/2020.

5 Báo cáo thống kê sử đụng cơ sở dữ liệu từ nhà cung cấp William Shein.

6 Biên bản ghi nhớ về việc trao đổi, chia sẻ tài liệu giữa Trường Đại học Luật Hà

Nội với 05 cơ sở dao tạo Luật (Trường Dai học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường

Đại Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở

Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học viện Tư pháp) _

Trang 35

HỘI THẢO KHOA HỌC BẰNG HÌNH THỨC TRUC TUYẾN: THỰC TẾ TỎ CHỨC VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

PGS.TS Nguyễn Bá Bình *

ThS Trần Thu Yến `” Tóm tắt: Xét trong bối cảnh hội thảo này, chuyên đề không bàn luận sâu về những

vấn dé han lâm ma tập trung làm rõ cách thức tổ chức hội thảo khoa học bằng hình

thức trực tuyến trên cơ sở kinh nghiệm tổ chức trong giai đoạn đại dịch Covid-19 vừa qua tại Trường Dai học Luật Hà Nội Tì heo đó, bài viết sâm 5 nội dụng cơ bản sau đáy: ( Dân nhập; (ii) Giai đoạn trước hội thảo; (iii) Giai đoạn hội thao; iv) Giai đoạn sau khi kết thúc hội thảo; v) Ưu điểm, hạn chế và một so khuyén nghi cho viéc tổ chức hội thảo trực tuyển.

Từ khoá: hội thảo, hình thức trực tuyến, tổ chức

1 Dẫn nhập

Mặc dù tình hình đại dịch Covid-19 diễn ra khá phức tạp trong cả một giai đoạn dai vừa qua, được sự chỉ đạo va ủng hộ của lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội, công

tác tô chức hội thảo, tọa đàm khoa học (sau đây gọi tắt là hội thảo) của Trường vẫn được triển khai bình thường theo cách khá “lạ thường”, chưa từng diễn ra tại Trường Đại học Luật Hà Nội - hội thảo bằng hình thức trực tuyến (sau đây gọi tắt là hội thảo trực tuyến) Cùng với khá nhiều cuộc họp, tập huấn trực tuyến ở các cấp độ khác nhau tại Trường Đại học Luật Hà Nội, các đơn vị thuộc Trường đã tổ chức thành công 04 hội thảo trực tuyến,' bao gồm:

- Toạ đàm cấp Khoa: “Kỹ năng cần thiết cho sinh viên khi ra trường: chuẩn bị hồ sơ, tìm kiếm thông tin và phỏng vấn” do Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế tổ

chức ngày 23/4/2020;

- Hội thảo cấp Khoa: “Cương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế của

Trường Đại học Luật Hà Nội” do Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế tổ chức ngày 28/4/2020;

- Hội thảo cấp Khoa: “Góp ý kiến cho chương trình đào tạo ngành luật dành cho cán bộ pháp chế, bộ ngành” do Khoa Pháp luật Hành chính nhà nước tổ chức ngày

_ 25/4/2020.

- Hội thảo cấp Khoa: “Rd soát, cập nhật đánh giá và sửa đổi Chương trình đào

tạo trình độ đại học ngành Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Tiếng Anh pháp lÿ tại

* Trưởng Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế, Trường Đại học Luật Ha Nội

Do tật ca 04 hội thảo trực tuyên déu được thực hiện ở câp Khoa nên các nội dung được đề cập trong bài viếtnày đều căn cứ trên các quy định của Trường về việc tổ chức hội thảo cấp Khoa.

Trang 36

Trường Dai học Luật Hà Nội” do Bộ môn Ngoại ngữ tổ chức ngày 05/5/2020.

Qua kinh nghiệm tổ chức 02 hội thảo trực tuyến, tham dự và nghiên cứu quá

trình tổ chức 02 hội thảo trực tuyến còn lại được tổ chức tai Trường Đại học Luật HàNội, công tác tổ chức các hội thảo trực tuyến có thể được xem xét theo 3 giai đoạn cụ

thể đó là: i) Giai đoạn trước hội thảo; ii) Giai đoạn hội thảo; và iii) Giai đoạn sau khi hội thảo kết thúc.

2 Giai đoạn trước hội thảo

- Thành lập Ban tổ chức hội thảo

Ban t6 chức hội thảo trực tuyến cũng được thành lập theo đúng Quyết định số

1208/QD-DHLHN ngày 09/4/2020 của Trường Dai học Luật Hà Nội về việc ban hành

Hướng dẫn quy trình tổ chức hội thảo, toa đàm (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1208) Theo kinh nghiệm, số lượng hợp lý để bao quát các đầu mối công việc ngoài Trưởng ban cần có 3 - 4 nhân sự Hoạt động của Ban tổ chức chủ yếu được thực hiện trực tuyến thông qua việc tổ chức 01 buổi họp trực tuyến thống nhất kế hoạch phân công công việc và 01 buổi chạy thử chương trình, các công việc khác chủ yếu liên lạc qua email hoặc nhóm trò chuyện trực tuyến (zalo/messenger).

- Hoàn thiện hỗ sơ tổ chức hội thảo

Hồ sơ tổ chức hội thảo bao gồm: Danh sách Ban tổ chức; Kế hoạch; Dự kiến

danh mục tác giả báo cáo; Dự kiến danh mục người phản biện; Dự kiến chương trình hội thảo; Dự toán kinh phí.

Tại bước này, việc thực hiện hoàn toàn giống đối với Quy trình tô chức hội thảo

trực tiếp, tài liệu được nộp bản cứng, trình ký Khoa chuyên môn phụ trách, Phòng Quản lý khoa học và trị sự Tạp chí theo đúng quy trình của Trường Riêng đối với công tác tài chính kế toán, hội thảo trực tuyến không được tạm ứng kinh phí trước.

- Lap ké hoach phân công công việc tổ chức hội thảo

Kế hoạch phân công công việc tổ chức hội thảo cần cụ thể, chi tiết với từng nội dung công việc, bao gồm việc xác định: () số lượng sản phẩm, (ii) tiến độ công việc,

(iii) thời hạn hoàn thành, (iv) người thực hiện (trong đó phân công 01 nhân sự đầu mối

công việc và 01 nhân sự hỗ trợ công việc); (v) nhân sự hướng dẫn, giám sát đối với từng nội dung công việc của các cá nhân được giao nhiệm vụ và trực tiếp báo cáo tình

hình công việc chung theo thời hạn hoặc đột xuất với Trưởng ban tô chức.

- Đặt bài viết và phản biện bài viết cho hội thảo

Đôi với việc đặt bai việt: dựa trên Dự kiên danh mục tác giả báo cáo, thành viên

? Dé việc theo dõi các nội dung này được liền mạch, chuyên đề đính kèm Phụ lục 1-Mẫu bảng kế hoạch phân

công công việc.

Trang 37

Ban tổ chức thay mặt gửi thư mời bằng cách gửi email (với thư mời được ký, scan đính kèm) cho các tác giả Trong đó nêu rõ một số nội dung: (i) Tên báo cáo; (ii) Sơ

lược yêu cầu về nội dung: (iii) Yêu cầu về hình thức; (iv) Yêu cầu về thời hạn gửi bài; (v) Thời hạn Ban tô chức nhận phản hồi về thư mời.

Đối với việc thu bài viết: để hiệu quả cần có email nhắc trước 1 - 2 ngày về thời

hạn thu bài để các tác giả hoàn thiện báo cáo.

Đối với việc phản biện bài viết: dựa trên Dự kiến danh mục người phản biện,

thành viên Ban tổ chức thay mặt gửi thư mời Các nội dung thư tương tự như với nội dung thư mời tác giả viết bài chỉ rõ mục đích phản biện bài hội thảo.

Có thể nhận thấy về cơ bản, quy trình đặt bài, thu bài, phản biện không bị xáo

trộn quá nhiều khi tổ chức hội thảo trực tuyến so với tô chức hội thảo trực tiếp Kinh nghiệm qua quá trình tổ chức có hai điểm sau: Mot la, để quá trình trao đổi thông tin

được rõ ràng đối với thư đặt bài và thư phản biện cần sử dụng chính tai liệu Yêu cầu

về nội dung hình thức báo cáo khoa học hội thảo như tại Phụ lục 2 Quyết định số

1208 Hai Ia, về nhân sự nên giao 01 nhân sự phụ trách, theo dõi và báo cáo moi vướng mắc phát sinh từ việc đặt bài, thu bài đến phản biện.

- Khách mời

Dựa trên kế hoạch tổ chức hội thảo, đối với tất cả khách mời, nếu so với tổ chức hội thảo trực tiếp thì hội thảo trực tuyến cần phải “chăm sóc” khách mời sát hơn Theo đó, cần tối đa hoá việc gửi thư mời qua email, vi sẽ cần thiết phải hướng dẫn các khách mời cài đặt ứng dụng để có thể tham gia hội thảo, xác nhận email khách mời sẽ sử dụng đề tham gia hội thảo Mặt khác, tổ chức hội thảo trực tuyến trong bối cảnh chưa thật phổ biến, cần thiết phải giữ liên lạc và trao đổi liên tục với các khách mời qua '

email để có thể kịp thời hỗ trợ các trục trặc phát sinh.

Cần lưu ý là với ứng dụng Microsoft Teams, dù khách mời có thể yêu cầu Ban tổ

chức phê duyệt vào phòng hội thảo trực tuyến thông qua đường link nhưng việc nhận

được thông tin phòng hội thảo trực tuyến trước hội thảo như lịch nhắc, cách thức đăng

nhập, đòi hỏi khách mời phải cung cấp chính xác địa chỉ email được sử dụng détham gia hội thảo cho Ban tổ chức Mặt khác, nắm được chính xác dia chỉ email đượckhách mời sử dụng để tham gia hội thảo sẽ giúp Ban tổ chức phê duyệt khách mời

nhanh chóng, đúng thành phan.Vi lẽ đó, khi triển khai mời (nhất là trong trường hợpmời đơn vị cử đại diện tham dự) thì Ban tổ chức cần thu thập chính xác địa chỉ emailcủa khách mời.

- K¥ thuật

Hội thảo trực tuyến có thể sử dụng nhiều các ứng dụng khác nhau như: Cisco

Trang 38

Webex,’ Microsoft Teams, Google Hangout Meets,’ Zoom’ Các ứng dụng này đều

có thể sử dụng miễn phí ở những cấp độ nhất định Qua kinh nghiệm sử dụng Microsoft Teams’ có thé rút ra một số điểm lưu ý như sau:

Một là cần sử dụng đường link phòng hội thảo cung cấp để có thể gửi thông tin hội thảo bất cứ lúc nào có yêu cầu của khách mời.

Hai là cách thức tham gia phòng hội thảo cần được tích hợp ngắn gọn, rõ rang trên phần thông tin của phòng hội thảo để giúp khách mời dé dàng hiểu và tham gia phòng hội thảo Mẫu mô tả về cách thức tham gia phòng hội thảo có thể tham khảo nội

dung như sau: “J Đối với người tham dự hội thảo dùng máy tính khi ấn vào tham dự hội thảo thì không phải cài đặt mà ấn tham gia hội thảo trên nên tảng Web; 2.Đối với

người dùng điện thoại thì phải cài Microsoft Teams lên điện thoại Nếu người dùng

không có email tên miễn hlu.edu.vn thì sẽ vào đường link hội thảo và chọn tham gia

vi tu cách là khách ” (nội dung cụ thể xem thêm tại Phụ lục 2).

Ba là việc gửi link phòng hội thảo cho khách mời nên được thực hiện 02 lần.

Khoảng 2 ngày trước hội thảo, gửi link hội thảo lần thứ nhất để các khách mời có thông tin, giải tod tâm lý lo lang và có thể có hình dung về ứng dung sử dụng Sau đó, khoảng 4 - 5h trước giờ hội thảo bắt đầu, gửi link hội thảo lần thứ hai cho khách mời Việc này

nhằm hai mục đích: i) Email nhắc về phòng hội thảo sẽ như một lời nhắc về lịch hội

thảo với các khách mời; ii) Ra soát, cập nhật các khách mời bổ sung hoặc thay thế.

Bồn là phòng hội thảo cần được mở sớm, trước khoảng 30 phút so với giờ chính thức tiến hành hội thảo Tuy nhiên, dé tránh trường hợp khách mời nhằm lẫn giữa thời điểm mở phòng hội thảo với thời gian thực sự bắt đầu hội thảo, cần có lưu ý rõ trong

_ email thư mời hội thảo và đặc biệt là khi mở phòng hội thảo thì ghi rõ thời điểm bắt đầu hội thảo trên phần Chat Room của ứng dụng Microsoft Teams.

Thời gian mở phòng hội thảo trực tuyến trước thời điểm hội thảo này tương ứng với khoảng thời gian dùng để đăng kí đại biểu trong trường hợp hội thảo trực tiếp Song vì tổ chức hội thảo trực tuyến, nên thời gian này nên sắp xếp đài hơn để các

khách mời ổn định kết nối, hơn nữa việc đón tiếp, chào hỏi của Ban tổ chức đối với

khách mời online cũng mat nhiều thời gian hon Ở khoảng thời gian này, Ban tô chức

đã phải chính thức làm việc, nhân sự được bố trí ở tất cả các công việc đều phải sẵn

sàng và bắt đầu làm nhiệm vụ Đây cũng là khoảng thời gian mà Ban tô chức cân ho

3 Cisco webex meeting, https://www.webex.com/video-conferencing, truy cập 10/5/2020.* Google Meet, https://gsuite.google.com.vn/intl/vi/products/meet/, truy cập 10/5/2020.

°Joina Meeting, https://zoom.us/join, truy cập 10/5/2020.

Š Hướng dẫn sử dung Microsoft Teams chi tiết, https:

/Maotromicrosoft.com/microsoft-teams-huong-dan-su-dung-chi-tiet-2297/, truy cập 10/5/2020.

7 Xem Phụ lục 2 - Mẫu thiết kế Phòng hội thảo trực tuyến sử dung Microsoft Teams.

Trang 39

trợ tối đa đối với các diễn giả về kết nối đối với phòng hội thảo, đặc biệt là kết nối

âm thanh để chắc chắn quá trình thuyết trình của các diễn giả tại hội thảo không bị

gián đoạn.

- Hội trường dành cho Ban tổ chức hội thảo

Bên cạnh yếu tố kĩ thuật, qua kinh nghiệm tổ chức có thể nhận định rằng, dù là tổ

chức hội thảo trực tuyến, song công tác chuẩn bị hội trường cũng vô cùng quan trọng.

Bởi lẽ, chỉ có thể tổ chức hội thảo trực tuyến thành công khi luôn duy trì được phòng

hội thảo trực tuyến có sự tham gia của Ban tổ chức để điều hành và vận hành “tr

tru” hội thảo.

Dù sử dụng ứng dụng hội thảo miễn phí nhưng vẫn cần có một hội trường có đầy

đủ các trang thiết bị dé có thể điều hành phòng hội thảo trực tuyến Hoạt động của Ban tổ chức tại hội trường này cũng nhằm mục đích đảm bảo sự trang trọng của hội thảo trực tuyến.

- Chuẩn bị phân thuyết trình của diễn giả/chạy thử slides

Dựa trên chương trình hội thảo cần thống nhất với các dién giả về cách thức

thuyết trình Nhằm mục đích để các khách mời có thé theo đối được nội dung và tránh

nhàm chán khi nghe báo cáo các chuyên đề (trong bối cảnh nghe “online”) cần dé

nghị/khuyến khích các tác giả thiết kế slides “thu hút” để trình chiếu thay vì thuyết

trình “chay”.

Qua việc tô chức, kinh nghiệm rút ra là để slides có thé “chạy trơn tru” và không

gặp các trục trặc kĩ thuật, Ban tô chức nên tập hợp thành một bộ slides chạy xuyên

suốt cả chương trình và chủ động một nhân sự đọc kĩ trước bản đầy đủ của báo cáo và

các slides để hỗ trợ diễn giả trình chiếu slides khi thuyết trình Sự phối hợp này cũng

nên được trao đồi trước với các dién giả để việc thuyết trình thành công Hơn nữa, việc

gdp vào 01 bộ slides cũng nhằm đảm bảo màn hình được chia sé tai khong gian phong

hội thảo trực tuyến là đơn nhất, tránh khâu chuẩn bi để chia sé màn hình của từng diễn giả quá lâu hay những lỗi vô ý xảy ra khi những người tham gia chia sẻ màn hình cá nhân có thể làm gián đoạn hội thảo.

- Phông hội thảo

Ngoài việc nên có phông treo/trình chiếu lên màn hình powerpoint tại hội trường Ban tổ chức chủ trì phòng hội thảo, Ban tổ chức hội thảo trực tuyến cần có file phông

hội thảo để trình chiếu trong phòng hội thảo trực tuyến.

- Kỷ yếu hội thảo

Thông thường đối với hội thảo trực tiếp, Kỷ yếu hội thảo được in ấn và phát cho

đại biểu khi tham dự Tuy nhiên, đối với hội thảo trực tuyến, kỷ yếu hội thảo nên được

gửi trước cho các đại biểu, bản cứng sau khi đã hoàn thiện có thể giri sau dé các đại

Trang 40

biểu nghiên cứu, lưu trữ Việc gửi trước tài liệu nhằm giúp các đại biểu theo dõi tốt

hơn các phần thuyết trình, đồng thời có tài liệu để nghiên cứu những bài viết không

được trình bày trực tiếp tại hội thảo, trên cơ sở đó có thể thảo luận hoặc đóng góp ý kiến Kỷ yếu hội thảo cũng cần tích hợp chương trình hội thảo.

- Xác nhận đại biéu/dién giả tham dự hội thảo

Cần xác nhận sự có mặt chắc chắn của các diễn giả đảm bảo hội thảo diễn ra theo

đúng chương trình Đồng thời, cũng cần nắm chính xác các đại biểu sẽ tham dự hội

thảo, nhằm hai mục đích: (i) Công tác tổ chức được chu đáo dé hỗ trợ khách mời tham dự, giới thiệu chính xác đại biểu và liên hệ chi trả thanh toán sau hội thảo; (ii) Báo cáo

chủ trì để có kịch bản thảo luận hay xin ý kiến tại hội thảo một cách có hiệu quả - Tổng duyệt lan cuối trước Hội thảo

Để hội thảo điễn ra theo đúng kịch bản và hiệu quả, đặc biệt đối với hội thảo trực

tuyến, cần phải tổng duyệt lần cuối trước 01 buổi, bao gồm việc kiểm tra tất cả các đầu

công việc và chạy thử ngay trên phòng hội thảo trực tuyến đã tạo lập.

3 Giai đoạn hội thảo

- Dẫn chương trình (MC)

Như đã phân tích ở mục trên, Ban tổ chức cần vào phòng hội thảo trực tuyến

-trước khoảng 30p so với thời gian bắt đầu Khác với hội thảo được tổ chức trực tiếp, lời chào mừng đầu tiên MC nên thực hiện đối với các khách mời lời chào mừng của Ban tổ chức trong chat room, đồng thời thông báo thời gian chính thức hội thảo sẽ bắt

đầu Trong suốt quá trình chuẩn bị đó, MC của hội thảo có nhiệm vụ nam thật chắc

thông tin các đại biểu đã tham gia vào phòng hội thảo trực tuyến nhằm hai mục đích:

(i) báo cáo kip thời chủ toa; và (ii) giới thiệu đại biểu chính xác tham gia hội thảo - Chủ tọa

Chủ toạ của hội thảo trong phần phát biểu khai mạc, ngoài những nội dung

thông thường cần tuyên bố công khai về những van dé liên quan đến bao mật thông

tin/ghi âm (nếu có) để đảm bảo quyền được biết cũng như tránh sự e ngại của đại

biéu/dién giả Mặt khác, trong quá trình điều hành hội thảo trực tuyến, chủ toạ cũng cần tăng cường tương tác, tang trao đổi qua lại giữa diễn giả và đại biểu (nên điều

hành theo hướng hết phần thuyết trình từng bài viết thì tiến hành trao đôi luôn đối với

bài viết đó, tránh việc đại biểu phải nghe và chờ đợi lâu) Có thể tham khảo Quy tắc 5

phút," nghĩa là không bao giờ dé hơn 5 phút mà không có phiên thuyết trình hay phiên

thảo luận Mặt khác, một phiên thuyết trình cũng cần được thiết kế không nên kéo đài

quá 15 phút, điều này sẽ gây nhàm chán Bởi lẽ ở hội thảo trực tuyến, mỗi đại biểu dự

Š How to get people to actually participate in virtual meetings, Harvad Business Review,

https://hbr.org/2020/03/how-to-get-people-to-actually-participate-in-virtual-meetings, truy cập 10/5/2020.

Ngày đăng: 07/04/2024, 15:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN