TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ---***---BÀI THẢO LUẬNPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHL
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ VÀ
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
-*** -BÀI THẢO LUẬN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNHLỰA CHỌN CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC THƯƠNG MẠI Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thu ThủyNhóm thực hiện: Nhóm 03
Đặng Đình Đông Lê Xuân HạNguyễn Hoàng Giang Lương Đức Hiển Phạm Minh Giang Nguyễn Ngọc HiểnTrần Thị Hà Giang Đỗ Trung Hiếu Hoàng Long Giáp Nguyễn Đức HiếuLớp học phần: 232_SCRE0111_10
HÀ NỘI - 2024
Trang 21.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Tổng quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 2
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới 2
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước 3
1.3.3 Khoảng trống nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.5 Giả thuyết nghiên cứu 5
1.6 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
1.6.1 Đối tượng nghiên cứu 6
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu 6
1.7 Phương pháp nghiên cứu 6
1.8 Ý nghĩa của nghiên cứu (Mục đích của nghiên cứu) 7
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
2.1 Các khái niệm liên quan 7
2.1.1 Khái niệm về chuyên ngành 7
2.1.2 Khái niệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành 7
2.2 Cơ sở lý thuyết 7
2.2.1 Lý thuyết Hành vi hoạch định (TPB - Theory of Planned Behavior) 7
2.2.2 Thuyết tự quyết của Deci và Ryan (self-determination theory) 8
Trang 32.2.3 Thuyết hai nhân tố của Herzberg (Herzberg’s Motivation-Hygiene
Model – Two Factor Theory of Motivation) 10
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 11
3.2 Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu 11
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu 11
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 11
3.2.3 Xây dựng thang đo nghiên cứu 11
3.3 Công cụ, quy trình phân tích và xử lí dữ liệu 11
3.3.1: Phương pháp phân tích 11
3.3.2: Quy trình phân tích 11
3.3.3 Công cụ 11
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
4.1 Phân tích kết quả nghiên cứu định lượng 11
4.2 Phân tích thống kê mô tả 12
4.2.1: Thống kê mô tả mẫu 12
4.2.2 Thống kê mô tả thang do 12
4.3 Kiểm định Cronbach’s Alpha 12
4.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 12
4.5 Phân tích tương quan pearson 12
4.6 Phân tích hồi quy đa biến 12
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 12
5.1: Kết luận 12
5.2: Kiến nghị, đề xuất giải pháp: 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
PHỤ LỤC 14
Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn 14
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát 16
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC VIẾT TẮT
Trang 6PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, đó là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững Nó mang lại cho con người những kiến thức hữu ích, giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và đồng thời tăng cường thu nhập cho lao động Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng hệ thống giáo dục trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thiếu sót không tìm ra hướng giải quyết Chương trình học tại các trường Cao đẳng và Đại học đôi khi quá nặng nề đối với sinh viên, một số môn học không phù hợp với nội dung chương trình, và một số ngành đào tạo không đảm bảo rằng sinh viên sẽ có nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường mà không biết mình sẽ làm gì, và một số ngành nghề đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của xã hội Một trong những vấn đề chính là thiếu sự liên kết giữa giáo dục và thực tế Kết quả là có sự chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường lao động, khi mà có người học không có nghề nghiệp trong khi có các ngành nghề khác đang thiếu nhân sự Điều này phần lớn là do hướng nghiệp và lựa chọn ngành nghề của sinh viên không được thông tin rộng rãi và thiếu tính ứng dụng Điều cần được tập trung giải quyết là làm thế nào để đưa ra quyết định chọn nghề phù hợp với nhu cầu và khả năng của sinh viên, cũng như đáp ứng đúng nhu cầu của xã hội về lao động chất lượng.
Nhận thức sâu rộng về thách thức đó, chúng tôi, đội ngũ sinh viên năm thứ hai tại Đại
học Thương mại, đã quyết định tập trung nghiên cứu về đề tài "Phân tích các yếu tốảnh hưởng đến quyết định chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thươngmại." Ý tưởng nghiên cứu này là điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên tại Trường ĐH Thương Mại Nghiên cứu này sẽ giúp hiểu rõ quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về tiêu chí và yếu tố quyết định trong việc chọn chuyên ngành học
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: là khám phá, xác định, và đánh giá tác động của các yếu tố
then chốt đối với quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương mại Dựa trên những kết quả thu được từ nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề xuất các giải
Trang 7pháp và khuyến nghị có thể hỗ trợ sinh viên cũng như nhà trường Điều này nhằm mục đích cải thiện hiệu suất quyết định nghề nghiệp và tăng cường trải nghiệm học tập của sinh viên.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định rõ vấn đề nghiên cứu là xác định những yếu tố gì đóng vai trò trong quyết định của sinh viên Đại học Thương Mại khi chọn chuyên ngành.
- Phát triển một mô hình nghiên cứu linh hoạt nhất để phản ánh chính xác sự ảnh hưởng của các yếu tố này đối với quyết định của sinh viên.
- Tập trung vào việc khám phá và đi sâu vào những yếu tố nào đang có tác động đáng kể đối với lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Đại học Thương Mại - Dựa trên kết quả của nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu thực tiễn, bài nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng cơ sở để đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập
- Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ đưa ra những lời khuyên giúp cải thiện công tác tư vấn tuyển sinh của trường, hướng tới mục tiêu làm cho quá trình này trở nên hiệu quả hơn trong tương lai.
1.3. Tổng quan nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
1.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới.
- Jeri Mullins Begss, John H.Bantham, Steven Taylor (2009), “Distinguishing the factors influencing college students' choice of major” cho rằng: Nếu sinh viên chọn ngành học dựa trên thông tin không chính xác, lợi ích của sự lựa chọn sẽ mất đi Mặc dù thông tin trên Internet nhiều, nhưng vẫn còn nghi vấn về sự quan tâm, tin tưởng, và khả năng lựa chọn sử dụng thông tin của sinh viên để ra trong quyết định về tương lai - “Introduction to Theory and Research”, Reading, MA: Addison - Wesley Hossler, D.and Gallagher, K., 1987, Studying college choice: “A three-phase model and implicationsfor policy makers College and University”, Vol 2 207-21 Mô hình của Hossler và Gallagher (1987) tập trung vào quá trình lựa chọn trường của học sinh và bao gồm ba giai đoạn quan trọng: giai đoạn khuynh hướng, giai đoạn tìm kiếm và giai đoạn chọn Mô hình này xem xét ảnh hưởng đến ý định chọn trường thông qua ba nhóm yếu tố chính: yếu tố cơ bản của học sinh (như khả năng cá nhân), yếu tố gia đình (như thu nhập gia đình), và yếu tố giáo dục và định hướng từ gia đình Trong mô hình
Trang 8này, "quá trình xử lý thông tin" không chỉ là một khía cạnh tự nhiên của quyết định chọn trường, mà còn phản ánh tính cách và thái độ của học sinh Đồng thời, nó được hình thành dựa trên nền tảng lâu dài do gia đình và xã hội cùng tạo dựng.
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước.
- Mai Thị Việt Thắng (2008) thảo luận về các lý thuyết về tư vấn hướng nghiệp trong bài viết "Các lý thuyết về tư vấn hướng nghiệp," được xuất bản trên Tạp chí Tâm lý học, Số 7, trang 112 Thắng nhấn mạnh lại quan điểm của Holland rằng hầu hết môi trường làm việc phù hợp với các loại nhân cách đã được liệt kê Con người thường tìm kiếm môi trường làm việc nơi họ có thể thể hiện các đặc điểm nhân cách và tránh xa những môi trường không phù hợp với đặc điểm của họ.
- TS Nguyễn Thị Nhân Hòa, ThS Đỗ Thị Hồng Liên, ThS Nguyễn Thị Lan Anh (2021) “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI” thấy sự khác biệt quan trọng giữa các nhóm học sinh theo ngành học và nghề nghiệp của người mẹ trong việc đánh giá ý kiến người xung quanh và các đặc điểm nghề nghiệp So sánh giá trị trung bình lựa chọn của sinh viên cũng chỉ ra rằng, các yếu tố như đánh giá về đặc điểm nghề nghiệp trong tương lai và sự phù hợp của chuyên ngành với năng lực, sở thích cá nhân đều đóng vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn ngành học Những kết quả này có tầm quan trọng đặc biệt khi đánh giá vai trò của từng yếu tố trong quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên Khoa Quốc tế và giáo dục đại học nói chung.
1.3.3 Khoảng trống nghiên cứu.
Từ các tài liệu nhóm tổng hợp được cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn ngành học của sinh viên Các yếu tố khác nhau đều có mức độ ảnh hưởng nhất định đến ý định lựa chọn của sinh viên Một số yếu tố chiếm ưu thế có thể kể đến như: sự hấp dẫn của ngành học và các cơ học việc làm trong tương lai, hay do sở thích của sinh viên, thậm chí là sự định hướng của gia đình, bạn bè, thầy cô của sinh viên … Thực tế có thể thấy đã có rất nhiều nghiên cứu về việc lựa chọn ngành học của sinh viên nhưng các nghiên cứu này hầu hết được thực hiện ở nước ngoài hay những trường Đại học khác trên cả nước với điều kiện khác rất nhiều so với Trường Đại học Thương mại.
Trang 9Ví dụ như: Jeri Mullins Begss, John H.Bantham, Steven Taylor (2009), “Distinguishing the factors influencing college students' choice of major” đưa ra khá đầy đủ về các nhân tố nhưng chưa đánh giá đầy đủ khả năng nhận thức và điểm mạnh của sinh viên theo yêu cầu của chuyên ngành Cũng chưa xác định được cách giải quyết vấn đề này.
+ TS Nguyễn Thị Nhân Hòa, ThS Đỗ Thị Hồng Liên, ThS Nguyễn Thị Lan Anh, ”CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀNH HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA QUỐC TẾ - ĐẠI HỌC” Nhóm nghiên cứu cho thấy các yếu tố như sở thích, sự phù hợp với năng lực bản thân, cơ hội việc làm và thu nhập cao sau khi tốt nghiệp có sự ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuyên ngành của sinh viên của khoa quốc tế đại học quốc gia nói riêng và sinh viên trên trường đại học khác nói chung + Hay nghiên cứu của Changhui Kang, 2004 “University Prestige and Choice of Major Field: Evidence from South Korea” Nghiên cứu cho thấy uy tín của một trường đại học có tác động đáng kể đến việc họ lựa chọn ngành học chính ở trường đại học Đồng thời cho rằng việc có việc làm ở các công ty lớn là quan trọng hơn chứ không phải là vấn đề thu thập.
Qua quá trình tham khảo và tìm hiểu, nhóm nghiên cứu đã có sự tiếp thu và kế thừa yếu tố về: Sự hấp dẫn về ngành học và sở thích, năng lực của sinh viên Và nhóm thấy rằng một số bài nghiên cứu trước đó có đề cập đến chưa có sự tìm sâu về yếu tố: Sự ảnh hưởng từ trải nghiệm học tập từ quá khứ.
Vì thế, bài nghiên cứu sẽ đi vào kiểm chứng 5 yếu tố chính tác động đến sự lựa chọn ngành học của sinh viên Trường đại học Thương mại, bao gồm:
• Sự hấp dẫn của ngành học (nhận thức về ngành học)
• Sở thích và Năng lực sinh viên ( tập trung sâu vào cá nhân sinh viên)
• Sự định hướng của thầy cô, gia đình, bạn bè ( kế thừa từ các nguyên cứu trước) • Cơ hội tương lai ( Việc làm, tiền lương Cơ hội đào tạo liên thông)
• Sự ảnh hưởng từ trải nghiệm học tập từ quá khứ ( yếu tố mới)
1.4. Câu hỏi nghiên cứu.
Nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề trên, bài nghiện cứu khoa học được thiết kế để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây.
- Về câu hỏi nghiên cứu tổng quát.
Trang 10+ Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên Trường Đại Học Thương Mại?
+ Và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên như thế nào với vấn đề? - Câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
+ Sự hấp dẫn của các ngành học có phải là yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngành đó của sinh viên hay không?
+ Sở thích cá nhân và năng lực của sinh viên có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên không?
+ Cơ hội việc làm tương lai, cũng như thị trường lao động có ảnh hưởng đến quyết định chọn ngành của sinh viên không?
+ Liệu có sự ảnh hưởng từ sự định hướng của thầy cô, gia đình, bạn bè đến quyết định chọn ngành của sinh viên không?
1.5 Giả thuyết nghiên cứu.
*Giả thuyết nghiên cứu:
-Sự hấp dẫn của chuyên ngành có tác động đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên.
-Sở thích cá nhân có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên -Cơ hội việc làm có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên -Đối tượng tham chiếu có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên -Cơ hội đào tạo liên thông có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên -Tố chất có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên
-Xung đột dự kiến có tác động đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên
Trang 11Mô hình nghiên cứu lý thuyết
1.6 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.1.6.1 Đối tượng nghiên cứu.
Xác định rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngành của sinh viên trường Đại học Thương Mại
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tập trung thu thập ý kiến của sinh viên tại trường Đại học Thương Mại - Thời gian: 02/2024 – 03/2024
1.7 Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Nghiên cứu khám phá dữ liệu thứ cấp từ cơ sở lý thuyết
Trang 12+ Khảo sát 250 sinh viên từ năm 1 đến năm 4 của trường Đại học Thương Mại Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn các biến đo lường, phương pháp thống kê, phương pháp hồi quy đối với từng nhóm chỉ tiêu thu được từ cuộc khảo sát, phần mềm SPSS được dùng để xử lý số liệu.
1.8 Ý nghĩa của nghiên cứu (Mục đích của nghiên cứu).
- Đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường đại học thương mại.Từ đó giúp nhà Trường hiểu rõ hơn về những yếu tố mà sinh viên xem xét khi lựa chọn chuyên ngành, từ đó giúp các nhà giáo dục và quản lý trường học đưa ra các quyết định hợp lý hơn.
* Cải thiện chất lượng giáo dục: Khi biết được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên, các trường đại học có thể tập trung cải thiện những yếu tố đó, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.
* Phát triển chương trình học: Các trường đại học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu để phát triển hoặc điều chỉnh các chương trình học, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của sinh viên.
* Định hướng cho các nghiên cứu sau này: Nghiên cứu này cũng có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này về vấn đề lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trong các trường đại học khác.
Trang 13PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm liên quan 2.1.1 Khái niệm về chuyên ngành
2.1.2 Khái niệm về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyênngành
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết Hành vi hoạch định (TPB - Theory of Planned Behavior)
Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen được phát triển và cải tiến từ Lý thuyết hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action – TRA) của Ajzen & Fishbein năm 1975 TPB được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội để dự đoán hành vi con người (Phạm T.T Uyên, Phan Hoàng Long, 2020) Trong nghiên cứu này, mô hình lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB – Theory of Planned Behavior) của Icek Ajzen (1991) được vận dụng để lý giải các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chuyên ngành của sinh viên trường Đại học Thương mại TPB được áp dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu về tâm lý và hành vi con người Lý thuyết này cho rằng, mỗi chúng ta đều có ba niềm tin để thực hiện một hành vi có chủ đích, bao gồm:
Thái độ của cá nhân đối với hành vi: Đây được hiểu là mức độ đánh giá tích cực
hay tiêu cực của một cá nhân đối với việc thực hiện một hành vi Thái độ thường được hình thành bởi niềm tin của cá nhân về hệ quả của việc thực hiện một hành vi cũng như kết quả của hành vi đó
Niềm tin theo chuẩn mực chung và quy chuẩn chủ quan: Điều này phản ánh sự ảnh
hưởng yếu tố xã hội đến niềm tin của một cá nhân về một hành vi nào đó Theo lý thuyết chiều văn hóa của Hofstede, nền văn hóa Việt Nam được coi là nền văn hóa tập thể, khác với nền văn hóa tôn trọng chủ nghĩa của các nước phương Tây Tác giả Vũ Huy Thông (2010) cũng đưa đến kết luận, tâm lý của người Việt dễ bị ảnh hưởng bởi “hiệu ứng bầy đàn”, tức là họ chưa tìm hiểu thông tin dầy đủ và chính xác thì đã vội vàng hành động
Khả năng kiểm soát hành vi: