TRUONG DAI HOC VAN HOA HA NOL
PHAM CONG CHI
UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN
TAI TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN
TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI
LUAN VAN THAC SY KHOA HQC THU VIEN
HÀ NỘI - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI PHẠM CÔNG CHI
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Chuyên ngành: _ Khoa học Thư viện
Mã số: 8320203
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỮU HÙNG
HÀ NỘI - 2018
Trang 3PGS.TS Nguyễn Hữu Hùng Những nội dung trong luận văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bắt kì hình thức nào Những phần sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác tôi đều trích dẫn rõ ràng Tơi hồn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả
Trang 4
TAM THONG TIN THU VIEN TRUONG DAI HOC SU PHAM HÀ NỘI 12
1.1 Những vấn đề chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện 12 1.1.1 Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện 12 1.1.2 Sự cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện 15 1.1.3 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện 1ó 1.1.4 Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin 22.2222222222222 c 18 1.1.5 Tiêu chí đánh giá - — 12 Hoạt động thông tin thư viện tại trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 7 27
12.1 Khái quát về Trường Dai hoc Sur Sự phạm H Hà Nội — 27 1.2.2 Trung tim Thong tin Thu vign Trường Dai hoe Su pham Ha NOi 30 1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tỉn -2.+ 222.222.22 reree 33 13 Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 40 1.3.1 Liên kết, chia sẻ nguồn lực thông tỉn 222-2222222221.-.2 re 40 1.3.2 Đa dạng hóa sản phẩm và dich vu thong tin — thư viện - 4I
Tiểu HH 4
Chuong 2 THUC TRANG UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN TAI TRUNG TAM THONG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 4 2.1 Các yếu tố đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm
"ho A
2.1.1 Nguồn lực thông tin -44
2.1.2 Cơ sở hạ tầng thông tin, quy tắc và tiêu chuẩn - -48 2.1.3 Nguồn nhân lực -22222222222221.22 - reo 50
2.1.4 Phần mềm 22222221222222222.7 2 1 re 52
Trang 5
2.3.6 Trong hoạt động Tra cứu tài liệu -222 2 -222ztrrerree 76
2.3.7 Trong Công tác quản lí thư viện 80
2.3.8 Trong quy trình số hóa tài liệu 81
24 Dinh gi vig ứng dụng công nghệ hồng ún gỉ Trung tâm Thông tí Thư viện .82 2.4.1 Tính hệ thống (đồng bộ) - 222222122222222.22 re 82 2.4.2 Tinh 6m dim .,.ÔỎ 83 2.4.3 Tính hiệu quả „84 2.4.4 Tính thân thiện „85 2.4.5 Tinh an tồn và bảo mật thơng tin - " - .85 vi h 87 sscitnteietnieintetnientnieneinieeeest 88 89
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN TAI TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ` - 90 3.1 Ứng dụng công ng nghệ nội dung phát tị triển và chia sẻ nguồn lực thông tin điện tử 90 3.2 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các dịch vụ hiện đại 95
3.3 Hoàn thiện và nâng cấp phần mềm Libol 5.5
3.4 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại hóa hệ thống thông tin
J8 .ạ.)HẠH 3.5 Nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ -x TÔ 3.6 Nâng cao chất lượng đào tạo người dùng tin 108
” wa 10
lun "¬m DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -. -222-222-22 —-.-
Trang 6CNTT Công nghệ thông tin CSDL Cơ sở dữ liệu
ĐHSP HN _ Đại học Sư phạm Hà Nội ĐKCB Đăng kí cá biệt
NDT Người dùng tin
NCT Nhu cau tin
TT-TV Thông tin - Thư viện
TV Thư viện
VIL Vốn tài liệu
Các từ viết tắt tiếng Anh
AACR2 Qui tắc biên mục Anh - Mĩ (Anglo American Cataloguing Rules) CDS/SIS Computer Documentation System -Intergrated Set of Information
System (Hệ thống lưu trữ và tìm kiếm thông tin)
ISBD Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế (International Standard
Bibliographic Description)
LAN Mạng nội bộ (Local Area Network)
LIBOL Phần mềm Libol (Library Online)
MARC Khé miu bién muc doc may (Machine Readable Cataloging)
OCLC Trung tâm Thư viện Máy tính trực tuyến (Online Computer Library
Center)
OPAC Online Public Access Catalog (Tra cifu thư mục công cộng trực
tuyén)
Trang 7Bang 1.1 Tình hình sử dụng các loại hình tài liệu tại Trung tâm - 38 Bảng I.2 Người dùng tin đánh giá các sản phẩm dịch vụ tại Trung tâm 39 Bảng 2.1 Thống kê số lượng tài liệu truyền thống 2222222222222222c222re 45
Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ các loại hình tài liệu truyền thống -222+272222z2cecrrr 46
Bang 2.2 Thống kê số lượng tài liệu điện tử -2222222222222222222Ercerrrr 47
Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ các loại cơ sở đữ liệu -22222222222222222E777222222227272-.-.2czcee 47 Biểu đồ 2.3 Trình độ chuyên môn của cán bộ tại Trung tâm 2:-s2:22 51
Hình 2.1 Giao diện màn hình Libol 5.5 -222222222222222222.7-2.-e 54 Hình 2.2 Giao diện màn hình phân hệ Bồ sung 222:2222:222:2227.2 56 Hình 2.3 Giao diện màn hình in kết nhãn -.22:-2+2:2212222-2227 tre 59 Hình 2.4 Giao diện màn hình phân hệ Biên mục 2:22:22” 62 Hình 2.5 Giao diện màn hình phân hệ Bạn đọc -222:2222.2t2:22.7.2 67 Hình 2.6 Giao diện màn hình và khuôn dạng thẻ bạn đọc 2+2-22.-e 69 Hình 2.7 Giao diện màn hình phân hệ Lưu thông 2.2-22+2-222:2227:22.ze 7 Hình 2.8 Giao diện màn hình phân hệ ấn phẩm định kì 2+:-22.z” 75 Hình 2.9 Giao diện màn hình trang web thư viện -. 2222-212-22.7-2 ce 71 Hình 2.10 Giao diện màn hình tra cứu OPAC +-22-2t2z22 cerree 71
Trang 8
Công nghệ thông tin đang làm biến đồi sâu sắc mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu Ngày nay, do những thành tựu của cách mạng tin học mang lại nên việc đổi mới hoạt động thư viện truyền thống là tất yếu và cấp bách Nhờ các quá trình xử lý thông, tin và phương thức truyền thông hiện đại, hoạt động thư viện đã và đang thay đôi về cơ
bản, có thể nói rằng nó thực sự trở thành một cuộc cách mạng trong ngành Thư viện
27]
“Trước sự phát triển như vũ bão của thời đại thông tin, mọi hoạt động kinh tế và xã hội hầu như đều được ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và được thông tin hoá Điều này đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới của các hoạt động kinh tế và xã hội của các nước Việc ứng dụng CNTT rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sóng đã góp phần thúc đây quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi cơ bản cách thức quản lý, học tập, phong cách làm việc của đất nước Trong xu thế hội nhập toàn diện, Việt Nam cần đây mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT vào hoạt động thông tin thư viện (TT-TV) để khắc phục những rào cản về thời gian, không gian trong quá trình trao đổi thông tin, quản trị và khai thác có hiệu quả những thành tựu tri thức của nhân loại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước
'Việt Nam là nước đang phát triển, đang bước vào tiền trình hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động xã hội Thực hiện mục tiêu đến năm 2020, hồn thành cơng
đại hóa đất nước, nước ta cần kiên trì chiến lược “đi tắt
cuộc công nghiệp hóa,
đón đầu”, phát triển dựa vào nguồn lực lao động chất lượng cao, nguồn nhân lực tri thức, mà chất lượng con người được tạo nên bởi chất lượng giáo dục Chính vì vậy,
giáo dục đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu, từ đó việc đôi mới giáo dục đại học trở
thành một sự sống còn của đất nước ta
Trang 9Trung tâm TT-TV trường ĐHSP HN có n]
tin, đặc biệt là thông tin về khoa học giáo dục để thực hiện quản lí, điều hành một cách
lệm vụ đảm bảo và cung cấp thông
có hiệu quả hoạt động đào tạo của trường đáp ứng với số lượng lớn người dùng tin (NDT) là cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên, thường xuyên truy cập sử dụng một khối lượng thông tin đa ngành với nhiều bộ môn có chất lượng cao trong quá trình giảng dạy và học tập Hiện nay Trung tâm TT-TV đang trong quá trình hiện đại hóa đề phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin của người dùng tin (NDT) và hỗ trợ đắc lực cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập tại trường Tuy
nhiên việc ứng dụng CNTT vẫn còn nhiều bắt cập, chưa thực sự mang lại hiệu quả cao
do nhiều nguyên nhân: từ nhận thức chưa đầy đủ, thiếu chiến lược phát triển và phương thức triển khai đến hạn chế về năng lực kĩ thuật
Quá trình ứng dụng CNTT là sự phối kết hợp của nhiều yếu tố: chủ trương,
nhân lực, cơ sở vật chất, trang bị công nghệ, quản lí, hợp tác trao đôi về CNTT
Việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực hoạt động thư viện đã làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa cán bộ thư viện với bạn đọc, đồng thời làm thay đổi phương thức thu thập, xử lý kĩ thị
tài liệu, phương thức phục vụ người đọc, tạo ra các hoạt động dịch vụ thông tin, các sản phẩm thông tin có giá trị cao, đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng tăng của NDT Việc ứng dụng CNTT vào công tác thư viện còn làm thay
đổi bộ mặt của thư viện truyền thống, từ đó hình thành những loại hình thư viện mới:
thư viện điện tử, thư viện đa phương tiện, thư viện số, thư viện ảo Vì thế ứng dụng,
CNTT trong hoạt động TT - TV đang là một xu thế tất yếu của thời đại, chính nó đã
đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho toàn bộ hoạt động TT - TV
Đứng trước những nhiệm vụ quan trọng cùng với những thực tiễn trong quá
trình tin học hoá đòi hỏi xem xét toàn diện vấn đề ứng dụng CNTT tại Trung tâm “Thông tin — Thư viện Trường DHSP HN từ phương diện hệ tỉ
ø Từ nhận thức đó,
tôi chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin — Thư vi
Trường Đại học Sư phạm Hà Nột" làm đề tài luận văn thạc sĩ Dựa trên hệ thống lí luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần công sức của
minh đề tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động tại Trung tâm TT - TV
Trang 10nhiều nhà khoa học, các chuyên gia trên thế giới và trong nước nghiên cứu, triển khai Tuy nhiên, mỗi tác giả khi nghiên cứu đều đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề nêu trên Những kết quả của những công trình nghiên cứu đó sẽ giải quyết những phương diện và trên các địa bàn khác nhau trong hoạt động TT - TV, điều đó đã góp phần tạo nên những cái mới, góp phần thúc đây đề hoạt động TT - TV ngày càng hoàn thiện hơn Cụ thể, theo hướng đề tài có một số công trình nghiên cứu của các tác giả như sau:
- Những vấn đề cơ bản và phương pháp luận của việc tin học hóa và hiện đại
hóa quá trình TT-TV được đề cập trong 02 chuyên khảo của P.Hemon, Charles R
McClure “Tin học cho thư viện: Những vấn đề, Xu hướng, Ứng dụng”
(Microcomputers for Library: Issues, Trends, Applicatins 2006) và G Salton “Xử lí thông tin và thư viện năng động” (Dynamic Information and Library Processing)
- Những công trình liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau trong việc ứng dụng CNTT trong thực tiễn hoạt động tại các cơ quan TT - TV như:
+ Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng (2006), Tự động hóa trong hoạt động thông tin thư viện, Nxb ĐHQG, Hà Nội
+ “Vấn đề tin học hóa và phần mềm quản lí thư viện” của tác giả Nguyễn Minh Hiệp
+ “Thư viện trong thời đại công nghệ thông tin” của tác giả Hoàng Ngọc Hùng + “Những khó khăn thuận lợi của công tác quản lí cơ quan thông tin thư viện khi áp dụng công nghệ thông tin” của tác giả Bùi Thị Thu Hà
+ “Tiêu chí đánh giá và lựa chọn phần mềm cho thư viện điện tử” của tập thê
tác giả Tạ Bá Hưng, Nguyễn Điến, Nguyễn Thắng
Trang 11nghệ thông tin trong hoạt động thư viện bằng phần mềm IIib của Công ty trách nhiệm
hữu hạn CMC, những điểm mạnh, điểm yếu cần khắc phục
- “Ung dung công nghệ thông tin tại Thư viện Viện Kinh tế Việt Nam” (2007)
của tác giá Dương Hồ Điệp Tác giả tập trung nghiên cứu quá trình tin học hóa, xây
dựng các cơ sở dữ liệu và hệ thống tra cứu tìm tin điện tử tại Thư viện Viện Kinh tế
'Việt Nam bằng phần mềm CDS/ISIS của UNESO
- “Khao sat việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” (2006) của tác giả Chu Vân Khánh Tác giả luận văn đi sâu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng quá trình triển khai ứng dụng phần mềm hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 trong hoạt động thư viện trên các phân hệ của phần mềm tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
Liên quan tới Trung tâm TT - TV Trường ĐHSP HN cho đến nay đã có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu đề cập đến các khía cạnh khác nhau như: “Tăng cường nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin thư viện” của tác giả Nguyễn Thị Thuan thiệ “Hoàn thiện bộ máy tra cứu tin” của tác giá Nguyễn Thị Minh Ngọc; “Hoàn
hức và nâng cao hiệu quả hoạt động tại Trung tâm TT-TV Trường ĐHSP Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Trang; “Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông, tỉn” của tác giả Đào Thị Thanh Xuân; “Tổ chức và quản lý Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của tác giả Phạm Phương Hảo; “Nghiên cứu khai thác và phát triên nguồn học liệu số tại trường Đại học Sư phạm trong giai đoạn đổi mới giáo dục” của tác giả Vũ Văn Thường; “Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm Thông tỉn - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Hòa
Trang 12
Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu:
VỀ không gian: Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 'Về thời gian: 2005 đến nay - thời điểm triển khai ứng dung CNTT để khai thác và quản lí thư viện tích hợp,
4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm rõ luận chứng khoa học và thực tiễn việc ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tỉn trong hoạt động thông tin thư viện
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
~ Dé xuất các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin đề nâng cao chất lượng, hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Những năm qua, Trung tâm TT-TV Trường ĐHSP HN đã ứng dụng CNTT để
thực hiện các quy trình: Bổ sung, Biên mục, Lưu thông, Quản lí bạn đọc, An phâm
Trang 13cập: chưa nhận thức đầy đủ, chưa có cơ chế hoạt động, chưa có sự chuẩn bị các điều
kiện cần thiết đê việc ứng dụng CNTT có hiệu quả Vì vậy nếu áp dụng cách tư duy hệ thống, từ đó đưa ra những nhận thức đầy đủ và có cách tiếp cận khoa học, chuẩn bị các điều kiện và có các giải pháp phủ hợp thì việc ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV của Trường ĐHSP HN sẽ nâng cao lên đáng kê, sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của NDT, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của Trường ĐHSP HN
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp luận
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trên cơ sở phân tích các quan điểm chỉ đạo về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đảo tạo và công tác TT-TV
6.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu Phương pháp phân tích hệ thống Phương pháp điều tra xã hội Phương pháp thống kê NGHĨA
Luận văn khẳng định rõ vai trò của Trung tâm T T-TV Trường ĐHSP HN, cũng như hoạt động ứng dụng CNTT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục „ dao tao va nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên Trường ĐHSP HN
Trang 148 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương I
Ứng dụng công nghệ thông tin với hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chương 2
Trang 15Chương I
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA
'TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHAM HA NOI 1.1 Những vấn đề chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện
1.1.1 Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tìn trong hoạt động thông tin thu viện * Công nghệ thông tin (Information Technology)
Cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, thuật ngữ “Tin học” đã được thế giới bắt đầu sử dụng Người Mỹ thường dùng thuật ngừ “Khoa học về máy tính” (Computer
Science) Gần hai thập niên sau đó, xuất hiện thuật ngữ “Công nghệ thông tin”
(Information Technology- viết tắt là IT) Từ năm 2000, thế giới bắt đầu sử dụng phổ biến thuật ngữ “Công nghệ thông tin và truyền thông” (Information Technology and
Communication, viét tit la ITC) [13]
Củng với sự bùng nỗ của thông tin thì một xã hội thông tin được hình thành Vai trò quyết định của thông tin, tri thức ngày càng thể hiện rõ trong xã hội Một van đề đặt ra là việc xử lý hệ thống thông tin sao cho nhanh chóng và hiệu quả Sự phát
triển nhanh chóng qua nhiều thế hệ của máy tính điện tử đã hỗ trợ it van dé nay
Vì thế, đã xuất hiện một ngành khoa học mới, đó là ngành CNTT Như vậy, có thê nói
CNTT là một ngành khoa học mới mẻ, ra đời cùng với sự bùng nỗ của thông tin và sự phát triển của kỹ thuật máy tính Có nhiều cách hiểu khác nhau về “công nghệ thông
tin”
Theo Từ điển Tin học và CNTT của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn thì “CNTT là
sự nghiên cứu hoặc sử dụng thiết bị điện tử, đặc biệt là máy tính và truyền hình, hệ
thống truyền thông và video đề xử lý, truyền phát và nhận thông tin” [28, tr 674]
Trang 16chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tô chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” [1]
Những năm gần đây, việc ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta có những chuyển biến, tiến bộ khá nhanh theo hướng hiện đại Nhà nước cũng đã quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực này được thể hiện bằng việc ban hành Luật Công nghệ thông tin (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007) nhằm tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy hoạt động CNTT phát triển Theo Luật này thì khái niệm “công nghệ thông tin” được hiểu
“Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ
thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đồi thông tin số”
[10]
Như vậy, Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguôn tài nguyên thông tin phong phú và
tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người để đạt được hiệu quả cao nhất
thông qua máy tính, hệ thống máy tính và các thiết bị truyễn thông * Ứng dụng công nghệ thông tin
CNTT đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội Nó được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội và làm thay đổi căn bản cách quản lý, học tập và làm việc của con người Thực tế cho thấy việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động sẽ giúp nâng cao hiệu quả của các hoạt động này Vì vậy, ngày nay hoạt động của bất kỳ một đơn vị, cơ quan nào, ngành nào
cũng đều có ứng dụng CNTT và nó dần dần đã trở thành phô biến
Theo Luật Công nghệ thông tin thì: “Ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT
vào các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động
này” [10]
* Thư viện điện ti
Trang 17Intemet đã làm thay đổi cách thức giao lưu của con người, khi mà từ máy tính cá nhân người ta có thể với tới các thông tin lưu trữ ở khắp nơi trên thế giới thì người ta thấy
rằng có thê xây dựng những thư viện có khả năng cung cấp thông tin tốt hơn so với các thư viện truyền thống Đó là lí do cơ bản của sự ra đời một loại hình thư viện mới: thư viện dign tir (Electronic Library)"[22, tr.292]
‘Theo Philip Barker (1997), thư viện điện tử là thư viện mà ở đó có sử dụng rộng rãi máy tính và các phương tiện hỗ trợ khác để xử lý và khai thác tài liệu Tác giả nhắn mạnh đặc trưng của thư viện điện tử là sử dụng phô biến các phương tiện điện tử trong lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin Theo ông, trong thư viện điện tử, ngoài ấn
phẩm điện tử vẫn còn tổn tại cả tài liệu truyền thống
Như vậy, thư viện điện tử là thư viện có cả tài liệu điện tử và tài liệu truyền thống nhưng môi trường chủ yếu là các tài liệu điện tử, được cấu trúc nhằm cung cấp
thông tin thông qua các máy tính và các mạng viễn thông
“Có thể nói thư viện điện tử là một hệ thống thông tin tự động hóa mà ở đó
người ta có thể thu thập, xử lí, lưu trữ, tìm kiếm và phô biến các tài liệu dưới dạng số
hóa thông qua các phương tiện của công nghệ thông tỉn và truyền thông”[22, tr.293]
* Thư viện số
Theo quan diém của Liên đoàn Thư viện số thế giới (1993) '“Thư viện số là các
tổ chức cung cấp tài nguyên, gồm các nhân viên chuyên biệt giúp lựa chọn, tô chức, cung cấp khả năng truy xuất thông minh, chỉ dẫn, phân phối, bảo quản tính toàn vẹn và sự thống nhất của các bộ sưu tập theo thời gian để đảm bảo sao cho chúng luôn sẵn có để truy xuất một cách đễ dàng và kinh tế nhất đối với một cộng đồng người dùng hoặc một nhóm cộng đồng người dùng”
Trang 18
1.1.2 Sự cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện Ứng dụng CNTT trong hoạt động TT ~ TV là tập trung vào việc lưu trữ, tạo ra các sản phẩm thông tin, tô chức các dịch vụ thông tin và phô biến thông tin Những kết quả đạt được của các cơ quan TT - TV cũng đã chứng minh tầm quan trọng và tiềm năng khi ứng dụng CNTT
Đối với thư viện
~ Tạo thuận lợi cho việc mượn liên thư viện ~ Giảm sự trùng lặp trong quá trình bỗ sung ~ Tránh sự trùng lặp trong quá trình biên mục
~ Tối ưu hóa việc sử dụng nhân lực và các nguồn lực khác nhau
~ Chia sẻ nguồn lực thông tin: với việc áp dụng các chuẩn trong việc xử lý, tô chức và xây dựng dữ liệu sẽ giúp các cơ quan thông tin thư viện có thể liên thông chia
sẻ thông tin, đặc biệt là các nguồn thông tin điện tử có thê trao đồi trực tiếp trên mạng
~ Tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí trong quá trình hoạt động ~ Nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của các cơ quan TT-TV
~ Tăng cường hạ tầng cơ sở thông tin trong quốc gia, trong khu vực và quốc tế
Đối với cán bộ thư viện
Mọi cán bộ thư viện (TV) làm việc ở các công đoạn của dây truyền thông tin tư
liệu như: bổ sung, biên mục, lưu thông, mượn liên thư viện, lưu trữ, tra cứu đều
được hưởng lợi nhờ việc ứng dụng CNTT, cụ thé: + Cải thiện việc ra quyết định của cán bộ TV + Bồ sung kiến thức và kĩ năng làm việc mới
+ Cải thiện hình ảnh TV nhờ sự phát triển của công nghệ
Trang 19
Đối với người dùng tin
~ Tiết kiệm thời gian, công sức của NDT trong quá trình khai thác, tìm kiếm
thông tin Điều đó sẽ thúc đây quá trình sản xuất, học tập, nghiên cứu khoa học, của
toàn xã hội
~ Nhận được đầy đủ, chính xác và nhanh chóng thông tin về tài liệu ở mọi lĩnh
vực dưới sự hỗ trợ của các công cụ, phương tiện tra cứu thông tin hiện đại ~ Sử dụng tốt hơn nguồn thông tin qua việc cải thiện truy cập
~ Tạo khả năng tiếp cận và sử dụng ngang nhau về mọi thông tin của tài liệu cho các đối tượng ở những vùng khác nhau ở trong nước cũng như khu vực và trên thế giới
1.1.3 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thu viện
* Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tỉn thư viện là tập trung vào việc lưu trữ, tạo ra các sản phẩm thông tin, tổ chức các dịch vụ thông tin và phô biến thông tin Những kết quả đạt được của các cơ quan thông tin, thư viện cũng đã chứng minh tầm quan trọng của nội dung ứng dụng CNTT đó là:
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan thông tỉn thư viện như: đáp
ứng tốt nhu cầu thông tin, nâng cao hiệu quả trong công việc, rút ngắn thời gian đáp
ứng nhu cầu tin, nhanh chóng trong việc lựa chọn bổ sung tài liệu, xử lý tài liệu và phục vụ tải liệu cho người dùng tin
- Tiết kiệm thời gian, kinh phí để thực hiện các công tác bảo quản, xử lý tại liệu, giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ của các cơ quan thông tin thư viện
Trang 20thông tin thư viện tiến tới cung cấp những thông tin ở dạng tri thức, giảm thiểu các thông tin mang tính thư mục, tăng cường các thông tin chứa nội dung và có định hướng cho NDT,
~ Chia sẻ nguồn lực thông tin: với việc áp dụng các chuẩn trong việc xử lý, tô chức và xây dựng dữ liệu sẽ giúp các cơ quan thông tỉn thư việ
có thê liên thông chia
sẻ thông tin, đặc biệt là các nguồn thông tin điện tử có thê trao đồi trực tiếp trên mạng * Xây dựng thư viện điện tử, thư viện số
Ứng dụng CNTT vào hoạt động TT-TV của Trung tâm TT-TV Trường ĐHSP HN cũng như những thư viện khác ở trong và ngoài nước là tiền đề, chất xúc tác để xây
dựng thư viện điện tử và đang trở thành xu hướng tắt yếu trong việc quản lí hoạt động
của các trung tâm TT-TV
Hầu hết các thư viện đại học tại Việt Nam đang nỗ lực bằng mọi nguồn lực ứng dụng CNTT để tiến hành xây dựng thư viện điện tử, thư viện số trong đó nhắn mạnh
toi:
- Ung dung trong việc số hóa nguồn lực thông tin tạo điều kiện cho việc truy nhập được bằng các thiết bị xử lý dữ liệu
~ Ứng dụng phần mềm vào tắt cả quy trình của thư viện như: bỗ sung, biên mục, kiểm soát lưu thông tài liệu, tổ chức mục lục công cộng trực tuyến,
+ Tạo điều kiện cho NDT có thể sử dụng các dịch vụ điện tử như gửi yêu cầu,
gia hạn, mượn qua mạng, tìm tin trực tuyến, truy nhập và khai thác các nguồn tin hiện có của thư viện cũng như với tới các nguồn tin liên kết
* Thiết lập công thông tin điện tử
Cổng thông tin điện tử - Portal là điểm truy cập tập trung và duy nhất; tích hợp
Trang 21người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu
Cổng thông tin điện tử mang lại nhiều tiện ích như: phân loại nội dung, tìm tội dung, tích hợp và liên kết nhiều loại thông tin, quản lý
kiếm và chỉ mục, quản lý
người dùng, khả năng bảo mật và cộng tác Đây là một bước tiến của website truyền thống, được phát triển và sử dụng nhiều những năm gần đây tạo điều kiện cho NDT tra cứu và tìm kiếm thông tin liên quan đến nhiều lĩnh vực
Tại trung tâm TT-TV Trường ĐHSP HN, những thông tin chung về chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tô chức của Trung tâm, nội quy thư viện, thời gian phục vụ, thư mục
thông báo sách mới, hướng dẫn tra cứu tài liệu, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm đều được đăng tải công khai trên công thông tin Đồng thời, cổng thông tin cũng là nơi liên kết tới các CSDL khác như: tailieu.vn, ProQuest giúp NDT dễ dàng tìm kiếm các thông tin, tài liệu chuyên ngành, phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học Ngoài ra, NDT cũng có thể trao đổi, hỏi đáp trên diễn đàn do Trung tâm quản lý
11.4 Điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin
1.1.4.1 Quan điểm, chi trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng - Nhà nước
Day la tiền đề về pháp lí được thể hiện ở 3 phương diện sau
Thứ nhất được thê hiện thông qua các chỉ thị, nghị quyết của Đảng - Nhà nước về CNTT và ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực nói chung và sự nghiệp TT-TV nói riêng như:
+ Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị vẻ đẩy? mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Quyết định 81/2001/QĐ-TTg triển khai Chỉ thị 58-CT/TW về đấy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tìn trong sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hoá
Trang 22+ Nghị định số: 72/2002/NĐ-CP ngày 06/8/2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thì hành Pháp lệnh Thư viện
+ Quyết định số: 10/2007/QĐ - BVHTT ngày 04 tháng 5 năm 2007 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thư viện Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,
Thứ hai là việc xây dựng, ban hành các kế hoạch, nghị định, quyết định, luật
về ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV
Thứ ba là cơ chễ, giải pháp của chính bản thân mỗi cơ quan TT-TV trong quá
trình ứng dụng CNTT như: kế hoạch, quy hoạch, mục tiêu, đề án, định hướng, chiến lược phát triển,
1.1.4.2 Nguôn tài chính
Để ứng dụng CNTT vào quá trình hoạt động, các cơ quan TT-TV nhất thiết phải có sự đầu tư lớn về tài chính Nguồn tài chính đó có thê lấy từ:
+ Ngân sách của nhà nước + Cộng đồng
+ Từ các tô chức quốc tế
+ Nguồn vốn tự có của các cơ quan TT-TV 1.1.4.3 Cơ sở hạ tằng công nghệ thông tin
Cơ sở hạ tầng thông tin là nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động của toàn bộ
hệ thống bao gồm các trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đôi thông tin số, mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính và
co sở dữ liệu Trong cơ quan TT-TV, cơ sở hạ tằng thông tin được thể hiện ở - Hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi
Trang 23+ Các thiết bị ngoại vi
Máy in là một thiết bị giúp tạo ra các bản tài liệu cứng và được lưu trữ trong các thiết bị điện tử Máy ¡n hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia la de đề chiếu lên một
trống từ, trống từ quay qua ống mực (có tính chất từ) đẻ mực hút vào trống, giấy chuyên động qua trống và mực được bám vào giấy, công đoạn cuối cùng là sấy khô
mực đề mực bám chặt vào giấy trước khi ra ngoài
AMáy quét là một thiết bị chuyên ánh sáng thành những mức tín hiệu số dạng 0 và 1 để máy tính có thể đọc được Nói một cách khác máy quét chuyển đổi dữ liệu dạng tương tự hình ảnh thành dữ liệu dạng số
Aáy đọc mã vạch: Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy
trên các bề mặt mà máy có thê đọc được Mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các
vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng Máy đọc mã vạch là thiết bị quét quang học đề có thể đọc được mã vạch
~ Hệ thống an ninh, giám sát
+ Cổng từ an ninh thư viện: Hiện nay, hầu hết các cơ quan TT-TV tô chức kho
theo hình thức kho mở tự chọn Vì vậy, công việc theo dõi, giám sát và bảo vệ tài sản của thư viện luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình ứng dụng CNTT và hiện đại hoá thư viện Thiết bị công từ an ninh thư viện được thiết kế bằng các công nghệ giám sát hiện
đại, có thê thu, phát các tần số nhằm bảo vệ tài liệu, thiết bị trong thư viện Ngoài ra còn
có lá từ, máy nạp - khử từ hỗ trợ quản lý giám sát
+ Camera giám sát: là một công cụ an ninh cần thiết cho thư viện để bảo vệ các
cơ sở vật chất, nguồn lực thông tin, giúp không gian thư viện an toàn dé NDT yén tâm sử dụng thư viện
- Hệ thông mạng LAN, đường truyền kết nói Internet,
Mạng cục bộ LAN là một hệ thống truyền thông tốc độ cao được thiết kế đề kết
Trang 24
Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thê được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau
Wifi (Wireless Fidelity) 1a
trên các thiết bị như điện thoại di động, máy tính xách tay và nhiều thiết bị điện, điện thống mạng không dây phổ biến được sử dụng tử tiêu dùng - Website
'Website có rất nhiều cách gọi như là trang web, trang thông tin mạng Cấu trúc của nó là một tập hợp các trang web bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash Mỗi website khi đưa lên Internet thường phải có tên miền như là một địa chỉ để cho khách hàng tìm đến và một dịch vụ hosting để lưu trữ dung lượng website
1.1.4.4 Phần mềm quản trị thư viện tích hợp
Trong quá trình ứng dụng CNTT tại cơ quan TT-TV, quan trọng nhất, cơ bản nhất là việc lựa chọn phần mềm quản trị thư viện tích hợp Có ba hướng tiếp cận khi lựa chọn phần mềm quản trị thư viện tích hợp [12]
- Tự phát triển các ứng dụng riêng rẽ - Hệ thống chìa khóa trao tay
- Dùng hệ quản trị thư viện tích hợp có sẵn
Để xác định được hướng tiếp cận, phần mềm đó cần đạt các tiêu chí về chuẩn CNTT va truyền thông và chuẩn nghiệp vụ thư viện:
Các tiêu chí về chuẩn công nghệ thông tin và truyền thông:
Công nghệ tiên tiến: giải pháp lựa chọn phải là giải pháp sử dụng công nghệ
tiên tiến
Khả năng mở rộng: hệ thông phải có khả năng mở rộng trong tương lai
Trang 25Tính bảo mật (Securiqy): hệ thông phải có tính bảo mật cao, có nhiều biện pháp bảo mật thông tin trên mạng, phải chống lại được các hành động phá hoại, lấy
cắp hay thay đồi thơng tin
An tồn đữ liệu: an toàn dữ liệu là một yêu cầu quan trọng đối với hệ thống
mạng, nó phải đảm bảo dữ liệu phải được bảo vệ tránh mắt mát, hư hỏng dữ
liệu Khi xảy ra mất mát, hư hỏng thì dữ liệu phải hoàn toàn được phục hồi lại
một cách nhanh chóng và đẩy đủ nhất
Giá thành: là một vẫn đề phải được coi trọng khi xây dựng hệ thống thông tin Giá thành của một mạng được tính trên nhiều phương diện: giá thành ban đầu, chỉ phí định kỳ, chỉ phí thay mới thiết bị, chỉ phí bảo dưỡng
Báo vệ đầu tư: đảm bảo khi nâng cấp và mở rộng hệ thống vẫn dùng được những thiết bị đã và đang sử dụng như máy tính, hệ thống cáp mạng, chương,
trình diéu khién
Tính tương thích: hệ thông phải có tính tương thích cao, cho phép chạy được tất cả những phần mềm thông dụng, cho phép nối ghép với các mạng khác trong hệ thống cũng như nối ra quốc tế khi có nhu cầu
Tính kế thừa: hệ thống phải có khả năng kế thừa từ những hệ thống cũ đang sử dụng hiện hành và sẵn sàng cung cấp khả năng kế thừa cho hệ thống sẽ được phát triển trong tương lai
Tính mêm dẻo: cho phép dễ dàng thay đôi kiến trúc, cho phép thay đôi được các phần mềm ứng dụng cũng như phần mềm hệ thống cho từng trạm làm việc
Các tiêu chí về chuẩn nghiệp vụ thư viện
Các chuẩn nghiệp vụ thư viện được tích hợp phải đảm bảo tính tương thích với các tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện của quốc tế và Việt Nam, phù hợp với điều kiện
'Việt Nam trong bồi cảnh hội nhập quốc tế Cụ thể:
- Hỗ trợ chuân MARC, hỗ trợ đồng thời nhiều khung phân loại ~ Có khả năng chuyển đổi CSDL
Trang 26ISO 2709, OCLC
~ Kiến trúc kho linh hoạt, có thể tạo nhiều cấu trúc kho, kiểu kho khác nhau,
phù hợp với cả kiến trúc kho đóng và kho mở ~ Lưu thông đa điểm [12]
1.1.4.5 Nguôn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố then chót có ý nghĩa quyết định đối với việc ứng dụng, và phát triên CNTT Đội ngũ cán bộ có trình độ CNTT là một trong những yếu tố quan
trọng cho việc vận hành một thư viện điện tử nhằm quản trị hệ thống mạng, quản lí,
vận hành tốt các quy trình công nghệ thư viện trên máy tính và thường xuyên làm việc trên môi trường mạng
Để ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện có hiệu quả, thư viện cần có đội ngũ cán bộ có đủ trình độ, năng lực và đảm bảo các kỹ năng sau:
Đối với cán bộ lãnh đạo
+ Nâng cao năng lực quản lý, có trình độ điều hành thư viện điện tử, phải nắm bắt được sự phát triển của hoạt động TT - TV dưới tác động của CNTT
+ Đánh giá được khả năng của TV khi ứng dụng CNTT để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp nhất
+ Sử dụng thành thạo ngoại ngữ và máy tính để có thê giao dịch, đối ngoại, điều
hành hoạt động của thư viện
Đối với cán bộ chuyên trách
+ Phải có trình độ chuyên môn về khoa học TT-TV, về CNTT
+ Có kiến thức va kỹ năng xử lý, bao gói thông tin
Trang 27+ Có khả năng phân tích, đánh giá NCT, đồng thời tư vấn, hướng dẫn va dao tao NDT để họ có kỹ năng nhất định khi tra cứu, khai thác và sử dụng thông tin
+ Có khả năng sử dụng thành thạo ít nhất 01 ngoại ngữ 1.1.5 Tiêu chí đánh giá
Thứ nhất: Tính hệ thống
Ứng dụng CNTT trong cơ quan TT-TV phải đảm bảo tính hệ thống, đây được coi là điều kiện cần và là quan trọng nhất để hoạt động TT-TV mang lại hiệu quả
Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua
lại nhau một cách có qui những
thuộc tính mới vượt trội, đảm bảo thực hiện mục tiêu và những chức năng của tổ chức Trong một hệ thống có nhiều bộ phận và nhiều phần tử hợp thành Giữa các bộ
phận và các phần tử đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại nhau một cách có qui luật Bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng như về chất của một phần tử ô hệ thống và ngược lại, nếu có
đều có thê làm ảnh hưởng đến phần tử khác của tồn
sự thay đơi về lượng cũng như về chất của hệ thống đều có thể làm ảnh hưởng đến các phần tử của hệ thống Các phần tử hợp thành một thê thống nhất, tạo ra tính chất ưu việt hơn hản từng phần tử tồn tại riêng lẻ không có, đây là tính trồi của hệ thống nhằm thực hiện những chức năng hay mục tiêu nhất định
Việc ứng dụng CNTT trong các tổ chức nói chung và trong cơ quan TT-TV nói riêng không có tính hệ thống, rời rạc, không đồng bộ giữa các yếu tố cầu thành và các công đoạn trong một quy trình thì hoạt động của các cơ quan TT-TV sẽ không thể có bước thay đổi về chất Tính hệ thống thê hiện trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, giữa phần cứng và phần mềm, giữa trang thiết bị với cơ sở dữ liệu và con người; giữa phục vụ và an toàn thông tin nhằm thực hiện việc biến đổi phương, thức hoạt động TT-TV chứ không đơn thuần chỉ sử dụng cho mục đích duy nhất là các công việc soạn thảo văn bản và dẫn đến sự lãng phí lớn
Trang 28Thứ hai: Tính ôn định
Nếu như tính hệ thống là điều kiện cần thì tính ôn định được coi là điều kiện đủ
để đánh giá hiệu quả ứng dung CNTT trong TV Nếu tính hệ thống đảm bảo sự tích hợp hướng mục tiêu trong hoạt động TV thì tính ổn định sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt động này, liên quan trực tiếp đến chất lượng các thiết bị CNTT
Tính hệ thống và tính ổn định có mối quan hệ biện chứng với nhau Đây là hai tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện
Tom lai, tính ôn định: là tiêu chí yêu cầu các phần tử trong hệ thống tương tác
với nhau hướng mục tiêu trong khuôn khô một chỉnh thể độc lập và ồn định trong điều kiện cụ thể nào đó
Thứ ba: Tỉnh hiệu quả
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động TT ~ TV phải đảm bảo tính hiệu quả như
năng suất lao động tăng nhưng cường độ lao động của cán bộ thư viện phải giảm; tần xuất phục vụ NDT tang phải tỉ lệ thuận với chất lượng sản phẩm va dich vu TT — TV ngày càng được đa dạng, nâng cao, hoàn thiện hơn
Năng suất lao động là thang đo khách quan, nếu không xác định được sự tăng trưởng của năng suất lao động thì điều đó đồng nghĩa với việc ứng dụng CNTT không thể coi là có hiệu quả
Thứ tư: Tính thân thiện
Phần mềm hệ thống khi ứng dụng CNTT vào hoạt động TT-TV phải được thiết kế giao diện than thiện, dễ dàng sử dụng đối với cả cán bộ thư viện và NDT Tính thân
thiện được hiểu như là:
- Dễ sử dụng đối với NDT và cán bộ thư viện - Than thiện với môi trường
- Sự tương thích giữa các thiết bị phần cứng - Sự tương thích giữa các phần mềm
Tinh than thiện cũng thể hiện ở sự phù hợp với hiện trạng và năng lực hiện có
về cơ sở vật chất, vốn tài liệu, nguồn nhân lực và “văn hoá” sử dụng tài liệu của bạn
Trang 29Thứ năm: Tĩnh an toàn và bảo mật thông tin
Thong tin là một tài sản vô cùng quý giá của bắt cứ tổ chức hay cá nhân nào Ai
có được thông tin cần thiết là đã có thể đạt được 50% sự thành công Chính vì vậy việc
trao đổi và giữ bí mật thông tin là một vấn đề rất quan trọng Tuy nhiên lại phát sinh những vấn đề mới, thông tin quan trọng nằm ở kho dữ liệu hay đang trên đường truyền
có thể bị trộm cắp, có thê bị làm sai lệch, bị giả mạo Nhu vậy, bên cạnh yêu cầu về
tính ổn định là tính an toàn va bảo mật của việc ứng dụng CNTT trong TV An toàn và
bảo mật về các nội dung thông tin: tài liệu, bạn đọc không bị tấn công, sao chép, theo
dõi, thay đổi bởi những chủ thê không có thâm quyền
Mục tiêu của An toàn và bảo mật thông tin gồm có bảo đảm bí mật thông tin, bảo đảm toàn vẹn (bảo tồn) thơng tin với người không được phép truy cập, bảo đảm xác thực nguồn gốc của thông tin, bảo đảm sẵn sàng cung cấp thông tin cho NDT có thâm quyền Dé bao đảm an tồn thơng tin, người ta sử dụng nhiều công cụ như mã hóa, giấu tin, chữ ký số, thủy vân ký, kiểm soát truy cập thông tin, tìm diệt Virus phá hoại thông, tin, khó khăn Tuy nhiên việc đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin tuyệt đối là công việc rất Thứ sáu: Tính mở:
Khi ứng dụng CNTT vào hoạt động TT-TV tính mở được xem xét để lựa chọn các phần mềm ứng dụng, phần mềm quản lý, phần cứng, thiết bị ngoại vi tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, đồng thời cho phép cài đặt các phần mềm khác khi xuất
hiện nhu cầu mới, mở rộng nhiều điểm truy cập, tìm kiếm, phạm vi và thời gian tìm
tài liệu
Tính mở cũng thể hiện trong công tác phục vụ NDT như tổ chức kho mở, công
tác tham khảo (reference), mục lục trực tuyến - online catalog với hệ thống đề mục
Trang 30Thứ bảy: Tính tiết kiệm
Da phan hoat động TT-TV đều là hoạt động phi lợi nhuận, phục vụ lợi ích của
cộng đồng đúng như chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Pháp lệnh thư viện Kinh phí cho hoạt động TT-TV là do ngân sách nhà nước cấp và ít được quan tâm, vì vậy kinh phí cho hoạt động TT-TV thường rất eo hẹp Từ đây tính tiết kiệm bao gồm tiết
kiệm kinh phí đầu tư, đầu tư một lần nhưng có thể sử dụng lâu dài Vì vậy việc tận
dụng tối đa công năng của các thiết bị, phần mềm, năng lực cán bộ cũng là một tiêu
chuẩn cần xem xét, đánh giá
1.2 Hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
12.1 Khái quát về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trường ĐHSP HN chính thức được thành lập ngày 11/10/1951 theo Nghị định của Bộ Quốc gia Giáo dục Song quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường lại được bắt đầu từ một sự kiện quan trọng, đó là ngày 10 tháng 10 năm 1945, tức là chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Ban Đại học Văn khoa tại Hà Nội, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là đào tạo giáo viên Văn khoa Trung học Một năm sau đó, ngày 8 tháng 10 năm 1946, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 194/SL thành lập ngành học Sư phạm, đào tạo giáo viên cho các bậc học cơ bản, trung học phổ thông, trung học chuyên khoa, thực nghiệm và chuyên nghiệp trong toàn quốc
Sự kiện thành lập Ban Đại học Văn khoa - tổ chức tiền thân của Trường DHSP
HN - mở ầu cho quá trình hình thành và phát triển của ngành sư phạm cách mạng, tÌ é
hiện sự quan tâm đặc biệt và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự
Trang 31tốt là những anh hùng vô danh " đã trở thành niềm tự hào và mục tiêu phấn đấu không biết mệt mỏi của lớp lớp các thế hệ cán bộ và sinh viên Nhà trường trong suốt quá trình xây dựng và phát triển
Trong quá trình phát triển, dù đã nhiều lần đổi tên: Trường Sư phạm Cao cấp, Trường ĐHSP HN I, Trường ĐHSP - ĐHQG Hà Nội và Trường ĐHSP HN như ngày nay, Nhà trường vẫn luôn đứng ở vị trí là trường Đại học Sư phạm đầu ngành, trọng điểm của ngành sư phạm cả nước Hàng chục vạn giáo viên các cấp, các chuyên gia giáo dục, trong đó có nhiều nhà hoạt động chính tri có uy tín, nhà khoa học, nhà văn,
nhà thơ nồi tiếng, mà tên tuôi của họ mãi làm rạng danh nền học vấn nước nhà Đó là các giáo sư Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Trần Văn Giàu, Cao Xuân
Huy, Phạm Huy Thông, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Lân hay nhà văn Nguyễn Khoa Điềm, nhà thơ Phạm Tiến Duật tất cả đã cống hiến và trưởng thành từ mái trường này Nhiều giảng viên của Trường là những chuyên gia đầu ngành có uy tín không chỉ trong nước, mà cả trong khu vực và trên thế giới Đến nay, trường đã có 70 giảng viên được phong học hàm Giáo sư, hơn 350 Phó Giáo sư, 33 Nhà giáo Nhân dân và 118 Nhà giáo Ưu tú
Hiện nay, trường có 1.153 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 721 giảng viên, 124 giáo viên và 308 chuyên viên và các ngạch khác (số liệu tính đến ngày 31-
12-2017) Hơn 1/3 số giảng viên có học vị Tiến sĩ và Tiến sĩ khoa học, số còn lại đều
đã có bằng Thạc sĩ chuyên ngành * Hoạt động đào tạo
Trường ĐHSP HN là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường sư:
phạm, là trung tâm lớn nhất về đào tạo giáo viên, nghiên cứu khoa học - đặc biệt là khoa học giáo dục của cả nước Sứ mạng của Trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trình độ đại học và trên đại học, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo
Trang 32
vai trò nòng cốt cho hệ thống các trường sư phạm trong việc đảo tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục, phát triển các chương trình đảo tạo, biên soạn chương
trình, giáo trình, sách giáo khoa, cho các bậc học, tư vấn các cấp quản lý xây dựng
chính sách giáo dục
Hiện nay, Trường có 23 khoa đào tạo và 2 bộ môn trực thuộc, bao gồm các khoa: Tốn - Tin, Cơng nghệ Thơng tin, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Sư phạm Kĩ thuật, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Việt Nam học, Giáo dục Chính trị, Tâm lí
Giáo dục, Quản lí
Giáo dục, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thẻ chất, Giáo dục Quốc phòng, Giáo dục Đặc biệt, Sư phạm Âm nhạc - Mĩ thuật, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Khoa Triếc học, Khoa Công tác Xã hội; các Bộ môn Tiếng Nga và bộ môn Tiếng
Trung Quốc Trường có 2 trường THPT trực thuộc: Trường THPT Chuyên và Trường “THPT Nguyễn Tất Thành
Ở bậc đào tạo đại học, cao đăng, Trường có 42 chương trình đào tạo hệ chính
quy, trong đó có 8 chương trình đào tạo chất lượng cao và liên kết nước ngoài; 22 chương trình đào tạo không chính quy
6
sau dai học có 46 chương trình đảo tạo thạc sĩ, 43 chương trình đào tạo tiến
sĩ và một số chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ liên kết với nước ngoài Trường là cơ sở đào tạo sau đại học đầu tiên ở Việt Nam
Đến nay, Trường đã và đang đảo tạo được 68 khóa đại học, 27 khóa cao học, 37 khóa nghiên cứu sinh với hơn 85.000 cử nhân khoa học, hơn 16.000 thạc sĩ đã tốt nghiệp và trên 1.200 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ
* Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Nghiên cứu khoa học
Trường ĐHSP HN là một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn, Trưởng có 2 viện nghiên cứu: Viện nghiên cứu sư phạm và Viện khoa học xã hội; 24 trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ và khoa học giáo dục trực thuộc
Trang 33Trường ĐHSP HN có quan hệ hợp tác với hơn 100 trường đại học và các tổ chức giáo dục thuộc 34 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều trường nôi tiếng của Nga, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Đức, Australia, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Bi Trường có các chương trình liên kết đào tạo quốc tế từ Cử nhân đến Thạc sỹ, Tiến sĩ và trực tiếp tham gia nhiều dự án giáo dục lớn do quốc tế tài trợ Trong những năm gần đây, hàng ngàn
lượt cán bộ của Trường đã đi trao đôi đào tạo, nghiên cứu khoa học ở nước ngoài và
hàng nghìn lượt các nhà khoa học, các chuyên gia, học sinh, sinh viên các nước đế công tác và học tập tại trường Trường đã tham gia tổ chức tốt nhiều hoạt động quốc tế
lớn, như Olympic Vật lý quốc tế lần thứ39, Đại hội thê dục thê thao sinh viên Đông Nam
Á lần thứ 13 Trường ĐHSP HN là một trong những đơn vị dẫn đầu toàn ngành về hoạt động hợp tác quc tế và đã được Bộ Giáo dụét Đảo tạo nhiều năm liền tặng bằng khen
1.2.2 Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1.2.2.1 Khái quát quá trình phát triển
Cùng với sự ra đời của Trường ĐHSP Hà Nội, đồng thời đề đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trung tâm TT-TV Trường được thành lập
Ngày 10.12.1993, theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, Trường ĐHSP HN là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, thời điểm này, Thư viện Trường là một phòng phục vụ bạn đọc trong Trung tâm TT-TV của Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày 12.10.1999, theo Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường được tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hả Nội và - trở lại tên là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Thư viện lúc này được chuyển thành Trung tâm TT-TV Trường 'ĐHSP HN (gọi tắt là Trung tâm)
Từ khi thành lập đến năm 1971, Thư viện trực thuộc Phòng Giáo vụ trường, hoạt
động của Thư viện gắn liền với hoạt động của các Khoa Từ sau năm 1971, Thư viện
được tách ra thành một đơn vị riêng trực thuộc Ban Giám hiệu Từ đây, Thư viện mới dần ôn định và xây dựng được một cơ cấu tơ chức hồn chỉnh
Trang 34mục tiêu đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường ĐHSP HN qua từng giai đoạn phát triển
Từ khi thành lập, Trung tâm TT-TV đã ứng dụng CNTT vào công tác quản lí
nguồn tài liệu bằng việc sử dụng phần mềm CDS/ISIS Đặc biệt từ năm 2005 đến nay,
với nguồn vốn từ dự án giáo dục đại học Quick B, Thu viện đã sử dụng phần mềm Libol 5.5 vào trong công tác Bỗ sung, Biên mục, Lưu thông, Quản li ban doc, An
phẩm định kì Cùng với đó là việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào công tác biên
mục Đó là các tiêu chuân khô mẫu MARC 21 Đến nay Thư viện đã xây dựng được
một cơ sở dữ liệu (CSDL) thư mục với hơn 100.000 biểu ghi các loại, quản lí tích hop các dạng tài liệu bao gồm: sách chuyên khảo, bài trích tạp chí, luận án, luận văn, kỉ yếu, đề tài nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên trong trường Toàn bộ các biểu ghi được áp dụng theo đúng các tiêu chuẩn quốc tế về công tác biên mục Dự kiến theo kế hoạch trong năm học 2017 — 2018, song song với việc sử dụng phần mềm Libol 5.5, Thư viện sẽ tiến hành nghiên cứu ứng dụng phần mềm Dspace vào việc
quản lí nguồn tài liệu số hiện có Đây là điều kiện tiền đề cho việc quản lí và khai thác nguồn tài liệu đạt hiệu quả cao
1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
* Chức năng của Trung tâm
Trung tâm có các chức năng: Văn hóa, giáo dục, thông tin và giải trí thong qua
việc nghiên cứu, thu thập, bổ sung, xử lí, cung cấp tài liệu về các lĩnh vực khoa học cơ
bản, khoa học giáo dục và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Tổ chức tốt các hình
thức phục vụ bạn đọc để cán bộ, giảng viên, sinh viên khai thác một cách có hiệu quả vốn tư liệu, góp phần phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường DHSP HN trong giai đoạn mới
* Nhiệm vụ của Trung tâm
Trang 35- Tham mưu, lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho Ban Giám hiệu về công tác
thông tin - tư liệu, nâng cấp bô sung các phương tiện, tài liệu trên cơ sở kế hoạch đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được duyệt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Trường
- Thu thập, bổ sung, trao đôi và xử lí tài liệu nhằm cung cấp những thông tin cần
thiết phục vụ nhu cầu tra cứu, tìm tin của bạn đọc
~ Tổ chức, sắp xếp, lưu trữ và bảo quản tốt nguồn tài liệu của trường
- Xây dựng hệ thống tra cứu, tìm tin theo phương pháp truyền thống và hiện đại, làm tốt công tác phục vụ và phô biến thông tin
~ Thu nhận đẩy dủ tài liệu nộp lưu chiểu từ Nhà xuất bản ĐHSP HN, các luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các kỉ yếu hội nghị, hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp,
- Nghiên cứu các vấn đề về khoa học TT-TV, ứng dụng những thành tựu khoa
học kĩ thuật mới vào xử lí tài liệu, thông tin và phục vụ nhu cầu thông tin ngày càng cao của bạn đọc
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thư viện và trang bị kĩ năng khai thác thông tin cho đông đảo bạn đọc của trường
- Xây dựng quy chế hoạt động và các nội quy của Trung tâm nhằm quản lý tốt nguồn lực thông tin
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ nhằm trao đôi kinh nghiệm va chia sé nguồn lực thông tin với các trường đại học, các tổ chức, các cơ quan thơng tin trong và ngồi nước
1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Thư viện
Trang 36~ Tổ Nghiệp vụ - Tin học: gồm phòng bổ sung, phòng biên mục, phòng làm thẻ, phòng máy chủ, phòng Internet 1, phòng Internet 2, phòng Multimedia
- Tổ Phục vụ: gồm phòng đọc sách (kho đóng); phòng đọc sách, tài liệu tra cứu (kho mở); phòng đọc báo, tạp chí, luận án (kho đóng); phòng đọc báo tạp chí (kho mở); phòng mượn giáo trình và phòng mượn tham khảo
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Trung tâm Thông tin - Thư viện TÔ NGHIỆP VỤ - TIN HOC | TO PHUC VU | P Bổ sung P Máy chữ P.Dgcsich |, | P Đọc báo, tạp (kho đóng) chí (kho mở) P Biên mục P Internet 1 P Tra cứu P Giáo trình (kho mở) Internet 2 P Đọc Tạp chỉ LA (kho đóng) P.M edi
1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tỉn
* Người dùng tin: là một người hoặc một nhóm người có nhu cầu tin, sử dụng sản phẩm và dịch vụ của cơ quan thông tin, thư viện Họ là chủ thể của nhu cầu tin
Trang 37dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, họ có ý kiến phản hồi, đánh giá chất lượng, sản phẩm và dịch vụ thông tin
NDT là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin, là đối tượng phục vụ của
công tác thông tin tư liệu Trên quan điểm hệ thống, NDT đóng vai trò kép: vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ta thông tin mới
NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin Họ như là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin Vai trò đó thể hiện trên các mặt sau:
~ NDT luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin
~ NDT tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây truyền thông tin Họ biết các nguồn thông tin và có thê thông báo hoặc đánh giá các nguồn thông tin đó Họ có thể tham gia vào việc hiệu chỉnh các hoạt động kĩ thuật như xây dựng ngôn ngữ tư
liệu, xác định cấu trúc của các bộ phiếu Họ tham gia vào việc mô tả nội dung, hình thành chiến lược tìm tin và đánh giá các kết quả tìm được
~ NDT cũng tham gia sản sinh ra thông tin mới, tham gia vào các dòng thông tin bằng tiếp xúc cá nhân
Tom lai, NDT là thành phần yếu tố thiết yếu của mọi tổ chức thông tin, họ là
yếu tố năng động trong hoạt động của một trung tâm thông tin
Thành phần NDT của Trung tâm rất đông đảo, đa dạng và phong phú, có
thể được chia thành 3 nhóm chính sau
~_ Nhóm 1: Người dùng tin là cắn bộ quản lí, lãnh đạo
Trang 38Nhóm NCT này có chuyên môn vừa rộng, vừa sâu về nhiều lĩnh vực, do vậy NCT của họ rất đa dạng về hình thức, nội dung và mức độ thông tin, song tính chất
thông tin phải kịp thời, chính xác, cô đọng, lôgie Tại Trường DHSP HN nhóm NDT này có trình độ chuyên môn cao, phần lớn có học vị tiến sĩ, vì vậy những thông tin mà họ cần được cung cấp và thông tin phản hồi là những thông tin có giá trị cần được Trung tâm khai thác triệt để phục vụ cho công tác phát triển nguồn tin và tài liệu kịp thời nhằm đáp ứng NCT của họ, phục vụ cho việc ra quyết định trong công tác điều hành của Nhà trường Như vậy nhóm NDT là cán bộ quản lí, lãnh đạo thường có NCT về những vấn đề có tính chất tổng hợp, được đánh giá và tích hợp từ nhiều nguồn tin
~_ Nhóm 2: Người dùng tin là cắn bộ giảng dạy, nghiên cửu
Cán bộ giảng dạy là những người có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo dục đào tạo của cả hệ thống giáo dục Nhóm NDT này có trình độ chuyên môn sâu và cao Họ là những người có ảnh hưởng tích cực tới công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước, họ vừa là người tiếp cận thông tin vừa là người chuyển giao thông tin thông qua công tác giảng dạy
Tại Trường ĐHSP HN nhóm NDT này có trình độ trên đại học và khả năng sử dụng các loại tài liệu, thông tin ở nhiều ngôn ngữ khác nhau Họ có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt, cung cấp những chỉ dẫn, thông tin về tài liệu, định hướng
các nguồn tin mà sinh viên, học viên phải tự tìm kiếm, tự nghiên cứu đề phục vụ cho
môn học, thảo luận nhóm hay trả bài tập Vì vậy những thông tin mà nhóm NDT này
cung cấp, phản hồi tới Trung tâm là vô cùng quan trọng giúp cho việc cập nhật các nguồn tin, tài liệu mới phục vụ cho quá trình giảng dạy nghiên cứu của giảng viên và
sinh viên
Trang 39Nhóm NDT này có khuynh hướng sử dụng tài liệu hiện đại nhiều hơn bởi giá trị thông tin, tính cập nhật, đáp ứng sự thay đổi của khoa học kĩ thuật và công nghệ: Nội dung thông tin được cung cấp phải được cập nhật, đầy đủ, chính xác, ngắn gọn - Nhém 3: Người dùng tin là học viên, sinh viên và học sinh
NDT thuộc nhóm này phần lớn là sinh viên, học viên cao học và một số ít là
học sinh phô thông các khối chuyên của trường Ngoài ra còn có một số sinh viên, học viên cao học ngoài trường có nhu cầu sử dụng tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học và làm khoá luận, bài tập như sinh viên các trường Đại học Sư phạm 2, Đại học Thủ đô, Đại học Thái Nguyên, Đại học Vinh,
Đây là nhóm NDT đông nhất và có nhu cầu thông tin đa dạng Không thể phủ nhận một điều rằng việc học trên giảng đường là chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu học
hỏi của mọi học viên cao học, sinh viên và học sinh, vì thế việc đến thư viện đề trau
dồi kiến thức là rất quan trọng và cần thiết
Nhóm NDT này cần những tài liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực tự nhiên, lịch
sử, xã hội, các tài liệu chuyên ngành để phục vụ nhu cầu hiểu biết và yêu cầu học
tập theo chương trình đào tạo của nhà trường NCT của họ gắn với chương trình học tập hàng năm và trong từng thời điểm cụ thể, nhóm NDT này luôn chiếm wu thé tai Trung tâm Đặc biệt, trong vài năm trở lại đây, cùng với những điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như những yêu cầu đôi mới về nội dung và phương pháp giảng dạ nhóm NDT này đã tăng lên đáng kê Trình độ học vấn của nhóm này thấp hơn so với nhóm l và nhóm 2
Hiện nay trung tâm TT-TV Trường ĐHSP HN đang phục vụ khoảng hơn 14.000 bạn đọc của nhóm NDT này Việc ứng dụng CNTT vào quy trình lưu thông tài liệu, quản lí NDT thông qua phần mềm thư viện điện tử Libol 5.5 cùng với sự nhiệt tình, năng động của cán bộ thư viện thì đa phần NCT của NDT đã được đáp
ứng Đặc biệt là đối với NDT là các bạn học viên, sinh viên của trường ngoài muốn
Trang 40nhanh chóng, đáp ứng kịp thời thông qua phân hệ Quản lí bạn đọc trên phần mềm Libol 5.5
* Nhu câu tin: là những đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin, nhằm duy trì hoạt động sống của con người Nghiên cứu
NCT là nỈ In dạng về nhu cầu thông tin và tài liệu của NDT, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp cụ thể và phù hợp để cung cấp thông tin hoặc tài liệu cho họ NCT thay đổi tuỳ
theo công việc và nhiệm vụ mà NDT phải nghiên cứu thực hiện Đê xác định rõ NCT
của NDT, cơ quan thông tin cần nắm được: lĩnh vực quan tâm,
i dung thông tin, mục đích sử dụng, ai sử dụng, loại tài liệu thích hợp, hình thức cung cắp thông tỉn, thời hạn đáp ứng NCT, mức độ cấp bách của yêu cầu tin
Nghiên cứu đặc điểm NCT của NDT là công việc không thể thiếu ở bất kì cơ quan thông tin thư viện nào Trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học với số phiếu phát ra là 300 phiếu và thu về 290 phiếu hợp lệ (đạt 96,6%) Việc phân tích kết quả phiếu điều tra đã giúp thống kê các nhom NDT, mức độ thường xuyên sử dụng các sản phẩm/dịch vụ, lĩnh vực tài liệu NDT quan tâm, loại hình tài liệu NDT thường sử dụng, cách thức tìm tin và mức độ đáp ứng nhu cầu tin của Trung tâm
* Như câu tin về loại hình tài liệu
Nhu cầu tin về từng loại hình tài liệu của các nhóm NDT tại Trung tâm lại có