1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu về thành phố thái nguyên và những biện pháp để phát triển đô thị thái nguyên trở thành

18 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~*~ ~ ~ ~ ~ ~ ~

BÀI TRÌNH BÀY CÁ NHÂN MÔN KINH TẾ ĐÔ THỊ

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN VÀ NHỮNG BIỆNPHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÁI NGUYÊN TRỞ THÀNH:- ĐÔ THỊ HẤP DẪN NGƯỜI DÂN ĐẾN SINH SỐNG

- ĐÔ THỊ HẤP DẪN NHÀ ĐẦU TƯ/ DOANH NGHIỆP

Trang 2

Mục lục

I.Sơ lược về thành phố Thái Nguyên 3

II.Đô thị hấp dẫn người dân đến sinh sống 3

4.Giải pháp khắc phục và góp ý định hướng phát triển 9

III.Đô thị hấp dẫn nhà đầu tư/doanh nghiệp 10

Trang 3

I.Sơ lược về thành phố Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên là là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế chính của vùng Việt Bắc nói riêng và của khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung với diện tích tự nhiên 3562,62 km2 Tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm: 3 thành phố (Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công và Thành phố Phổ Yên), 6 huyện (Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ) và 178 xã, phường, thị trấn.

Thái Nguyên có gần 1,3 triệu người với nhiều dân tộc cũng sinh sống, trong đó có 8 dân tộc thiểu số chính (Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa) chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh.

Được thiên nhiên ưu ái cho vị trí địa lý thuận lợi cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, nơi đây có rất nhiều điểm thuận lợi để tỉnh ngày càng phát triển hơn về mọi mặt Nắm được những thuận lợi đó, chính quyền địa phương cùng các ban ngành đã đưa ra nhiều chính sách để đổi mới và phát triển trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Tuy nhiên quá trình đó diễn ra vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức Vậy thì cần phải phát huy những điều đang làm tốt, khai thác những tiềm năng vốn có mà chưa phát hiện và đưa ra giải pháp khắc phục để đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành:

– Đô thị hấp dẫn người dân đến sinh sống – Đô thị hấp dẫn nhà đầu tư/doanh nghiệp – Đô thị hấp dẫn khách du lịch

II.Đô thị hấp dẫn người dân đến sinh sống

1.Tình hình

Tính đến thời điểm 0h ngày 1/4/2019, dấn số tỉnh Thái Nguyên là 1286751 người, đứng thứ 27 toàn quốc và đứng thứ 3 trong các tỉnh rung du và miền núi Bắc Bộ Sau 10 năm (2009-2019), dân số tỉnh Thái Nguyên tăng 163635 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm (cao hơn so với bình quân cả nước là 1,14%) Trong đó ở khu vực thành thị là 3,56%/năm và 0,48%/ năm ở khu vực nông thôn.

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu dân cư, khu đô thị, dự án nhà chung cư; khai

Trang 4

ở Theo đó, nhiều khu đô thị, tuyến phố được xây dựng đồng bộ góp phần quan trọng chỉnh trang, phát triển đô thị ngày một văn minh, hiện đại, tạo nguồn thu ngân sách, là động lực mạnh mẽ thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ thương mại, du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Các dự án phát triển nhà hình thành phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị, từng bước góp phần phát triển thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thành phố Phổ Yên xứng tầm là các đô thị loại I, loại II và đô thị trung tâm của vùng trung du miền núi phía Bắc Bên cạnh đó, một số dự án phát triển nhà tại các huyện

2.Điểm mạnh

a.Nhà ở

Tỉnh Thái Nguyên xác định phát triển đô thị thông minh là công tác trọng tâm để phát triển tỉnh Thái Nguyên lâu dài và bền vững thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng xây dựng các hạng mục kết cấu hạ tầng, tổ chức quản lý có hiệu quả công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội tỉnh bằng các phương pháp và công nghệ hiện đại Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, tỉnh Thái Nguyên đã lên kế hoạch và quyết định dành ưu tiên thu hút đầu tư cho 43 dự án hạ tầng khu đô thị, khu dân cư trong giai đoạn từ nay đến 2030.

Các dự án thu hút đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư tại thành phố Thái Nguyên gồm: Khu đô thị kết hợp công viên cây xanh Green Park Thái Nguyên, phường Quang Vinh, quy mô 67ha; Khu đô thị mới Linh Sơn – Huống Thượng, xã Linh Sơn, xã Huống Thượng, quy mô 525ha; Khu đô thị mới Tích Lương quy mô 288ha; Khu đô thị mới Cao Ngạn quy mô 115ha; Khu dân cư Đồng Xe, xã Sơn Cẩm, quy mô 34ha; Khu đô thị Hương Sơn, phường Hương Sơn, quy mô 38ha Các dự án thu hút đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư tại thành phố Phổ Yên gồm: Khu dân cư Nam Tiến (khu số 4) quy mô 33,5ha; Khu đô thị Đông Cao (khu số 1) quy mô 76,3ha; Khu đô thị Hồng Tiến (khu nhà ở đường 47m) quy mô 60ha; Khu đô thị Nam Thái (phần diện tích 49,58ha) quy mô 49,58ha; Khu đô thị Nam Thái (phần diện tích 48,89ha) quy mô 48,89ha; Khu đô thị Nam Tiến (khu số 5) quy mô 30ha; Khu đô thị Vạn Xuân 2 quy mô 50ha; Khu đô thị Tiên Phong (khu số 1) quy mô 37ha; Khu đô thị Đông Cao – Tân Phú quy mô 66ha; Khu đô thị Vạn Xuân 1 Xã Nam Tiến, xã Đắc Sơn, quy mô 47ha; Khu đô thị Đắc Sơn (khu số 1) quy mô 30ha; Khu đô thị, khu nhà vườn sinh thái nghỉ dưỡng Nam Tiến quy mô

Trang 5

114,5ha; Khu đô thị dịch vụ Tây Phổ Yên (trong quy hoạch Khu công nghiệp thành phố Phổ Yên) quy mô 220ha.

Các dự án thu hút đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư tại thành phố Sông Công gồm: Khu đô thị sinh thái thể thao hồ Ghềnh Chè quy mô 400ha; Khu đô thị sinh thái thể thao phường Châu Sơn quy mô 200ha; Khu đô thị số 1 phường Cải Đan (khu A) quy mô 36ha; Khu đô thị Tân Sơn, phường Lương Sơn, xã Tân Quang, quy mô 47ha.

Tại huyện Đại Từ, các dự án thu hút đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư gồm: Khu dân cư nông thôn mới xóm Bãi Bằng xã Tân Thái, quy mô 55ha; Khu dân cư nông thôn mới xóm Gốc Mít xã Tân Thái, quy mô 52ha.

Tại huyện Phú Bình, các dự án thu hút đầu tư hạ tầng khu đô thị, khu dân cư gồm: Trung tâm đô thị, hành chính tổng hợp xã Kha Sơn quy mô 50 ha; Khu đô thị sinh thái Seoul Park City Thái Nguyên thuộc đô thị mới Điềm Thụy quy mô 39ha; Khu đô thị Đồng Đầm, xã Điềm Thụy quy mô 40ha; Khu dân cư Phương Độ, xã Xuân Phương quy mô 78 ha; Khu đô thị dịch vụ Phú Bình (trong quy hoạch Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Phú Bình) quy mô 225 ha.

Bên cạnh đó, tỉnh Thái Nguyên ưu tiên thu hút các dự án khu đô thị sinh thái gồm: Tổ hợp văn hóa đa năng và đô thị sinh thái Xã Yên Lạc, xã Phú Đô, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương quy mô 300ha; Khu đô thị sinh thái phía Tây Bắc xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên 224,42ha; Khu đô thị sinh thái phía Tây Nam xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên 448,3ha; Khu đô thị, Tổ hợp dịch vụ, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp xã Phúc Xuân, xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên 250ha; Khu đô thị sinh thái Núi Cốc Escape Xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên 150ha.

Khu tổ hợp thể thao và du lịch nghỉ dưỡng Thái Nguyên xã Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên 100ha; Khu đô thị, văn hóa thể thao Nam Núi Cốc, xã Phúc Trìu thành phố Thái Nguyên 100ha; Khu đô thị sinh thái và thể dục thể thao tại thị trấn Quân Chu và xã Cát Nê, huyện Đại Từ 400ha; Khu dân cư sinh thái, học viện golf kết hợp vui chơi giải trí hồ Kim Đĩnh, huyện Phú Bình 500ha; Khu đô thị Nam Thái 2 thành phố Phổ Yên 600ha; Khu đô thị, văn hóa thể thao Nam Núi Cốc, xã

Trang 6

Phúc Tân thành phố Phổ Yên 400ha và Khu đô thị sinh thái – thể thao Vạn Phái thành phố Phổ Yên 300ha.

b.Điều kiện kinh tế - xã hội

Những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế xã hội của Thái Nguyên phát triển mạnh mẽ Với xu thế đổi mới và phát triển, đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh có những chuyển biến tích cực Công tác giảm nghèo và an sinh xã hội được tỉnh quan tâm chỉ đạo, triển khia thực hiện có hiệu quả, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,17%

Về kinh tế

Là trung tâm kinh tế của Việt Bắc và miền Trung du-miền núi Bắc Bộ

Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2019 đạt hơn 90 triệu đồng/người/ năm.

Nhờ việc thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách thuế về thu hút đầu tư và hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn bao gồm cả những doanh nghiệp vừa, nhỏ và lớn có sự phát triển mạnh mẽ về cả chiều rộng lẫn chiều sâu

Năm 2023, Thái Nguyên đạt mức tăng trưởng trên 5% Thu ngân sách ngoài tỉnh dự tính khoảng 20000 tỷ đồng, đạt kế hoạch đã đề ra Với con số này đã cho thấy sức mạnh nội tại của nền kinh tế ổn định, bền vững và khả năng vượt khó khăn đảm nhiệm trọng trách trong tỷ lệ thu ngân sách địa phương Và trong năm ngoái, mức thu nhập bình quân đã tăng lên 113 triệu đồng/người/năm, cho thấy đời sống nhân dân liên tục tăng, tiếp tục nằm trong nhóm ccacs tỉnh có thu nhập bình quân đầu người khá của cả nước.

Về xã hội – điều kiện sống- Giao thông

Thái Nguyên có hệ thống giao thông thuận lợi Hầu hết các con đường trên các địa phương đều được đầu tư xây dựng và đổi mới kịp thời đáp ứng cho nhu cầu của người dân địa phương

Mặc dù không có sân bay, nhưng thời gian để di chuyển tới sân bay Nội Bài từ Thái Nguyên rất thuận tiện và nhanh chóng Thời gian di chuyển từ địa bàn phía

Trang 7

nam như huyện Phú Bình, Thành phố Phổ Yên, Thành phố Sông Công chỉ mất 30 phút di chuyển trên đường cao tốc.

Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt Bắc Nam chạy qua, đường cảng Đa Phúc.

- Giáo dục và Đào tạo

Vấn đề giáo dục ngày càng được chú trọng và phát triển nâng cao chất lượng ở mọi cấp học, chú trọng phát triển nhân cách, đạo đức, tính sáng tạo của học sinh, sinh viên.

Toàn tỉnh hiện có 597/683 trường học các cấp đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 87,40% Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đều tăng Có nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và các cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.

- Hệ thống y tế

Thái Nguyên là trung tâm vùng y tế với trên 850 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 25 bệnh viện (20 bệnh viện do nhà nước quản lý và 5 bệnh viện ngoài nhà nước); 14 phòng khám đa khoa khu vực, 178 trạm y tế xã phường; 29 trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp, trường học và hơn 600 cơ sowrr khám chữ bệnh và y tế khác với tổng số 7719 giường bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.

- Viễn thông

Hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên có đầy đủ các nhà mạng lớn là Viettel, Vinaphone, Mobiphone, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu kết nối thông tin liên lạc, kết nối internet với dung lượng lớn, đảm bảo thông suốt cho cả nhân dân và các doanh nghiệp Tỉnh cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel với mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, đô thị thông minh cho tỉnh Thái Nguyên Tỉnh đã thành lập trung tâm điều hành Thái Nguyên và ứng dụng C-Thái Nguyên đã giúp kết nối người dân, doanh nghiệp với chính quyền Tỉnh.

- Các yếu tố khác

Ở Thái Nguyên còn có rất nhiều loại hình dịch vụ về tài chính ngân hàng, thể thao, dịch vụ tiêu dùng cho nhu cầu cuộc cống ở các đại phương trên toàn tình Các

Trang 8

trung tâm thương mại tổ hợp dịch vụ giải trí gồm sách, khu vui chơi, khu mua sắm, siêu thị, phòng tập như là Go, Vincom, Winmart đều có ở Thái Nguyên.

Lĩnh vực tài chính ngân hàng không chỉ có ở các thành phố, mà còn đặt cơ sở các các huyện, xã để người dân thuận tiện giao dịch.

3.Điểm yếu

a.Về nhà ở

Tuy có nhiều khu đô thi được quy hoạch và phát triển, số nhà ở giá tăng nhưng hầu hết là khu chất lượng cao dành cho nhũng hộ gia đình và cá nhân có mức thu nhập từ trung bình đến cao mới có cơ hội được tiếp cận những khu đó.

Bên cạnh đó, kinh tế phát triển kéo theo giá đất cũng tăng, không kể đến những khu đất nông thôn ở vùng sâu xa, thì giá đất ở khu vực lân cận thành phố, đặc biệt là những khu có sự xuất hiện của những cơ sở hạ tầng như giao thông, doanh nghiệp mới.

b.Về điều kiện kinh tế - xã hộiVề kinh tế

Mặc dù kinh tế có bước phát triển cao, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, nhưng quy mô khu vực kinh tế có vốn trong nước nhỏ, phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn nước ngoài

Doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỷ trọng cao (chiếm 55,3% tổng số doanh nghiệp) Nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào ngân hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước, nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 25% nguồn vốn của doanh nghiệp; một số doanh nghiệp yếu, nợ thuế tồn đọng cao.

Về xã hội

Việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp còn hạn chế, mức tăng dư nợ tín dụng, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn trong nền kinh tế còn thấp

Công tác y tế dù đã cớ nhiều tiến bộ nhưng tốc đọ phát triển còn chậm; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế xuống cấp, chưa được đầu tư kịp thời để đáp ứng yêu cầu phát triển của một tỉnh Trung du-miền núi Bắc Bộ.

Trang 9

Tổng số giảng viên, học sinh và sinh viên theo học các trường đại học, cao đẳng và trung cấp trên địa bàn giảm nhanhh qua các năm, là nguy cơ mất dần vị thế, vai trò trung tâm của vùng về giáo dục và đào tạo.

Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số vùng nông thông khoảng 10%, gấp hơn 2 lần tỷ lệ nghèo chung toàn tỉnh) Thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, chưa tương xứng với vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo và y tế của vùng Trung du-miền núi Bắc Bộ.

c.Về môi trường

Tình trạng ô nhiễm vẫn xảy ra ở một số nơi trên địa bàn, có nơi ô nhiễm kéo dài chưa được xử lý.

Không ít cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa chấp hành nghiêm quy định về bảo vệ môi trường, còn tình trạng vứt bao bì, chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng một cách bừa bãi; thiếu kiểm soát môi trường trong chăn nuôi; chưa thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt một cách hiệu quả.

Ngoài ra, hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ở một số khu công nghiệp chưa được hoàn thiện và đáp ứng nhu cầu, quy định Môi trường không khí xung quanh các cơ sở sản xuất công nghiệp từng có thời điểm vượt ngưỡng cho phép.

4.Giải pháp khắc phục và góp ý định hướng phát triển

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, hình thành các sản phẩm mũi nhọn và vùng động lực tạo bước chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển bền vững , tăng cường liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội

Các giải pháp Quy hoạch tỉnh cần khuyến khích phát triển các loại hình kinh doanh dân doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư nước ngoài Chú trọng phát triển để tăng cương sức mạnh kinh tế, cùng với đó là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Trang 10

Phát huy yếu tố con người, chú trọng chăm sóc sức khỏe toàn diện cả thể chất và tinh thần; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước phát triển.

Phát triển kinh tế-xã hội, kết cấu hạ tầng gắn với bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do hoạt động kinh doanh, sản xuất làm giảm các chất thải ra môi trường và không khí, hướng tới môi trường bền vững, xanh-sạch-đẹp.

III.Đô thị hấp dẫn nhà đầu tư/doanh nghiệp

1.Tình hình

Thái Nguyên được coi là điểm sáng thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp Thống kê của Sở kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên cho thấy, nếu như trong vòng 11 năm đầu (từ năm 2001 đến 2012) dóng vốn FDI đầu tư vào các khu công nghiệp còn khác “ì ạch” với kết quả chỉ thu được 9 dự án FDI vào cuối năm 2012 đến hết năm 2013, con số này đã tăng lên 24 dự án Trong khoảng thời gian “vàng” trong thu hút đầu tư vào các KCN với số dự án FDI tăng trưởng mỗi năm đạt tới hơn 17 dự án Hiện nay có 135 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7688,9 triệu USD và xếp thứ 2 cả nước về thu hút vốn đầu tư

Điển hình có thể kể tới các tập đoàn nổi tiếng kể cả trong và ngoài nước hợp tác tại tỉnh như là Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, Công ty Cổ phần Tập đoàn

Vingroup, Công ty Cổ phần tập đoàn Masan, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, Mani, Các dự án FDI đã góp phần đưa Thái Nguyên từ một tỉnh chủ yếu trông chờ vào luyện kim , khai khoáng đã chuyển dịch sang công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ

2.Điểm mạnh

a.Vị trí địa lý

Tỉnh Thái Nguyên với diện tích tự nhiên là 3562,82km2 là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, vùng trung du và miền núi Bắc Bộ nói riêng, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội với các tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 50km, cách biên giới Trung Quốc 200km, cách trung tâm Hà Nội 75km và cảng Hải Phòng

Ngày đăng: 31/03/2024, 14:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w